Trung Quốc hậu thuẫn khối thương mại lớn nhất thế giới, không có bóng dáng Hoa Kỳ

    0
    15
    15 nước tham gia ký kết hiệp ước tự do thương mại RCEP.

    Người Thông Dịch

    Translated from Reuters article Asia forms world’s biggest trade bloc, a China-backed group excluding U.S

    Mười lăm nền kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương đã thành lập trao đổi thương mại tự do lớn nhất thế giới vào ngày Chủ nhật, một thỏa thuận do Trung Quốc hậu thuẫn không bao gồm Hoa Kỳ, ra khỏi nhóm thương mãi cạnh trạnh Châu Á-Thái Bình Dương dưới trướng Tổng thống Donald Trump.

    Khanh Vu & Phuong Nguyen, ngày 14, tháng 11, 2020

    Vietnam’s Prime Minister Nguyen Xuan Phuc. 37th ASEAN Summit in Hanoi, Vietnam November 15, 2020. REUTERS/Kham

    HÀ NỘI (Reuters) – 15 nền kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương đã thành lập trao đổi thương mại tự do lớn nhất thế giới vào ngày Chủ nhật, một thỏa thuận do Trung Quốc hậu thuẫn không bao gồm Hoa Kỳ, ra khỏi nhóm thương mãi cạnh trạnh Châu Á-Thái Bình Dương dưới trướng Tổng thống Donald Trump.

    Việc ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership) tại hội nghị thượng đỉnh khu vực ở Hà Nội, là một đòn giáng mạnh hơn vào nhóm được thúc đẩy bởi cựu tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, mà người kế nhiệm ông Trump đã ra khỏi năm 2017.

    Giữa những câu hỏi về sự can dự của Washington ở Châu Á, Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực có thể củng cố vị thế của Trung Quốc vững chắc hơn với tư cách là đối tác kinh tế với Đông Nam Á, Nhật Bản và Hàn Quốc, đưa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào vị trí tốt hơn để định hình các quy tắc thương mại của khu vực.

    Hoa Kỳ vắng mặt trong cả Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương phiên bản 2 (Trans-Pacific Partnership), do Obama lãnh đạo trước Trump, khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới bị loại khỏi hai nhóm thương mại trải dài khắp khu vực phát triển nhanh nhất trên thế giới.

    Iris Pang, nhà kinh tế trưởng ING của Greater China, cho biết Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực có thể giúp Bắc Kinh bớt phụ thuộc hơn trên thị trường nước ngoài và công nghệ, một sự thay đổi được đẩy nhanh bởi mối quan hệ rạn nứt ngày càng sâu sắc với Washington.

    Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực gộp chung 10 thành viên Liên Đoàn các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations), Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Úc và New Zealand. Nó đặt mục tiêu trong những năm tới là giảm dần thuế quan trên nhiều lĩnh vực.

    Thỏa thuận được ký bên lề hội nghị thượng đỉnh Liên Đoàn các quốc gia Đông Nam Á trực tuyến được tổ chức khi các nhà lãnh đạo Châu Á giải quyết căng thẳng ở Biển Đông và giải quyết các kế hoạch phục hồi kinh tế sau đại dịch ở một khu vực mà sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc đang gia tăng.

    Trong một buổi lễ bất thường được tổ chức trực tuyến vì đại dịch coronavirus, các nhà lãnh đạo của các nước Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực đã thay phiên nhau đứng sau các bộ trưởng thương mại của họ, từng người một, ký các bản sao của thỏa thuận, mà sau đó họ hân hoan thể hiện trước máy quay.

    Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam, chủ trì buổi lễ với tư cách là Chủ tịch ASEAN, cho biết: “Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực sẽ sớm được các nước ký kết phê chuẩn và có hiệu lực, góp phần phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID.”

    Việt Nam nói Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực sẽ chiếm 30% nền kinh tế toàn cầu, 30% dân số toàn cầu và tiếp cận 2.2 tỷ người tiêu dùng.

    Sự đột phá lịch sử

    Bộ tài chính Trung Quốc cho biết những hứa hẹn của khối mới bao gồm việc loại bỏ một số thuế quan trong nhóm với một số có thể làm ngay và một số khác trong vòng 10 năm.

    Không có thông tin chi tiết về sản phẩm nào và quốc gia nào sẽ được giảm thuế ngay.

    Bộ tài chính Trung Quốc cho biết nhưng không giải thích chi tiết: ” Lần đầu tiên, Trung Quốc và Nhật Bản đạt được thỏa thuận cắt giảm thuế song phương, đạt được một bước đột phá lịch sử”.

    Thỏa thuận đánh dấu lần đần tiên các đối thủ quan trọng của Đông Á, Trung Quốc, Nhật Bản, và Nam Hàn cùng ký kết một thỏa thuận không thuế quan.

    Các nhà phân tích cho biết, mặc dù không ở trong Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực và từng ở trong chính quyền đã thúc đẩy Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, Tổng thống tân cử Joe Biden, phó tổng thống của Obama, khó có khả năng tái gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương vào lúc này, vì chính phủ của ông sẽ phải ưu tiên xử lý đợt bùng phát COVID-19 trong nước.

    Tổng Thống Tân Cử Joe Biden phát biểu hôm thứ ba ngày 10 tháng 11, 2020, tại The Queen theater in Wilmington, Del. (AP Photo/Carolyn Kaster)

    Charles Freeman, phó Chủ tịch cấp cao phụ trách châu Á tại Phòng Thương mại Hoa Kỳ cho biết tháng này: “Tôi không chắc rằng sẽ tập trung nhiều vào thương mại nói chung, bao gồm cả nỗ lực gia nhập lại” nhóm kế nhiệm Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, “trong khoảng năm đầu tiên vì sẽ tập trung nhiều vào cứu trợ COVID.”

    Lương Hoàng Thái, Trưởng phòng Chính sách Thương mại Đa biên thuộc Bộ Công Thương Việt Nam cho biết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực “sẽ giúp giảm hoặc loại bỏ thuế quan đối với các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp và đặt ra các quy tắc truyền dữ liệu.”

    Bộ trưởng Thương mại Indonesia cho biết vào tuần trước hiệp ước sẽ có hiệu lực sau khi có đủ các nước tham gia phê chuẩn hiệp định trong nước trong vòng hai năm tới.

    Pang của ING cho biết, đối với Trung Quốc, nhóm mới bao gồm nhiều đồng minh của Mỹ và phần lớn là kết quả của việc Trump rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương.

    Ấn Độ đã rút khỏi các cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực vào tháng 11 năm ngoái, nhưng các nhà lãnh đạo Liên Đoàn các quốc gia Đông Nam Á cho biết cánh cửa vẫn mở để nước này tham gia.

    Người dịch: Xuân Mai

    Biên tập: L. Tạ

    Nguồn : https://www.the-interpreter.org/post/trung-quoc-hau-thuan-khoi-thuong-mai-lon-nhat-the-gioi-khong-hoa-ky