Tướng Võ Tiến Trung: Xử lý vấn đề Biển Đông cần giữ mối quan hệ với Trung Quốc

0
258
Cảnh sát biển Việt Nam tuần tra, bảo vệ chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông. (Ảnh Cảnh sát biển Việt Nam chụp từ màn hình Dân Việt)

Một tướng của Việt Nam cho rằng việc xử lý tình hình Biển Đông phải giữ được 3 vấn đề trong đó có duy trì mối quan hệ với Trung Quốc.

Thượng tướng Võ Tiến Trung, khi trả lời phỏng vấn của Dân Việt, nói rằng “những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông thời gian qua vừa là vấn đề của an ninh, quốc phòng, vừa là vấn đề của chính trị, kinh tế-xã hội đối với đất nước.”

Vị tướng, nguyên là giám đốc Học viện Quốc phòng, kêu gọi Ban Chấp hành Trung ương “thảo luận để có chỉ đạo kịp thời.”

Ông Ryan Martinson : Nguồn tin của tôi báo cáo rằng có rất nhiều lần và hành vi hung hăng của tàu Trung Quốc với tàu Việt Nam. Họ đang thực sự chiến đấu với nó. Tôi đã nói tàu Việt Nam đang hoạt động tốt hơn trong vụ đấu tay đôi và Việt Nam được chuẩn bị tốt hơn so với năm 2014. (Twitter 3:54 AM 12-7-2019)

Các tàu chấp pháp của Việt Nam và Trung Quốc đã đối đầu nhau trong hơn 3 tháng qua tại khu vực Bãi Tư Chính nơi Bắc Kinh đã 4 lần đưa tàu khảo sát Hải Dương 8 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam kể từ đầu tháng 7.

Việt Nam đã vài lần lên tiếng phản đối sự xâm phạm lãnh hải của tàu Trung Quốc trong khi Bắc Kinh nói tàu khảo sát của họ hoạt động trong vùng biển hợp pháp của Trung Quốc.

Theo tướng Trung, Trung ương đã có dự báo từ trước về tình hình Biển Đông. Ông nói phía Trung Quốc “lúc thì nói vùng đó thuộc đường lưỡi bò, lúc lại nói đó là vùng phụ cận của quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam).

Kể từ thứ Tư (ngày 3 tháng 7-2019), tàu khảo sát Haiyang Dizhi 8 của Trung Quốc đã thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ở vùng biển phía tây đảo Trường Sa do Việt Nam chiếm đóng.
Trung Quốc không chỉ khảo sát địa chấn mà còn khảo sát thủy văn. Các lĩnh vực hoạt động của họ, bao gồm Biển Đông, Biển Bắc Andaman, Vịnh Bengal, Biển Ả Rập, Bờ biển Châu Phi. Các khảo sát này nhằm mục đích tạo ra các biểu đồ độ sâu cho các hoạt động SSN của họ. Ảnh: Tàu Haiyang Dizhi 8 đang kéo theo 6 sợi cáp khảo sát địa chấn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Ý kiến của Thượng tướng Trung được đưa ra một ngày sau khi Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng “đề nghị Trung ương phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông” khi có bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 11 tại Hà Nội hôm 7/10.

Tướng Trung nói với Dân Việt rằng đề nghị của tổng bí thư-chủ tịch nước là “rất ý nghĩa” khi “sự gợi mở” này cho các ủy viên Trung ương cơ hội góp ý đưa ra phương hướng xử lý để làm sao giữ được 3 vấn đề.

Trong 3 vấn đề mà tướng Trung nêu ra, ngoài việc duy trì được “mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc”, còn có việc “giữ vững chủ quyền” và “giữ được môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước.”

Vị tướng từng là Ủy viên Trung ương Đảng cho rằng “nếu vấn đề liên quan đến Biển Đông mà đổ vỡ thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ quá trình xây dựng và phát triển đất nước.”

Đường đứt đoạn màu đỏ là tuyến vận tải biển quan trọng nhất hiện nay đi qua eo biển Malacca, đường màu trắng là mưu đồ của Trung cộng

Theo tướng Trung, Trung Quốc “muốn chiếm trọn Biển Đông, muốn biến Biển Đông thành ao nhà của họ, còn chúng ta kiên quyết giữ chủ quyền biển đảo theo đúng công ước LHQ về Luật biển năm 1982.” Ông nói, hai vấn đề này “đối lập với nhau, nếu xử lý không khéo thì sẽ bùng nổ căng thẳng, dễ dẫn tới xung đột. Đây là điều chúng ta không bao giờ muốn xảy ra, nhưng chúng ta cũng không thể đem chủ quyền, lãnh thổ ra để thương lượng.”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 4/9 cho biết Việt Nam đã “đấu tranh bằng mọi biện pháp” để chống lại các hoạt động vi phạm chủ quyền trên Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục các hoạt động “bất hợp pháp” trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Các chuyên gia nước ngoài và người dân Việt Nam trong hơn 3 tháng qua đã kêu gọi chính phủ Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế để ngăn chặn hành vi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam về lâu dài như Philippines làm và đã thắng tại vụ kiện ở tòa La Haye cách đây hơn 3 năm.