HÔM NAY 15-4 KỶ NIỆM 158 NĂM NGÀY RA GIA ĐỊNH BÁO

0
13
Trương VĨnh Ký và tờ Gia Định Báo

Mạnh Trí Dương

Gia Định báo (嘉定報) được cho là tờ báo tiếng Việt đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ, được ra mắt vào ngày 15 tháng 4năm 1865 tại Sài Gòn. Đây là phương tiện truyền thông hoàn toàn mới mẻ khi đó, giúp cho chữ Latinh có cơ hội phổ biến ở Việt Nam.

Sau khi Trương Vĩnh Ký trở về nước vào năm 1865, Chuẩn đô đốc Roze, khi ấy đang tạm quyền Thống đốc Nam Kỳ, đã mời ông ra làm quan. Petrus Ký từ chối và xin lập một tờ báo chữ Quốc ngữ mang tên là Gia Định báo. Lời yêu cầu của ông được chấp thuận và Nghị định cho phép xuất bản được ký ngày 1 tháng 4 năm 1865, nhưng không phải ký cho ông mà lại ký cho một người Pháp tên là Ernest Potteaux, một viên thông ngôn làm việc tại Soái phủ Nam Kỳ. Và phải đến ngày 16 tháng 9 năm 1869 mới có Nghị định của Chuẩn Đô đốc Ohier ký giao Gia Định báo cho Trương Vĩnh Ký làm “chánh tổng tài” (tiếng Pháp: rédacteur en chef), nay gọi là giám đốc; Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút. 

Một bức thư ngày 9-5-1865 của Thống đốc Chỉ huy trưởng Nam kỳ gửi Tổng trưởng Hải quân và Thuộc địa Pháp viết: “Số đầu tiên của tờ Gia Định Báo được in bằng chữ Annam, theo chữ La tinh phát hành vào ngày 15 tháng 4 vừa qua”.

Tờ Gia Định Báo có 4 trang, in trên giấy khổ 32×25. Tên báo in bằng 2 thứ chữ Hán và Việt.

Tờ Gia Định Báo có 4 trang, in trên giấy khổ 32×25. Tên báo in bằng 2 thứ chữ Hán và Việt. Nội dung báo đăng các công văn, nghị định, các tài liệu chính thức của Nhà nước (như Công báo), những tin tức trong nước, những bài nghiên cứu về lịch sử, thơ, chuyện cổ tích…Lúc đầu báo ra mỗi tháng một kỳ, trên trang đầu có ghi: “Tờ báo này mỗi tháng Tây cứ ngày rằm in ra một lần ai muốn mua cả năm phải trả 6 góc tư”. Và: “ai muốn mua thì cứ đến dinh Quan Thượng bằng những chữ Pháp République Francaise, Liberté-Egalité-Fraternité”. Về sau được phát hành một tháng hai kỳ, và cuối cùng là mỗi tuần một kỳ vào ngày thứ Ba. Những số về sau, ở trang 4 thấy xuất hiện phần quảng cáo. Về hình thức trình bày, các bài báo được in chật kín và nối tiếp nhau trên những cột báo dài. 

Dường như những người làm Gia Định Báo chưa biết đến nghệ thuật trình bày những trang báo cho đẹp.

Số cũ nhất tờ Gia Định Báo hiện có ở Việt Nam còn lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Sài Gòn đề tháng 6-1880, xuất bản năm thứ 16. Tại Thư viện Trường Ngôn ngữ Phương Đông (L’Ecole  Nationale des Langues Orientales Vivantes) ở Paris có số báo cũ nhất của tờ Gia Định Báo là số 4, ra ngày 15-7-1865.

Gia Định báo  tồn tại đến ngày 31 tháng 12 năm 1909 (44 năm), và chính thức đình bản vào 1 tháng 1 năm 1910.

DMT ST

https://www.facebook.com/groups/778019953000802/permalink/1411682699634521/