Mô hình chống đối mới của Hồng Kông

0
561
Khoảng 1,7 triệu người Hong Kong đã xuống đường ngày 18-8-2019 (New York Times)
   

Tác giả: Shi Shan, RFA

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

19-8-2019

Phong trào phản kháng có quy mô lớn ở Hồng Kông trong hai tháng qua đã tăng tốc trong khung cảnh không có một tổ chức phối hợp thống nhất. Một số nhà phân tích cho rằng nền tảng của một sự phối hợp rộng lớn hiện đang được hình thành.

Người biểu tình tràn ngập đường phố Hồng Kông liên tục 11 tuần lễ vừa qua. Ảnh: Tyrone Siu/ Reuters

Phong trào phản kháng vừa qua ở Hồng Kông đã được một số cơ quan truyền thông nước ngoài gọi là “mô hình mới của thời đại thông tin”. Những người biểu tình đã liên lạc nhau trên hạ tầng của các mạng truyền thông xã hội và tự phối hợp với nhau để phản đối. Các cuộc biểu tình khởi đi từ những biểu duơng ban đầu của một triệu người và hai triệu người dần dần phát triển thành cái gọi là “hoa nở khắp mọi nơi”, nổ ra ở tất cả các khu vực của Hồng Kông bao gồm Cửu Long (Kowloon) và Lãnh thổ mới (New Territories), cũng như phát triển các mô hình mới như các cuộc phản đối chớp nhoáng v.v..

Ông Leung Kwok-hung, một cựu thành viên của Hội đồng Lập pháp Hồng Kông bị TQ tước quyền đại diện, là một trong những người sớm nhất ở Hồng Kông phát động các cuộc biểu tình trên đường phố. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do rằng cơ chế phối hợp cho phong trào với quy mô lớn chỉ có thể dần dần được hình thành trong quá trình tranh đấu.

Ông nói “Các mô hình tổ chức khác nhau cuối cùng đã phát triển thành một nền tảng lớn chung. Nhờ vào các hoạt động rất thực tế của các nền tảng riêng lẻ mà cuối cùng nó mới phát triển thành một cơ chế phối hợp chung.”

Ông nói rằng Phong trào dù vàng 2014 ở Hồng Kông có một cơ chế phối hợp trung ương, và nó đã chứng minh là bị hạn chế về hiệu quả cũng như dễ dàng bị chính quyền trực tiếp nhắm vào đó để đàn áp. Ông tin rằng thay vì vậy, lần này phong trào phản kháng đã đóng được vai trò to lớn của nó bằng cách hình thành từ dưới đi lên.

“Trước đây, không thể tránh được việc phong trào (có lãnh đạo) chung bị bể thành những mảnh nhỏ. Nhưng bây giờ điều rất quan trọng là phải hành động theo một cách ngược lại, để hội nhập (ý muốn) của những mảnh nhỏ thành một mục tiêu lớn có chiến lược.”

Vào hôm thứ Ba ngày 13/8, một số mảnh của người biểu tình ở Hồng Kông đã đưa ra lời xin lỗi về các cuộc phản đối trong những ngày vừa qua đã gây ra sự bất tiện cho hành khách tại sân bay Hồng Kông, và thậm chí là đã xảy ra đánh đấm ở đó. Ông Leung Kwok-hung nói rằng cần phải xin lỗi cho các hành vi sai trái trong quá trình hoạt động.

Ông nói “Trong mọi trường hợp, chúng ta nên tránh bạo lực, và bạo lực đối với những người không có sức đề kháng. Điều này là không đúng.”

Nhiều nhà phân tích tin rằng tất cả các phong trào quần chúng sẽ gặp những vấn nạn xảy ra ngoài vòng kiểm soát và khó hiểu rõ ngọn ngành. Ông Ngụy Kinh Sinh (Wei Jingsheng), nhà bất đồng chính kiến ​​nổi tiếng của Trung Quốc cư trú tại Hoa Kỳ, cho rằng ngay cả khi thiếu vắng cơ chế phối hợp trung ương, thì cũng nên tiến hành phản kháng trong ôn hoà và hữu lý với tinh thần kỷ luật.

Ông Nguỵ nói “Một số người nói rằng tất cả các hoạt động này là tự phát, cho nên nó không có tổ chức và không có kỷ luật. Nhưng ngay cả khi nó là tự phát, nó cần được tổ chức và kỷ luật. Tất cả các điều phối viên phải nhấn mạnh vấn đề này. Vì họ chọn biểu tình để phản đối, họ nên tuân thủ sự ôn hòa và hữu lý. Nếu không, nó sẽ được sử dụng như là một cái cớ của chính quyền TQ để đàn áp.”

Ông Nguỵ Kinh Sinh kêu gọi người biểu tình Hồng Kông nên thận trọng và duy trì khuôn mẫu phản kháng hòa bình và hữu lý, không để bị ảnh hưởng bởi sự tức giận. Ông tin rằng các nhà lãnh đạo trẻ của phong trào dân chủ Hồng Kông cần công khai bày tỏ sự chân thành của họ trong ôn hòa và cố gắng tránh để cho chính quyền TQ tìm lý do để trực tiếp can thiệp.

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here