Chủ nghĩa thượng đẳng Kinh.

    0
    43

    “…………
    Em cũng không hiểu tại sao một đứa trẻ người Mông không biết một từ tiếng Kinh mà ngày đầu tiên đến trường lại phải học chuyện cổ tích người Kinh, bằng chữ viết của người Kinh. Rất nhiều đứa trẻ người Mông đã không vượt qua được những trở ngại đó, và từ đời này qua đời khác sống mãi trong nghèo đói và thất học.
    …………”

    Đoạn trên đây được trích ra từ một bài báo trên Soha về Khang A Tủa, một chàng trai người Mông vượt khó trở thành một trong 50 sinh viên đồng kiến tạo của đại học Fullbright Việt Nam.

    Cái hay của đoạn trích là tuy ngắn, nhưng đủ lột tả chân xác góc nhìn từ phía nạn nhân về sự áp đặt văn hoá của người Kinh, và qua đó xác nhận sự tồn tại của chủ nghĩa thượng đẳng Kinh.

    Chủ nghĩa thượng đẳng Kinh.

    Nói ngắn gọn, là một thứ supremacism tương tự như chủ nghĩa phát-xít, hay thượng đẳng da trắng mà hầu hết chúng ta đều chỉ trích hay phỉ nhổ.

    Và chúng ta đang thực hành nó mà không cần suy nghĩ qua việc đồng hoá người Việt với người Kinh, coi lịch sử của nhóm sắc tộc Kinh là lịch sử Việt Nam, coi văn hoá của người Kinh là văn hoá Việt Nam.

    Và làm như thế, dưới tên gọi chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, chúng ta đang xiển dương cho chủ nghĩa dân tộc Đại Kinh, mà xét về bản chất là một bản sao của chủ nghĩa dân tộc Đại Hán.

    Đó là thứ phải thay đổi.

    Thứ chủ nghĩa dân tộc dựa trên nguồn gốc ấy phải bị đào thải, thay vào đó là một chủ nghĩa dân tộc dựa trên căn cước chính trị–văn hoá chung của tất cả công dân của đất nước này.

    Căn cước ấy là gì, thì chúng ta sẽ định nghĩa và thiết lập, có thể sẽ mất nhiều thời gian và công sức, nhưng chắc chắn không phải là độc tài, cũng không phải là “dòng máu Lạc Hồng”.

    Đó cũng là con đường tất yếu đến văn minh.