Nguyễn Phú Trọng truyền kỳ 3

    0
    1103

     

    Thanh Hieu Bui

    ———————————–

    Cả Đần nghe lời cha, muốn tránh hòn tên mũi đạn, nên Đần đi biệt xứ làm nghề hàn xoong nồi trong thiên hạ, thoảng lắm mới rình lúc nhá nhem mang tiền về cho vợ nuôi con.

    Năm Ất Dậu trong làng Lại Đà có đến hàng chục người chết đói, nhà Cả Đần vẫn không hề hấn gì. Câu chuyện bà giáo 84 tuổi kể về cậu học trò nghèo Nguyễn Phú Trọng đi chân đất, quanh năm chỉ có bộ quần áo là câu chuyện bịa đặt do tên phóng viên bồi bút bịa ra lời bà giáo. Thực sự thì làm sao bà giáo dạy hàng bao thế hệ học sinh qua hơn 60 năm rồi mà còn nhớ đến một thằng học trò ôn con nào đó ở vùng quê. Giờ hỏi bà giáo rằng bà nhớ được Nguyễn Phú Trọng ở lớp bà năm 1965 đó, vậy bà còn nhớ được học trò nào lứa ấy không, trăm phần trăm bà giáo không nhớ tên ai.

    Trọng được chăm sóc cẩn thận, mẹ y không cho phép y la cà chơi đám bạn trong làng. Bởi thế thể lực của y không được mạnh khoẻ như những đứa trẻ hay vận động trong làng. Thời giặc Pháp hay càn vào làng triệt du kích. Một sáng người ta thấy em trai của bà , tức ông cậu của Nguyễn Phú Trọng bị bắn vỡ sọ ngoài ruộng.

    Nhà Nguyễn Phú Trọng nói rằng ông cậu bị giặc Pháp bắn chết.

    Các du kích trong làng không ai nói gì, họ lặng thinh lờ đi, trái với việc người nào bị giặc Pháp bắn chết là được dân làng an ủi, hỏi thăm và giúp đỡ ma chay, chôn cất tận tình. Ông cậu Nguyễn Phú Trọng chết trong sự lạnh nhạt của dân làng Lại Đà.

    Sau này cũng không ai nhắc đến cái chết của ông cậu Nguyễn Phú Trọng , ngay cả khi Trọng làm đến bí thư thành uỷ Hà Nội, uỷ viên Bộ Chính Trị.

    Cái lúc mà ông cậu Trọng bị bên nào đó bắn chết rồi, làng Lại Đà không bị giặc Pháp đánh bất thình lình vào những điểm yếu nữa. Tổn thất của du kích trong làng giảm đi rõ rệt.

    Làng Lại Đà cách Hà Nội 11 cây số, câu chuyện thực hư thế nào, nếu các bạn đọc có thời gian có thể tự đến đó tìm hiểu thêm để thông tin được đa chiều.

    Lại nói về Nguyễn Phú Trọng khi lớn đến tuổi tòng quân, ở trên có sức giấy về gọi người trong làng là Nguyễn Phú Trọng vào diện chuẩn bị đi lính, lúc Trọng mới qua 16 tuổi. Cả Đần nhớ lời thầy dặn khi xưa, đem tiền đút lót cho người phụ trách việc tuyển quân để gọi anh em nhà Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Phú Long đi lính thay cho Trọng.

    Thật đáng thương cho Nguyễn Phú Trọng hy sinh, lẽ ra người ta sẽ gọi Nguyễn Phú Trọng con Cả Đần đi lính. Nhưng vì Cả Đần đút lót, hối lộ nên người tuyển quân đã nhẫn tâm gọi cả anh em nhà Trọng, Long kia đi lính. Rồi đúng như lời thầy bói nói Cả Đẫn , người em của Nguyễn Phú Long là Nguyễn Phú Trọng đã hy sinh ở chiến trường, thế mạng cho Nguyễn Phú Trọng tổng bí thư ngày nay.

    Sau cái chết ấy, huyệt mộ nhà Nguyễn Phú Trọng bắt đầu phất lên, Nguyễn Phú Trọng còn gọi là Cả Lú được xem xét chọn lựa làm hạt giống đỏ để chuẩn bị đưa đi làm nghiên cứu sinh trường đảng Nguyễn Ái Quốc.

    Từ một con nhà dòng dõi không có công lao gì với cách mạng, trình độ học làng nhàng, vậy mà binh đao, khói lửa không hề động đến Nguyễn Phú Trọng, đã thế còn được cử đi học trường đảng rồi được cử đi nước ngoài học. Trong khi diện con ông cháu cha lắm mới được cử đi nước ngoài thời gian ấy. Tất cả đều nhờ sự tính toán và hy sinh của ông nội Trọng là Nguyễn Phú Độn.

    Người ta kể rằng, khi Trọng làm tổng bí thư. Dân làng Lại Đà kể cả người dòng họ Nguyễn Phú đều không ưa gì Trọng. Bởi làng đã nhiều lần muốn xây dựng , đường sá, cảnh quan nhưng không được chấp nhận. Đầu tiên dân làng nghĩ rằng Nguyễn Phú Trọng thể hiện sự liêm khiết, nhưng dần dần khi câu chuyện về huyêt mộ ven sông kia ăn thông mạch với làng, nên Trọng cấm dân làng được sửa sang gì là nhằm tránh đụng long mạch, chứ không phải ông ta thanh liêm.

    Lẽ ra theo đúng dự tính, lúc Cả Lú lục tuần huyệt đã phát vương. Nhưng linh hồn con chó bị ông Cả Độn ném xương ra bờ sông năm xưa đã kiện Sơn Thần, Thổ Địa việc ông Cả Độn không giữ lời, việc xem xét ấy kéo dài khiến cho Nguyễn Phú Trọng phải chậm thời gian làm vương lại mất mấy năm. Nhờ con cháu ông thầy địa lý năm xưa bên Tàu, có đọc lời dặn rằng đến năm đó mà chưa thấy họ Nguyễn Phú làng Lại Đà làm vương , ắt có kiện tụng dưới cõi âm, phải sang đến đó mà làm phép hoá giải đơn từ kiện cáo.

    Nguyễn Phú Trọng làm vương, ghi nhớ lời dặn của cha ông để lại, một lòng hướng phương Bắc thuần phục, lễ nghĩa hiếu thảo đâu ra đấy, không chút chểnh mảng. Bởi vậy hậu vận được kéo dài, âu cũng là nhờ phúc ấm của tổ tiên hy sinh mà có, lại thêm được phần thời thế Bắc Phương hỗ trợ nên thâp phần thành công.

    Bấy giờ trong thiên hạ chỉ có Nguyễn Phú Trọng là anh hùng cái thế, bậc nhân kiệt, minh quân.

    Nhưng vào năm Giáp Ngọ, ở làng Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam có một bậc kỳ nhân, hình dong cổ quái cất tiếng chào đời. Người này vóc dáng dặt dẹo như không có xương sống, đầu nghẹo một bên, khi cười nói lòng trắng dã lộ con ngươi đưa đi đưa lại điên đảo, mưu kế sâu hiểm đầy mình đang từng bước trỗi dậy vang danh trong thiên hạ.

    Kẻ đó tên là Nguyễn Xuân Phúc.

    Hết phần 3