Ai là người phải “Thượng tôn pháp luật” trong vụ Đồng Tâm?

0
864
BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG ĐẤT ĐỒNG SÊNH
Nguyễn Đình Ấm

27-7-2017

Sau vụ công an Hà Nội đánh trọng thương cụ Kình, bắt cóc đưa lên thành phố giam giữ, vu cáo cụ “gây rối trật tự công cộng” làm dân Đồng Tâm phẫn nộ phải cầm giữ 30 CSCS, cảnh sát cơ động để đòi hỏi công lý, ông Nguyễn Đức Chung (NĐT) chủ tịch UBNDTP Hà Nội phát biểu: “Phải thượng tôn pháp luật, lấy pháp luật làm trọng. Mọi người có quyền được kiến nghị nhưng phát biểu phải có giới hạn…”(Vietnamnet: 7/7/2017).

Lời khuyên của ông Chung trong ngữ cảnh này sẽ làm nhiều người hiểu là dân Đồng Tâm ngoan cố không tôn trọng pháp luật và việc làm của chính quyền Hà Nội là chuẩn xác. Câu nói còn mang tính răn đe như kiểu “không nói nhiều”!

Thế nhưng, xét trên thực tế chính quân đội và chính quyền Hà Nội mới cần phải “thượng tôn pháp luật”:

1- Năm 1980 chính phủ giao cho bộ quốc phòng 208 ha đất để làm sân bay nhưng 37 năm sau không làm để bỏ hoang, cho thuê “phát canh thu tô” có “thượng tôn pháp luật” không khi nghị định 09 ngày 12/2/1996, Điều 6 ghi: “Đơn vị vũ trang nhân dân được nhà nước giao đất quốc phòng (QP), an ninh (AN)sử dụng có những nghĩa vụ sau đây:

-/Sử dụng đất đúng mục đích, đúng vị trí, danh giới…

-/Không được chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê…  ”.

Điều 115 khoản 2: “Hàng năm đơn vị vũ trang được nhà nước giao sử dụng đất QP, AN phải thống kê báo cáo tình hình sử dụng và biến động về đất đai của các đơn vị mình quản ý theo quy định…. Vậy quân đội có “thượng tôn pháp luật” “thống kê, báo cáo tình hình sử dụng…  ”

– Việc tranh chấp đất khu đồng Sênh chưa ngã ngũ, đến mãi tháng 7/2017 thanh tra HN mới có “dự thảo kết luận thanh tra” chưa được dân chấp nhận mà năm 2016 chính quyền đã điều 600 CSCĐ xuống giải tỏa cánh đồng Sênh để DN Viettel xây công trình, tường rào trên khu đất này, như vậy có “thượng tôn pháp luật” hay không?

Về vấn đề này, trả lời phỏng vấn VTV1 ngày 27/7/2017, ông Lưu Bình Nhưỡng, đại biểu quốc hội cho biết (đại ý): Việc thanh tra HN thanh tra xem xét là tốt nhưng việc này chính phủ phải vào cuộc. Chính phủ giao cho quân đội 208 ha đất để làm sân bay nhưng không làm thì đất đó phải trả chính phủ để có kế hoạch sử dụng phù hợp, không đươc giữ lại rồi tự hoán đổi là sai pháp luật….

– Chính phủ giao 208 ha đất cho bộ quốc phòng làm sân bay nhưng không làm nay bộ quốc phòng và thành phố HN tự giao cho Viettel chung nhau làm cơ sở kinh doanh có đúng thẩm quyền, “thượng tôn pháp luật” không?

Năm 2016 trong khi còn tranh chấp chưa ngã ngũ nhưng DN Vietel đã xây công trình, tường bao khu đồng Sênh. Ảnh: Nguyễn Đình Ấm

– Theo cụ Kình và bà con Đồng Tâm, hôm 15/4/2017 công an Hà Nội, huyện Mỹ Đức lừa bà con Đồng Tâm ra đồng để xác định mốc giới, khi đang làm việc, họ khuyên bà con về gần hết chỉ cụ Kình và một số người được ở lại rồi bất thình lình bắn súng uy hiếp, phó CA huyện Mỹ Đức Trần Thanh Tùng đá cụ Kình hơn 80 tuổi, bị trọng thương rồi bắt cóc ném lên xe chở ra Hà Nội thông báo là “kẻ nguy hiểm gây rối trật tự công cộng” mãi sau chủ tịch TP Hà Nội mới đưa cụ đi chạy chữa nay cụ bị tàn phế.

Phim chụp cụ Kình bị công an, quân đội đánh trọng thương tại cánh đồng Sênh ngày 15/4/2017. Ảnh: Nguyễn Đình Ấm

Việc đánh đập dã man, vu khống một người già hơn 80 tuổi đời, 55 năm tuổi đảng, từng trải qua nhiều chức vụ ở địa phương, huyện uỷ viên huyện Mỹ Đức, được nhân dân Đồng Tâm kính trọng, tin tưởng đang đấu tranh với mình…  Vậy chính quyền Hà Nội có “thượng tôn pháp luật” không hay vi phạm pháp luật nghiêm trọng? Có bất nhân, bất nghĩa không?

Đây là hành vi xâm phạm thân thể tính mạng, nhân phẩm công dân của công an Hà Nội, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, khởi đầu gây nên sự phẫn nộ của dân Đồng Tâm để họ phải cầm giữ một số cán bộ chiến sĩ, cảnh sát cơ động làm con tin nhưng thành phố Hà Nội tảng lờ, không điều tra, khởi tố hành vi nghiêm trọng này mà lại khởi tố hành vi tự vệ ôn hòa của dân Đồng Tâm “bắt giữ người trái pháp luật, hủy hoại tài sản…” thì có công minh “thượng tôn pháp luật” hay không?

– Trong cuộc tranh chấp khu đồng Sênh chính quyền Hà Nội ra văn bản bồi thường tái định cư cho 14 hộ ở Đồng Sênh nhưng khi thấy “hớ” thì xoá để giành lấy lẽ phải, trong tranh luận thì hạn chế dân dự, trình bày phân tích, thanh tra Hà Nội lại thanh tra chính quyền Hà Nội, tự mình đứng ở “cửa trên”…  thì có khách quan “thượng tôn pháp luật” không?

Vậy ai là người phải “thượng tôn pháp luật trong vụ tranh chấp đất ở Đồng Tâm?

TIẾNG DÂN