Một hệ thống miễn trừ tư pháp

0
77
Therrious Davis for NPR

Người Thông Dịch

Gene Demby, ngày 8 tháng 7, năm 2020

Translated from the NPR article An Immune System

Therrious Davis for NPR

Dư luận đang đặt ra những câu hỏi hóc búa về cách xử lý cảnh sát sau những lần họ tàn bạo cướp đi mạng sống của những nạn nhân như cô Breonna Taylor và anh George Floyd. Tống họ ra khỏi trường học (của con em mình)? Cắt giảm ngân sách? Hay giải tán hết lực lượng cảnh sát? Có vẻ các tư tưởng cấp tiến như cắt giảm ngân sách hay giải tán cảnh sát đã nhận được nhiều sự chú ý bởi sở cảnh sát đã bao lần chống đối những cuộc cải cách dù nhỏ nhặt nhất. Ngay cả những nỗ lực không đáng kể như loại bỏ “con sâu” cũng chẳng đi đến đâu; cảnh sát ít khi mất việc do sự tàn bạo hay hạnh kiểm xấu của họ. Họ cũng hiếm khi bị bắt hoặc buộc tội — huống chi là kết án — vì hành vi sai trái trong những vụ án hình sự. Nhờ có miễn trừ tư pháp, việc khởi kiện dân sự một cảnh sát để đòi công lý dường như là điều không thể. Thực chất, miễn trừ tư pháp nghĩa là những viên chức nhà nước như cảnh sát chỉ chịu trách nhiệm trước tòa án dân sự do vi phạm quyền lợi công dân nếu những quyền lợi đó được “xác lập rõ ràng” trong án lệ đã có. (Chúng tôi biết nó hơi chuyên môn một chút.) Để giúp mọi người hiểu được miễn trừ tư pháp bẻ cong hệ thống tư pháp hình sự như thế nào, chúng tôi đã trò chuyện với Josie Duffy Rice, người từng trăn trở trong thời gian dài về lịch sử cũng như sự ảnh hưởng của chế định pháp lý này. Bà là giám đốc của cơ quan báo chí The Appeal, một tổ chức chuyên về chính sách và hệ thống tư pháp, và là một trong hai người dẫn chương trình phát thanh mang tên Công lý ở Mỹ (Justice in America). Dưới đây là một đoạn trích tóm lược từ cuộc hội thoại của chúng tôi.

Với những người không mấy quen thuộc với miễn trừ tư pháp, định nghĩa của nó là gì? Miễn trừ tư pháp cơ bản là một cách phòng thủ dành cho công chức khi họ bị tố cáo về hành vi xấu. Giả sử bạn đang lái xe dạo trên đường, bạn bị một anh cảnh sát tấp vào lề, ra lệnh xuống xe và bị đánh nhừ tử. Về sau, bạn muốn kiện tay cảnh sát này vì những thiệt hại mà bạn phải chịu đựng, từ thuốc men đến những phí tổn do sự cố trên mang lại. Ngoài những khả năng hậu quả hình sự, bạn có thể đưa họ ra tòa dân sự nếu đó là người dưng và tòa có thể kết luận rằng họ nợ bạn một món tiền bồi thường.

Do có miễn trừ pháp lý, các quan chức nhà nước chỉ chịu trách nhiệm ở mức độ thấp do các tòa án thường viện cớ không có án lệ nào tương tự để áp dụng. Không có những trường hợp nào mà cảnh sát đánh nạn nhân cùng một cách thức, cũng không có vụ việc nào trong quá khứ mà viên chức nhà nước bị buộc phải chịu trách nhiệm.

Bởi vì trước đó chúng ta chưa bao giờ bắt họ chịu trách nhiệm cho những hành vi này nên bây giờ cũng không thể. Điều này tạo ra một áp lực căng thẳng: Nếu bạn không bắt ai phải chịu trách nhiệm bất cứ điều gì thì những vi phạm rõ rệt nếu có xảy ra cũng không bao giờ được thừa nhận.

Hết ví dụ này đến ví dụ khác phơi bày sự thiếu năng lực kết hợp với sự liều lĩnh và hiểm độc của tòa khi tuyên bố rằng việc này thật ra không có vấn đề gì cả. Ý tôi là, nó không hợp đạo đức nhưng lại được hợp pháp. Có vẻ như điều này khiến cho cảnh sát được miễn trừ với bất kỳ vụ kiện tụng hoặc hậu quả dân sự nào. Thế sao chúng ta lại muốn cho cảnh sát và cơ quan cảnh sát sự bảo hộ như vậy? Nhiều năm trước, Đạo luật Nhân quyền năm 1871 – còn gọi là Đạo luật Ku Klux Klan – đã được thông qua bởi Quốc hội. Luật đó đã trao cho người dân Hoa Kỳ quyền được kiện cáo các cơ quan chức năng nào xâm phạm quyền lợi cá nhân. Luật rất rõ ràng để hiểu: khẳng định rằng mọi quan chức nhà nước nào tước đoạt quyền công dân được đảm bảo bởi Hiến pháp sẽ phải chịu trách nhiệm trước bên bị xâm phạm. Và điều đó rất dễ hiểu. Nếu như bạn bị đánh đập bởi một cảnh sát, bạn có quyền kiện người cảnh sát đó và họ phải chịu trách nhiệm. Một ví dụ, vào năm 1961, có một vụ án tên Monroe v. Pape, vụ này do một gia đình người Da Đen họ Monroe kiện các cảnh sát ở Chicago. Những người cảnh sát này, lúc tờ mờ sáng, đã đột nhập vào nhà họ, lùa cả nhà đứng trần truồng ở phòng khách rồi lục soát tất cả phòng. Họ lục tung tất cả những tài sản cá nhân, phá hoại đồ trong nhà, xé toang hết miếng bọc nệm và lục từng ngăn kéo. Và sau đó họ còn bắt James Monroe, trụ cột gia đình, giam giữ và thẩm vấn ông hàng tiếng đồng hồ. Gia đình ông khởi kiện và Tối cao Pháp viện khẳng định rằng đúng là họ có quyền kiện tụng các cảnh sát cho những gì đã xảy ra, bởi vì quyền riêng tư của họ đã bị xâm phạm. Điểm mấu chốt của bộ luật này là khi một viên chức lạm dụng vị thế của họ, sẽ có phương pháp ngoài luồng của toà án hình sự nhằm để bắt viên chức đó chịu trách nhiệm. Đó là một vụ án đáng quan tâm bởi nhiều lý do. Gia đình này là người Da Đen, và các toà án thường không mấy thiện cảm với người Da Đen ở Hoa Kỳ. Nhưng đây là một vài năm sau vụ kiện Brown v. Board. Đây là một vài năm trước Đạo luật quyền Bầu cử. Đây là thời điểm mà Tối cao Pháp viện ít nhất có một vài khoảnh khắc công tâm rõ ràng với vấn đề chủng tộc ở Hoa Kỳ. Vậy cái gì đã thay đổi trong việc am hiểu quyền được kiện (công chức)? Vào năm 1967, Tối cao Pháp viện đã sáng chế ra cái gọi là miễn trừ tư pháp. Họ nói nôm na, coi đây là một ngoại lệ của nguyên tắc nhé? Nếu công chức hành động với “thiện ý” và tin rằng cách hành xử của họ được pháp lý cho phép thì họ không phải chịu trách nhiệm. 15 năm kể từ năm 1967, có một án lệ tên Harlow v. Fitzgerald. Trước đó, các tòa án cơ bản là thay đổi lý lẽ của họ — và đó là lúc cụm từ “xác lập rõ ràng” ra đời. Hiện tại, cách hành xử có “thiện ý” hay không của cảnh sát viên không còn là vấn đề nữa. Ngay cả nếu cảnh sát hay công chức có hành động ác ý, trừ khi nạn nhân có thể chứng tỏ quyền lợi của họ được “xác lập rõ ràng,” bằng không sẽ không có gì để xoa dịu nỗi đau của họ. Tự dưng, bạn thấy một tình huống không ai phải chịu trách nhiệm với ai cả.

Translated by Vy Nguyen and Tegan Tran

Edited by J. Le

Nguồn : https://www.the-interpreter.org/post/mot-he-thong-mien-tru-tu-phap