Pelosi công bố cải cách Chống Tham Nhũng dựa theo Watergate – phù hợp cho thời Trump

0
125
Nancy Pelosi nói chuyện với các phóng viên trong cuộc họp báo hàng tuần tại U.S Capitol

Người Thông Dịch

Translated from Politico article Pelosi unveils Watergate-style anti-corruption reforms — tailored for the Trump era

Cải cách này bao gồm nhiều yếu tố phản hồi với các vấn đề đảng Dân chủ có với Tổng thống.

Kyle Cheney, ngày 23 tháng 9 năm, 2020

Nancy Pelosi nói chuyện với các phóng viên trong cuộc họp báo hàng tuần tại U.S Capitol 

Vào hôm thứ Tư vừa qua, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và các hỗ trợ cao nhất của bà đã công bố một hệ thống chống tham nhũng sâu rộng. Đây là một tập thể chính sách kế thừa các cải cách hậu Watergate – được cập nhật cho một Washington DC hậu Trump.

Trong 158 trang, dự luật bao gồm một danh sách những yêu cầu của đảng Dân chủ- hạn chế ân xá cho cộng sự của tổng thống, yêu cầu các chiến dịch vận động công khai thông báo liên lạc ngoại quốc, và yêu cầu tòa án ưu tiên các trát hầu tòa quốc hội. Mục đích chính của dự luật này là một cách giải quyết những điểm yếu của chính phủ mà ông Trump đã vạch trần. 

Tuy rằng đề xuất sẽ khó được thông qua khi Quốc hội đang bị chia rẽ, các đảng viên Dân chủ đang trình bày các giải pháp này với hy vọng Joe Biden sẽ thắng cử. Theo đó, họ hy vọng sẽ giữ quyền lực của nhánh lập pháp đối với nhánh hành pháp của chính phủ và bảo đảm tam quyền phân lập.

Trong một bản tuyên bố, bảy chủ tịch ủy ban Hạ viện công bố dự luật cho biết. “Nền dân chủ của chúng ta không tự nhiên mà bị ảnh hưởng. Nó cần có công kết và cam kết bảo vệ chống lại bất cứ ai có mưu đồ phá hoại, dù là trong hay ngoài nước. Bây giờ là thời điểm mà Quốc hội phải củng cố nền tảng của nền dân chủ của chúng ta và bảo đảm luật pháp đủ mạnh để chống lại một tổng thống xem thường pháp luật.”

Biện pháp này được đảng Dân chủ đặt tên là Đạo luật bảo vệ nền Dân Chủ của chúng ta (Protect Our Democracy Act), được đưa ra bởi Chủ tịch Tình báo Adam Schiff; Chủ tịch Tư pháp Jerry Nadler; Chủ tịch Giám sát Carolyn Maloney; Chủ tịch Ngân sách John Yarmuth; Chủ tịch Hành chính Hạ viện Zoe Lofgren; Chủ tịch Ngoại giao Hạ viện Eliot Engel; và House Ways and Means Chủ tịch Richard Neal.

Hàng loạt các thành viên Ủy ban Tư pháp và Giám sát cũng đã ký ủng hộ dự luật.

Những biện pháp nêu trên bao gồm hàng loạt các đề xuất khác nhau – một số các đề xuất đã được đưa ra trước quốc hội dưới dạng dự luật riêng – phản ánh từng tranh cãi xung quanh nhiệm kỳ của tổng thống Trump. Từ việc tiếp xúc với Nga trong chiến dịch vận động năm 2016 tới cách ông Trump đối mặt với FBI và việc ông gây áp lực miễn truy tố cho các đồng minh chính trị. Trong số đó, một đề xuất đưa ra biện pháp là sẽ tăng tiền phạt nếu vi phạm đạo luật Hatch, một đề xuất nhằm nghiêm cấm nhân viên liên chính phủ liên bang sử dụng tiền thuế nhân dân để tham gia vào hoạt động đảng phái, một việc mà nhiều nhân viên Nhà Trắng đã vi phạm kể từ đầu nhiệm kỳ của Trump.

Một biện pháp đề ra sẽ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tư pháp ghi lại bất kì liên lạc nào giữa các quan chức cấp cao của Bộ và Nhà Trắng. Đây là một biện pháp nhằm loại bỏ can thiệp mang yếu tố chính trị vào các vấn đề nhạy cảm, đặc biệt là vấn đề liên quan đến cộng sự của Tổng thống. Một đề xuất khác sẽ cấm tổng thống loại bỏ thanh tra mà không có lý do chính đáng và sẽ yêu cầu thông báo sớm hơn cho Quốc hội. Đây là phản hồi việc Trump loại bỏ các thanh tra thuộc hội tình báo, lầu Năm Góc và Bộ Ngoại Giao, những người đang lãnh đạo các cuộc điều tra nhạy cảm liên quan đến Tổng thống. Đề xuất này cũng sẽ tăng bảo đảm cho những người tố giác tới Quốc hội. Điều này bao gồm những biện pháp bảo vệ họ khi tổng thống hay phó tổng thống muốn dùng quyền lực để trả thù.

Một đề xuất khác sẽ tái bảo đảm “sức mạnh tài chính” của Quốc hội và tạo giới hạn trong quyền hạn của tổng thống để chặn các chi tiêu theo yêu cầu của Quốc hội. Chẳng hạn, khi Trump giữ lại 391 triệu USD viện trợ cho Ukraine khi ông gây áp lực cho tổng thống nước này điều tra Biden và các đang viên Dân chủ khác. Đề xuất này cũng sẽ hạn chế Tổng thống trong việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia mà không có Quốc hội xem xét; Tổng thống Trump đã đoạt được nguồn tiền cho bức tường biên giới của ông bằng cách tuyên bố tình trạng khẩn cấp và cho phép ông chuyển hướng quỹ khẩn cấp liên bang.

Những đề xuất mới này cũng sẽ tăng cường khả năng can thiệp của Quốc hội với các cuộc điều tra, bao gồm cả nhánh hành pháp. 

Một điều khoản trong đề xuất sẽ yêu cầu các tòa án ưu tiên báo kiện của Quốc hội. Nó cũng sẽ cho các hội đồng Quốc hội yêu cầu thẩm tra các vụ kiện bởi một hội đồng ba thẩm phán tòa án quận, với kháng cáo trực tiếp lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Một điều khoản khác yêu cầu người nhận trát hầu tòa Quốc hội phải tuân thủ theo tất cả các yêu cầu về lời khai và tài liệu và bao gồm một danh sách các thông tin bị giữ lại và lý do pháp lý để từ chối cung cấp thông tin. 

Đề xuất này cũng sẽ yêu cầu các chiến dịch vận động báo cáo FBI và Cơ quan Bầu cử Liên bang nếu người nước ngoài hoặc nguồn lực ngoại bang cung cấp hỗ trợ hoặc xin hỗ trợ.

Người dịch: Linh Hoàng

Biên tập: Khanh Le

Nguồn : https://www.the-interpreter.org/post/pelosi-cong-bo-cai-cach-chong-tham-nhung-dua-theo-watergate-phu-hop-cho-thoi-trump