HÀO SONG TRẦN·11 THÁNG 8 2017
1. Facebooker & ưu thế thông tin: Ông Thắng tự giới thiệu là “chuyên gia luật”, vừa làm việc trong “bộ máy của chính phủ Đức” như bạn bè ông chia sẻ. Thực tế là nhân viên của Văn phòng Liên bang về Nhập cư và Tỵ nạn (BAMF); Ông Thắng đã khoe “RẤT ĐÁNG TỰ HÀO” kèm theo “một công văn nội bộ (07/7/2017) của BAMF lên Facebook (trong đó người ta đã cảm ơn ông vì công việc làm của ông với 1 vụ điều tra người Đức đóng giả người tỵ nạn). Ông Thắng có thể tiếp cận đến các hồ sơ nhạy cảm của những người đang xin tỵ nạn vào sổ đăng ký trung tâm của người nước ngoài. Dù là nhân viên của BAMF, ông Thắng vẫn phát biểu công khai quan điểm của mình về những vụ việc mà BAMF là “người trong cuộc” (giải quyết). Ngay từ tháng 10/2016 (khi Trịnh Xuân Thanh ra nước ngoài), ông Thắng đã viết tỉ mỉ về việc biến mất của Trịnh trên trang Facebook của ông và phỏng đoán rằng người cựu giám đốc này đang ở Đức. Điều này báo chí Đức nghi ngờ Thắng có những thông tin mà người khác không có do vị trí làm việc của mình ở BAMF(?)
BÌNH LUẬN của Tui: Ông Hồ Ngọc Thắng (qua tự giới thiệu) nguyên là học viên Học viện Herder thuộc Trường đại học tổng hợp Các Mác ở TP Leipzig (từ 1977). Năm 1991, bắt đầu làm việc cho BAMF ở vị trí xem xét hồ sơ người xin tỵ nạn. Như ông Thắng khoe là đã 26 năm làm “chuyên gia luật” trong cơ quan chính phủ Đức. Kiêm “Cộng tác viên” của Nhân Dân báo. Bình thường chắc báo chí Đức chẳng ai biết ông Hồ Ngọc Thắng là ai, dù được giải A, báo Nhân Dân bài về “Chống diễn biến hoà bình”. Chính từ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh thì báo chí mới vào cuộc. Và khi cảnh sát Berlin điều tra “nhóm bắt cóc”, thì mọi thông tin đều được xem xét. Vị trí của ông Thắng ở BAMF là có liên quan và quá nhạy cảm. Bởi ông được quyền đọc hồ sơ những người như Trinh Xuân Thanh, Thanh Hieu Bui,… Dĩ nhiên, với môi trường chính trị xã hội Đức & châu Âu, quan điểm chính trị và sự tham gia “đấu tranh chống diễn biến hoà bình” cùng với báo lề đảng và lề dân của ông Thắng thì họ vẫn tôn trọng. Tuy nhiên ông đưa thông tin và dự đoán Thanh trốn ở Đức lên FB từ rất sớm: 10/2016. Như vậy, ông Thắng sẽ phải chứng minh: “không tham gia và hỗ trợ, dù vô tình hay hữu ý, vụ bắt cóc Trịnh mà Đức coi là vi phạm pháp luật”. Không phải là “thông tin viên”, “hộp thư” của đặc vụ tình báo Việt Nam ở Berlin”,.. Việc “đình chỉ công việc” là cách nói của Việt Nam. Ông Thắng có thể thôi làm việc trước tuổi nghỉ hưu (nếu chưa đến 65) hoặc bị sa thải luôn, sau khi vụ án được đưa ra xét xử. Có điều, qua vụ Trịnh Xuân Thanh và những gì liên quan đến ông Thắng, đã nói và viết, người Việt trong nước hiểu thêm phạm vi hoạt động của DLV được mở rộng như thế nào. Cũng may cho ông, nếu nước Đức mà như Việt Nam, Trung Cộng,.. thì ông nhập kho từ đời tám hoánh vì “chống phá nhà nước” và “tiết lộ bí mật quốc gia” chứ không đơn thuần “đình chỉ công tác” nha!
Trưa nay, tranh thủ vào FB, đọc được tút thông báo “đình chỉ công việc” của chính DLV cao cấp Hồ Ngọc Thắng. Mình nhảy vô còm (và dẫn link của bài báo Đức trên tờ Spiegel.de) : “Người Đức có văn hoá công vụ & tính kỷ luật rất cao. Anh Hồ Ngọc Thắng học luật ở Đức và sống bao nhiêu năm bên đó, sao không “hội nhập” được cái văn hoá đó nhỉ? Từ hồi “Bức tường Berlin” sụp đổ, anh được sống và học tập trong môi trường thế nào, chắc anh biết rõ hơn người trong nước. Anh lại đi khoe thông tin mang tính bí mật công vụ ở Sở Nhập sư và Tỵ nạn Đức với thành tích tuyên truyền cho nhà nước VN. Lại bỉu bôi nền dân chủ phương Tây như là “sự tuyên truyền của thế lực thù địch”, trong khi mình đang hưởng thụ nền dân chủ và mức sống cao của Đức? Có lẽ tính đảng quá cao lại được giải thưởng và DLV trong nước tâng bốc làm mờ mắt và lý trí của anh chăng?
11/8/2017 Sao Hồng