NGUYỄN PHÚ TRỌNG VÀ NHÂN SỰ KHÓA XIII

0
42
NHÂN SỰ ĐẠI HỘI 13

Có thể khẳng định chắc chắn, khoá 13 tới ông Nguyễn Phú Trọng không còn trong Bộ Chính Trị. Một năm trước đây người ta cảm thấy rằng ông Trọng không có vẻ muốn rời khỏi chức vụ tổng bí thư đảng ở khoá 13 tới, ông không hề đưa chuyện nhân sự kế nhiệm vào trong những nghị sự của trung ương, ban bí thư, bộ chính trị.

Cơn bạo bệnh bất ngờ vừa qua, đã khiến ông Trọng buộc phải chấp nhận đưa ra tương lai của mình, đó là ông về hưu khi nhiệm kỳ này của ông kết thúc.

Trong 5 tiêu chuẩn chung của chỉ thị 35 về lựa chọn nhân sự có tiêu chí các uỷ viên phải đảm bảo sức khoẻ, bảo đảm độ tuổi theo quy định.

Ông Trọng đã từng là người quá tuổi nhưng ở trường hợp đặc biệt do ông đặt ra, để tiếp tục ngồi lại vị trí tổng bí thư đầy quyền lực, sở dĩ nói đầy quyền lực vì những người ngang hàng với ông lúc đó đều đã giã từ chính trường, điều đó tạo cho ông được uy quyền trong lớp mới lên.

Nhưng ở lần này thì ông không thể đặt mình vào trường hợp đặc biệt trong tiêu chuẩn sức khoẻ.

Ông Trọng buộc phải tính gấp chuyện xây dựng lực lượng kế cận tương lai cho đảng.

Trong lần trước đây ông Trọng có đưa ra nghị quyết 244 rất phức tạp, đó là bộ chính trị giới thiệu trường hợp quá tuổi đặc biệt được tái cử, còn những trường hợp khác mà trung ương đảng muốn giới thiệu tái cử, người đó phải làm đơn xin rút, trung ương bỏ phiếu đồng ý rút hay không, nếu trung ương không cho rút, thì tiếp tục bỏ phiếu bầu.

Nếu áp dụng luật 244 vào hội nghị tới đây một lần nữa thì cả bốn người giữ năm vị trí quan trọng chủ chốt đều quá tuổi.

1 – Ông Nguyễn Phú Trọng đang kiêm hai vị trí tổng bí thư, chủ tịch nước.
2- Ông Nguyễn Xuân Phúc sinh năm 1954 thủ tướng, ông sẽ 67 tuổi vào năm 2021, năm tổ chức đại hội 13. Trước đây ông Nguyễn Tấn Dũng cũng 67 tuổi vào năm tổ chức đại hội 12, ông Dũng phải về .
3- Bà Nguyễn Thị Kim Ngân sinh năm 1954 bằng tuổi ông Phúc.
4- Ông Trần Quốc Vượng sinh năm 1953, ông sẽ 68 tuổi vào thềm đại hội đảng khoá 13.

Như thế sẽ có 4 trường hợp chủ chốt hiện nay sẽ quá tuổi vào nhiệm kỳ khoá 13 cùng với họ là Tòng Thị Phóng, Ngô Xuân Lịch, Nguyễn Thiện Nhân, Trương Hoà Bình và Đinh Thế Huynh ( ông này hiện nay bị tâm thần không thể chữa trị khỏi ).

Như vây nếu những trường hợp này đều là đặc biệt thì có đến 9 người quá tuổi, đó là điều không thể xảy ra nếu toàn bộ số người này ở lại bộ chính trị.

Làm phương pháp loại trừ thì chỉ có 3 trường hợp có khả năng nằm trong trường hợp đặc biệt quá tuổi được giữ lại trong bộ chính trị.

Đó là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Thường trực ban bí thư Trần Quốc Vượng
Bí thư thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân.

Đầu tiên hãy bàn đến vị trí tổng bí thư, ai trong số họ sẽ đủ khả năng làm tổng bí thư.

Câu trả lời rất nhanh, đó là ông Trần Quốc Vượng, ông có lý luận, người miền Bắc , có khả năng giữ sự đoàn kết trong đảng. Ông Vượng là người có khả năng ở lại để kế nhiệm chức tổng bí thư, vì ngoài ông ra không còn ai trong bộ chính trị đủ những tiêu chuẩn mà quy định đã nêu.

Vị trí thủ tướng, có đến 4 người có thể đảm nhiệm chức vụ này dựa trên bằng cấp và kinh nghiệm quản lý kinh tế họ đã trải qua đó là Vương Đình Huệ, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Văn Bình và thêm một người có kinh nghiệm ngoại giao là ông Phạm Bình Minh. Ông Phúc khó có cửa ngồi lại để làm thủ tướng, nếu có thì ông phải vươn lên chức chủ tịch nước hoặc chủ tịch quốc hội. Nhưng ở những chức này thì thông lệ chỉ có đang ở vị trí tứ trụ nhảy lên làm tổng bí thư, chứ không có thông lệ ở vi trí tứ trụ này nhảy sang vị trí tứ trụ khác.

Vị trí chủ tịch nước sẽ do ai nắm giữ ? Đây là mới là câu trả lời khó nhất, nó sẽ dành cho ông Nguyễn Thiện Nhân hay Nguyễn Xuân Phúc hoặc một ai đó chưa xác định được rõ ràng. Nếu tính theo vị trí và năng lực, độ tuổi thì nó dễ vào tay ông Phạm Bình Minh nhất.

Như thế vấn đề vị trí tổng bí thư đã được xác định phần lớn thuộc về ông Trần Quốc Vượng. Đương nhiên ông Vượng sẽ là trường hợp đặc biệt.

Nếu như ông Phúc và ông Nhân cũng được bộ chính trị giới thiệu ở lại tái cử, thành ra có đến ba trường hợp đặc biệt, mà có đến ba trường hợp như thế thì chẳng còn cái gì gọi là đặc biệt, nó sẽ là trò thô thiển quá mức, vì thế điều này không thể xảy ra, đã đặc biệt thì chỉ có một trường hợp mà thôi.

Hai ông Phúc, Nhân sẽ phải qua vòng 244 nếu như ở lại tái cử.

Luật đấu loại 244 được mang ra dùng bất đắc dĩ, khi mà lúc ấy tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về quyền lực chưa kiểm soát được trung ương, ông Trọng phải dùng đến nó trong bối cảnh các thế lực khác ngang ngửa nhau ở trước thềm đại hội 12.

Ở khoá 13 này chắc hẳn ông Trọng không phải dùng đến nó, khi mà quyền lực của ông Trọng mạnh đến mức ngay từ bây giờ ông đã quy hoạch được 200 uỷ viên trung ương tương lai cho khoá 13.

Gần đây người ta thấy Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Xuân Phúc. Trương Hoà Bình thường qua lại với nhau, phải chăng các ông này đã thấy trước tương lai của mình, nên họ đang gắn lại với nhau để tạo thành một lực lượng nhằm thay đổi sự sắp đặt bất lợi cho họ.?

Có lẽ nếu họ muốn ở lại vị trí quyền lực thì họ chỉ còn cách câu kết với nhau để chiếm được ba vị trí trong ngũ trụ. Nếu như thế, họ phải cần nỗ lực thật quyết liệt và triệt để, gấp rút hơn. Còn không, chắc chắn số phận của họ là phải rời khỏi chính trường vào khoá tới đây.