Bất kể ai muốn tìm hiểu và nghiên cứu về địa chính trị quốc tế đều phải đọc qua ” bàn cờ lớn ” nó không phải là 1 cuốn sách chính trị , mà nó còn là 1 tài liệu học thuật có tính dự báo có 1 không 2 .Đây là cuốn sách gối đầu giường của Rùa em .
Tại sao cuộc đảo chính nổi tiếng ở Quảng trường Maidan, được lịch sử gọi là cuộc nổi dậy Maidan, lại được tiến hành dưới thời tổng thống Obama?
Tại sao nhiệm kỳ tổng thống của Biden lại gây ra sự huy động nguồn lực quốc tế lớn như vậy khi NATO dường như không muốn từ bỏ một mét vuông lãnh thổ nào của Ukraine ?
Để hiểu rõ hơn những vấn đề này thì phải biết Zbigniev Brezsinski – Ông là ai ?
Brezsinski là 1 nhân vật rất quan trọng trong lịch sử thế kỷ 20. Ông ta là người nghiên cứu hiểu rõ chính trị Hoa Kỳ cũng như chính trị quốc tế đương đại 1 cách rõ ràng nhất.
Trong 30 năm qua Brezsinski luôn luôn được xem là một nhà địa chiến lược quan trọng nhất đã định hình hướng đi cho chính sách tương lai của Mỹ. Tuy nhiên ông ta không được công chúng Mỹ biết đến nhiều vì có lẽ Brezsinski đã sống quá dưới cái bóng của một nhân vật khác, một người Do Thái Đức, cũng là người Mỹ nhập tịch chúng ta đang nói đến Henry Kissinger – Cố vấn An ninh Quốc gia của chính quyền Nixon.
Cái tầm nhìn và hướng giải quyết vấn đề của Brezsinski rất khoa học và thực dụng , ông ta tận dụng tối đa các mối quan hệ của Mỹ với đồng minh và ngay cả với các địch thủ .
Brzezinski biết cách biến Afghanistan thành một Việt Nam của Liên Xô ,hơn nữa, ông ta đã viết rằng đối với Hoa Kỳ “Điều bắt buộc là không có thực thể Á-Âu nào khác xuất hiện, có khả năng thống trị Á-Âu và do đó thách thức nước Mỹ”. Brzezinski đã kết luận một cách tự mãn rằng “sự thất bại và sụp đổ của Liên Xô là bước cuối cùng trong sự trỗi dậy nhanh chóng của một thế lực ở Tây bán cầu, Hoa Kỳ, với tư cách là thế lực duy nhất và thực sự là thế lực toàn cầu đầu tiên”. Brzezinski đã nhận định chính xác vai trò của nước Mỹ đang có trong thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 – Hoa Kỳ thực sự là 1 thế lực mang trong mình sức mạnh bá quyền , Siêu Cường mạnh nhất trong toàn bộ lịch sử nhân loại từng biết tới.
Brezsinski không giới hạn mình trong tầm nhìn mang tính khai sáng này mà còn chỉ ra một số quốc gia cần được giám sát đặc biệt để ngăn chặn mọi sự trỗi dậy hoặc nỗ lực tái sinh của một cường quốc ở phương Đông và trích dẫn Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và… Ukraine. Ông ta cảnh báo về khả năng quay trở lại của Nga và đề xuất kiểm soát và sáp nhập Ukraine . Ông cảnh báo rằng nếu Nga giành lại quyền kiểm soát Ukraine, Nga sẽ trở lại thành một đế chế.
Brezsinski nhấn mạnh tầm quan trọng to lớn của Ukraine và sự cần thiết duy trì quyền bá chủ của Mỹ để giành lại khu vực rộng lớn đồng bằng đông âu từ tay người Nga, bất kể phải trả giá như thế nào. Sau đó Brzezinski đề xuất giải pháp mở rộng sự kiểm soát đối với Ukraine để cuối cùng đưa một cường quốc phương Tây thống trị thế giới . Ngoài Ukraine, Brzezinski còn nêu tên Azerbaijan và Uzbekistan. Đây chính là những phần phân tích của Rùa em về địa chính trị khu vực Nam Âu , trong bài viết đó Em cũng giải thích cho các cụ hiểu vì sao 1 cuộc chiến tiếp theo ở Châu Âu sẽ bắt nguồn từ không gian chiến lược Á – Âu – Kavkaz .
Đã bao giờ các cụ nghe đến cái tên Sir Halford Mackinder chưa ? ( có lẽ ít người biết đến ) đây có lẽ là người đã sáng lập ra muôn khoa học ” địa chính trị ” , và ông ta đã nói rằng : Ai kiểm soát được Đông Âu sẽ kiểm soát được trái tim của trái đất. Ai kiểm soát được trái tim của trái đất sẽ kiểm soát được hòn đảo thế giới, tức là Âu – Á. Ai kiểm soát được Âu – Á sẽ kiểm soát được toàn bộ thế giới.
Chính vì tầm nhìn vĩ đại này , mà trong hàng thập kỷ qua ,trải qua bao đời tổng thống hoa Kỳ , nước Mỹ đều hướng tới việc đưa các lực lượng đồng mình NATO của mình hướng về phía đông của Châu Âu,điều này cho thấy ý chí nắm quyền của người Mỹ là vô hạn và không thể ngăn cản.
Mục tiêu chính sách đối ngoại hướng đến sự thống trị địa chính trị của Mỹ thời Biden là cố gắng làm xói mòn nền kinh tế Nga bằng nhiều gói trừng phạt, đóng cửa thị trường và ngắt kết nối Nga khỏi hệ thống ngân hàng SWIFT. Tất cả những điều này, cộng với cuộc chiến tranh tiêu hao của NATO – Mỹ chống lại Nga, theo thời gian sẽ gây ra đủ thiệt hại để dẫn đến sự thay đổi chính phủ bảo thủ của Nga sang một người dễ bảo hơn, từ đó Hoa Kỳ có thể nắm Nga trong tay mà không sợ sự sụp đổ hàng loạt như Liên Xô đã từng tạo ra.
Có thể nói rằng toàn bộ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đã được Brzezinski viết ra từng dòng một, gần như là tỉ mỉ từng câu từng chữ. Chúng ta cần đọc lại nhiều lần cuốn sách đó thật kỹ để hiểu những gì đang diễn ra trên thế giới, vì không có gì là ngẫu nhiên cả.
Tổng thống Hoa Kỳ trước đây thời George W. Bush đã nói với Putin rằng đừng để NATO tiến thêm một tấc nào rồi lại thấy liên minh đó tăng gấp đôi số lượng quốc gia thành viên. Người đưa ra chiến lược mở rộng này chính là Brzezinski. Các đường hướng chung đã được chỉ ra , nó xuyên suốt những đời tổng thống sau này của Hoa Kỳ như 1 ưu tiên cao nhất trong chính sách an ninh quốc gia và giữ vững vị thế bá quyền duy nhất toàn cầu.
Trong những năm 1995 -2010 Hoa Kỳ tập trung vào việc phát triển đất nước Ba Lan bởi Mỹ biết rằng đó chính là rào cản tự nhiên giữa Nga và Đức. Ở phần phía Đông nước Đức , nơi tồn tại những tàn dư của những người có tình cảm với Liên Xô và làn sóng của cơ đốc giáo chính thông Nga .Chính vì vậy Balan trong mắt Hoa Kỳ luôn là 1 ưu tiên hàng đầu cho sự ổn định, 1 bức tường ngăn chặn sự xâm nhập của Nga vào Đức . Sự lo ngại trong các quan hệ trước đây giữa Đức và Nga cũng đã làm gia tăng sự chủ ý của Vương Quốc Anh về địa chính trị ở Châu Âu. Cả Anh Quốc và Hoa kỳ đều hướng mục đích đến Balan bởi 1 lý do như vậy mà thôi .
Di sản của Brzezinski đến ngày hôm nay có thể nhìn thấy rõ ràng khi tạo ra sự bất ổn ở vùng Kavkaz và khắp Trung Á, như ông ta đã từng làm ở Balkan và gần đây là ở Trung Đông. Các sự kiện ở Georgia, cuộc chiến giữa Azerbaijan và Armenia, cuộc chiến kéo dài 20 năm ở Afghanistan, các sự vụ ở Ossetia, cuộc nổi dậy chống Nga ở Chechnya và Dagestan. Brzezinski cho thấy sức mạnh của Mỹ bá đạo thế nào khi kết hợp với những toan tính địa chính trị xuất sắc, thâm sâu.
Sự thù địch chống Iran của phương Tây và sự may mắn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đối với Hoa Kỳ sau âm mưu đảo chính nhằm lật đổ ông ta . Brzezinski đã đề xuất nước đi đánh vào quân tượng trên bàn cờ chính trị Châu Âu , nhưng may mắn cho Thổ Nhĩ Kỳ vì Mỹ đã không làm được điều này .
Mục tiêu chính , tối thượng của Mỹ là khuất phục lục địa châu Âu và đẩy Nga trở về phía Đông như thể nó là một đế chế châu Á xa xôi, tương tự như đế chế Scythia vĩ đại của vài thiên niên kỷ trước, vì nó từng chiếm giữ cùng một không gian địa lý như nga ở viễn đông.
Nhưng hỡi ôi, những tính toán rất khoa học của những nhà chính trị kiệt xuất của Hoa Kỳ đã dừng lại khi Trump lên làm tổng thống Mỹ, Nước Mỹ trong mắt của Trump hoàn toàn không có khái niệm chiến lược về phạm vi ảnh hưởng địa chính trị , Trump chỉ đơn giản đang tận dụng sức mạnh còn lại của Mỹ để tự do hành động mà không cần biết đến hậu quả tai hại của nó về sau, Hoa Kỳ đang đánh mất Châu Âu, bỏ qua những tính toán chiến lược để Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới .
1 hệ thống đa phương trong các quan hệ quốc tế đang hình thành, các thế cực mới đang dần xuất hiện, và không lâu nữa , Hoa Kỳ cũng chỉ còn là 1 trong các thế cực của thế giới mà thôi , nếu Hoa Kỳ vẫn điều hành chính sách đối ngoại sai lầm như hiện nay tức là không kiểm soát được Châu Âu như trước , thì hiển nhiên 1 thế giới đa cực chắc chắn sẽ hình thành . Thế giới phương tây sẽ chia 2 , chứ không còn thống nhất như trước , 1 thế giới phương tây ở Châu Âu và 1 ở Bắc Mỹ .
Mỹ hay nói 1 cách rộng lớn hơn là phương tây đang đối mặt với sự xuất hiện của các cực quyền lực mới và sự phân mảnh của thế giới, sự suy thoái về toàn cầu hóa và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy, mối đe dọa về một cuộc chiến thuế quan mới, hệ thống quốc tế mà chúng ta đã biết kể từ khi Chiến tranh Lạnh đã kết thúc – Sự chuyển đổi đang diễn ra trước mắt chúng ta đã đến và nó sẽ diễn ra 1 cách rất thảm khốc , đối với cuộc chiến ở Ukraine, thực chất là một cuộc chiến tranh kéo dài chứ không phải là một khoảnh khắc căng thẳng quốc tế đột ngột. Đây là 1 sự kiện đánh dấu thời khắc thế giới này sẽ phân cực .
Một hệ thống quốc tế, ngay cả khi đang trong khủng hoảng, vẫn là một thứ gì đó khác biệt với xung đột chiến tranh trên toàn bộ địa cầu này. Trên thực tế, nó đề cập đến một tập hợp các tổ chức, chẳng hạn như Liên Hợp Quốc ngày nay, và các mối quan hệ đã được thiết lập giữa các cường quốc. Không phải mọi cuộc khủng hoảng đều ảnh hưởng sâu sắc đến trật tự quốc tế.
Để nói về điều này giới chuyên môn nó có 1 thuật ngữ gọi là ” chuyển động kiến tạo ” cái chuyển động này có tác động lâu dài và sâu sắc.
Ví dụ :
Mỹ đột ngột rút quân khỏi Afghanistan vào tháng 8 năm 2021, sau 20 năm chiến tranh, trước đó là 10 năm chiến tranh của Liên Xô kể từ năm 1979, có thể được xếp vào loại chuyển động kiến tạo .Mỹ rút quân ở Afghanistan nó đánh dấu 1 thời kỳ mới trong việc can thiệp quân sự , vì cơ bản Mỹ không chấm dứt mọi hình thức can thiệp, nhưng chắc chắn Mỹ sẽ chấm dứt chu kỳ can thiệp theo lối cổ điển dựa trên những lý do nhân đạo.
Trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất , thế giới được thấy 1 sự thay đổi mang tính ” kiến tạo ” của người Mỹ 1 cách tinh vi và vô cùng khôn ngoan .
Nghị quyết 678 của Hội đồng LHQ đã cho phép cộng đồng quốc tế “sử dụng mọi biện pháp” để chấm dứt cuộc xâm lược Kuwait, mà không cần dùng đến từ “chiến tranh”. Quá trình ủy quyền ngầm này đã được đổi mới trong trường hợp khủng hoảng Libya vài năm sau đó. Đây là minh chứng cho việc sức mạnh của Mỹ được phát huy hiệu quả rất cao khi biết tận dụng những chiến lược đối ngoại thông minh .
Ngay từ thời điểm một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an phá vỡ các nguyên tắc của Hiến chương bằng cách xâm lược Ukraine, hệ thống chính trị của Liên Hợp Quốc đã bị tê liệt và thậm chí còn bị đặt dấu hỏi rằng , LHQ có nên tồn tại tiếp nữa hay không ? . Liệu Ngũ đại cường quốc thường trực của thế giới này có nên miễn cưỡng ngồi lại bắt tay nhau để phân chia lại thế giới hay không ? Viễn cảnh này thật quá đáng sợ
.

Có 1 nghịch lý rất hay trong thời đại này , 1 nghịch lý mà mang lại sự ổn định ở mức nhất định , đó là ” hủy diệt lẫn nhau 1 cách hoàn toàn ” , Chúng ta đang nói đến sự cân bằng giữa các thế cực trên thế giới được bảo đảm bằng thời đại hủy diệt của vũ khí nguyên tử , chính vì nỗi sợ hãi hủy diệt này mà thế giới chưa phát sinh thế chiến thứ 3 . Cuộc khủng hoảng Cuba năm 1962 và cuộc khủng hoảng Berlin từ năm 1958 đến năm 1961 đã minh chứng cho nghịch lý này : Sự lo ngại hủy diệt hoàn toàn bởi chiến tranh có thể tạo nên sự ổn định nhất định trong những thời khác quyết định .
Chiến tranh vùng Vịnh vào tháng 1 năm 1991 cũng là yếu tố quyết định sự tự tin của Hoa Kỳ khi Bush cha tuyên bố về một “Trật tự quốc tế mới” mà trên thực tế là một thế giới đơn cực do Hoa Kỳ thống trị đã được định hình 1 cách sâu sắc nhất , dễ nhìn thấy nhất. Từ đây Hoa Kỳ mở ra 1 chương mới với khái niệm mới : ” nền dân chủ toàn cầu, thiết lập lý tưởng dân chủ tự do như là chân trời không thể vượt qua của nhân loại “
Nhưng chả phải nói làm gì dài dòng .Ở Ukraine người dân đang chiến đấu cho tự do , dân chủ , và quyền được sống với tư cách 1 nhà nước độc lập cả về ý chí chính trị lẫn kinh tế , nó là 1 nhà nước được cấu thành trong 1 hệ thống quốc tế vốn hoạt động rất mong manh vì những giá trị địa chính trị đặc thù mà quốc gia đó được hưởng hoặc vô tình đau khổ mà phải chấp nhận hưởng . Thế nhưng Hoa Kỳ lại đang đi hoàn toàn ngược lại khi đang tìm cách tước bỏ những giá trị mà Mỹ mất rất nhiều xương máu trong hàng thập kỷ qua tạo dựng .
Ta có thể kết luận rằng : Thời kỳ thống trị của Hoa Kỳ , không thể khẳng định chắc chắn là đã hoàn toàn kết thúc – tuy nhiên vẫn có sự tồn tại song song các thế cực khác trong hệ thống các liên minh thế giới mới , nơi đó sự thống trị của Hoa Kỳ chắc chắn sẽ suy yếu, sự suy yếu này có thể không bắt nguồn từ cán cân quân sự đơn thuần , mà nó sẽ đặt lại vị trí các quốc gia trên bàn cờ thế giới ở vị trí hoàn toàn khác trước đây bằng sự khởi đầu của 1 niềm tin đã mất nơi Mỹ đang gây ra.
Trên bàn cờ quốc tế trong tương lai gần , những quốc gia trước đây được Mỹ xem là những con tốt , họ sẽ bước sang sông và họ tự đặt mình vào 1 vị trí khác , có lợi hơn , những nước đi của họ không phải là con tốt cho Mỹ nữa mà là có thể là con tượng, con xe hay tham vọng hơn là con Hậu . Như cách Pháp , Đức hay Trung Quốc đang tự đặt mình ở 1 vị trí cao hơn trên bàn cờ . Đây được gọi là Phong Hậu đấy nhỉ ?
Rùa Tiên Sinh .