BÀI PHÁT BIỂU CỦA NGOẠI TRƯỜNG HOA KỲ MICHAEL R. POMPEO TẠI DIỄN ĐÀN DÂN CHỦ COPENHAGEN – 19/06/2020

0
148
NGOẠI TRƯỜNG HOA KỲ MICHAEL R. POMPEO

Phong Trào Dù Vàng – Hồng Kông

MR RASMUSSEN: Hân hạnh cho tôi chào đón người trình bày kế tiếp, ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo. Chào buổi sáng ngài ngoại trưởng. Tôi nghĩ giờ này là giờ sáng bên khu vực của ngài.

Tôi biết ngài vừa đến Hawaii để gặp quan chức cấp cao của TQ. Đầu năm nay tôi có nghe bài phát biểu của ngài ở diễn đàn an ninh ở Munich, và tôi đã thưởng thức thông điệp lạc quan của ngài rằng thế giới tự do đang chiến thắng. Vì thế chúng tôi trông đợi rất nhiều vào bài phát biểu của ngài ngày hôm nay. Vui lòng cùng tôi chào đón ngoại trưởng thứ 70 của Hoa Kỳ, Mike Pompeo.

SECRETARY POMPEO: Anders, cảm ơn bạn rất nhiều. Cảm ơn về lời chào đón nồng ấm. Thật vui cùng với tất cả các bạn ngày hôm nay và xin chào diễn đàn dân chủ Copenhagen. Thật danh dự có mặt ở đây và với tổng thư ký General Rasmussen, 1 người bạn của những người yêu tự do trên toàn TG.

Tôi không biết tất cả các bạn có biết điều này không nhưng khi cần tăng cường mối quan hệ xuyên đại tây dương, Anders đã thực sự cùng sát cánh. Con trai và 3 đứa cháu gái xinh đẹp của ông ấy đang sống ở đây, Hoa Kỳ. Họ là công dân Hoa Kỳ. Thật vui khi Rasmussen ở cả 2 bên của đại tây dương để mang chúng tôi đến gần nhau. Cảm ơn vì đã mời tôi tham dự hôm nay.

Khi Anders gửi lời mời cho tôi, tôi đã trả lời yes ngay lập tức. Có rất nhiều những hội thảo mà tất cả các bạn tham gia nói về những gì sai trái đang diễn ra trên TG này. Tôi muốn tập trung vào những gì đang diễn ra đúng hướng ngày hôm nay, những gì chúng ta đã có được đúng đắn, điều đó là dân chủ và chúng ta biết điều đó. Làm thế nào để bảo tồn nó khi mà nó đang bị thách thức. Không có mục tiêu nào cao cả hơn cho tất cả chúng ta.

Tôi đã trải qua vài năm trong cuộc đời của mình – nó từng là nhiều thập niên, khi tôi là 1 người lính trẻ phục vụ trong quân đội ở Đức – tuần tra dọc Iron Curtain. Tôi từng nhìn thấy chế độ chuyên chế và tôi đã làm việc với tất cả các chế độ độc tài trong vai trò trước đây của tôi là 1 giám đốc CIA và hiện nay là ngoại trưởng Hoa Kỳ.

Nguyên tắc đầu tiên: Không có gì dũng cảm hay có tầm nhìn nào khi đàn áp những người đồng bào của bạn. Dân chủ là hệ thống chính phủ duy nhất đề cao nhân phẩm và tự do của con người và tiến bộ nhân loại. Hệ quả đương nhiên của chủ nghĩa tư bản là chương trình chống đói nghèo vĩ đại nhất trong lịch sử của chúng ta.

Tôi muốn tóm tắt 1 vài điểm chính và lắng nghe câu hỏi của các bạn.

Đầu tiên: ý tưởng rằng châu Âu bị buộc phải lựa chọn giữa Mỹ và TQ. Tôi muốn nói về điều này 1 chút.

Thứ 2: niềm tin rằng nó là miễn phí để bảo đảm các giá trị của bạn.
Mọi nơi tôi đi – tôi nói với các cộng sự và khán giả của tôi giống như ở đây về thực tế mà chúng ta nhìn về thế giới – đặc biệt là TQ. Tôi đã từng làm điều đó ở Châu Âu, ở Bắc Cực, ở Trung Á, ở châu Phí – ở các quốc đảo Thái Bình Dương.

Trong nhiều năm, phương Tây, trong 1 kỷ nguyên hi vọng, đã tin rằng chúng ta có thể thay đổi ĐCSTQ và cải thiện cuộc sống của người dân TQ. Nó từng là cuộc ngã giá, đặt cược.

Làn sóng dân chủ nổi lên ở Đông Âu và liên bang Soviet 30 năm trước cũng khiến chúng ta tin rằng – có thể hợp lý – rằng lan tỏa tự do trong mỗi quốc gia là không thể tránh khỏi. Vì thế chúng ta đã tham gia. Chúng ta đã tự mở chính chúng ta cho chế độ độc tài mà chúng ta biết rằng đó là kẻ thù của các giá trị dân chủ.

Cùng với con đường đó, ĐCSTQ cũng đã đặt cược. Nó đặt cược rằng nó có thể lợi dụng mong muốn tốt đẹp của chúng ta trong khi thuyết phục chúng ta rằng họ muốn 1 mối quan hệ hợp tác. Như Đặng Tiểu Bình nói ‘’giấu đi sức mạnh của bạn,’’ và ‘’chọn thời cơ’’.

Tôi đã nói về điều này tại sao nó đã xảy ra. Nó là 1 câu chuyện phức tạp. Lỗi không phải là vật chất ở đây. Nó không quan trọng.

Qua nhiều thập niên, các công ty Mỹ và Âu châu đã đầu tư ở TQ với sự lạc quan lớn. Tôi đã từng điều hành 1 doanh nghiệp nhỏ; chúng tôi từng có văn phòng ở TQ. Chúng tôi tìm nguồn cung ứng bên ngoài như Thâm Quyến. Chúng tôi mở phân viện đào tạo cho các sinh viên liên quan đến quân đội giải phóng TQ. Chúng tôi chào đón đầu tư do nhà nước TQ hỗ trợ ở đất nước của chúng tôi. Hiện tại, chúng tôi đã bị đan xen phụ thuộc nhau sâu sắc.

Nhưng dù có vậy đi nữa, chúng ta cũng phải thừa nhận 1 chuỗi các thực tế về ai và những gì mà chúng ta đang đối mặt với họ và tôi nghĩ là chúng ta đang nhìn thấy điều này. Tôi nghĩ toàn TG ngày nay đang càng trở nên hiểu rõ hơn lẫn nhau mỗi ngày.

ĐCSTQ đã hạ lệnh chấm dứt sự tự do của Hong Kong, vi phạm hiệp ước đã đăng ký với LHQ và quyền của công dân – 1 trong nhiều hiệp ước quốc tế mà ĐSTQ đã vi phạm.

Tổng bí thư Tập đã bật đèn xanh cho phong trào đàn áp dã man người TQ theo đạo Hồi, vi phạm nhân quyền ở quy mô mà chúng ta chưa từng nhìn thấy kể từ thế chiến thứ 2.

Quân giải phóng đã leo thang căng thẳng biên giới – chúng ta nhìn thấy sự việc đó ngày nay ở Ấn độ, nền dân chủ đông dân nhất trên TG. Và chúng ta nhìn thấy nó quân sự hóa ở biển Đông và tuyên bố lãnh thổ bất hợp pháp ở đó, đe dọa các tuyến đường biển quan trọng, 1 lời hứa mà họ đã phá vỡ 1 lần nữa.

Nhưng ĐCSTQ không chỉ là 1 thằng xỏ lá độc địa với hàng xóm của nó. Mà nó còn là, chúng ta nên nghĩ khác hơn về nó. Nó ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Nó nói dối về dịch coronavirus, sau đó thì lan tỏa nó đi khắp mọi nơi trên TG trong khi ép buộc tổ chức y tế thế giới trợ giúp trong phong trào che đậy – bằng cách đó, lỗi minh bạch đã tiếp tục diễn ra đến ngày hôm nay. Hàng trăm ngàn người đã chết và kinh tế toàn cầu đã bị thiệt hại lớn. Thậm chí cho đến hôm nay, hàng tháng sau đại dịch, chúng ta vẫn không thể tiếp cận được con virus sống, không tiếp cận được các cơ sở, và thông tin về các bệnh nhân đầu tiên ở Vũ Hán vào tháng 12 không còn lưu giữ.

Nó thúc đẩy làm méo mó thông tin và phong trào tấn công mạng để hạ bệ các chính phủ của chúng ta để tạo ra khoảng cách giữa Hoa Kỳ và châu Âu và đang làm phiền các quốc gia phát triển với nợ nần và sự phụ thuộc.

Tất cả các bạn đã nhìn thấy điều đó. Mọi người trong khán phòng này biết rằng ĐCSTQ đang lôi kéo các quốc gia làm ăn với Huawei, 1 cánh tay đắc lực trong chương trình do thám của ĐCSTQ. Và nó đã tấn công mạnh mẽ vào chủ quyền châu Âu vằng cách mua cảng và các cơ sở hạ tầng quan trọng, từ Piraeus đến Valencia.

Chúng ta phải tháo bỏ bịt mắt lợi lộc về quan hệ kinh tế và nhìn thấy rằng thách thức của TQ không chỉ ở ngoài cổng mà nó nằm ở từng thủ đô, từng quận, từng tỉnh.

Mọi đầu tư từ các doanh nghiệp nhà nước TQ nên được xem xét trong hoài nghi.

Châu Âu đối diện với thách thức từ TQ, cũng như Hoa Kỳ và như những người bạn chúng ta ở Nam Mỹ, châu Phi, Trung Đông và Á châu.

Và hồi đầu tuần này tôi đã có cơ hội nói với cộng sự ở Âu châu của tôi. Tôi biết rằng có sự lo ngại ở Âu châu rằng Hoa Kỳ muốn các bạn chọn chúng tôi và TQ.

Điều này không đơn giản là như thế. Chính ĐCSTQ đang buộc chọn lựa. Sự lựa chọn không phải là giữa Hoa Kỳ; mà nó là giữa độc tài và tự do.

Đảng muốn bạn vứt đi cái tiến trình mà chúng ta ở thế giới tự do đã tạo ra, thông qua NATO và các cơ quan khác – cả các cơ quan chính thức và phi chính thức – và tiếp nhận các loại luật lệ mới và quy chuẩn mới mà Bắc Kinh tạo ra.

Tôi không tin rằng có 1 cách nào đó mà Âu châu hay Hoa Kỳ duy nhất dùng để đối mặt với sự lựa chọn này. Cũng không có con đường nào để cân bằng những lựa chọn đó mà không phải từ bỏ chúng ta là ai. Những nền dân chủ mà phụ thuộc vào các chế độ độc tài chuyên chế thì nó không xứng đáng với cái danh xưng đó.

Hãy nhìn vào, tin tức tốt là những người bạn châu Âu của tôi – ngay tuần này tôi đã thấy. Nó không đồng nhất. Có những suy nghĩ khác biệt ở các quốc gia khác nhau. Nhưng họ đang thức tỉnh đối diện với thách thức này. Và tôi nghe từ vài người trong số họ, đã đặt câu hỏi có hay không lối sống dân chủ có thể chiến thắng. Bắc Kinh hứng thú với sự bất ổn này. Họ không nên tự tin. Chúng ta đang chiến thắng. Đây là những gì bạn đã nói về trong những nhận xét của tôi ở Munich.

Một quan chức đảng cộng sản TQ ở Pháp nói gần đây, trích ‘’1 vài Châu Âu đang bắt đầu mất tự tin về tự do dân chủ’’, hết trích và ‘’1 vài quốc gia châu âu đã trở nên yếu đuối về mặt tinh thần.’’

Nhưng dân chủ không mỏng manh dễ vỡ như cách mà ĐCSTQ nghĩ. Dân chủ là mạnh mẽ. Chúng ta đã đánh thắng chủ nghĩa phát xít. Chúng ta đã chiến thắng cuộc chiến tranh lạnh.

Chuyên chế mới là mong manh. Các nhà tuyên truyền của ĐCSTQ vất vả kiểm soát các luồng thông tin và phát biểu để duy trì mạng lưới quyền lực của họ. Họ sẽ không thỏa mãn cho đến khi bức tường lửa mở rộng đến quốc gia chúng ta thì thôi. Nói theo 1 cách khác, nó đã làm thế rồi. Chúng ta có thể nói về điều này thêm, Anders.

Trong khi tôi không tin rằng dân chủ hiện tại là dễ vỡ, nhưng nó đòi hỏi sự quản lý cẩn thận và sự cảnh giác liên tục. Gần đây, tôi từng được khuyến khích trong các cuộc nói chuyện riêng với các liên minh âu châu những người đang giữ trọng trách của họ 1 cách nghiêm túc. Chúng tôi đã có những cuộc thảo luận mạnh mẽ vào đầu tuần này như tôi đã nói hồi sớm. Đó chính xác là thứ tranh cãi chúng tôi nên có. Nó là 1 cuộc gặp gỡ hay và chúng toi sẽ tiếp tục đối thoại của chúng tôi với người châu Âu về vấn đề TQ.

Lúc này đây, các bước tích cực xuất hiện. Liên minh nghị viện mới về vấn đề TQ xuất hiện – chủ yếu bao gồm các nhà lãnh đạo âu châu đầy hứa hẹn – đang thêm vào các thành viên mới mỗi tuần. Đan Mạch đã dũng cảm đứng lên chống lại nỗ lực của ĐCSTQ kiểm duyệt báo chí Đan Mạch. Vương quốc Anh đang hướng tới việc siết chặt mạng lưới của mình với Huawei. Cộng hòa Séc đang đứng lên chống lại lối ngoại giao bắt nạt của TQ. Thụy Điển đã đóng cửa tất cả các viện Khổng Tử trên đất nước mình. Và các đồng minh NATO của chúng ta đã cam kết gia tăng chi tiêu quốc phòng lên đến 400 tỷ USD từ giữa năm và và 2024.

Và người tiền nhiệm của Anders ở Bỉ, tổng thư ký Stoltenberg, gần đây đã đưa ra những nhận xét có tầm nhìn xa về điều kiện bắt buộc của liên minh là đứng lên vì 1 thế giới xây dựng trên nền tảng tự do và dân chủ và chống lại sự ảnh hưởng thâm độc của TQ ở vùng châu Á – Thái Bình Dương.

Tôi sẽ kết thúc ở đây vì thế Anders có thể phát biểu. Chúng ta tất cả đều biết – chúng ta đã sống trong đó – dân chủ không phải dễ dàng. Nó rất là lộn xộn. Toàn bộ thế giới này có thể nhìn thấy chúng ta đã tranh cãi gay gắt như thế nào, giống như quốc gia của tôi bây giờ. Nhưng trận chiến đó phản ảnh sự cam kết với các giá trị phổ quát và sự nỗ lực của chúng tôi không ngừng nghỉ đến hướng đến một hợp chúng quốc hoàn hảo hơn. Dù chúng ta là ai, chúng tôi cũng chia sẻ các giá trị đó với những người bạn Âu châu của chúng tôi.

Tôi hi vọng tôi sẽ nghe nhiều hơn về những tuyên bố trước công chúng của châu Âu và thách thức TQ, bởi vì tất cả người dân của chúng ta xứng đáng được biết về nó và Hoa Kỳ sẵn sàng đứng lên cùng với các bạn. Hãy nói 1 cách rõ ràng và quan trọng hơn là hãy hành động 1 cách cương quyết. Không để lại bất cứ sự khúc mắc nào khi lựa chọn giữa tự do và độc tài.

Anders, trông đợi cuộc đối thoại của chúng ta. Chúa chúc lành cho tất cả các bạn!

https://www.state.gov/secretary-michael-r-pompeo-at-the-virtual-copenhagen-democracy-summit/