VN chỉ có thể có được sự ủng hộ của thế giới nếu VN ở trong tư thế “tự vệ chính đáng”.

0
391
This picture taken on May 14, 2014 shows a Chinese coast guard vessel (L) followed by a Vietnamese coast guard ship (R) near the area of China's oil drilling rig in disputed waters in the South China Sea. Vietnam is experiencing its worst anti-China unrest in decades following Beijing's deployment of an oil rig to disputed waters, with at least one Chinese worker killed and more than 100 injured. AFP PHOTO / HOANG DINH NAM (Photo credit should read HOANG DINH NAM/AFP via Getty Images)

VN đã đi “rất chậm”, từ “ngoại giao” đến “quốc phòng”, trong vấn đề khẳng định và bảo vệ chủ quyền các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Việc này không hẵn do trở ngại về ngân sách. VN đã phung phí, vì tham nhũng là một chuyện. Chuyện khác là chung chi vô tội vạ vào các ban bệ đảng và Mặt trận tổ quốc với những thứ hội hè ăn hại đái nát. Ngay cả chi phí bảo trì cho lăng ông Hồ đã và đang là một phí phạm lớn. Chỉ cần ngừng các chi phí này VN có thể có ngay một ngân sách quốc phòng đáng kể, có thể lên tới hơn 20 tỉ đô la/năm (khoảng 10% GDP).

Với ngân sách 20 tỉ đô la/năm, đánh TQ thì khó nhưng để “đánh trả tự vệ” thì dư sức.

Sai lầm lớn lao của VN đã đưa tới việc trì trệ trong chính sách “quốc phòng tự vệ Biển Đông” hầu hết là do “quán tính” quá lớn về “ý thức hệ”. Mọi thay đổi về quan điểm “địch – ta” hiện nay có thể làm hỗn loạn nội bộ của đảng CSVN. Một thí dụ rất nhỏ, vụ Trần Long Ẩn. Ông này cho rằng “văn hóa nghệ thuật” của miền Nam ngày trước là “độc hại”. Dĩ nhiên ông này nói đúng theo các chính sách về văn hóa của đảng từ 1975 đến nay.

Nhưng nếu không sớm thay đổi quan điểm này để nhìn nhận rằng miền Nam là một bô phận không thể tách rời của đất nước; văn hóa miền Nam, cũng như văn hóa các miền khác, tồn tại trong suốt các thời kỳ lịch sử… là di sản văn hóa của dân tộc. Thì VN có thể đứng trước các nguy cơ, do chính mình gây ra. Thứ nhứt là khuynh hướng “ly khai” ở miền Nam (do quyền dân tộc tự quyết, qui định theo nội dung hiệp định Paris 1973). Thứ hai, đánh mất di sản về “danh nghĩa chủ quyền” ở Hoàng Sa và Trường sa. Bới vì, nếu không kế thừa di sản của VNCH thì VN hôm nay lấy tư cách gì để khẳng định chủ quyền của VN tại HS và TS ?

Đứng trên quan điểm công pháp quốc tế, (nếu vẫn không kế thừa di sản VNCH như hiện nay), VN “đuối lý” trước TQ, nếu hai bên có tranh luận về danh nghĩa chủ quyền trước một trọng tài quốc tế.

Nhưng TQ không có thói quen sử dụng trọng tài để giải quyết một tranh chấp về chủ quyền. TQ đã phân định lại biên giới với Nga, các cộng hòa Trung Á, với VN, Lào, Thái, Miến… trong đó có những tranh chấp “gay gắt”, tất cả đều được giải quyết ổn thỏa bằng “thương lượng”.

Vì vậy ta có thể nghĩ rằng TQ sẽ sử dụng vũ lực để chiếm các đảo Trường Sa. Việc này rất hệ trọng cho chính sách đối đầu với Mỹ của TQ.

Nếu những tin tức trên báo chí về khả năng của các hỏa tiễn (hạng DF) của TQ là chính xác. Những loại vũ khí này có thể “răn đe” lực lượng hải quân của Hoa Kỳ tiếp cận Biển Đông, trong tầm bắn 2.000 cây số, tính từ bờ biển TQ. Ta có thể hình dung TQ sẽ tuyên bố “Vùng nhận diện phòng không” trên vùng biển Hoa Nam (tức Biển Đông).

Việc này chỉ có thể thực hiện, nếu và chỉ nếu, các đảo ở Biển Đông hoàn toàn thuộc kiểm soát của TQ.

Vì vậy ta đừng nghĩ rằng TQ sẽ không chiếm các đảo TS. Kinh phí quốc phòng của TQ đã lên tới 170 tỉ đô la Mỹ. Vũ khí của TQ có độ tinh vi không kém Mỹ và Tây phuong. Họ vũ trang “tận răng” để làm chi, nếu không phải để “thống nhứt đất nước” ?

VN chỉ có thể “cầm chân” được TQ nếu có được một sức mạnh quốc phòng vừa phải, trong đó sự ủng hộ của thế giới là quan trọng hàng đầu.

VN chỉ có thể có được sự ủng hộ của thế giới nếu VN ở trong tư thế “tự vệ chính đáng”.

Tình hình với ông Trần Long Ẩn, thế “tự vệ chính đáng” (ở Trường Sa) hiện nay đang nằm ở phía TQ.