Những bông hoa tỏa hương thơm năm 2017

0
52
Cụ Lê Đình Kình (trái), người đứng đầu phong trào chống lấy đất ở Đồng Tâm, khiến ông Nguyễn Đức Chung phải xuống tận nơi giải quyết.
   
Blog VOA

Năm 2017 sắp kết thúc. Ở phương Tây, các báo lớn đều bàn luận về những nhân vật nào nổi bật nhất trong năm qua, đi cùng với những cuộc thi chọn Hoa Hậu trong năm rất sôi nổi, chọn nhân vật xứng đáng in ngoài bìa các báo lớn.

Trên bìa báo Times nổi tiếng, ông D. Trump rất nhã nhặn từ chối không dám nhận là nhân vật nổi trội năm 2017, nhường chỗ cho một nhóm các cô gái tự trọng, dũng cảm dám lên tiếng tố cáo những kẻ đã suồng xã xúc phạm thân thể mình, dù người đó quyền lực và nổi tiếng đến đâu.

Phong trào bảo vệ danh dự phụ nữ, mạnh dạn tố cáo bọn yêu tinh dâm đãng lan sang Anh, Canada, Pháp, Úc… làm mất chức không ít kẻ tai to mặt lớn.

Ở Việt Nam, trong năm qua có những ai có thể được chọn là nhân vật của năm 2017? Xét riêng về các chiến sỹ dấn thân cho dân chủ và nhân quyền – thật lòng yêu nước, thật lòng thương dân, kiên cường chống bành trướng, không sợ tù đầy, dám đương đầu với một chính quyền thô bạo hèn với giặc, ác với dân – năm 2017 là một năm được mùa khá lớn, dù cho hiện đã có 140 anh chị em bị tù đầy phi lý, phi pháp.

Đây là một nét đen ngòm về hạnh kiểm nhân quyền của lãnh đạo đảng Cộng sản bên cạnh nét son tươi thắm của phong trào yêu nước yêu dân chủ đang trên đà phát triển. Xin mạnh dạn kể ra dưới đây những bộ mặt đáng yêu đáng quý ấy, những bông hoa đẹp tỏa hương thơm, theo một trật tự ngẫu nhiên để công luận xem xét:

1. Kính lão đắc thọ, xin kể đầu tiên là Cụ Lê Đình Kình, một đảng viên cộng sản lão thành hơn 50 tuổi đảng trong đảng bộ xã Đồng Tâm/Mỹ Đức, một cựu chiến binh, cầm đầu phong trào chống đối bọn cướp 49 ha đất xã Đồng Tâm là công ty Viettel thuộc bộ Quốc phòng. Cụ Kình bị bọn côn đồ – Công an đánh rạn nứt xương hông, vẫn một mực kiên cường chiến đấu vì nhân dân, lẽ phải.

2. Cô bí thư đảng ủy cộng sản xã Đồng Tâm Nguyễn Thị Lan, lãnh đạo cuộc « nổi dậy » của toàn xã, bắt giữ hòa bình, giam lỏng cả trung đội cảnh sát cơ động vũ trang, buộc chủ tịch chính quyền thủ đô Nguyễn Đức Chung phải đích thân về « đối thoại » và cam kết không truy tố trước nhân dân toàn xã, đại biểu quốc hội, các nhà báo, luật sư, để rồi sau đó trở mặt một cách ô nhục, khai trừ cô Lan ra khỏi đảng ủy, truy tố cụ Lê Đình Kình về tội chống chính quyền. Cuộc đấu tranh còn tiếp diễn với tinh thần xã Đồng Tâm quyết sống chết để bảo vệ tự do, đồng ruộng của mình. Cô Lan vinh dự tự hào trở về với nhân dân để lãnh đạo cuộc nổi dậy độc đáo quyết liệt chống bạo quyền tàn ác này.

3.Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – Mẹ Nấm kiên quyết chống bành trướng, bênh vực dân oan mất đất, có sáng kiến nêu lên câu hỏi « Chúng tôi cần biết » chất vấn chính quyền về các vấn đề quốc kế dân sinh như « Mật đàm Thành Đô? », « vụ án Formosa? », « trận Gạc Ma? »… và nêu cao khẩu hiệu « Chúng ta là Một – We are one », đề cao tình đòan kết keo sơn giữa các chiến sỹ dân chủ thương yêu bảo vệ nhau trước cường quyền tàn bạo. Trước tòa, bị tuyên án 10 năm tù giam, cô khẳng khái khẳng định mình vô tội, được bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và bà Melana Trump bỉểu dương và bênh vực, được các nước CHLB Đức và Liên Âu, Canada… đòi trả lại tự do ngay.

Mẹ Nấm cùng hai con phản đối Trung Quốc đem giàn khoan HD-891 vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Mẹ Nấm cùng hai con phản đối Trung Quốc đem giàn khoan HD-891 vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

4.Trần Thị Nga, bị tòa án Hà Nam tuyên án 9 năm tù vì kiên cường, chống bành trướng, bảo vệ dân oan mất đất, trước tòa không những không nhận tội, còn lên án cường quyền nhu nhược trước quân xâm lược, bị công an tra tấn đánh đập gãy chân vẫn hiên ngang bảo vệ chính nghĩa của mình.

5.Đinh Thảo, một sinh viên tỉnh Thái Nguyên chịu khó học tập ngoại ngữ, các điều luật, tập ăn nói lưu loát tiếng Anh, dẫn đầu nhóm 3 người, cùng cô Anna Nguyễn và cô Minh Hà – vợ anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, đến trụ sở Liên Hợp Quốc trình bày tường tận về tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam với những dẫn chứng cụ thẻ, hiện đang còn trên đường vận động ở 6 nước CHLB Đức, Na Uy, Thụy Điển, Thụy sỹ, Bỉ và cộng hòa Séc.

6.Đoan Trang, từng là nhà báo sắc sảo của VietNam Net, trở thành một chiến sỹ dân chủ năng nổ, hoạt bát, kiên cường, đối thọai trực diện với các nhân viên công an, còn để thời gian nghiên cứu tổng kết công phu các kinh nghiệm đấu tranh cụ thể, viết cuốn sách xúc tích, dày 300 trang « Chính trị bình dân », một cẩm nang quý hướng dẫn đấu tranh không bạo động có hiệu quả, vừa là nhà họat động thực tế rất năng nổ vừa là nhà lý luận dày dạn.

Blogger Phạm Đoan Trang.
Blogger Phạm Đoan Trang.

7.Phạm Thanh Nghiên, người nhỏ nhắn nhưng tinh thần thép trong đấu tranh đòi dân chủ tự do cho đồng bào mình, còn viết cuốn hồi ký có giá trị « Những mảnh đời sau song sắt », nêu cao tinh thần bất khuất lạc quan của người tù chính trị, coi nhà tù là nơi rèn luyện ý chí đấu tranh vì dân vì nước.

8.Trịnh Kim Tiến, cha cô là ông Trịnh Xuân Tùng một chiến sỹ dân chủ dấn thân bị công an tra khảo đến chết, thù nhà nợ nước, cô trở nên kiên cường, là « hoa khôi xuống đường », gần đây trở thành phóng viên tường thuật sinh động kịp thời các cuộc đấu tranh qua truyền thanh truyền hình. Cô tường thuật rất kỹ tại chỗ phiên tòa phi pháp xử « Mẹ Nấm » như một phóng viên chuyên nghiệp gan góc.

9.Lưu Thị Duyên, sinh viên khoa Luật Hà Nội, từng viết trên Facebook của mình, kiến nghị các đại biểu Quốc hội cần yêu cầu chính phủ báo cáo thật rành mạch tỷ mỷ các khoản thu chi trong ngân sách, không thể đại khái qua loa, để thất thoát hàng trăm nghìn tỷ đồng năm này qua năm khác, đó là xương máu mồ hôi của nhân dân và quân đội. Facebook của cô lập tức được 12.600 phản hồi tán đồng nhiệt liệt. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyển chọn cô Lưu Thị Duyên là 1 trong 10 tài năng trẻ toàn cầu được Giải thưởng – Global Emergency Young Leaders Awards, cùng các bạn khác thuộc các nước Algeria, Bỉ, Malta, Peru, Sri Lanka…

10. Nhóm « Nhịp cầu Hoàng Sa » gồm các nhà báo, nghệ sỹ Vũ Kim Hạnh, Lê Thế Thanh, Nguyễn Duy, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Lập… cùng lập nên để tổ chức tưởng niệm các liệt sỹ 2 miền Bắc, Nam chống quân Tàu cộng ở Trường Sa và Hoàng sa, quyên góp ủng hộ các gia đình liệt sỹ thiếu thốn, đặc biệt nêu cao chiến công các chiến sỹ chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma.

Đáng chú ý là nhân dịp này thiếu tướng Lê Mã Lương công khai đăng đàn tố cáo Lê Đức Anh hồi đó nhân danh bộ trưởng Quốc phòng đã ra nghiêm lệnh cho Đô đốc Giáp Văn Cương tư lệnh hải quân cấm các đảo không được nổ súng dù bị quân Trung quốc tấn công, một mệnh lệnh mang tính chất phản quốc đê hèn.

11. Tiếp theo, xin kể đến số 118 nam nữ luật sư Hà Nội, Sài Gòn, Phú Yên… cùng ký tên bênh vực luật sư Võ An Đôn bị Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên độc đoán xóa tên với lời vu cáo là « lợi dụng quyền tự do dân chủ » mà không có chứng cứ nào. Bản tuyên bố của 118 luật sư biểu dương LS Võ An Đôn là luật sư ngay thật, hay bào chữa cho dân nghèo miễn phí, được xã hội và đồng nghiệp quý trọng, có tinh thần phục vụ công lý cộng đồng. Một số luật sư có công tâm dự định lập tổ chức « Đòan luật sư độc lập vì công lý ».

Luật sư Võ An Đôn

12. Cuối cùng nhưng chưa phải là hết, xin kể đến nhóm tài-xế (lái xe) ở BOT Cai Lậy đã kiên cường khôn khéo và bền bỉ đấu tranh trong ôn hòa không bạo động, dựa vào pháp lý (phân biệt đường quốc lộ và đường tránh, có đấu thầu theo luật hay không, mức phí không hợp lý), tranh thủ nhiều luật sư và các nhà báo Tuổi trẻ, Thanh Niên, Lao động, Pháp luật… hỗ trợ, vận động bà con địa phương tận tình ủng hộ ngày càng đông đảo thành một cuộc đấu tranh rộng.

Hơn 100 bông hoa thơm mùi dân chủ thanh khiết nở rộ năm 2017 trên đây báo hiệu cho một vườn hoa dân chủ mênh mông ngát hương thơm năm 2018 đầy triển vọng khi đảng cộng sản phơi bày tất cả sự xuống cấp tha hóa, với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương đảng, các bộ trưởng thứ trưởng, các bí thư tỉnh ủy, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch… ở Vĩnh Phú, Thanh Hóa, Yên Bái, Quảng Nam… hàng trăm cán bộ kinh tế tài chính cấp cao của đảng, Tổng Giám Đốc các đại công ty đang chờ ra trước vành móng ngựa để trả lời về tội lỗi của họ. Dù cho năm 2017 tổng thống Hoa Kỳ D. Trump không mấy mặn mà quan tâm đến giá trị dân chủ và nhân quyền, anh chị em đấu tranh xác định ta phải tự cứu lấy ta, rồi sẽ được sự đồng tình ủng hộ của cả loài người tiến bộ trên thế gian này. Một niềm tự tin đầy hứng khởi để chào đón năm 2018 nhiều triển vọng.

Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Ðối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here