RSF: ‘Họ giết nhà báo và bóp chết 20 tờ báo trong 5 năm’

0
9
Getty Images Tổng thư ký kiêm Giám đốc điều hành Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF) Christophe Deloire (giữa) cầm ảnh nhà báo Belarus bị giam - Roman Protasevich vào ngày 27 tháng 5 năm 2021

BBC 9 tháng 6 2021

Tổng thư ký kiêm Giám đốc điều hành Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF) Christophe Deloire (giữa) cầm ảnh nhà báo Belarus bị giam - Roman Protasevich vào ngày 27 tháng 5 năm 2021
Tổng thư ký kiêm Giám đốc điều hành Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF) Christophe Deloire (giữa) cầm ảnh nhà báo Belarus bị giam – Roman Protasevich vào ngày 27 tháng 5 năm 2021

Tổ chức Phóng viên Không biên giới (REPORTERS SANS FRONTIÈRES – RSF) nói trong năm năm qua, 20 tờ báo từ Âu sang Á bị “giết chết”.

Trong thông báo cáo chí hôm 28/06/2021, ông Christophe Deloire, Tổng thư ký của RSF, có trụ sở tại Paris cho hay, ngoài các vụ giết nhà báo, dùng bạo lực nhắm vào họ, việc “giết chết các tờ báo một cách có hệ thống” đã diễn ra trên toàn thế giới.

Nhà báo đối lập Belarus thú tội trên truyền hình nhà nước

Phương Tây phẫn nộ về vụ Belarus buộc máy bay hạ cánh để bắt người 

Kiểm duyệt của Trung Quốc bóp nghẹt báo chí Hong Kong thế nào?

Người Hong Kong ‘đau đớn chia tay’ Apple Daily

Việc dùng các vụ kiện, vụ án kinh tế, truy thuế cũng như tịch biên tài sản của chủ báo, của tòa soạn…được áp dụng ở Trung Quốc, Nga, Belarus, Ai Cập…để xóa sổ các tờ báo

“Khi các đầu báo bị giết chết, vấn đề nghiêm trọng xảy ra với quyền nhận thông tin của công chúng,” nội dung của RSF cho hay.

Một số ví dụ dùng biện pháp tài chính, tư pháp để đóng báo

Vụ tờ Apple Daily “bị bóp chết” ở Hong Kong bằng cách phong tỏa, tịch biên tài sản của tòa báo và chủ báo được RSF nêu ra đầu tiên.

Trang báo độc lập tại Morocco, Akhbar Al Youm, bằng tiếng Ả Rập cũng bị “xử lý” tương tự.

Ban đầu chính quyền bắt tổng biên tập Taoufik Bouachrine, bỏ tù ông, sau đó cấm các công ty quốc doanh không được đăng quảng cáo, khiến tờ báo hết nguồn thu. Cộng thêm vấn đề của đại dịch Covid, tờ báo phải đóng cửa tháng 3/2021.

Đấu tranh bằng ngòi bút và giải Tự do Báo chí

Hong Kong: Báo thiên dân chủ Apple Daily sắp phải đóng cửa?

Bắt Jimmy Lai, TQ giáng đòn chí tử vào tự do báo chí HK?

Ở Ai Cập, trang web Tahrir News, ra đời năm 2015, cũng vừa phải đóng cửa tháng 5/2020 vì chính quyền đặt tường lửa chặn nội dung khiến công chúng không đọc được báo.

Ở Campuchia, sau 24 hoạt động, tờ Cambodia Daily bằng tiếng Anh bị buộc phải đóng cửa vì các sức ép kinh tế và yêu cầu trả thuế tháng 9/2017. 

Tại Nicaragua, hồi 2019, chính quyền đã đóng cửa được tờ El Nuevo Diario sau 40 Năm hoạt động. Trang El Nacional có 75 năm hoạt động ở Venezuela bị ngưng bản in và phải chuyển lên mạng. 

Ở Nga, trang web VTimes hoạt động độc lập với chính quyền đã bị đóng vì lệnh của Bộ Tư pháp, đặt họ vào danh mục “đại diện lợi ích nước ngoài” (foreign agents) trong tháng 6 năm nay.

Cựu tổng thống Nga, Dmitry Medvedev lên tiếng ủng hộ Bộ Tư pháp và danh sách “đại diện lợi ích nước ngoài” và nói “người dân Nga cần biết họ đọc cái gì, đến từ đâu”.

Hong Kong: Người dân xúc động chia tay tờ báo ủng hộ dân chủ, Apple Daily

Ở Tajikistan, trang web Akhbor cũng bị “xử lý” tương tự sau khi đăng “tin nhạy cảm” với chính phủ.

RSF nêu ra tổng cộng 20 tờ báo bị “giết chết” trong năm năm qua trên toàn thế giới.

Ví dụ của Myanmar là một bức tranh rộng hơn về chuyện kiểm duyệt trực tiếp báo chí sau đảo chính tháng 2/2021, theo RSF.

Sửa đổi Nghị định 159, Việt Nam siết báo chí và giúp nhóm lợi ích?

EEAS nói về ‘vi phạm nhân quyền’ còn VN muốn ‘tiếp tục đối thoại’ 

Myanmar nay đứng thứ 140 trong bảng xếp hạng tự do báo chí World Press Freedom (2020 World Press Freedom Index | RSF), trong khi Nga đứng thứ 150, TQ thứ 177.

Việt Nam, không được nêu tên trong bài của RSF hôm 28/06, vì toàn bộ báo chí đã nằm trong tay nhà nước, hiện đứng thứ 175 trong bảng xếp hạng này.