Kỷ nguyên mới phải là kỷ nguyên dân chủ cho Dân tộc Việt Nam vươn mình (Phần 2)

1
30
   

II. BÀI HỌC DÂN CHỦ THÀNH CÔNG CỦA INDONESIA

Indonesia là nước lớn nhất trong Asean, một láng giềng cũng như một đối tác chiến lược

(sẽ là chiến lược toàn diện) của Việt Nam. Tuy rất khác Việt Nam về tôn giáo, truyền thống5

và lịch sử thuộc địa gần đây. Bài học dân chủ hóa thành công ở Indonesia có thể rất hữu

ích cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

2.1 Từ độc lập đến nền dân chủ mạ vàng (1945-1965)

Indonesia là thuộc địa của Hà Lan và bị Nhật chiếm đóng từ tháng Ba 1942 đến 9-1945.

Sukarno lãnh tụ đảng Dân tộc Indonesia là một trong các lãnh tụ dân tộc chủ nghĩa nổi

tiếng bị Hà Lan bỏ tù và được quân Nhật giải thoát. Chiến tranh Thế giới II kết thúc với

việc Nhật đầu hàng, nhân cơ hội đó ngày 17 tháng Tám 1945 Sukarno và các bạn hữu đã

tuyên bố độc lập và sự ra đời của Cộng hòa Indonesia. Hà Lan đã quay lại nhưng phải trao

lại độc lập cho Indonesia trong 1949 dưới áp lực quốc tế. Sukarno là tổng thống đầu tiên

của cộng hòa Indonesia được nhân dân yêu nến, nhưng ông bất tài trong quản lý kinh tế

trong “nền dân chủ mạ vàng” của ông dẫn đến bất ổn định kinh tế và chính trị. Nền kinh

tế rất kém phát triển, không có công nghiệp hóa, thậm chí sự tự-túc về gạo cũng chẳng

đạt đươc. Trước tình hình đó diễn biến tiếp là không ngạc nhiên.

2.2 Từ độc tài quân sự kiến tạo-phát triển đến chuyển đổi dân chủ (1965-1998)

Tướng Suharto đã làm đảo và thực sự nắm quyền từ 1965, tiến hành một cuộc thanh trừng

chống cộng cực kỳ dã man và đã ép Surkarno từ chức trong 1967 và trở thành tổng thống

thứ hai của Indonesia.

2.2.1 Phát triển kinh tế

Chính sách phát triển kinh tế của Suharto khá giống của Park Chung-hee: kiến tạo-phát

triển ở mức độ thấp hơn và tham nhũng cao hơn nhiều. Tận dụng được sự viện trợ nước

ngoài, tài nguyên thiên nhiên nhất là dầu mỏ, với chính sách kiến tạo-phát triển nền kinh

tế Indonesia đã phát triển ngoạn mục từ giữa các năm 1970. GDP/đầu người của

Indonesia đã vượt US$2.000 vào cuối các năm 1990. Các đô thị phát triển với tầng lớp-

trung lưu có giáo dục, oán giận sự tham nhũng kinh dị của chế độ Suharto, bị khổ sở dưới

sự kiểm soát độc đoán ngột ngạt của nó. Chính hiện đại hóa kinh tế dù không tự động

nuôi dưỡng “các giá trị dân chủ,” nhưng chắc chắn đã nuôi dưỡng sự đòi hỏi khắt khe

hơn của nhân dân về mặt chính trị.

2.2.2. Xây dựng thể chế.

Cùng với sự phát triển kinh tế, chế độ đã phát triển các thể chế độc đoán của mình (đảng

Golkar, bộ máy nhà nước, quân đội, …) biến nó thành một chế độ độc đoán mạnh dưới

Trật Tự Mới của ông cho sự cai trị của chính ông, với hệ quả không lường trước là các định

chế mạnh ấy giúp một cách hiệu quả sự chuyển đổi dân chủ. Xây dựng Trật Tự Mới chính

là quá trình xây dựng quốc gia, rất quan trọng ở Indonesia trong hơn 30 năm cầm quyền

của Suharto: xây dựng bộ máy nhà nước, hệ thống đảng, quân đội,…

Thứ nhất, sức mạnh chế độ trước tiên là sức mạnh của bộ máy nhà nước. Suharto đã xây

dựng một bộ máy nhà nước hoàn toàn có năng lực quản trị một cách ổn định. Đó một6

trong những sản phẩm quan trọng nhất của chế độ Suharto và sẽ đóng vai trò quan trọng

trong chuyển đổi dân chủ.

Thứ hai là hệ thống đảng chính trị. Suharto nhanh chóng ủng hộ việc xây dựng một đảng

chính trị ủng hộ-chế độ gọi là Golkar sau khi chiếm quyền. Golkar thực ra không phải là

một đảng theo nghĩa thông thường mà là một tổ chức bình phong với cái tên tiết lộ cả

nguồn gốc và mục đích quản trị của nó. Golkar là viết tắt của golongan karya (các nhóm

chức năng) là một phương tiện chính trị được xây dựng từ các tổ chức chính trị bảo thủ

đa dạng nổi lên để chống sự huy động quần chúng cánh tả cực đoan của Sukarno và ĐCS

Indonesia trong đầu đến giữ-các năm 1960. Hầu như tất cả các công chức đều là thành

viên Golkar, đảng duy nhất có các chi nhánh địa phương mà các đảng chính trị khác được

chế độ chấp nhận như PPP (Đảng Phát triển Thống nhất) Islamic và PDI (Đảng Dân chủ

Indonesia) dân tộc chủ nghĩa không có. Hãy liên tưởng đến ĐCSVN và các đảng dân chủ và

xã hội Việt Nam trước khi chúng “hoàn thành sứ mệnh” và “tự nguyện” giải thể trong năm

1988.

Golkar “cạnh tranh” với PPP và PDI, trong các cuộc bầu cử và tất nhiên luôn luôn thắng

nhờ hệ thống bầu cử thiên vị cho Golkar. Dù sao đi nữa các quan chức dân sự cũng được

làm quen ở mức nào đó với “cạnh tranh bầu cử.” Từ 1971 năm thành lập Trật Tự Mới cho

đến tận 1987, Golkar không bao giờ được dưới 62% phiếu phổ thông trong các cuộc bầu

cử. Golkar có vai trò rất lớn trong chuyển đổi dân chủ do sự tự tin chiến thắng của nó

trong các cuộc bầu cử dân chủ.

Quân đội Indonesia đã có vai trò to lớn trong chế độ độc đoán. Các sĩ quan quân đội

thường được trao các vị trí lãnh đạo khác nhau trong các bộ chính phủ, nhưng chủ yếu để

đảm bảo sự trung thành chính trị của bộ máy quan liêu hơn là để đặt sự quản trị quân sự.

Các quan chức được giao phó và được trao quyền để quản trị, trong các lĩnh vực dân sự

riêng của mình, làm tăng năng lực kỹ trị của họ. Vì các quan chức, đều là thành viên của

Golkar, ủng hộ Trật tự Mới một cách áp đảo, Suharto không phải lo việc dùng quân đội để

giám sát việc thực hiện mệnh lệnh của chế độ của ông.

2.2.2 Chuyển đổi dân chủ

Sự phát triển kinh tế ngoạn mục, sự ổn định chính trị đã làm tăng tính chính danh thành

tích của chế độ Suharto. Chính quá trình hiện đại hóa này đã tạo ra các công dân ngày càng

đòi hỏi khắt khe hơn về chính trị, tức là tăng cầu dân chủ. Và sự cai trị ngột ngạt đầy tham

nhũng của Suharto cho thấy cung dân chủ đã thấp hơn cầu rất nhiều. Sự vênh cung cầu

dân chủ này là nguyên nhân chính và chỉ đợi thời cơ bùng lên và khủng hoảng tài chính Á

châu giáng mạnh xuống Indonesia đã tạo ra cái thời cơ đó. Lẽ ra Indonesia đã có thể

chuyển đổi trước, như Hình 1 cho thấy vào lúc khủng hoảng tài chính Á châu nó đã quá xa

đỉnh điểm (B), nhưng vẫn còn trong cửa sổ cơ hội. Đồng tiền Indonesia rơi tự do từ 2.250

Rp/USD xuống khoảng 17.000 Rp/USD trong vài tháng. Sự bất bình dân chúng tăng lên và

các cuộc biểu tình nổ ra. Suy thoái kinh tế nhanh chóng biến thành hoảng loạn chính trị.7

Đấy là những tín hiệu báo cho chế độ rằng nó phải mau cải cách kẻo tuột khỏi cửa sổ cơ

hội.

Indonesia bắt đầu chuyển đổi dân chủ trong tháng Năm 1998, khi Suharto bị ép phải

từ chức. Tuy nhiên, sự sụp đổ của một nhà độc tài không tương đương với chuyển đổi dân

chủ. Chuyển đổi dân chủ không phải là việc lật đổ một kẻ chuyên quyền, mà là việc đưa

vào những cải cách chính trị khó khăn để làm cho các cuộc bầu cử tự do và công bằng là

có thể.

Những cải cách chính trị này được B. J. Habibie phó tổng thống dân sự và người kế vị

tổng thống và lãnh tụ Golkar của Suharto đưa vào.

Golkar đã mạnh còn tổng thống thì yếu. Khủng hoảng đã đánh ngã Suharto để lại Golkar

bị yếu đi nhưng chẳng hề bị tiêu diệt. Golkar là đảng chính trị duy nhất có cơ sở địa

phương. Các thủ tục bầu cử được thiết lập đã là một nguồn của sự ổn định hơn cho Golkar.

Golkar đã yếu hơn QDĐ Đài Loan đáng kể, nhưng đã đủ mạnh để trao sự tự tin chiến

thắng đáng kể cho những người kế vị Suharto. Vì thế Habibie đã công bố ngay các cuộc

bầu cử được đẩy nhanh trong 1999 (lẽ ra vào 2002) và tự do hóa đầy kịch tính các luật

hạn chế của Indonesia về các đảng chính trị và báo chí với sự tự tin tương đối về các triển

vọng của Golkar. Habibie tập hợp bất cứ quyền lực nào ông và Golkar có được để dân chủ

hóa qua sức mạnh.

Việc truyền tính chính danh dân chủ mới vào là chiến lược hứa hẹn nhất cho Habibie

để chế ngự các cuộc biểu tình đô thị và củng cố vị trí tổng thống của ông.

Trong cuộc bầu cử quốc hội tháng 6-1999 Đảng Dân chủ Đấu tranh Indonesia (PDI-P)

của bà Megawati Sukarnoputri đứng đầu với 33,74 % phiếu bàu, còn Golkar đứng thứ hai

với 22,44%; tương ứng với 153 và 120 ghế trong số 462 ghế quốc hội được bàu; quân đội

được chỉ định 38 ghế, như thế quốc hội có tổng cộng 500 ghế. Như vậy hai định chế có

thế lực của chế độ cũ—Golkar và quân đội—chiếm gần 34% ghế quốc hội, vượt PDI-P 5

ghế. Với kết quả bầu cử như thế, bài phát biểu “trách nhiệm giải trình” của Habibie đã bị

quốc hội bác bỏ, nên ông phải từ chức. Nhưng Golkar đã cản quốc hội bàu bà Megawati

làm tổng thống, và đưa Abdurrahman Wahid lên. Rồi lại luận tội Wahid khi ông đuổi các

thành viên Golkar và PDI-P ra khỏi nội các của ông và phó tổng thống Megawati trở thành

tổng thống (2001-2004) với 5 vị trí nội các của Golkar.

Cuộc bầu cử quốc hội tiêp theo trong 2004, quân đội đã tự tin từ bỏ các ghế được phân

cho nó, và Golkar đứng đầu. Còn trong cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên lãnh đạo

Golkar liên danh với Susilo Bambang Yudhoyono (SBY) đứng đầu đảng Dân chủ (DP) mới.

SBY thắng và DP đã liên minh với Golkar như một đối tác cấp dưới. Rồi đến cuộc bầu cử

2009, Golkar về thứ hai sau DP và SBY tái đắc cử và chỉ trao cho Golkar 3 ghế nội các, 6

ghế cho DP. Trước bầu cử tổng thống 2009 Golkar luôn chiếm đa số ghế nội các và các vị

trí hành pháp địa phương nhiều nhất. Golkar tiếp tục kiểm soát các chức vụ tỉnh và vẫn

chỉ huy các mạng lưới chính trị ở Jakarta, Golkar đã duy trì tính trung tâm chính trị của nó8

dưới nền dân chủ. Không chỉ Golkar đã tránh được sự lỗi thời dưới nền dân chủ; nó đã

tránh ngay cả việc trở thành đối lập, hơn hẳn cả QDĐ Đài Loan. Tuy trong cuộc bầu cử

2014 Golkar đứng thứ hai với chỉ 14,75% nhưng số phiếu cho 5 đảng của các elite liên

quan đến chế độ Suharto chiếm đến 48,7%. Trong cuộc bầu cử quốc hội đầu năm 2024

Golkar vẫn đứng thứ hai với 15,29% sau đảng DPI-P được 16,72% và cựu đại tướng về hưu

Prabowo Subianto, con rể trước kia của Suharto, đã đắc cử tổng thống và sẽ nhậm chức

vào 20-10-2024.

Nền dân chủ Indonesia đã khá vững mạnh trong một phần tư thế kỷ qua và nền kinh

tế của nó cũng phát triển tốt.

2.3 Vài bài học

  •  Ngoài một số bài học giống Hàg Quốc, Indonesia còn có vài điểm đáng lưu ý
  •  Dù Suharto bị mất chức, đảng Golkar của ông đã vẫn là đảng chính trị hàng đầu

của Indonesia, và sự lựa chọn thông minh của nó để dân chủ hóa qua sức mạnh là

một đóng góp to lớn cho nền dân chủ Indonesia

  •  Những bài học về vai trò của quân đội, các đảng, sự chung sống hòa bình giữa các

lực lượng chính trị Indonesia là rất quý giá.

Kỷ nguyên mới phải là kỷ nguyên dân chủ cho Dân tộc Việt Nam vươn mình
Kỷ nguyên mới phải là kỷ nguyên dân chủ cho Dân tộc Việt Nam vươn mình (Phần 3)
Advertisement
   

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here