Kỷ nguyên mới phải là kỷ nguyên dân chủ cho Dân tộc Việt Nam vươn mình (Phần 4)

2
45
   

Nguyễn Quang A

IV. VÌ SAO KỶ NGUYÊN MỚI Ở VIỆT NAM PHẢI LÀ KỶ NGUYÊN DÂN CHỦ

Từ đầu những năm 1990 Việt Nam bắt đầu con đường kiến tạo-phát triển của mình, tức

là nhà nước chủ động hiện đại hóa đất nước.

4. 1 Các điều kiện kinh tế-xã hội và giá trị nền cho chuyển đổi dân chủ.

Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển ngoạn mục. Nguồn lực hoạt động của

xã hội đã tăng, khát vọng tự do (dân khí) cũng tăng. Đó là kết quả của chính quá trình hiện

đại hóa mà không ai có thể cản được.

Chúng tôi sẽ so sánh tình hình hiện nay (2024) của Việt Nam trong khoảng thời gian nào

đó tương ứng trước chuyển đổi dân chủ của Hàn Quốc và Đài Loan (1987) hay Indonesia

1998 sao cho thời điểm chuyển đổi của chúng tương ứng với hiện tại của Việt Nam. Thí

dụ trên Hình 2 là GDP/đầu người của Việt Nam trong giai đoạn 1998-2004 so sánh với của

Hàn Quốc, Đài Loan (và cả Phillippines) trong giai đoạn 1962 đến 1987 của chúng, giai

đoạn trước chuyển đổi dân chủ của chúng cũng như giai đoạn 1972-1998 của Indonnesia.

Vì Việt Nam vẫn chưa chuyển đổi dân chủ nên sự so sánh như vậy có ý nghĩa: liệu xem

Việt Nam đã chín muồi hay chưa cho chuyển đổi dân chủ khi so với các nước đó.

Hình 2. Nguồn lực vật chất (GDP/đầu người)

Có thể nói nguồn lực vật chất của Việt Nam trong giai đoạn này đã luôn vượt giai đoạn

tương ứng của Indonesia, thậm chí vượt Hàn Quốc trong giai đoạn trước 1983 (t=23 trên

hình) của nó, cũng như vượt của Phillipines trong giai đoạn 1983-1987 của nó và trong giai

đoạn này kém Hàn Quốc và Đài Loan. Có thể khẳng định nguồn lực vật chất, sự phát triển

kinh tế của Việt Nam hiện nay đã chín muồi cho chuyển đổi dân chủ nếu xét về tiêu chí

này so với các nước được nêu. Cũng cần lưu ý thêm là vào đầu thời kỳ chủ động hiện đại

hóa (t=1, tức là trong 1961 cả hai đường của Hàn Quốc và Đài Loan đều dưới đường Việt

Nam vào lúc 1998) và nhưng từ 1970 trở đi (t=10) thì đường TWN bứt lên rất nhanh, còn

đường của Hàn Quốc (KOR) vẫn dưới đường VNM cho đến 1983 (t=23) và trong bốn năm

sau nó tăng rất nhanh. Điều đó cho thấy sự tăng trưởng của Việt Nam gần đây vẫn kém

họ lúc đó thế nào.

Cũng tương tự có thể xét về các nguồn lực trí tuệ và kết nối giữa Việt Nam trong giai đoạn

1998-2004 so với của các nước được nêu trong các giai đoạn tương ứng trước chuyển đổi

dân chủ của chúng!

Thế khát vọng tự do, cầu dân chủ hay dân khí của Việt Nam hiện nay so với của các nước

đó lúc chuyển đổi thì sao?

Số đo này được đo tốt nhất bằng chỉ số các giá trị giải phóng (0 ≤ EVI ≤ 1) của Christian

Welzel [5]. Và so sánh giữa các nước đó như trong bảng sau:

Bảng 1, So ánh khát vọng tự do, dân khí, EVI của các nước liên quan (PHL, TWN, KOR

chuyển đổi dân chủ 1986-1987; IND chuyển đổi dân chủ 1998 với các giá trị EVI gần thời

gian chuyển đổi nhất được tô đỏ in chữ đậm để dễ so sánh

Nguồn: WVS

Có thể thấy dễ dàng dân khí của Việt Nam hiện nay cũng chẳng kém nếu không nói là hơn

của các nước được so sánh vào thời điểm chuyển đổi của chúng.

Độ dài của khoảng thời gian từ khởi đầu chính sách kiến tạo-phát triển đến thời điểm

chuyển đổi dân chủ của các nước này cũng cho chúng ta thông tin lý thú. Hàn Quốc bắt

đầu với Park Chung hee 1961 và Roh Tae-woo chuyển đổi dân chủ năm 1987. Đài Loan

cũng cỡ thế 26 năm. Tại Indonesia Suharto lên nắm quyền chính thức từ 1967 nhưng chính

sách kiến tạo-phát triển chỉ bắt đầu từ đầu các năm 1970, có thể lấy năm 1971 là năm khởi

đầu của Trật Tự Mới và 1998 là năm chuyển đổi và độ dài là 27 năm. Nói cách khác các

nước này sau khi bắt đầu chính sách kiến tạo-phát triển khoảng một phần tư thế kỷ thì bắt

đầu chuyển đổi dân chủ thành công. Việt Nam đổi mới từ 1986, nhưng trên thực tế nó chỉ

bắt đầu chủ động hiện đại hóa từ đầu những năm 1990. Hãy cứ tính từ 1991 thì đến nay

2024 vẫn chưa có chuyển đổi dân chủ nhưng độ dài của khoảng thời gian này đã là 33

năm!

4.2 Sức mạnh thể chế14

Trong thời kỳ đổi mới ĐCSVN đã tăng cường sức mạnh thể chế của mình qua công tác tổ

chức đảng, củng cố sự lãnh đạo tập thể, cải cách tổ chức chính phủ, quốc hội khiến hoạt

động của quốc hội có vẻ cởi mở hơn.

Chế độ cũng đã có phản ứng nhanh nhạy hơn với các tín hiệu từ dân chúng. Chỉ nêu vài

thí dụ: 1988 có đến 80% trong số 400 bí thư quận huyện bị thay thế; hay sau sự cố Thái

Bình 1997 với 43 ngàn nông dân tham gia [6.tr. 10], thì ĐCSVN đã thanh lọc hơn 1.000

quan chức [3, Chương 9]; hoặc ngay lập tức sau cuộc biểu tình của khoảng 90 ngàn công

nhân biểu tình phản đối một điều khoản của Luật Bảo hiểm xã hội [6, p.10] thì Quốc hội

và Chính phủ đã có phản ứng; hoặc các cuộc biểu tính chống dự luật đặc khu kinh tế và

luật An ninh Mạng kéo dài chín ngày liền từ 9 đến 17 tháng 6-2018 ở nhiều nơi với hàng

ngàn người tham gia ở mỗi nơi khiến quốc hội phải dừng thông qua luật này [6, tr. 11-12]

Theo Slater và Wong “các định chế cai trị của Việt Nam được cho là đã vượt của Trung

Quốc” và “Việt Nam như thế có một mảng các sức mạnh thể chế cả cho quản lý các xung

đột elite và cho việc duy trì sự kết nối quần chúng mà hầu hết các chế độ độc đoán hết

sức thiếu, thậm chí kể cả ĐCSTQ ở Trung Quốc. Chắc chắn, chẳng cái nào trong các định

chế này có thể thay thế các cuộc bầu cử đa đảng đều đặn trong việc đo chính xác sự ủng

hộ dân chúng, giải mã các đòi hỏi công chúng, và tạo ra sự tự tin chiến thắng”

. Họ cũng

cho rằng “ĐCSVN có tiềm năng ở trong một vị trí mạnh để thừa nhận các cải cách dân chủ

hơn ĐCSTQ, và để kỳ vọng một sự chuyển đổi ít gập gềnh hơn.

” [3, chương 9]. Các tác giả

cũng cho rằng ở Việt Nam tín hiệu bầu cử không rõ ràng (một điều dễ hiểu vì làm gì có các

cuộc bầu cử dù độc đoán như ở Hàn Quốc, Đài Loan hay Indonesia), tín hiệu lôi thôi (về

sự phản đối của dân chúng) không mạnh khiến các nhà lãnh đạo không biết mình đã qua

đỉnh điểm sức mạnh (điểm B trên Hình 1) hay vẫn còn lạc quan nghĩ mình vẫn ở bên đanh

lên của đường cong sức mạnh thể chế, tức là vẫn ở bên trái điểm đó, nên chần chừ dân

chủ hóa (nhưng chúng tôi cho rằng tín hiệu này cũng không quá yếu); tuy nhiên họ cho

rằng các tín hiệu địa-chính trị là quan trọng và thuận lợi cho ĐCSVN để chuyển đổi dân chủ

từ sức mạnh.

Như phát triển ở trên ĐCSVN vẫn ở trong cửa sổ cơ hội để chuyển đổi dân chủ từ sức

mạnh nhưng cửa sổ cơ hội đó nhưng các tác giả này cảnh báo nếu ĐCSVN “đợi quá lâu và

lãng phí cửa sổ cơ hội” như “Malaysia, Cambodia đã bỏ lỡ” ([3] tr.9), thì lựa chọn Thượng

sách thành công không còn nữa (xem Hình 1).

“Dân chủ qua sức mạnh luôn luôn là một sự lựa chọn. Cụ thể hơn, nó luôn là một

lựa chọn chiến lược được đưa ra bởi các nhà lãnh đạo độc đoán đương nhiệm.

” [3,

tr. 13]. Vậy lựa chọn của các lãnh đạo ĐCSVN thế nào?

4.3 Có chủ động chuyển đổi dân chủ từ sức mạnh hay không?

Như phân tích ở trên cho thấy rất rõ ràng, sức mạnh chế độ đương nhiệm của Việt Nam

đã vượt quá đỉnh điểm của nó (điểm B trên Hình 1) và đang ở trong cửa sổ cơ hội để

chuyển đổi dân chủ từ sức mạnh. ĐCSVN đứng trước hai lựa chọn:15

4.3.1 Chủ động chuyển đổi dân chủ từ sức mạnh. Tức là ĐCSVN chủ động chuyển đổi dân

chủ để giữ quyền lực của mình, để có thể trở thành một đảng dân chủ mạnh (sau khi có

thể lấy lại tên Đảng Lao động Việt Nam) chứ không phải là đảng độc đoán trong một chế

độ dân chủ (như bài học của QDĐ của Đài Loan, hay nhất là của Golkar cho thấy); để đảm

bảo ổn định chính trị liên tục; để tiếp tục phát triển kinh tế đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy

thu nhập trung bình, có nền kinh tế thực sự hiện đại và đó là cách hay nhất để bước vào

kỳ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Kịch bản này cũng rất phù hợp với ước nguyện

của các bậc sáng lập ra Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [6]

4.3.2 Tiếp tục chính sách đàn áp và không chuyển đổi dân chủ. Như Hình 1 cho thấy lúc đó

Việt Nam sẽ sớm tuột khỏi cửa sổ cơ hôi và sẽ đối mặt với trung sách hay hạ sách xấu hơn

nhiều [6].

Tôi hy vọng bài viết này sẽ góp phần vào cuộc thảo luận cởi mở, công khai cho sự xây dựng

và phát triển đất nước.

Tài liệu tham khảo

[1]. Tuổi trẻ 13-8-2024

[2] Báo điện tử Chính phủ 21-9-2024

[3] D. Slater and J. Wong, From Development to Democracy, Princeton University Press,

2022

[4] Maddison Project

[5] Christian Welzel, Tự do đang lên, 2013

[6] Nguyễn Quang A, Dân chủ hóa và Xã hội Dân sự ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ 21. Tạp chí

Dân Trí, 2024

Kỷ nguyên mới phải là kỷ nguyên dân chủ cho Dân tộc Việt Nam vươn mình
Kỷ nguyên mới phải là kỷ nguyên dân chủ cho Dân tộc Việt Nam vươn mình (Phần 2)
Kỷ nguyên mới phải là kỷ nguyên dân chủ cho Dân tộc Việt Nam vươn mình (Phần 3)
Advertisement
   

2 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here