PHẢN ĐỘNG NGÀY XƯA (TRƯỚC NĂM 45)

0
37

Dương Quốc Chính

“Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, song PĐ thời nào cũng có” (trích bình cao đại ngố).

Theo đúng nghĩa đen của khái niệm PĐ thì PĐ là những kẻ đối lập với chính quyền đương thời. Mình xin giới thiệu 1 vài thành phần cộm cán thời Pháp thuộc.

1. Phạm Quỳnh

Ông này nguyên là chủ bút Nam Phong tạp chí ở HN. Vào những năm 30, PQ đưa ra thuyết lập hiến, đăng lên Nam Phong tạp chí để bút chiến. Ông muốn VN bắt chước Anh, Nhật, theo nền quân chủ lập hiến (lúc này VN vẫn theo chế độ quân chủ chuyên chế). Vua phải chia sẻ quyền lực cho quốc dân thông qua nghị viện và hiến pháp, nhưng vẫn dựa vào người Pháp (Pháp – Việt đề huề). Nghĩa là VN thành 1 nước thuộc địa nhưng có nền quân chủ lập hiến. Ông cho là chế độ phong kiến nhà Nguyễn có thể cải cách được bằng cách dùng ông vua Tây học là Bảo Đại (ông này đã lên ngôi từ năm 26 nhưng chưa chấp chính vì còn du học bên Pháp). Ông đề xuất thay đổi lại bộ máy Nam triều, thay đổi cơ chế tuyển dụng quan lại, soạn thảo hiến pháp…

PQ tỏ ra ít PĐ nhất và có “tinh thần xây dựng” nên được người Pháp ủng hộ. Thực tế là khi vua Bảo Đại về nước năm 1932 thì đã cho ông làm Đổng lý văn phòng (giống chánh văn phòng chủ tịch nước), rồi thượng thư bộ Quốc dân giáo dục, thượng thư Bộ Lại. Thế là Phạm Quỳnh đang từ 1 nhà báo trẻ mới ngoài 30 tuổi, chuyên chém gió chính trị “anh hùng bàn phím”, nhảy ngay sang làm quan to triều đình, chính là vì tư tưởng PĐ mà “có tinh thần xây dựng” kể trên. Đấy là do vua Bảo Đại cũng Tây học nên không phải là người thủ cựu. Thời gian đó, Bảo Đại còn đưa cả ông Ngô Đình Diệm về làm thượng thư bộ Lại (trước Phạm Quỳnh), nhưng ông này lại PĐ hơn, do đề nghị Pháp nhiều thứ không được đáp ứng nên từ chức sớm. Năm 1945, khi Nhật đảo chính Pháp thì chính quyền quân chủ lập hiến non trẻ (chưa kịp có hiến pháp) mà PQ chủ trương đã phải từ chức để giành chỗ cho chính quyền thân Nhật của ông Trần Trọng Kim. Nhưng chính quyền mới vẫn là quân chủ lập hiến, theo mô hình của Nhật.

2. Nguyễn Văn Vĩnh

Ông này cũng là 1 ký giả nổi tiếng, đặc Tây học, từng là chủ bút các tờ Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn, rồi “ L’Annam Nouveau” (Nước Nam mới). Mấy tờ này và tờ Nam Phong to và nổi tiếng cỡ như báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ bây giờ. Ông chủ trương xóa bỏ luôn cả chế độ phong kiến nhà Nguyễn, thiết lập nền cộng hòa dân chủ, gọi là thuyết “trực trị”. Nghĩa là NVV muốn người Pháp trực trị Bắc và Trung Kỳ theo chế độ cộng hòa y như Nam Kỳ. Ông cho là “triều đình hủ bại”, “quan trường bất lương”, không thể cải tạo được, chỉ có thể đạp đổ.

NVV và PQ bút chiến ác liệt trên báo chí công khai. Vì chả ông nào chống Pháp, mà HN là nhượng địa của Pháp nên 2 ông cứ vô tư mà PĐ, chửi nhà Nguyễn. Tuy nhiên, như nói trên, lịch sử đã theo con đường của Phạm Quỳnh cho đến năm 45. Cả PQ và NVV đều bị phe PĐ khác là đảng CS cho là PĐ, cải lương, vì vẫn là tư sản, thân Pháp!

3. Phan Chu Trinh

Ông này chủ trương đấu tranh bất bạo động, muốn thực dân Pháp cải cách chế độ phong kiến cho tốt hơn, hợp lòng dân hơn. Ông mong muốn phải nâng cao dân trí trước khi giành độc lập, “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Trong thư gửi Toàn quyền Paul Beau tố cáo trước công luận trong và ngoài nước về tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam Phan Chu Trinh đã kết luận theo hướng “Pháp – Việt đề huề” của ông như sau: “Nếu Chính phủ quả thật sẵn lòng đổi hết chính sách đi, kén chọn người hiền tài trao quyền bính cho, lấy lễ mà tiếp, lấy thành mà đãi, cùng nhau lo toan việc dấy lợi trừ hại ở trong nước, mở đường sinh nhai cho dân nghèo, rộng quyền ăn nói cho thân sỹ, báo quán cho mở rộng để thông đạt tình dân, thưởng phạt cho nghiêm minh để khuyên răn quan lại, còn dấn những việc đổi pháp luật, bỏ khoa cử, mở trường học, đặt toà tu thư, dạy lớp sư phạm, cho đến học công thương, học kỹ nghệ và các ngạch giúp việc cho Chính phủ, chỉ sợ người Pháp bỏ nước Nam mà đi, còn ai toan mưu việc chống cự nữa?”

Ông mong muốn, sau khi giành được độc lập thì VN sẽ thành 1 nước dân chủ, cộng hòa đại nghị, không còn là quân chủ nữa. PCT đấu tranh công khai nên vào tù ra tội nhiều lần, rồi bị đẩy sang Pháp để cách ly, lúc sắp chết mới được về VN.

4. Đảng Lập hiến

Đảng này chỉ ở Nam Kỳ, lãnh tụ là các ông Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, Dương Văn Giáo, Nguyễn Văn Thinh (sau này làm Thủ tướng của CH Nam Kỳ)…

Đảng Lập hiến bản chất chưa phải là 1 đảng chính trị mà chỉ là 1 nhóm trí thức, thương gia hợp lại với nhau. Đảng Lập hiến dựa vào lời hứa của Toàn quyền Albert Sarraut là sẽ cho Đông Dương 1 bản hiến pháp.

Chủ trương của đảng LH là đòi Pháp cải cách như mở rộng quyền tự do, dân chủ cho người dân Nam Kỳ, tăng số người có quốc tịch An Nam ở các hội đồng dân cử. Ước vọng cao xa nhất của đảng là Đông Dương được Pháp cho quyền tự trị như Úc, Canada mà Anh đã làm. Vì thế mà đảng LH chủ trương Pháp – Việt đề huề giống như quan điểm của Phạm Quỳnh ở HN, chỉ cần người Pháp cải cách dân chủ, giáo dục, luật pháp từng phần và không có ý định lật đổ chế độ thực dân, phong kiến.

Đảng LH đấu tranh sao cho 2 giống Pháp – Việt phải được bình đẳng. Ông Bùi Quang Chiêu cho rằng: Người Việt phải thân thiện với người Pháp, coi nguời Pháp là giống người trọng công lý và nhân đạo, ta cứ tin ở họ và liên lạc với họ 1 cách thành thật. Vậy hãy nén lòng mà đợi, không phải cúi đầu mà đợi. Phải biết rằng người dám đợi là người can đảm. Đợi đến khi nào người Pháp không làm gì mà chỉ hứa suông thì lúc đó mới xử trí sau.

5. Phan Bội Châu

Ông này trái lại với PCT, theo đường lối bạo động lật đổ, chống cả Pháp lẫn Nam triều, dựa vào ngoại bang là Nhật Bản, đưa thanh niên sang Nhật du học (Đông Du). Ông tôn hoàng thân Cường Để, cháu 5 đời của hoàng tử Cảnh, làm minh chủ. Thời gian đầu PBC kịch liệt phản đối PCT qua các bức thư, đại khái nói là “Ông đề ra cái chủ thuyết dân chủ khó hiểu bỏ mẹ, bắt dân đứng giữa ngã 3 ngã 7 thì biết gì mà chọn lựa, ai mà theo?”

Một thời gian sau, PBC nhận ra chủ thuyết của PCT đúng hơn, nhưng PCT lúc đó đã chết rồi. PBC bị Pháp bắt ở Thượng Hải rồi bỏ tù với án chung thân ở VN, sau đó được thả nhờ sự can thiệp của Toàn quyền Varenne.

Cả PBC và PCT đều bị phe CS cho là cải lương cho dù 2 ông đều không chống lại phe CS.

6. Đảng CS

Đảng CS chủ trương làm cách mạng vô sản, lật đổ cả phong kiến lẫn thực dân, thành lập chính quyền dân chủ nhân dân. Tất nhiên cũng là chủ trương bạo động lật đổ dựa vào học thuyết Mác Lê Nin làm kim chỉ nam cho hành động. Thời điểm đó đảng CS Đông Dương theo chỉ đạo của Quốc tế CS 3 ở Liên Xô.

Phe CS chống lại tất cả các nhóm kể trên, đều cho họ là quốc gia cải lương, ru ngủ, đánh lạc hướng quần chúng nhân dân nhằm tách quần chúng ra khỏi phong trào cách mạng.

Đảng CS tổ chức Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930) và Nam Kỳ khởi nghĩa (1940) bằng bạo lực, nhưng đều nhanh chóng bị thực dân Pháp dập tắt.

Ngày 19/8/1945, nhân cơ hội Nhật đầu hàng đồng minh, chính quyền Trần Trọng Kim không có lực lượng vũ trang, phe CS đã cướp được chính quyền. Sau đó các phe khác đối lập với họ lại biến thành PĐ cho đến tận bây giờ.

7. VN Quốc dân đảng

Đứng đầu là đảng trưởng Nguyễn Thái Học, đảng này cũng chủ trương bạo động lật đổ, đánh đuổi thực dân để giành độc lập. QDĐ ảnh hưởng bởi chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, được Quốc dân đảng bên Tàu bảo kê. Giai đoạn năm 1927-1930 QDĐ có ảnh hưởng rất mạnh trong nước. Năm 1930, khởi nghĩa Yên Bái do QDĐ tổ chức nổ ra và nhanh chóng bị dập tắt. Các lãnh tụ bị Pháp tử hình gần hết, QDĐ đảng tan rã, tái lập vào năm 32 và tiếp tục hoạt động mạnh tại TQ cùng với đảng CS.

Năm 45-46, khi quân Tưởng vào miền Bắc để giải giới quân Nhật thì QDĐ (Việt Quốc) theo về và tham gia chính quyền với cùng với đảng Việt Cách. Sau đó 2 đảng đều bị phe CS trong VM loại bỏ khỏi chính trường. Chi tiết về đảng này thì dài dòng lắm, sẽ phải viết riêng stt khác.
———————————–
Thời ấy còn nhiều nhóm, đảng phái PĐ khác nữa nhưng mà kể ra thì dài quá, để dịp khác, ở đây mình chỉ nói đến các nhóm tiêu biểu, có thể liên tưởng đến các nhóm PĐ thời nay. Có gì giống thì mọi người tự luận nhé.