Lê Nguyễn Hương TràHiện có 5 nhà máy nhiệt điện ở tỉnh Bình Thuận – trong đó Vĩnh Tân I (Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong) do Trung Quốc góp tới 95% vốn + 5% còn lại của Tổng Công ty Điện lực Vinacomin, thuộc Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam.
Nói lại sơ sơ, là tháng 11.2016, cha nội Zhang Tanzhi – Chủ tịch Hội đồng thành viên VT1 đứng đơn xin cấp phép nhận chìm hơn 1,5 triệu m3 chất thải xuống biển Vĩnh Tân [1] [2]. Đây là khu vực nằm gần khu bảo tồn biển Hòn Cau, khu nuôi tôm và sản xuất tôm giống lớn nhất tỉnh; dư luận phản ứng dữ dội. Bộ Tài Môi họp với Đoàn ĐBQH đơn vị Bình Thuận sau đó quyết định tạm ngưng cấp phép nhận chìm thải.
Qua thời gian êm êm, trong lúc thiên hạ đang bận đại sự chiến tranh Nga – Mỹ, Bộ trưởng Bộ Tài Môi ông Trần Hồng Hà đá banh qua cho cha thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc ký, chính thức cho phép Vĩnh Tân I nhận chìm thải.
Những người quan tâm việc này chưa hết bàng hoàng. Sáng nay 8.7, lại nghe tin Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang xúc tiến xin giấy phép đổ xuống biển Vĩnh Tân 2,4 triệu m3 bùn, cát thải sau nạo vét. A…đù!
—- //—–
Trở lại vụ trên!
Ngày 30.6 ông Phan Ngọc Cẩm Thành, Phó TGĐ Vĩnh TânI cho biết, đã thuê Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam sử dụng phần mềm MIKE 21 tính toán lan truyền vật liệu nạo vét và nhận chìm; cũng như để đánh giá tác động đến Khu bảo tồn biển Hòn Cau. Đồng thời báo cáo v/v Đánh giá tác động môi trường của dự án của Hội đồng thẩm định – với sự tham gia của 22 thành viên (các chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, sinh thái, hải dương học, đại diện Ban quản lý Khu bảo tồn Hòn Cau, đại diện UBND Bình Thuận và đại diện các bộ, ngành liên quan). Với kết quả là đa số đều chấp thuận ^-^
Đó là các thông tin đưa cho báo chí, còn lại thông tin về dự án thì chắc chắn rằng rất ít người được biết; ngoài mấy ông chủ Vĩnh Tân I, Bộ Tài Môi và 22 ông trên. Vì vậy, các ý kiến của các nhà khoa học bữa giờ trên các báo cũng chỉ mang tính võ đoán!
Túm cái quần lại, Bộ Tài Môi nếu không thu hồi quyết định thì VTI chuẩn bị đổ thải xuống biển; chưa kể là còn cả bùn và tro bay.
—//–
Theo tui, giờ vầy!
Để làm rõ trắng đen vấn đề, nhất thiết Bộ Tài Môi và Vĩnh Tân I cần phải cho công khai các tài liệu sau:
1/ Thuyết minh báo cáo khả thi của dự án.
2/ Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án (bản đầy đủ).
3/ Các số liệu môi trường nền, các số liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, hải văn và các điều kiện biên mà Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam đã sử dụng để chạy phần mềm MIKE 21 tính toán lan truyền vật liệu nạo vét và nhận chìm.
4/ Biên bản tham vấn cộng đồng đối với Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
5/ Bản nhận xét của 22 thành viên Hội đồng thẩm định Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án.

Đây là những yêu cầu chính đáng, vì theo Luật Bảo vệ môi trường, các tài liệu này phải được công khai tại địa phương – nơi thực hiện dự án và phải cung cấp cho những người quan tâm!
…
Xả thải.
[1]https://www.facebook.com/cogaidolongvn/posts/10206290170407858
[2]https://www.facebook.com/cogaidolongvn/posts/10206424102636080
Nhiệt điện Vĩnh Tân
[3]https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10203259384760111&set=a.1073608735149.10397.1674099665&type=3
[4]https://www.facebook.com/cogaidolongvn/posts/10207097802278150
—
(Hình ảnh) của Khu bảo tồn biển Hòn Cau. Nơi này cách Vĩnh Tân I chừng 5km và EVN 10km. Chiều nay nghe tin, Hiệp hội nuôi tôm Bình Thuận đã họp phản đối vụ nhấn chìm thải! Cái thất vọng nhất trong vụ này là tiếng nói dân địa phương quá yếu ớt ;x.