Nguyễn Phú Trọng và buổi Hội thảo Tự do Báo chí tại Berlin

0
5344
Hình ảnh tại ´´hội thảo tự do báo chí ở Việt Nam´´ được tổ chức tại Berlin hôm 10.1.2018
Trong lúc người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam đang say sưa với màn kịch ´´ đốt lò ´´theo trường phái ´´Trung Hoa´´ ở Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, thì tại Berlin người dân Đức và bạn bè quốc tế được trải nghiệm một Việt Nam khác hẳn với những gì truyền thông nhà nước cố tuyên truyền trong suốt 40 năm qua.

Từ trái qua phải: Blogger Bùi Thanh Hiếu, Nữ nhà báo Đức Marina Mai, Nhà báo Lê Trung Khoa, bà Anne Renzenbrink, Chuyên gia châu Á và phụ trách báo chí của tổ chức Phóng viên không biên giới.

Luật sư Petra Schlagenhauf trả lời tại hội thảo về việc bị Việt Nam từ chối nhập cảnh hôm 4.1.2018 tại cửa khẩu Nội Bài.

Sau khi Bộ Ngoại giao Đức triệu tập ông Đoàn Xuân Hưng, Đại sứ Việt Nam tại Đức lần thứ 4 hôm 5.1.2018 để yêu cầu giải thích lý do nước này đã từ chối cho bà luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh nhập cảnh cùng khẳng định “ yêu cầu phiên tòa xét xử ông Trịnh tuân theo chuẩn mực nhà nước pháp quyền, và được giám sát bởi quan sát viên quốc tế ´´. Truyền thông Đức đã hướng chú ý lớn vào sự kiện phiên tòa xét xử ông Trịnh Xuân Thanh đang diễn ra ở Hà Nội, vốn trước đó đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc từ Berlin đưa về Việt Nam một cách bất hợp pháp.

Ngay lập tức, một hội thảo lớn về tự do báo chí được Tổ chức Phóng viên không biên giới Reporter ohne Grenzen & Tòa soạn báo TAZ của Đức tổ chức, đã thu hút sự quan tâm của truyền thông Đức và quốc tế.

Bà Anne Renzenbrink, Chuyên gia châu Á và phụ trách báo chí của tổ chức Phóng viên không biên giới cho biết ´´ Việt Nam theo chỉ số Tự Do Báo Chí đứng vào hàng thứ 175 trên 180 nước, đứng sau Thổ Nhĩ Kỳ bậc 155/180.  Chỉ số này nói lên sự kiểm soát hệ thống truyền thông gắt gao tại Việt Nam. Bà cho biết hiện tại ở nước này có cả thảy 19 Blogger đang ở trong tù  và trong những tháng vừa qua có 25 vụ bắt bớ  hoặc trục xuất các Blogger. Sự quy tội của nhà nước đối với những Blogger này rất mơ hồ như âm mưu lật đổ nhà nước hay tuyên truyền nói xấu nhà nước. Các Blogger bị bắt giam nhiều tháng rồi mới bị xử án hoặc trong vòng bí mật hoặc kết tội  thật nặng. Hai ví dụ là Blogger Mẹ Nấm ( Mutter Pilz ) bị xử 10 năm tù, Giáo sư Phạm Minh Hoàng bị tước quốc tịch Việt Nam và trục xuất một cách vội vã sang Pháp´´, bà cũng cho biết thêm ´´ hiện nay Facebook cũng gặp hạn chế trong việc kiểm chứng các báo cáo giả, điều đó là một kẽ hở để những thể chế độc tài lợi dụng nhằm kiểm soát truyền thông tự do´´.

Blogger Bùi Thanh Hiếu đã từng bị giam giữ tại Việt Nam chỉ vì thể hiện lòng yêu nước khi in áo có dòng chữ Trường Sa & Hoàng Sa là của Việt Nam để phân phát cho những người biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội, những bài viết của ông sau một thời gian đã thu hút trên 160.000 người theo dõi cùng sức lan tỏa mạnh mẽ, chỉ ít năm sang tới Đức ông đã xuất bản được 2 cuốn sách để phát hành quốc tế. Blogger này cũng thông báo ´´ Việt Nam mới đây đã lập ra một Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng với 10.000 quân để theo dõi và trấn áp các tiếng nói đối lập trên internet´´.

Nhà báo Lê Trung Khoa, chủ biên trang báo điện tử Thoibao.de thông tin thêm ´´ để xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh và văn minh, người dân ở đây cần được cung cấp thông tin đa chiều, trung thực, vì chỉ khi được trang bị những kiến thức đúng đắn của nhân loại thì thế hệ trẻ mới có đủ điều kiện suy xét và lựa chọn con đường tốt nhất cho dân tộc, tạo sức cạnh tranh với các nước trên thế giới. Nếu truyền thông không có tự do, thì điều ngược lại sẽ xẩy ra với cả đất nước có trên 90 triệu người này, đó là sự tụt hậu với thu nhập chỉ còn đứng trên Lào và Campuchia như hiện nay và tự biến con em nước Việt thành nô lệ thời hiện đại ´´.

Nữ nhà báo Đức Marina Mai cũng chia sẻ những đe dọa mà các nhà báo và người cầm bút gốc Việt tại Đức phải đối diện khi ´´ thường xuyên bị theo dõi các sinh hoạt cá nhân, thóa mạ trên các mạng xã hội, đe dọa đánh bom bẩn và bắn chết..´´. Nhà báo Lê Trung Khoa cho biết thêm``Cơ quan điều tra và cảnh sát Đức đã ghi nhận các trường hợp này cùng những mối liên hệ với các đối tượng quá khích hiện sống tại Đức để phục vụ theo dõi, điều tra lâu dài. Khi bị xét xử, họ cũng đối diện với bản án phải trục xuất khỏi nước Đức nếu có bằng chứng liên hệ với mật vụ Việt Nam ´´.

Có mặt tại đây, bà Petra Schlagenhauf, luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh đã trả lời báo chí quốc tế và tuyên bố phản đối việc Chính phủ Việt Nam đã không cho bà nhập cảnh vào nước này hôm 4.1.2018 để gặp gỡ đồng nghiệp, điều này vi phạm ngay cả Nghị quyết số 46/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam được ký kết và đưa ra thực hiện năm 2015 với quy định miễn Visa 15 ngày cho tất cả các công dân Đức khi tới đây mà không phân biệt mục đích nhập cảnh.

Phần hỏi đáp trở nên sôi nổi với các câu hỏi và trả lời giữa các phóng viên Đức và quốc tế cũng như người tham dự với các nhà báo, Blogger, qua đây họ đã hiểu rõ hơn các hạn chế quyền tự do báo chí của những người cầm bút tại Việt Nam và ngay cả khi họ sống ở nước ngoài. Có lẽ sau cuộc hội thảo, các phóng viên quốc tế sẽ có nhiều bài viết phản ánh đúng và thực chất hơn về đất nước Việt Nam, nơi vẫn chỉ có 1 đảng cộng sản độc quyền cai trị.

Nữ phóng viên Đài phát thanh nhà nước Đức Deutschlandfunk Kultur đã phỏng vấn Blogger Bùi Thanh Hiếu, nhà báo Lê Trung Khoa để họ bày tỏ những ý kiến của mình, giúp cho nền tự do báo chí Việt Nam có điều kiện phát triển tốt hơn và đồng hành với xã hội dân chủ, văn minh. Cuộc phỏng vấn này sẽ được tiếp phát trong chương trình của đài trên toàn nước Đức.

Điểm mới ở hội thảo lần này, tới dự có nhiều bạn trẻ hiện là sinh viên gốc Việt tại Đức cũng như thể hệ thứ 2 đã sinh ra tại đây. Họ quan tâm lắng nghe và đặt câu hỏi ´´ làm sao giúp cho tự do báo chí ở ngay tại Việt Nam có điều kiện cất lên tiếng nói của mình mà không lo sợ gặp cản trở, khó khăn cho bản thân ?´´. Trả lời câu hỏi này, bà Anne Renzenbrink, Chuyên gia châu Á và phụ trách báo chí của tổ chức Phóng viên không biên giới cho biết ´´ các bạn hãy phổ biến, chuyển tiếp những thông tin của các nhà báo, Blogger, điều đó chính là giúp cho tự do báo chí tại Việt Nam´´ Sự có mặt tại hội thảo của thế hệ trẻ người Việt là một thành công, đem lại hy vọng tốt đẹp hơn cho tương lai đất nước, chuẩn bị cho việc chuyển đổi thể chế sẽ phải diễn ra trong thời gian gần ở quê hương Việt Nam.

Bên cạnh đó, tại hội thảo cũng bắt gặp cá nhân đã không tôn trọng quy định đảm bảo thông tin, họ cố tình quay chụp những người tham dự tham dự khi chưa được sự chấp thuận với ý đồ có thể dùng tiếp tay cho mật vụ Việt Nam.

Một trường hợp thanh niên người Việt vi phạm quy tắc bảo vệ thông tin cá nhân khi chụp ảnh người phát biểu mà không được sự chấp thuận

Những hậu quả do ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng vài cá nhân trong đảng cộng sản của mình bất chấp pháp luật quốc tế, cử mật vụ đột nhập lãnh thổ Đức để bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh cùng việc cố ngăn cản một nền báo chí tự do, quyền biểu đạt chính kiến của trên 90 triệu người dân nước này đang đe dọa sự hội nhập quốc tế và giàu mạnh của cả đất nước.

Khi các cá nhân áp đặt đảng quyền, xa rời pháp quyền hòng cố níu kéo, cột dân tộc Việt vào một thể chế lạc lõng đang dần biến đất nước tươi đẹp này trở thành một nhà tù lớn nhất trong mọi thời đại từ thủa lập quốc.

Vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức để đem về Việt Nam xét xử đã được truyền thông Đức phát hình trên cả tàu điện ngầm ở Berlin hôm 10.1.2018.

Tổng bí thư 74 tuổi Nguyễn Phú Trọng của đảng cộng sản Việt Nam

Lê Anh – Thoibao.de

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh bị cảnh sát Liên bang Đức liệt vào hạng nguy hiểm như khủng bố?

https://thoibao.de/tin-nuoc-duc/11620/vu-bat-coc-trinh-xuan-thanh-bi-canh-sat-lien-bang-duc-liet-vao-hang-nguy-hiem-nhu-khung-bo%3F.htm

Bộ Ngoại giao Đức triệu tập lần thứ 4 ông Đoàn Xuân Hưng

https://thoibao.de/tin-nuoc-duc/11621/viet-nam-khong-cho-bao-chi-quoc-te-tham-du-phien-toa-xet-xu-trinh-xuan-thanh-va-21-bi-can.htm

Từ chối không cho bà luật sư Đức của Trịnh Xuân Thanh nhập cảnh vào Việt Nam là chính đáng hay không?

https://thoibao.de/tin-nuoc-duc/11617/tu-choi-khong-cho-ba-luat-su-duc-cua-trinh-xuan-thanh-nhap-canh-vao-viet-nam-la-chinh-dang-hay-khong%3F.htm

Chính phủ CHLB Đức một lần nữa yêu cầu xét xử Trịnh Xuân Thanh theo chuẩn mực nhà nước pháp quyền

https://thoibao.de/tin-nuoc-duc/11623/chinh-phu-chlb-duc-mot-lan-nua-yeu-cau-xet-xu-trinh-xuan-thanh-theo-chuan-muc-nha-nuoc-phap-quyen.htm

Người ra lệnh bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã làm suy yếu khả năng phòng thủ của Việt Nam

https://thoibao.de/thong-bao-%26-nhan-tin/11582/nguoi-ra-lenh-bat-coc-trinh-xuan-thanh-da-tan-pha-kha-nang-phong-thu-cua-viet-nam-.htm

——–

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here