Đặc khu Kinh tế nhìn từ góc độ chủ quyền

0
2857
Người dân Sài Gòn xuống đường biểu tình chống Luật Đặc Khu và luật An ninh mạng.

FB Trần Trung Đạo

25-6-2018

(Buổi hội thảo “Chống Lũ Gian Tà Bán Nước Cầu Vinh” đã được Hệ Thống Truyền Thông Cali Today tổ chức 1-5 giờ chiều ngày thứ bảy 23 tháng 6, 2018 với thành phần diễn giả gồm Thẩm phán Phan Quang Tuệ, Tiến Sĩ Đinh Xuân Quân, Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, Bình Luận Gia Ngô Nhân Dụng và Trần Trung Đạo. Đưới đây là những điểm chính chép ra từ bài thuyết trình và video 10 phút phần của Trần Trung Đạo do Phóng viên Nghê Lữ thực hiện):

ĐẶC KHU KINH TẾ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CHỦ QUYỀN(Buổi hội thảo “Chống Lũ Gian Tà Bán Nước Cầu Vinh” đã được Hệ Thống Truyền Thông Cali Today tổ chức 1-5 giờ chiều ngày thứ bảy 23 tháng 6, 2018 với thành phần diễn giả gồm Thẩm phán Phan Quang Tuệ, Tiến Sĩ Đinh Xuân Quân, Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, Bình Luận Gia Ngô Nhân Dụng và Trần Trung Đạo. Đưới đây là những điểm chính chép ra từ bài thuyết trình và video 10 phút phần của Trần Trung Đạo do Phóng viên Nghê Lữ Nghê Lữ thực hiện): Đặc khu kinh tế, qua nhiều hình thức đã có từ hàng trăm năm trước chứ không phải mới có hôm nay, chẳng hạn đặc khu kinh tế Bangladesh giữa Nam Hàn và Bangladesh, đặc khu kinh tế ở Campichia, Lào v.v. nhưng vấn đề ở đây là đặc khu kinh tế giữa Việt Nam và Trung Cộng. Lý do, chỉ có tại Việt Nam mới có loại đặc khu giữa kẻ thống trị và người bị trị. Bangladesh nghèo nhưng là quốc gia có chủ quyền. Họ ngồi nói chuyện với quốc gia dù giàu hơn họ bao nhiêu đi nữa họ vẫn có đầy đủ tư cách để đối thoại. CSVN không có tư cách đó.Do đó, đạo luật có đặt ra gì đi nữa cũng chỉ trên giấy tờ mà thôi. Chúng ta có chẻ từng chữ để phân tích nội dung của đặc khu cũng chỉ để phân tích, trong thực tế đất nước Việt Nam đã và đang từng phần rơi vào tay Trung Cộng. Lấy tranh chấp Trường Sa làm bằng chứng. Tranh chấp Trường Sa có liên hệ đến nhiều quốc gia nên Trung Cộng còn dè dặt. Nếu tranh chấp ngày hôm nay chỉ là tranh chấp giữa Trung Cộng và Việt Nam, Trường Sa đã mất hẳn vào tay Trung Cộng lâu lắm rồi. Mục đích đấu tranh của chúng ta không phải để một ngày nào đó đưa quân đánh Trung Cộng hay xâm lược Trung Cộng nhưng là bảo vệ cho được chủ quyền Việt Nam. Việt Nam là một nước nhỏ, dân ít, đất hẹp, nỗ lực của chúng ta không phải gây hấn với nước lớn nhưng là để đối thoại với Trung Cộng với tư cách một quốc gia có chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ chứ không phải cách mà CSVN đang “đối thoại” với Trung Cộng. “Đối thoại” đó chỉ là hình thức. Trung Cộng cho phép CSVN được nói bao nhiêu chữ, bao nhiêu lời, tiến bao nhiêu bước. Mỗi khi chúng ta nghe CSVN tuyên bố vài điều mà chúng ta cảm thấy kích thích, thật ra không phải , vậy, tất cả đều có bài bản. Nhìn sang Philippines chẳng hạn. So với Việt Nam, tranh chấp giữa Philippines và Trung Cộng rất nhỏ so với tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Cộng. Nhưng Philippines đã đưa Trung Cộng ra tòa án quốc tế và đã thắng. Từ năm 2000 tới nay, bao nhiêu biến cố đã xảy ra giữa Philippines và Trung Cộng? Chỉ có một biến cố . Việt Nam thì sao? Cho đến nay không ai biết rõ bao nhiêu người Việt đã chết trên biển (dưới bàn tay của hải quân Trung Cộng). Không nên có đặc khu kinh tế (giữa Trung Cộng và Việt Nam) dù dưới bất cứ hình thức nào bởi vì vấn đề của Việt Nam là vấn đề chủ quyền. Những kẻ cầm quyền một quốc gia không danh chính không thể đi nói chuyện với ai được.Vấn đề lớn khác của Trung Cộng là dân số. Các nhà phân tích cho rằng vấn đề dân số tại Trung Cộng chỉ có thể giải quyết được nếu đưa ra khỏi Trung Cộng 300 triệu dân. Nếu đưa qua Việt Nam thì thử hỏi Việt Nam sẽ ra sao sau khi Trung Cộng có mặt, sinh đẻ trên đất nước Việt Nam sau 99 năm? Chúng ta thường nhìn một vấn đề từ góc độ khách quan, khoa học nhưng đừng quên Trung Cộng nhìn vấn đề còn thêm yếu tố hẹp hòi nhưng rất tinh vi. Lấy chuyến viếng thăm Anh Quốc của thủ tướng Trung Cộng để thấy. Chiếc thảm đỏ đón tiếp từ chân cầu thang máy bay đến khán đài danh dự chỉ ngắn vài phân tây mà Trung Cộng cũng gởi thư chính thức phản đối chính phủ Anh. Mao Trạch Đông từng nghĩ việc chiếm lấy Hoàng Sa khi Mao còn sống nhưng CSVN không biết hay hay cố tình bán đứng đất nước Việt Nam.Tóm lại, vấn đề của hôm nay là vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Cộng bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa và các phần lảnh thố khác chứ không phải đơn thuần là vấn đề của đặc khu kinh tế.Tôi tin rằng trong những tuần vừa qua, nhiều trong số quý vị chắc là ăn không ngon, ngủ không yên chỉ vì một câu hỏi “Như vậy rồi chúng ta nên làm gì?” Bốn mươi ba năm rồi, chúng ta hoan hô rất nhiều và chúng ta đả đảo rất nhiều nhưng đến hôm nay chúng ta vẫn là những người con xa xứ. Những người con đang hoài vọng một ngày về nhưng vẫn ngồi đây. Muốn trở về chúng ta phải biết làm gì. Đây là cơ hội lịch sử. Ông bà chúng ta đã biết lấy cái tiêu cực, cái đau khổ làm đường đi. Đường đi của chúng ta hôm nay đã có rồi. Đó là con đường dân tộc.Năm 2007, cuộc biểu tình lớn đầu tiên đã diễn ra tại Việt Nam (khi Trung Cộng tuyên bố đơn vị hành chánh gọi là Tam Sa bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa) bởi vì đất đai. Cách đây hai tuần lễ, một cuộc biểu tình rất lớn đã diễn ra tại Việt Nam cũng chỉ vì đất đai. Chúng ta có một ngôn ngữ mà chúng ta có thể nói cho tất cả người Việt Nam biết đó là lảnh thổ Việt Nam. Xin lỗi quý vị, cách đây bốn mươi năm, chúng ta nói CS vô thần. Nếu chúng ta có niềm tin tôn giáo thì đó là điều hết sức xúc động. Nhưng với các em bé sinh ra và lớn lên ở vùng Cao Bắc Lạng thì điều đó không quan trọng lắm. Vô thần với các em không có nghĩa gì cả. Nhưng hôm nay, nếu chúng ta nói rằng trong tương lai đất nước này sẽ thuộc vào tay Trung Cộng, mồ mả của tổ tiên sẽ bị cày xới lên, một ngàn năm nữa các thế hệ gốc Việt đi ngang qua đây sẽ không còn một nước Việt Nam nữa mà chỉ là những ngôi đền còn lại trên quê hương đổ nát, dấu tích của hàng ngàn năm trước, thì các em sẽ đứng lên.Đây là cơ hội cho tất cả người Việt Nam cùng đứng lên trên mẫu số chung đó. Chỉ có mẫu số chung dân tộc, đoàn kết dân tộc chúng ta mới thắng được Trung Cộng. Tổ tiên ông bà chúng ta làm được, rồi chắc chắn chúng ta cũng sẽ làm được.Muốn được vậy, chúng ta hãy cố gắng hết sức để vượt qua. Bởi vì nếu chúng ta không vượt qua được cái hẹp hòi, chúng ta không thể đi trên con đường thênh thang của đất nước. Dù có gì với nhau đi nữa cũng phải dừng lại để cùng nhìn về tương lai đất nước mình, nhìn về các thế hệ con cháu của mình để cùng đi với các em trong nước. Các em chịu đựng tù đày, các em không sợ thì tại sao chúng ta lại sợ? Tất cả người Việt Nam không nên sợ hãi nữa. Sau năm 1975, chúng ta tưởng như tận thế rồi. Nhưng ngày hôm nay, khoảng không gian của CS mỗi ngày thu hẹp lại. Chế độ CS băng hoại như một vết thương chỉ cần chích một mũi kim nhỏ, vết thương sẽ chảy mủ, nhưng nếu chúng ta không làm công việc đó, không ai làm giùm cho chúng ta cả. Chúng ta đừng ngồi đây mơ một cường quốc nào mang lại tự do dân chủ cho Việt Nam. Máu xương của mình đổ ra mình mới thấy đau. Không ai đau thế cho mình. Tôi mong quý vị đừng quên ngày 10 tháng 6. Ở bất cứ địa phương nào, thành phố nào, hãy dấy lên phong trào 10 tháng 6. Ngày 10 tháng 6 như ngọn lửa cháy âm ỉ trong lòng và ngày nào đó sẽ thành cơn bão lửa.Trần Trung Đạo

Posted by Trần Trung Đạo on Monday, June 25, 2018

Đặc khu kinh tế, qua nhiều hình thức đã có từ hàng trăm năm trước chứ không phải mới có hôm nay, chẳng hạn đặc khu kinh tế Bangladesh giữa Nam Hàn và Bangladesh, đặc khu kinh tế ở Campichia, Lào v.v… nhưng vấn đề ở đây là đặc khu kinh tế giữa Việt Nam và Trung Cộng. Lý do, chỉ có tại Việt Nam mới có loại đặc khu giữa kẻ thống trị và người bị trị.

Bangladesh nghèo nhưng là quốc gia có chủ quyền. Họ ngồi nói chuyện với quốc gia dù giàu hơn họ bao nhiêu đi nữa họ vẫn có đầy đủ tư cách để đối thoại. CSVN không có tư cách đó.

Do đó, đạo luật có đặt ra gì đi nữa cũng chỉ trên giấy tờ mà thôi. Chúng ta có chẻ từng chữ để phân tích nội dung của đặc khu cũng chỉ để phân tích, trong thực tế đất nước Việt Nam đã và đang từng phần rơi vào tay Trung Cộng.

Lấy tranh chấp Trường Sa làm bằng chứng. Tranh chấp Trường Sa có liên hệ đến nhiều quốc gia nên Trung Cộng còn dè dặt. Nếu tranh chấp ngày hôm nay chỉ là tranh chấp giữa Trung Cộng và Việt Nam, Trường Sa đã mất hẳn vào tay Trung Cộng lâu lắm rồi.

Mục đích đấu tranh của chúng ta không phải để một ngày nào đó đưa quân đánh Trung Cộng hay xâm lược Trung Cộng nhưng là bảo vệ cho được chủ quyền Việt Nam.

Việt Nam là một nước nhỏ, dân ít, đất hẹp, nỗ lực của chúng ta không phải gây hấn với nước lớn nhưng là để đối thoại với Trung Cộng với tư cách một quốc gia có chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ chứ không phải cách mà CSVN đang “đối thoại” với Trung Cộng. “Đối thoại” đó chỉ là hình thức. Trung Cộng cho phép CSVN được nói bao nhiêu chữ, bao nhiêu lời, tiến bao nhiêu bước. Mỗi khi chúng ta nghe CSVN tuyên bố vài điều mà chúng ta cảm thấy kích thích, thật ra không phải , vậy, tất cả đều có bài bản.

Nhìn sang Philippines chẳng hạn. So với Việt Nam, tranh chấp giữa Philippines và Trung Cộng rất nhỏ so với tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Cộng. Nhưng Philippines đã đưa Trung Cộng ra tòa án quốc tế và đã thắng. Từ năm 2000 tới nay, bao nhiêu biến cố đã xảy ra giữa Philippines và Trung Cộng? Chỉ có một biến cố . Việt Nam thì sao? Cho đến nay không ai biết rõ bao nhiêu người Việt đã chết trên biển (dưới bàn tay của hải quân Trung Cộng).

Không nên có đặc khu kinh tế (giữa Trung Cộng và Việt Nam) dù dưới bất cứ hình thức nào bởi vì vấn đề của Việt Nam là vấn đề chủ quyền. Những kẻ cầm quyền một quốc gia không danh chính không thể đi nói chuyện với ai được.

Vấn đề lớn khác của Trung Cộng là dân số. Các nhà phân tích cho rằng vấn đề dân số tại Trung Cộng chỉ có thể giải quyết được nếu đưa ra khỏi Trung Cộng 300 triệu dân. Nếu đưa qua Việt Nam thì thử hỏi Việt Nam sẽ ra sao sau khi Trung Cộng có mặt, sinh đẻ trên đất nước Việt Nam sau 99 năm?

Chúng ta thường nhìn một vấn đề từ góc độ khách quan, khoa học nhưng đừng quên Trung Cộng nhìn vấn đề còn thêm yếu tố hẹp hòi nhưng rất tinh vi. Lấy chuyến viếng thăm Anh Quốc của thủ tướng Trung Cộng để thấy. Chiếc thảm đỏ đón tiếp từ chân cầu thang máy bay đến khán đài danh dự chỉ ngắn vài phân tây mà Trung Cộng cũng gởi thư chính thức phản đối chính phủ Anh. Mao Trạch Đông từng nghĩ việc chiếm lấy Hoàng Sa khi Mao còn sống nhưng CSVN không biết hay hay cố tình bán đứng đất nước Việt Nam.

Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do biểu tình chống Trung Cộng trước Nhà hát TP ngày 19/01/2008.

Tóm lại, vấn đề của hôm nay là vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Cộng bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa và các phần lảnh thố khác chứ không phải đơn thuần là vấn đề của đặc khu kinh tế.

Tôi tin rằng trong những tuần vừa qua, nhiều trong số quý vị chắc là ăn không ngon, ngủ không yên chỉ vì một câu hỏi “Như vậy rồi chúng ta nên làm gì?”

Bốn mươi ba năm rồi, chúng ta hoan hô rất nhiều và chúng ta đả đảo rất nhiều nhưng đến hôm nay chúng ta vẫn là những người con xa xứ. Những người con đang hoài vọng một ngày về nhưng vẫn ngồi đây.

Muốn trở về chúng ta phải biết làm gì. Đây là cơ hội lịch sử. Ông bà chúng ta đã biết lấy cái tiêu cực, cái đau khổ làm đường đi. Đường đi của chúng ta hôm nay đã có rồi. Đó là con đường dân tộc.

Ngày 16/12/2007 Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do đã bất ngờ đổ quân xuống trước Lãnh Sự Quán Trung Cộng tại Sài Gòn biểu tình phản đối Trung Cộng thành lập thành phố Tam Sa, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Cuộc biểu tình kéo dài từ 8:30 sáng đến hơn 14:00 chiều. Nhà cầm quyền lúc đó đưa nhiều lực lượng ra yêu cầu anh chị em Câu lạc bộ Nhà báo Tự do chấm dứt biểu tình nhưng anh chị em vẫn bám trụ trên vỉa hè đối diện Nhà Văn Hoá Thanh Niên. Sau 14 giờ anh chi em @Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do chuyển sang khu vực công viên trước cửa Dinh Độc Lập mở một diễn đàn thảo luận về Biển Đông và Hoàng Sa-Trường Sa. Nhà nghiên cứu Hà Vũ Trọng đã nói về đường lưỡi bò trên Biển Đông thể hiện tham vọng bá quyền của Trung Cộng.Khoảng 15 giờ, anh chị em rời khu vực biểu tình về Nguyễn Đình Chiểu-Phạm Ngọc Thạch ăn cơm, về 57 Phạm Ngọc Thạch lấy xe ra về. Lúc này, bọn an ninh và hình sự đã đợi sẵn ở ngoài. Khi Blogger Điếu Cày và một số anh chị em chạy tới ngã ba Phạm Ngọc Thạch- Võ Thị Sáu thì bị chúng vây lại bắt. nh em phát hiện Blogger Điếu Cày bị bắt thì anh Hà Vũ Trọng vội đưa máy ảnh lên chụp, vì chụp vội đèn flat nhá lên khiến bọn an ninh phát hiện và bắt luôn anh ấy. Tấm ảnh cuối cùng do anh Hà Vũ Trong chụp cảnh Blogger Điếu Cày bị bắt. Đã 9 năm trôi qua rồi, cuộc đấu tranh vẫn còn tiếp diễn nhưng đội ngũ đấu tranh ngày càng đông đảo.

Posted by Blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) on Thursday, December 8, 2016

Năm 2007, cuộc biểu tình lớn đầu tiên đã diễn ra tại Việt Nam (khi Trung Cộng tuyên bố đơn vị hành chánh gọi là Tam Sa bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa) bởi vì đất đai. Cách đây hai tuần lễ, một cuộc biểu tình rất lớn đã diễn ra tại Việt Nam cũng chỉ vì đất đai. Chúng ta có một ngôn ngữ mà chúng ta có thể nói cho tất cả người Việt Nam biết đó là lảnh thổ Việt Nam.

Xin lỗi quý vị, cách đây bốn mươi năm, chúng ta nói CS vô thần. Nếu chúng ta có niềm tin tôn giáo thì đó là điều hết sức xúc động. Nhưng với các em bé sinh ra và lớn lên ở vùng Cao Bắc Lạng thì điều đó không quan trọng lắm. Vô thần với các em không có nghĩa gì cả.

Nhưng hôm nay, nếu chúng ta nói rằng trong tương lai đất nước này sẽ thuộc vào tay Trung Cộng, mồ mả của tổ tiên sẽ bị cày xới lên, một ngàn năm nữa các thế hệ gốc Việt đi ngang qua đây sẽ không còn một nước Việt Nam nữa mà chỉ là những ngôi đền còn lại trên quê hương đổ nát, dấu tích của hàng ngàn năm trước, thì các em sẽ đứng lên.

Đây là cơ hội cho tất cả người Việt Nam cùng đứng lên trên mẫu số chung đó. Chỉ có mẫu số chung dân tộc, đoàn kết dân tộc chúng ta mới thắng được Trung Cộng. Tổ tiên ông bà chúng ta làm được, rồi chắc chắn chúng ta cũng sẽ làm được.

HẸN GẶP EM GIỮA THÀNH PHỐ SÀI GÒN !

Muốn được vậy, chúng ta hãy cố gắng hết sức để vượt qua. Bởi vì nếu chúng ta không vượt qua được cái hẹp hòi, chúng ta không thể đi trên con đường thênh thang của đất nước.

Dù có gì với nhau đi nữa cũng phải dừng lại để cùng nhìn về tương lai đất nước mình, nhìn về các thế hệ con cháu của mình để cùng đi với các em trong nước. Các em chịu đựng tù đày, các em không sợ thì tại sao chúng ta lại sợ? Tất cả người Việt Nam không nên sợ hãi nữa.

Sau năm 1975, chúng ta tưởng như tận thế rồi. Nhưng ngày hôm nay, khoảng không gian của CS mỗi ngày thu hẹp lại. Chế độ CS băng hoại như một vết thương chỉ cần chích một mũi kim nhỏ, vết thương sẽ chảy mủ, nhưng nếu chúng ta không làm công việc đó, không ai làm giùm cho chúng ta cả.

Chúng ta đừng ngồi đây mơ một cường quốc nào mang lại tự do dân chủ cho Việt Nam. Máu xương của mình đổ ra mình mới thấy đau. Không ai đau thế cho mình.

Tôi mong quý vị đừng quên ngày 10 tháng 6. Ở bất cứ địa phương nào, thành phố nào, hãy dấy lên phong trào 10 tháng 6. Ngày 10 tháng 6 như ngọn lửa cháy âm ỉ trong lòng và ngày nào đó sẽ thành cơn bão lửa.