Bốn năm nữa? Trump vật lộn với việc phác thảo kế hoạch cho nhiệm kỳ thứ hai

0
200
Tổng thống Donald Trump đi dạo trên bãi cỏ phía Nam của Tòa Bạch Ốc ở Washington, thứ Tư, ngày 15 tháng 7, năm 2020, sau khi bước ra khỏi Marine One. Trump đang trở về từ Atlanta. (Ảnh AP / Patrick Semansky)

Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng ông muốn có thêm bốn năm nữa trong Tòa Bạch Ốc nhưng không biết rõ sẽ làm gì.

Jonathan Lemire, ngày 16 tháng 7, năm 2020

Translated from the Associated Press article: Four more years? Trump struggles to outline second term plan

Tổng thống Donald Trump đi dạo trên bãi cỏ phía Nam của Tòa Bạch Ốc ở Washington, thứ Tư, ngày 15 tháng 7, năm 2020, sau khi bước ra khỏi Marine One. Trump đang trở về từ Atlanta. (Ảnh AP / Patrick Semansky)

Tổng thống đảng Cộng hòa liên tục tấn công đối thủ từ đảng Dân chủ Joe Biden trong cuộc họp báo dông dài ở Vườn Hồng vào thứ Ba đã tăng gấp đôi như một cuộc vận động tái tranh cử. Tuy nhiên Trump chỉ đưa ra một vài manh mối về những gì ông sẽ thực thi nếu tiếp tục đảm nhiệm công việc tại ở Nhà Trắng. Trump cũng lắp bắp cách tương tự trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước khi được một người dẫn chương trình thân thiện hỏi gặng về kế hoạch cho nhiệm kỳ thứ hai.

Với ít hơn bốn tháng còn lại trong cuộc vận động tranh cử, trọng tâm của Trump là tập trung vào tái thắng cử hơn việc sẽ quản trị ra sao. Trump không hề đưa ra một đề xuất chính sách thực tế nào, thay vào đó lại chọn những hùng biện gay gắt về chủng tộc, tội phạm và chủ nghĩa xã hội để nhắm vào những người ủng hộ trung thành nhất của Trump. Trong khi đó, Biden đang phát hành một loạt các đề xuất liên quan đến nhiều chủ đề bao gồm thương mại và biến đổi khí hậu.

Trump đang định hình lại chiến dịch của mình, thông báo hôm thứ Tư rằng đặc vụ kỳ cựu từ Đảng Cộng hòa Bill Stepien sẽ thay thế ông Brad Parscale làm người quản lý uỷ ban tranh cử. Nhưng hành động này chưa chắc sẽ thay đổi việc Trump ưu tiên tập trung vào thông điệp nhiều hơn là chương trình nghị sự chính sách cụ thể. Một số đảng viên Cộng hòa nói điều đó phản ánh lên những thách thức trong việc thỉnh cầu cử tri tín nhiệm thêm một nhiệm kỳ trong lúc đất nước đang đối mặt với bối cảnh khủng hoảng kinh tế và sức khỏe cộng đồng chồng cùng một lúc.

“Trong một chiến dịch tái tranh cử, về cơ bản, bạn đang đưa ra lập luận rằng hiện trạng đất nước đang rất tốt và người thách thức không đủ khả năng để tiếp tục nó. Và trong hơn ba năm, ông ta đã có thể đưa ra lập luận đó một cách đáng tin cậy khi nói về nền kinh tế,” ông Mike DuHaime, cố vấn cấp cao trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 của cựu Thống đốc New Jersey Chris Christie cho biết.

“Vấn đề ở đây là hiện trạng thì không tốt và có nhiều dữ liệu rõ ràng—cả về kinh tế lẫn COVID—cho thấy rõ”, DuHaime đề cập đến coronavirus. “Điều đó khiến cho lập luận rằng Trump làm tổng thống thêm 4 năm nữa trở nên khó khăn hơn nhiều.”

Tuy vậy, câu hỏi về kế hoạch cho bốn năm trong Nhà Trắng là một trong những yếu tố cơ bản nhất của một chiến dịch tranh cử tổng thống—ngay cả đối với một người đương nhiệm. Thách thức mà ông Trump phải đối mặt đã trở nên rõ ràng vào cuối tháng trước khi ông vật vã với câu hỏi này trong một cuộc phỏng vấn với Sean Hannity của đài Fox News.

“Anh biết câu chuyện rồi, đi xuống Đại lộ Pennsylvania với đệ nhất phu nhân và rồi tôi có nói, ‘Điều này thật tuyệt’, nhưng tôi không biết nhiều người ở Washington. Nó không phải là sở trường của tôi. Tôi đến từ Manhattan”, đó là một phần của câu trả lời của Trump trước khi gọi John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông ấy là một “thằng ngốc”.

Trump đã không nêu ra bất kỳ mục tiêu chính sách nào, và trong những ngày sau đó, thông điệp từ Nhà Trắng dường như chỉ dựa vào quan niệm duy nhất rằng vì Trump đã từng chủ trì một nền kinh tế mạnh mẽ, ông sẽ là người phù hợp để tái xây dựng nó. Nhưng chính quyền vẫn chưa đưa ra một nghị trình tích cực mấy, thay vào đó lại tập trung vào việc vẽ ra một bức tranh u ám về đất nước nếu Biden lên nắm quyền.

“Chúng ta chưa bao giờ có một cuộc bầu cử nào với sự khác biệt lớn như thế” giữa các ứng cử viên, Trump nói, trước khi vẽ một bức chân dung ảm đạm và đầy phạm tội do triết lý cầm quyền của đảng Dân chủ. “Đây là chủ nghĩa cấp tiến của bên tả, và nó sẽ phá hủy đất nước chúng ta.”

Diễn thuyết ở Vườn Hồng của Trump vào thứ Ba đã nhảy từ chủ đề này sang chủ đề khác một cách thiếu sắp xếp, từ Trung Quốc đến các bức tượng đến Biden và trở lại. Nó dường như không phải một sự kiện chính thức của một chính phủ chính danh mà là một bản mô phỏng của bài phát biểu chiến dịch bầu cử mà Trump đã muốn đưa ra ba đêm trước đây tại cuộc vận động tranh cử ở New Hampshire, nhưng rốt cuộc lại bị đình chỉ vì đám đông thưa thớt và dự báo thời tiết có phần đáng ngại.

Đó là biểu hiện được gói gọn lại của Trump, một sự pha trộn đồng đều giữa hành vi khoe khoang kiêu ngạo, lời than thở và sự lạm dụng chính trị đảng phái cách hung hăng. Nhưng điều còn thiếu ở đây là một kế hoạch cụ thể nhằm điều chỉnh nền kinh tế của đất nước hoặc cải thiện vận may của công dân.

“Không có chương trình nghị sự nào cả vì bản thân ông ta chính là chương trình nghị sự”, nhà sử học tổng thống Jon Meacham cho biết. “Trong năm 2016, Trump là một phương tiện; bây giờ, giữa một đại dịch thảm khốc mà ông ta đã thất bại trong việc quản lý, rất ít người ở ngoài nhóm ‘gà nhà’ hâm mộ ông còn muốn nghe bất cứ điều gì khác hơn ngoài việc thế nào để mọi người có thể trở lại cuộc sống bình thường một cách an toàn. Bởi vì ông ta không có câu trả lời nào cho câu hỏi bao quát đó, ông ta khó còn có chủ đề gì khác để đề cập ngoài chính ông ta.”

Có những ứng cử viên tổng thống trong quá khứ đã vấp phải câu hỏi “Tại sao ông muốn trở thành tổng thống?” bao gồm, có lẽ đáng chú ý nhất, Ted Kennedy trước cuộc bầu cử năm 1980. Nhưng rất hiếm khi một người đương nhiệm lại có quá ít luận điểm để giải thích tại sao ông ta nên được giữ chức vụ của mình.

Khi được hỏi về chương trình nghị sự cho nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống, Nhà Trắng đã chỉ ra phản ứng của Trump đối với COVID-19 nhưng lại cung cấp rất ít thông tin cụ thể.

“Trong khi Tổng thống đang tiếp tục dẫn dắt sự phản ứng của toàn chính phủ đối với đại dịch toàn cầu, khôi phục luật pháp và trật tự cho mọi cộng đồng của chúng ta, và xây dựng lại nền kinh tế”, phát ngôn viên Judd Deere cho hay, “Nhà Trắng đã tham gia vào quá trình chính sách để kiến tạo một chương trình nghị sự táo bạo cho nhiệm kỳ thứ với câu phương châm ‘Chuyển tiếp đến sự vĩ đại,’ để đảm bảo một nước Mỹ an toàn hơn, mạnh mẽ hơn, thịnh vượng hơn.”

Các quan chức Nhà Trắng cũng chỉ ra những lời hứa về các thỏa thuận thương mại tốt hơn và sự duy trì luật pháp và trật tự, nhưng sự thiếu thốn về chi tiết đã mở lối cho đội ngũ của ông Biden.

“Sự vô trách nhiệm trong việc kiểm soát virus của vị Tổng thống đương thời đã làm mất đi hàng ngàn mạng sống và hàng triệu việc làm. Tại sao cử tri nên tiếp tục để ông ta lãnh đạo trong cuộc khủng hoảng độc nhất vô nhị của thế hệ này?” phát ngôn viên của uỷ ban tranh cử tổng thống cho Biden, ông TJ Ducklo nói. “Đừng hỏi ông ấy, ông ấy không có câu trả lời đâu.”

Translation by Vy Nguyen

Copy edits by Cookie Duong