Thử xét về Biển Đông và bán đảo Triều tiên qua lăng kính Thuyết Heartland của Mackinder

    0
    247
    Ảnh tư liệu - Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tới tham quan một cơ sở tên lửa đạn đạo ngày 15/05/2017
    Nhân Tuấn Trương

    Những tuyên bố “nẩy lửa” của Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ tướng James Mattis, đại khái như “các việc lắp đặt các hệ thống vũ trang của Trung Quốc tại các đảo ở Biển Đông sẽ đối mặt với các hậu quả lớn”. Trước đó viên chức quốc phòng khác của Mỹ nói đại khái, mang đầy tính răn đe, (cho các đảo nhân tạo của TQ ở Biển Đông), rằng Mỹ có nhiều kinh nghiệm đánh (chiếm) đảo từ Thế chiến thứ II.

    Theo tôi, những tuyên bố này không thể hiện một chính sách riêng biệt của Mỹ đối với khu vực Biển Đông. Tức là Mỹ sẽ không đánh các đảo nhân tạo của TQ “vì Việt Nam”, hay vì một quốc gia nào đó trong vùng.

    Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Harry Harris nói rằng Bắc Kinh đã đơn phương xây dựng 7 căn cứ quân sự mới ở Biển Đông.

    TQ rất muốn tuyên bố vùng “nhận diện phòng không – ADIZ” vùng biển Hoa Nam (tức Biển Đông, theo cách gọi VN), dự đoán là tập hợp đường cơ bản nối các đảo (đá) Tri tôn, Chữ Thập, Châu Viên, Vành Khăn và Hoàng Nham (Scarborough). Đến nay sự việc bất thành, vì sự cản trở của Mỹ đồng thời với sự quyết tâm của tổng thống Duterte về mức giới hạn đỏ tại Scarborough. Điều này khiến TQ khó có thể xây dựng đảo nhân tạo ở đá Hoàng Nham (Scarborough) trong thời gian tới. Trong lúc Anh và Pháp cũng điều tàu chiến đến vùng Biển Đông, mục đích bảo vệ quyền tự do thông lưu.

    Dầu vậy TQ có thể tuyên bố vùng ADIZ, bao gồm luôn Hoàng Nham mặc dù chưa quân sự hóa được bãi đá này.

    Ý nghĩa của “vùng nhận diện phòng không”, là quốc gia tuyên bố có chủ quyền, hay quyền chủ quyền đối với vùng biển (hay vùng lãnh thổ) ở phía dưới. Tức là, điều này xảy ra, TQ mặc nhiên khẳng định chủ quyền lãnh thổ và vùng biển tương ứng ở phía dưới.

    Tức là Mỹ và các đồng minh Anh, Pháp… có thể “đánh bạt” các đảo (quân sự hóa) ở Hoàng sa, hay các đảo nhân tạo ở Trường Sa của TQ. Mục đích bảo vệ quyền tự do thông lưu, trên không và dưới biển, của các quốc gia này tại một vùng “biển quốc tế”.

    Có một chính sách chung của Mỹ cho cả vùng Ấn độ – Thái bình dương.

    Thuật ngữ “Ấn độ – Thái bình dương” được TT Trump sử dụng vào 18 tháng 12 năm 2017 nhân lúc công bố nội dung mới Chiến lược an ninh quốc gia (NSS). Theo phân tích của các chuyên gia, chiến lược an ninh của Mỹ có thay đổi so với quan niệm chiến lược an ninh cũ. Theo nội dung này Ấn độ nổi lên như một đối tác chiến lược quan trọng, đồng thời với các đồng minh truyền thống là Nhật và Úc. Từ đó người ta nói đến “tứ giác kim cương” gồm hai trục tung-hoành : Nhật – Úc và Mỹ-Ấn độ.

    Bề mặt ta thấy có sự thiếu sót lớn lao ở “tứ giác” là Nam hàn. Quốc gia này có tiềm năng kinh tế đứng trên Úc với lực lượng quốc phòng được xếp hàng thứ 7 trên thế giới. Ngân sách quốc phòng của Nam hàn là gần 30 tỉ đô la năm. Tức là Nam Hàn về mọi mặt đều đứng trên Úc.

    Ta có thể hình dung, bán đảo Triều tiên (cùng với Biển Đông) là trọng tâm của chiến lược an ninh mới của Mỹ nhằm đối phó với sự trỗi dậy “không hòa bình” của TQ.

    Nhưng theo tôi, những hành vi của Mỹ thể hiện ở Biển Đông, bề mặt nhằm đối phó với TQ về việc leo thang vũ trang (quân sự hóa) tại các đảo HS và TS. Nhưng có thể đó chỉ là hai bên Trung-Mỹ “dọn sân” cho cuộc họp Trump-Kim dự trù trong hai tuần lễ tới tại Singapour.

    Hai miền Nam-Bắc Hàn hòa giải với nhau, thế địa chiến lược thay đổi. Thuyết Heartland và World-Island của Mackinder, bằng một lối suy nghĩ mới, có thể phác họa cho ta tầm quan trọng của bán đảo Triều tiên đối với lục địa TQ.