Vụ Phạm Chí Dũng: LHQ chất vấn Việt Nam; Nguyễn Tường Thụy bị triệu tập

0
118
Nhà báo Phạm Chí Dũng (ảnh: Chuacuuthe.com)

Một nhóm các chuyên gia nhân quyền LHQ vào đầu năm nay đã gửi kháng thư chất vấn chính phủ Việt Nam về việc bắt giam nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Độc lập, yêu cầu phản hồi trong 60 ngày. Cũng liên quan đến vụ án này, nhà báo Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội, cho VOA biết ông bị công an triệu tập.

Theo trang lưu trữ Báo cáo truyền thông của Cao ủy Nhân quyền quyền LHQ (OHCHR), cập nhật vào hôm 22/3, bức thư của nhóm các chuyên gia LHQ viết: “Chúng tôi bày tỏ sự quan ngại của chúng tôi về việc giam giữ tùy tiện đối với ông Phạm Chí Dũng và thực tế là ông có thể bị giam giữ mà không được tiếp cận với gia đình hoặc luật sư của mình.”

Chúng tôi bày tỏ sự quan ngại của chúng tôi về việc giam giữ tùy tiện đối với ông Phạm Chí Dũng và thực tế là ông có thể bị giam giữ mà không được tiếp cận với gia đình hoặc luật sư của mình.
Nhóm chuyên gia nhân quyền LHQ

Bốn chuyên gia nhân quyền LHQ – bao gồm Báo cáo viên đặc biệt về thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do biểu đạt, Phó Chủ tịch Nhóm công tác về giam giữ tùy tiện, Báo cáo viên đặc biệt về quyền tự do hội họp và lập hội, và Báo cáo viên đặc biệt về tình hình những người bảo vệ nhân quyền – mô tả cáo buộc bắt giam ông Phạm Chí Dũng “như là một hành động trả thù cho hoạt động tuyên truyền nhân quyền của ông.”

“Chúng tôi lo ngại rằng việc giam giữ lâu dài nhưng không được tiếp xúc với bên ngoài khiến ông ấy có nhiều nguy cơ bị tra tấn hoặc đối xử tàn nhẫn vô nhân đạo,” bức thư viết tiếp.

“Anh chưa được gặp luật sư,” bà Bùi Thị Hồng Loan, vợ của ông Phạm Chí Dũng, cho VOA biết trong một tin nhắn gần đây.

Video Phạm Chí Dũng kêu gọi hoãn EVFTA được trình chiếu tại Châu Âu
Đường dẫn trực tiếp

Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, cộng tác viên của VOA, đồng thời là Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Độc lập, bị bắt vào tháng 11/2019 với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” theo điều 117 Bộ luật Hình sự.

Từ Hà Nội, ông Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Độc lập, hôm 25/03 nêu nhận định với VOA rằng sự quan tâm của LHQ đến những người tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam là “một điều quý giá.” Ông nói thêm:

“Tôi mong rằng LHQ và các tổ chức quốc tế khác nên làm cho rành rẽ vấn đề này, đặc biệt là đối với các nhà báo tự do… tiếp tục ủng hộ, bênh vực cho những người bị đàn áp ở Việt Nam.”

Ông Andre Menras thăm nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, tháng 4/2019. Photo Facebook Andre Menras.

XEM THÊM:

Andre Menras: ‘Việt Nam có một chế độ lạ đời’

Cũng liên quán đến vụ án Phạm Chí Dũng, nhà báo Nguyễn Tường Thụy hôm 25/03 cho VOA biết ông cũng bị Cơ quan An ninh Điều tra Công an Hà Nội gửi giấy triệu tập nhưng ông đã từ chối vì lý do sức khỏe và lo ngại dịch bệnh Covid-19.

“Vừa rồi họ có đưa giấy mời cho tôi và tôi trả lời là “không đi.” Hai hôm sau đó, có một đoàn gồm 6 người trong đó có an ninh thành phố, công an quận Thanh Xuân …đến nhà tôi hỏi lý do tôi không đi.

“Tôi nói là hiện đang mùa dịch [Covid-19] và sức khỏe tôi yếu, và tôi nói rằng tôi cũng không cung cấp được gì về trường hợp Phạm Chí Dũng, cũng như không có lời khai nào về Phạm Chí Dũng cả.

Họ nói rằng sẽ tiếp tục triệu tập và ngỏ ý rằng nếu tôi không đến sẽ dẫn giải.
Nhà báo tự do Nguyễn Tường Thụy

“Họ nói rằng sẽ tiếp tục triệu tập và ngỏ ý rằng nếu tôi không đến sẽ dẫn giải.”

Ông Thụy cho biết thêm rằng trong tuần qua chưa thấy chính quyền có động thái nào khác ngoài việc cử an ninh thường xuyên canh gác nhà ông.

Gịấy triệu tập của công an gửi đến ông Nguyễn Tường Thụy. Facebook Nguyễn Tường Thụy.
Gịấy triệu tập của công an gửi đến ông Nguyễn Tường Thụy. Facebook Nguyễn Tường Thụy.

Trong kháng thư của LHQ, các chuyên gia đã yêu cầu chính phủ Việt Nam phản hồi trong vòng 60 ngày về các cáo buộc, cũng như cung cấp các căn cứ pháp lý dẫn đến việc bắt giam ông Phạm Chí Dũng và giải thích việc giam giữ ông ấy tương thích như thế nào với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng đề nghị chính phủ Việt nam cung cấp những biện pháp đã được thực hiện nhằm đảm bảo cho các nhà nhà báo và những người bảo vệ nhân quyền thực hiện công việc hợp pháp của họ trong một môi trường an toàn mà không bị đe dọa, quấy rối hoặc trả thù dưới bất kỳ hình thức nào.

Ngoài trường hợp Phạm Chí Dũng, các chuyên gia LHQ cũng chất vấn Chính phủ Việt Nam về vụ nhà hoạt động Đinh Thi Phương Thảo, một cựu cộng tác viên của tổ chức nhân quyền VOICE, bị nhà chức trách Việt Nam câu lưu trong 8 giờ và tịch thu hộ chiếu sau khi bay từ Bangkok về Hà Nội vào tháng 11/2019.

Kháng thư viết: “Chúng tôi bày tỏ mối quan ngại rằng những hành vi [của Việt Nam] dường như có mối quan hệ chặt chẽ với quyền tự do ngôn luận và các hoạt động bảo vệ nhân quyền của bà Thảo, ông Dũng.”

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here