BÀ CON XA (Part I)

2
39
TO GO WITH AFP STORY BY PHILIPPE ALFROY Turkish Nobel laureate author Orhan Pamuk poses during an interview at his house in Istanbul on Febuary 2, 2015. World acclaimed Turkish writer Orhan Pamuk has started to work on his new novel featuring Istanbul in his flat overlooking the Bosphorus, Topkapi Palace and the Blue Mosque. Since he was awarded the Nobel Prize in 2006, he's become one of the most vocal critic of the "climate of fear" he said conservative and Islamic Turkish President Recep Tayyip Erdogan imposed on Turkey. AFP PHOTO/OZAN KOSE (Photo credit should read OZAN KOSE/AFP/Getty Images)
   
Nguyên tác: Orhan Pamuk
Bản dịch: Nguyễn Mạnh Hùng
(LND: Orhan Pamuk là nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ đoạt giải thường Nobel văn chương năm 2006. Ông viết một cách trìu mến về thành phô Istanbul thân yêu của ông, về sự thay đổi xã hội vá sự căng thâng giữa văn hóa đông-tây trong tiến trình canh tân của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong số các tác phẩm nổi tiêng của ông có cuốn Tên Tôi là Đỏ (My Name is Red), Cuốn Sổ Đen (The Black Book) và Tuyết (Snow).
Truyện ngắn “Bà Con Xa,” nói về tình yêu, thân phận, bản sắc, quy ước xã hội, và sự phức tạp văn hóa trong một thành phố Istanbul đang chuyển mình Âu hóa, được chọn đăng trên tạp chí The New Yorker số ngày 7 tháng 9 năm 2009. Bản dịch từ tiếng Thổ sang tiếng Anh do Maureen Freely thực hiện).
Một loạt các sự cố làm đời tôi thay đổi hoàn toàn bắt đầu ngày 27 tháng 4, 1975 khi Sibel nhìn thấy cái ví của nhà thiết kế nổi tiếng Jenny Colon ở trong một tủ kính bày hàng lúc chúng tôi dạo bước trên Đại lộ Valikonagi trong một buổi chiều xuân mát mẻ. Chẳng bao lâu nữa là đén ngày lễ đính hôn của chúng tôi; chúng tôi đang cảm thấy ngất ngây và cao hứng. Chúng tôi mới ăn cơm tối với bố mẹ tôi ở Fuaye, một nhà hàng sang trọng trong khu Nisantasi. Trong bữa ăn chúng tôi bàn kỹ việc tô chức lễ đính hôn của chúng tôi vào khoảng giữa tháng sáu để Nurcihan, bạn của Sibel từ ngày họ học chung với nhau ở trường trung học Notre Dame de Sion bên Paris, có thể đi tứ Pháp sang dự. Sibel đã dàn xếp từ lâu để may áo đính hôn do Silky Ismet, một thợ may đắt giá và và đắt khách nhât ở Istanbul thời ấy, và trong bữa cơm tối hôm ấy Sibel và mẹ tôi bàn cách làm sao có thể đính vào áo những hạt trai mà mẹ tôi cho Sibel. Bố vợ tương lai của tôi chỉ muốn đám hỏi của cô con gái duy nhất đươc tổ chưc hoành tráng như một đám cưới, và mẹ tôi cũng hết sức vui lòng giúp thực hiện ý nguyện ấy, Bố tôi thì ông rất hãnh diện có một nàng dâu đã từng “học ở Sorbonne,” như cách mà giới trương giả Istanbul nói về môt cô gái từng đi Paris để học bất cứ một ngành gì.
Chiều hôm ấy, trên đường đưa Sibel về nhà, đang khi tôi âu yếm choàng tay lên bờ vai rắn chắc của Sibel và thầm nghĩ một cách hãnh diên về hạnh phúc và sự may mắn của mình, thì Sibel reo lên: “Trời ơi, cái ví đẹp quá!” Dù đầu óc tôi cón đang bị choáng váng vì rươu uông trong bữa ăn, tôi vẫn ghi trong lòng cái ví và tên cửa hàng ấy để ngày hôm sau tôi trở lại mua. Thật ra, tôi không phải là loại tay chơi sành sỏi vá nịnh đầm chỉ kiếm cớ để mua quà và hoa tặng đàn bà, nhưng có lẽ, trong thâm tâm tôi, tôi cũng muốn làm như vậy. Thời ấy, các bà vợ âu hóa và buồn chán trong các khu phố giâu có ở Sisli, Nisantasi, và Bebek không mở các “phòng triển lãm nghệ thuật” như sau này, mà họ mở tiệm bán đồ nữ trang và các bộ áo quần mà họ mang lậu trong hành lý từ Paris và Milan về, hay mẫu may những bộ áo mốt nhất thấy trong các báo thời trang ngoại quốc như Elle và Vogue, rồi bán lại với giá cắt cổ cho các bà vợ giàu có và cũng buồn chán như họ.
Bà chủ tiệm Sanzelize (cái tên phiêm âm của một đại lộ nổi tiêng ơ Paris), Senay Hanim, là môt bà con xa của mẹ tôi, nhưng bà không có mặt trong tiệm khi tôi bước vào tiệm khoảng 12 giờ trưa hôm ấy; tiêng chuông cửa reo lên mấy tiếng làm tim tôi thắt lại. Hôm ấy là một ngày nắng ấm, nhưng bên trong tiệm thì lạnh và tối. Thoat đầu tôi tưởng không có ai trong tiệm, và mắt tôi còn đang phải thích ứng với bóng tối khi đi tứ bên ngoài nắng chang chang vào. Nhưng ngay sau đó, tôi có cảm tưởng như tim tôi dồn lên cổ họng vơi sức mạnh của một ngọn sóng lớn sắp vỗ vào bở.
Choáng váng khi thấy nàng, tôi cố nói “Tôi muốn mua cái ví sách tay ở trên tượng người mẫu bày trong tủ kính.”
“Có phải ông muốn mua cái Jenny Colon màu vàng nhạt không?”
“Cái ví sách tay ở trên tượng người mẫu bày trong tủ kính ấy,” tôi mơ màng nhắc lại.
“Ồ, được,” vừa nói nàng vừa bươc đến tủ kính. Thoáng một cái nàng tuột chiếc giầy cao gót mầu vàng, soải cái chân để trần mà những móng chân đã đươc nàng cẩn thận sơn đỏ, vào tủ kính bày hàng, rồi đưa tay với lên tượng người mẫu. Mắt tôi theo rõi từ chiêc giầy bỏ không đến cặp đùi trần của nàng. Dù chưa đến tháng Năm mà bô đùi ấy đã nhuôm mầu nâu rám nắng.
Bộ đùi dài khiên cho cái quần lót riềm ren của nàng có vẻ ngắn hơn. Lấy xong cái ví sách tay, nàng trở về quầy tính tiền và, với những ngón tay búp măng, khéo léo nàng bỏ nắm giấy lót ví ra ngoài, và cho tôi xem bên trong cái ngăn túi có khóa kéo, có hai cái ngăn nhỏ, và một ngăn bí mật trong đó nàng rút ra môt cái thiếp in chữ “Jenny Colon.” Cử chỉ của nàng toát ra sự bí ẩn và nghiêm trang, như thể nàng đang cho tôi xem một cái gì rât riêng tư.
“Chào Fusun,” tôi nói. “Cô lớn quá rồi. Có lẽ cô không nhận ra tôi.”
“Có chứ, thưa ông Kemal, tôi nhận ra ông ngay, nhưng khi tôi thấy ông không nhận ra tôi thì tôi nghĩ rằng tôi không nên làm phiền ông.”
Im lặng tràn ngập không gian. Tôi nhìn lại một cái ngăn mà nàng chỉ cho tôi bên trong ví. Sắc đẹp của nàng, hay cái váy quá ngắn của nàng, hay môt cái gì khác làm tôi bối rôi khiến tôi không cư xử tư nhiên được.
“Bây giờ cô đang làm gì?”
“Em đang học thi vào đại học và ngày nào em cũng đến đây. Tại cửa hàng này, em có dịp gặp khá nhiều người mới.”
“Thế thi hay quá. Cho tôi biết cái ví này giá bán bao nhiêu?”
Nhíu đôi lông mày, nàng nhìn vào cái nhãn đề giá tiền viết tay ở đáy ví: “Một nghìn năm trăm đồng lia” (Thời đó, số tiền này lớn bằng sáu tháng lương của môt công chức cấp nhỏ) “Nhưng em chắc Senay Hanim sẽ để cho ông môt giá đặc biệt. Bà ấy về nhà ăn trưa và chắc đang ngủ cho nên em không gọi điện thoại cho bà ấy được. Nhưng nếu ông có thể trở lại chiều nay . . .”
“Điều ây không quan trọng,” vừa nói tôi vừa rút ví ra –một cử chỉ vụng về mà sau này Fusun hay nhại lại—tôi đếm ra nhừng đông tiền còn ẩm. Fusin gói cái ví một cách cẩn thận nhưng rõ ràng là vụng về, rồi bỏ vào môt cái túi nhựa. Trong suốt tiến trình ấy nàng biết tôi đang chiêm ngưỡng đôi cánh tay mầu mật ong cùng cử chỉ nhanh nhẹn và thanh lịch của nàng. Tôi cám ơn nàng khi nàng trao cho tôi túi hàng. “Làm ơn cho tôi gửi lời hỏi thăm cô Nesibe và bố cô,” tôi nói thế vì lúc ấy tôi quên mất tên của ông. Trong giây lát, tôi ngừng lại: linh hồn tôi vụt rời thân thể tôi và, ở một góc Thiên Đàng nào đó, đang ộm hôn Fusun. Tôi đi nhanh ra cừa. Tiếng chuông cửa reo vang, tiếng con chim hoàng yến hót liu lo, tôi ra ngoài đường thích thú vì khí ấm. Tôi hài lòng với món quà mới mua, và tôi rất yêu Sibel. Tôi quyết định quên cửa tiệm này và quên luôn cả Fusun.
Tuy nhiên, trong bữa cơm tối hôm ây tôi vẫn cho mẹ tôi biết rằng tôi đã gặp cô em họ xa của tôi khi tôi mua vi cho Sibel.
“Đúng rồi, con gái Nesibe đang làm ơ tiệm của Senay. Thật là xấu hổ,” mẹ tôi nói. “Họ không đến thăm chúng ta trong những ngày nghỉ lễ nữa. Cuộc thi hoa hậu ấy đặt họ và tình trạng khó xử. Mẹ đi qua tiệm mỗi ngày nhưng không thể nào đành lòng vào trong tiệm nói lời chào hỏi với con bé đang thương ấy –thật ra, mẹ cũng chẳng nghĩ đến điều ấy. Con biết đấy, lúc nó còn nhỏ, mẹ thương nó lắm. Khi Nesibe đến nhà mình khâu vá Fusun cũng đi theo. Mẹ lấy đồ chơi của con ơ trong tủ ra và, trong khi mẹ nó khâu thì nó lặng lẽ chơi đồ chơi. Mẹ cũa Nesibe, cô Mihriver, mong cô an nghĩ trong cõi vình hằng, cũng là một người tuyệt vời.”
“Mình có liên hệ họ hàng như thế nào với họ?”
Vì bố tôi mải xem truyền hình và không để ý đến chúng tôi, mẹ tôi kể lể dài dòng câu chuyện bố của Fusun sinh cùng môt năm với Ataturk và cũng học trường Semsi Efendi như Atatuk người khai sáng ra nước Cộng Hòa [Thổ Nhĩ Kỳ]. Từ lâu trước khi ông tôi, Ethem Kemal, lấy bà tôi, ông đã có một cuộc hôn nhân đầu tiên vội vã khi mới có 23 tuổi với bà cố của Fusun, bà này người Bosnian và đã chết trong cuôc chiến tranh Ba Nhĩ Cán trong cuôc di tản Edirne. Dù người đàn bà xấu số này không có con với Ethem Kemal, bà đã có một con gái đặt tên là Mihriver vơi một ông tù trưởng nghèo mà bà lấy khi bà “còn là một đứa trẻ.” Như vậy, bà cô Mihriver (bà của Fusun đã đươc nuôi dưỡng bởi một hỗn họp của nhiều sắc dân khác nhau) và người con gái, Nesibe Hanim (mẹ của Fusun) nói đúng ra cũng không phải là bà con trực hệ cùa tôi, họ là những ngươi bà con qua hôn nhân, và mặc dâu mẹ tôi luôn nhấn mạnh đến điều này bà vẫn bắt chúng tôi gọi những người đàn bà thuôc nhánh họ xa này là “cô,” Trong chuyến thăm nhân kỳ nghỉ lễ cuối cùng, mẹ tôi đã tiếp những người bà con xa nghèo này (họ sống trong những căn hẻm trong khu Tesvikiye) một cách lạnh lùng khiến tình cảm họ bi tổn thương, bởi vì, hai năm trước, cô Nesibe, chẳng nói chẳng rằng, đã cho đứa con gái 16 tuổi của bà, lúc ấy đang học ở trường nữ trung học Nisantasi, tham dư một cuộc thi hoa hậu. Khi biết được rằng chính Cô Nesibe không những dã khuyến khích con mình mà còn lấy làm hãnh diện vơi việc mà đáng lẽ làm cô phải hổ thẹn, mẹ tôi đã cư xử nhẫn tâm vối Cô Nesibe, ngươi mà mẹ từng yêu thuong và che chở.
Về phần Cô Nesibe, cô luôn kính trọng mẹ tôi, người lớn hơn cô 20 tuổi và luôn giúp đỡ cô khi cô còn là một ngươi đàn bà trẻ đi từ nhà náy đến nhà khác trong những khu phố giàu sang của Istanbul để kiếm việc khâu vá.
“Họ nghèo cùng cực,” mẹ tôi nói. Sợ mình nói phóng đại, mẹ tôi nói thêm “Dù sao, con ạ, họ cũng không hẳn là những nguời nghèo khổ duy nhất – cả nước Thổ Nhĩ Kỳ thời ấy ai cũng đều nghèo cả.” Mẹ tôi giới thiệu cô Nesibe cho tât cả các bạn của bà, và mỗi năm một lần (đôi khi hai lần) mẹ tôi gọi cô dến may cho bà một cái áo đi ăn tiêc hay dự đám cưới.
Vì những lần đi may như thế thường xẩy ra trong giờ đi học cho nên tôi ít gặp cô. Cuối mùa Thu năm 1957, mẹ tôi cần gấp một cái áo để đi ăn cưới, bà gọi cô đến nhà nghỉ mát mủa hè của chúng tôi, ở Suadiye. Trong căn phòng phía sau trên tầng hai nhìn xuống biển, mẹ và Cô Nesibe ngồi khâu vá gần cửa số, từ chỗ ấy nhìn qua hàng dừa họ có thể trông thấy những chiêc thuyền chèo, xuồng máy và những đứa con trai nhảy từ bờ đê xuống biển. Khi Nesibe mở hộp đưng đô khâu có cái nắp khắc hình thành phô Istanbul, họ ngồi giữa những cái kéo, kim chỉ, thươc dây, và những cuộn đăng-ten và những loại vải khác, phàn nàn về cái nóng, những con muỗi, và sự căng thẳng phải may vá dưới áp lực. Họ cười đùa như hai chị em, họ thức đên nửa đêm, mải miết may trên cái máy may Singer của mẹ tôi. Tôi còn nhớ Bekri, người làm bếp, mang từ ly nuoc chanh này đến ly khác vào căn phòng nóng bức đầy bụi bậm của vải nhung này, vì Nesibe lúc ấy 20 tuổi và đang có bầu, hay khát nước. Khi chúng tôi ngồi ăn, mẹ tôi nói nửa đùa nửa thật với Bekri rằng “Khi một ngươi có bầu muôn cái gì thì phải cho người ta cái ấy, nếu không đứa trẻ trong bụng sinh ra sẽ xấu.” Và, với điều ấy trong đầu, tôi nhớ đã nhìn chăm chú vào cái bụng bầu của cô Nesibe với môt quan tâm nào đó. Đó hẳn là nhận thức đầu tiên của tôi về sự hiện hữu của Fusun, măc dù lúc đó không ai biết nàng sẽ là một đưa con trai hay con gái.
“Nesibe cũng không nói cho chồng biết, cô ây nói dối về tuổi của con gái rồi ghi danh cho con tham dư cuôc thi hoa hậu,” mẹ tôi nói một cách giận dữ. “May mà nhờ trời, nó không thắng nên thoát được sự nhục nhã công khai. Nếu ban giám học của nhà trường biết đươc, ho sẽ đuổi con bé ấy ra khỏi trường . . . Chắc bây giờ nó đã tốt nghiệp trung học rồi. Mẹ không nghĩ rắng nó sẽ học thêm, nhưng mẹ không có tin tức câp nhật, vì họ không đến thăm mình trong những dịp nghỉ lễ nữa . . . Có ai trong nước lại không biết loại con gái, loại đàn bà nào dư thi hoa hậu? Con bé ấy đối xử với con như thế nào?”
Đó là cách mà mẹ tôi ám chỉ rằng Fusun đã bắt đầu ngủ với đàn ông. Tôi cũng nghe các bạn tay chơi của tôi ở Nisantasi nói về điều này khi Fusun xuất hiên trong một tấm hình cùng với những người đươc vào chung kêt trong tờ nhât báo Milliyet, nhưng vì tôi thấy ngượng nên tôi cố lờ đi tỏ ra không quan tâm. Sau khi cả hai mẹ con chúng tôi đều nín thinh, mẹ tôi đe dọa chỉ tay vào tôi và nói “Con phải cẩn thận! Con sắp đính hôn với một người con gái đặc biệt, yêu kiều và duyên dáng! Sao không cho mẹ xem cái ví mà con mua cho cô ấy. Mumtaz!” –mẹ gọi bố tôi“–Ông xem này! Kemal mới mua cái vi cho Sibel!”
“Thật à?” Bố tôi nói, vẻ mặt thỏa mãn của ông cho thấy ông đã trông thấy và bằng lòng với cái ví như một chỉ dấu hạnh phúc của con trai ông và người yêu của nó, măc dù ông mắt ông vẫn chăm chú nhìn vào màn hình trên máy truyền hình.
Sau khi tôi tốt nghiệp trường đai học thương mai ỡ Mỹ và hoàn tất thời hạn quân dịch của tôi, bố tôi muốn tôi theo chân anh tôi làm một quản trị viên trong công ty của ông, lúc ấy đang phát triển như diều gặp gió, và khi tôi còn rất trẻ tôi đã đươc ông bổ nhiệm làm tổng giám đôc Satsa, môt công ty phân phối và xuất cảng. Satsa có một ngân quỹ điều hành lớn và rất có lời, không phải vì tôi mà nhờ vào mánh khóe kế toán theo đó lời lãi của các hãng xưởng và kinh doanh khác của bố tôi được đổ váo Satsa (chữ này có thể dịch sang tiêng Anh là “Sellsell” nghĩa là “Bán bán”) Tôi phải mất nhiều thời gian để học hỏi cách thức làm viêc của mấy ông kế toán viên đã kiệt sức già hơn tôi đến 20 tuổi, và các bà thư ký vú to và già bằng mẹ tôi. Vì biết rõ rằng nếu tôi không phải là con của bố tôi thì tôi không ở trong địa vi chỉ huy của họ cho nên tôi cố ra vẻ khiêm nhường.
Khi tan sở, lúc các chiếc xe buýt già nua như nhưng người thư ký Satsa chạy rầm rầm ngoài phố làm rung chuyển các tòa nhà, Sibel, vị hôn thê của tôi, đến sở thăm tôi và chúng tôi làm tình ngay trong văn phòng của tôi. Mặc dâu Sibel có quan điểm tân tiến và trọng nữ quyền mà cô mang về từ Âu châu, sư suy nghĩ của cô về các cô thư ký chẳng khác gì quan điểm của mẹ tôi. Cô nói đại khái: “Đừng làm tình ở đây. Nó làm cho em cảm thây như em là một cô thư ký!” Nhưng khi chúng tôi nằm trên cái ghê sô-pha trong phòng làm viêc của tôi, lý do thưc sự làm cho cô ấy dè dặt –rằng những người con gái Thổ nhĩ Kỳ, trong thời kỳ ấy, rât sợ cái chuyện tiền dâm hậu thú—trở nên rõ rệt.
Dần dần, các cô gái lịch lãm của các gia đình Âu hóa từng sống ở bên Âu chấu bắt đầu phá vỡ điều cấm kỵ này và ăn nằm với bạn trai của họ trước khi lấy nhau. Sibel, ngươi từng khoe là một trong số các cô gái “can đảm” này, đã ăn nằm với tôi từ 11 tháng trước. Nhưng tới thời điểm này, nàng nghĩ rằng làm như thế là quá đủ và nay là lúc chúng tôi phải làm đám cưới. Tôi không muôn phóng đại sư bạo dạn của vi hôn thê của tôi hay coi nhẹ sư áp bức tình dục đối với đàn bà, bởi vì khi Sibel biết rõ tôi có “ý định đứng đắn,” khi nàng tin rằng tôi là “người có thể tin cậy đươc,” – nói cách khác, khi nàng biết chăc chắn rằng cuối cùng sẽ là một cuôc hôn nhân –lúc đó nàng mới trao thân cho tôi. Tự biết mình là một người đàng hoàng và có tinh thần trách nhiệm, lúc nào tôi cũng quyết tâm sẽ lấy nàng; nhưng, dù tôi không muốn, tôi vẫn còn quyền lựa chọn sau khi nàng “hy sinh trinh tiết” cho tôi. Chẳng bao lâu, cái gánh nặng tinh thần này phủ một bóng tối lên quan hệ giữa chúng tôi, mà chúng tôi rất hãnh diện –cái ảo tưởng mình là người “tư do và tân tiến” (mặc dầu chúng tôi không bao giờ dùng chữ ấy cho chúng tôi) vì đã ăn nằm với nhau trước khi làm đám cưới—và cách nhìn này cũng kéo chúng tôi lại gần nhau hơn.
Môt bóng tối tương tự cũng phủ lên chúng tôi mỗi khi Sibel lo lằng gợi ý chúng tôi phải sớm định rõ ngày cưới nhau, nhưng cũng có những lúc nàng và tôi đều cảm thấy rất hạnh phúc khi làm tình trong phòng làm việc của tôi. Tôi nhớ ôm nàng trong tay trong bóng tối, giữa tiêng rầm rầm của xe cô chạy trên đại lộ Halaskargazi, và tự nhủ mình là người rất may mắn, và sẽ được sống thỏa mãn suốt đời. Có một lần sau khi làm tinh mệt khướt, tôi rụi thuôc lá vào cái gạt tàn thuôc có nhãn hiệu Satsa, Sibel ngồi lộ mình trần trên ghế làm việc của tôi, gõ lên máy chữ, và cười khúc khích với cảm tưởng mình là một cô gái tóc vàng ngu ngốc thường thấy trong những lời châm biếm và các tạp chí hài hước thời bấy giờ.
Trong bữa ăn tối ở Fuaye buổi chiều hôm tôi mua cái ví, tôi hỏi Sibel, “Kể từ nay chúng ta có nên gặp nhau ở căn hộ của mẹ anh trong chung cư Merhamet hay không? Căn phòng ấy nhìn xuống một cái vườn rất đẹp.”
“Anh nghĩ rằng sau khi làm đám cưới, mình không dọn ngay vào căn nhà của chúng mính hay sao,” nàng hỏi.
“Không, em yêu. Anh không có ý nói như vậy.”
“Em không muốn phải lẩn trốn trong căn hộ bí mật như thể em là người tình của anh.”
“Em nói đúng.”
“Anh nghĩ thế nào mà lại bảo mình gặp nhau trong căn hộ ấy?”
“Bỏ qua chuyện ấy đi,” tôi vửa nói vừa nhìn thấy gương mặt vui vẻ của những người xung quanh khi tôi đem ra cái ví còn dấu trong bao nhựa.
Linh cảm được quà, Sibel hỏi “Cái gì thế?”
“Môt ngạc nhiên! Hãy mở ra mà xem.”
“Cái này đấy à?” Khi mở túi nhưa ra và nhin thấy cái vi, khuôn mặt đang vui một cách trẻ thơ của nàng thoạt tiên biến thành môt cài nhìn dò hỏi rồi trở thành sự thất vọng mà nàng cố giấu.
Tôi nói, “Em có nhớ không? Tôi hôm qua khi anh đưa em về, em nhìn thấy cái ví trong cửa tiêm và em thích nó.”
“Ồ, đúng rồi. Anh chu đáo quá.”
“Anh mừng là em thich nó. Nó sẽ trông rất lịch sư trên tay em trong ngày lễ đính hôn của chúng mình.”
“Em không muốn anh buồn, nhưng em đã chọn từ lâu cái ví em sẽ đeo trong lễ đính hôn của chúng mình,” Sibel nói. “Anh đừng có bộ mặt thất vọng như vậy. Anh đã rất chu đáo tốn công mua món quà dễ thương này cho em . . . Này anh, đừng nghĩ rằng em xử tệ với anh. Em không bao giờ có thể đeo cái ví này trong ngày lễ đính hôn, vì nó là đồ giả.”
“Em nói sao?”
“Nó không phải là cái ví Jenny Colon chính hiệu, anh Kemal yêu dấu. Nó là món hàng giả.”
“Sao em biết?”
“Nhìn nó là biêt ngay. Anh có thấy đường chỉ khâu cái nhãn hiệu vào da không? Hãy nhìn đường khâu của cái Jenny Colon chính hiệu mà em mua ở Paris. Chẳng dễ gì mà tạo được một thương hiệu nổi tiêng ở Paris và ở trên toàn thế giới. Jenny Colon không bao giờ dùng thứ chỉ rẻ tiền như vậy.
Nhìn vào mũi khâu chính hiệu, tôi tự hỏi tại sao cô vợ sắp cuới của tôi lại có giọng điệu đắc thắng như vậy. Sibel là con gái một ông đại sứ hồi hưu đã phải bán hêt đất đai ông nội để lại và nay đã nghèo trắng tay; điều này làm Sibel thành con gái của một công chức bình thường, và địa vị xã hôi này đôi lúc khiên nàng khó chịu và có mặc cảm. Mỗi khi thấy lòng bất ổn nàng lại khoe ông nội của nàng đã từng chiến đấu trong cuộc chiến tranh giành độc lập, hoặc nàng nói rằng ông ngoại của nàng rất thân với Sultan Abdulhamid. Nhưng sự ngượng ngùng của nàng làm tôi cảm động và tôi càng yêu nàng hơn. Với sự phát triên của ngành dệt và thương nghiệp xuât cảng trong thập niên 70 và hệ quả của dân số Istanbul tăng gấp ba, giá nhà đất trong thành phố tăng vọt lên, nhất là trong những khu phố như khu phố của chúng tôi. Mặc dù tài sản của bố tôi, theo cái đà này, đã tăng lên gấp bội trong thập niên vừa qua, đến năm lần. cái tên họ của chúng tôi (Basmaci, “nhà in vải”) cho thấy rõ chúng tôi giàu có vì nhiều thế hệ làm nghề dệt vải. Dù gia đình chúng tôi đã thăng tiến rất nhiều, tôi vẫn rất khó chịu về chuyện cái “ví giả.”
Khi nàng thấy tôi buồn, Sibel vuốt tay tôi hỏi “Anh mua cái ví ây bao nhiêu tiền?”
“Một nghìn năm trăm liras,” tôi trả lời. “Nếu em không thích nó, ngày mai anh sẽ đem đổi nó lấy món đồ khác.”
“Anh yêu, đừng đổi. Đòi người ta trả lại tiền, vì họ đã lừa anh.”
“Chủ tiệm là Senay Hanim, và có họ xa với mình!” Tôi khó chịu, cau mày nói.
Sibel lấy lại cái ví mà tôi đã kín đáo xem kỹ phía bên trong. “Anh yêu, anh là người hiểu biết, khôn khéo và có học thức,” nàng nói với một nụ cươi âu yếm, “nhưng anh không hề biết rằng anh có thể bi đàn bà lừa môt cách dễ dàng.”
(còn tiếp)
Advertisement
   

2 COMMENTS

  1. Simply wish to say your article is as amazing The clearness in your post is just nice and i could assume youre an expert on this subject Well with your permission let me to grab your feed to keep updated with forthcoming post Thanks a million and please carry on the gratifying work

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here