Thủ tướng Phạm Minh Chính : “chuẩn bị cho một cuộc chiến thương mại toàn cầu có thể xảy ra trong năm nay”

0
44
Tổng bí thư Tô Lâm (thứ hai từ phải) và những lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, tại Hà Nội, 21 tháng 10, 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hôm 5-2 “bắn phát súng lịnh” cho nội các “chuẩn bị cho một cuộc chiến thương mại toàn cầu có thể xảy ra trong năm nay”, sau khi TT Trump áp thuế 10% đối với hàng TQ. TT Chính nhận định đại khái : “diễn biến (chiến tranh thương mại thế giới) rất khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta, đặc biệt là về xuất khẩu, sản xuất kinh doanh và kinh tế vĩ mô”. Ta thấy sau đó nhiều bài viết của các chuyên gia kinh tế được đăng trên báo chí “hiến kế” cho VN làm cách nào để đối phó với (chiến tranh thương mại thế giới) và đối với TT Trump ?
Theo tôi, tới bây giờ VN mới lo tìm “đối sách” thì đã quá trễ rồi. VN “chung giỏ” với các quốc gia ASEAN, đặc biệt năm 2024, trong tình thế “trên đe dưới búa”. Trên đe là đe dọa áp thuế của Mỹ. Dưới búa là cây búa “hàng giá rẻ” từ TQ.
Năm 2024 thặng dư mậu dịch của TQ tăng cao kỹ lục (gần) 1000 tỉ đô la. TQ đã bán thứ gì mà “hốt bạc” dữ thần vậy ?
Chuyện này hôm trước tôi có nói sơ qua. 2024 là năm TQ “chuẩn bị” đưa vào thị trường hàng hóa TQ theo kế hoạch “made in China 2025”. Kế hoạch ra đời năm 2015. Nội dung kế hoạch là trong vòng 10 năm TQ sẽ thay đổi các quan hệ trong sản xuất, sao cho hàng TQ vừa có phẩm chất cao và giá rẻ.
Từ quí 2 năm 2024, làn sóng thứ nhứt hàng hóa giá rẻ của TQ tràn ngập thị trường thế giới, đặc biệt trong khối ASEAN. Làn sóng này đe dọa sự sinh tồn các xí nghiệp nhỏ. Ta thấy Indonesia đã có những biện pháp mạnh, như áp thuế đôi khi lên tới 200%, mục đích bảo vệ xí nghiệp nội địa, chống lại sự xâm nhập hàng TQ.
VN đã có biện pháp nào để bảo vệ các xí nghiệp nội địa của mình ?
Theo tôi là không có chi cả. Ý kiến của TT Chính, tới bây giờ mới đi tìm phương kế để chống lại đe dọa áp thuế của TT Trump. Hoàn toàn VN không có bất kỳ biện pháp nào, như Indonesia, để bảo vệ xí nghiệp nội địa chống lại sự tràn ngập hàng giá rẻ của TQ.
Hệ quả việc này là gì ? Là trên 52 ngàn xí nghiệp tư nhân VN đóng cửa vào tháng 1 năm 2025. Con số kỷ lục.
Điều tệ hại là trong thời gian TQ vận hết “thành công lực” để bán hàng giá rẻ, thì VN mở cửa “hốt” số hàng này, nếu không có điều lầm lẫn, là để đóng dấu “ma dze in dziệt nôm” rồi xuất qua Mỹ.
Bây giờ các nước ASEAN chuẩn bị làn sóng thứ hai hàng giá rẻ của TQ.
Khi hàng hóa TQ bị TT Trump áp thuế 10%, dĩ nhiên số lượng hàng TQ qua Mỹ sẽ giảm bớt và lượng hàng dư sẽ xuất qua các nước khác. EU thì họ đã chuẩn bị bài bản. Các nước Nhật, Nam Hàn, Đài loan, Indonesia… đều “có võ”, lập hàng rào thuế quan để tự vệ. Chỉ có VN là hồ hởi nhập tuốt luốt. Nghĩ là sẽ ịn con dấu made in VN rồi xuất qua Mỹ.
Thời Trump 1.0 VN bị đe dọa là “quốc gia lạm dụng nước Mỹ tệ hại nhứt”. Trump 2.0 tuy chưa nhắc tên VN nhưng chắc chắn VN sẽ lọt vô tầm nhắm.
Rõ ràng VN bị lâm vào thế “trên đe dưới búa”. Hô hào lập kế sách để đối phó mà chỉ nói về “đe dọa” của Mỹ mà không nói đến những tác hại của TQ là hoàn toàn sai.
Có người đề nghị là VN phải thuyết phục Trump sao cho Mỹ nhìn nhận kinh tế VN là nền “kinh tế thị trường”. Theo tôi Mỹ không nhắm mắt để VN nhập hàng TQ rồi xuất qua Mỹ. Và theo tôi, Mỹ cũng sẽ cấm Nvidia bán các loại chíp thuộc hạng mục “quốc cấm” cho VN. Nếu TQ tuồn hàng hóa qua VN sau đó xuất qua Mỹ thì dĩ nhiên chiều ngược lại VN nhập “hàng cấm” từ Mỹ để xuất vào TQ.
Theo tôi, để VN có một đối sách “tự vệ”, là tìm một đối sách vừa tự vệ trước hàng giá rẻ của TQ. Sau đó trước những “tấn công” thuế quan của Mỹ.
Đối với TQ, VN đã là “một phần” của TQ rồi. Hôm qua tôi đã nói điều này. VN đã gắn liên miền Bắc vào sự án “hai hành lang một vành đai”. Hai hành lang là hai đường cao tốc và đường sắt tốc độ cao nối Con minh-Hà nội-Hải phòng và Nam ninh-Lạng sơn-Hà nội-Hải phòng. Một vành đai là “vòng cung” gồm các tỉnh ven Vịnh Bắc Việt. VN còn là thành viên của sáng kiến “Vành đai, Con đường” của TQ. Năm kia ông Trọng còn đưa VN vào chung vận mạng với TQ, qua kế hoạch “xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai”. Mới đây VN lại gắn kết 3+3 với TQ về ngoại giao, quốc phòng và an ninh. Đây là quan hệ vô cùng đặc biệt mà một quốc gia (nhỏ) độc lập có chủ quyền sẽ không bao giờ kỳ kết với một nước lớn.
Tức là đối với TQ, VN không có đối sách nào nữa cả, ngoài chuyện lập kế hoạch giành lại quyền độc lập tự chủ trên các vấn đề đối ngoại, quốc phòng, an ninh nội đia và dĩ nhiên về chủ quyền kinh tế.
Đối với Mỹ, điều cốt lõi là ta phải biết mục tiêu áp thuế quan của Trump là gì ? Là để cân bằng cán cân thương mại hay là để đạt được một mục tiêu chiến lược ? Các trường hợp Canada, Mexico (và Panama) cho ta thấy đâu là mục đích của Trump.
Từ lâu, như tôi nói lại hôm qua, Mỹ nghĩ rằng VN chống TQ vì hai bên có tranh chấp về chủ quyền và hải phận Biển Đông. Mỹ có ý giúp VN chống TQ vì hai bên đều không muốn một TQ mạnh. Nhưng Mỹ cương quyết không nhìn nhận VN có nền “kinh tế thị trường”. Vì Mỹ đã biết VN đã gắn kết chặt chẽ với TQ và biết rằng hàng hóa TQ sẽ thông qua VN để nhập vào Mỹ.
Theo tôi, Trump sẽ không yêu sách VN rút khỏi sáng kiến “Vành đại, Con đường”, như đã yêu sách với Panama. Chuyện này vô ích, vì nếu Mỹ thông hiểu mối quan hệ giữa VN và TQ, thì hai nước này còn gắn liền với nhau qua việc “xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai” và dự án “Hai hành lang, một vành đai”.
VN cũng khó có thể thỏa mãn Mỹ, kiểu mua vài chiếc máy bay vận tải hay nhập khí đốt từ Mỹ. Vấn đề các phương tiện bay của Mỹ, nếu bán cho VN dùng để tự vệ thì ô kê. Nhưng nếu bán cho VN để VN củng cố các tiền đồn trên Biển Đông, mà mục đích các tiền đồn này có thể đe dọa đến an ninh của Mỹ. Chắc chắn thương vụ sẽ không thành.
Hôm qua tôi có viết một tút ngắn, nội dung :
“Của tin, gọi một chút này làm ghi”. Nhượng quyền sử dụng bãi Thuyền chài cho Mỹ nên chăng là một giải pháp ?.”
Theo tôi VN cần phải thuyết phục Mỹ về một “niềm tin chiến lược”. VN phải cho Trump thấy là VN ủng hộ Mỹ để chống TQ. Bởi vì, về kinh tế, VN đã và đang là nạn nhân hàng rẻ của TQ. Về chủ quyền biển đảo, VN cũng từ lâu là nạn nhân của đế quốc bành trướng TQ.
Nhượng quyền sử dụng một vùng lãnh thổ quốc gia cho một quốc gia khác, sử dụng vào mục tiêu tự vệ, quốc phòng, không phải là chuyện “bán đất nhượng biển”. Các căn cứ của Mỹ ở trên lãnh thổ của các nước như Nhật, ở Nam Hàn, ở Phi, ở tùm lum trên thế giới. Có ai nói các quốc gia này “bán nước” đâu.
Thử suy nghĩ, một chút “của tin” này có trọng lượng chính trị cực kỳ lớn. Nó có khả năng hóa giải khúc mắc của Mỹ đối với VN trên nhiều phương diện. Quan trọng là không biết Mỹ có ô kê chuyện này hay không ?

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here