Khách hàng mời luật sư tư vấn, bào chữa…để làm gì ?

0
1323

Lời dẫn:

Tôi nghĩ rằng, khách hàng mời luật sư tư vấn, bào chữa…để làm gì ? Có lẽ, nếu ai hành nghề luật sư một cách nghiêm túc đều nắm được nguyên tắc cơ bản đó là: Họ cần luật sư “Chuyên gia pháp luật” tư vấn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trên cơ sở pháp luật hiện hành. Họ cần luật sư nghiên cứu hồ sơ, chứng cứ…để đưa ra quan điểm pháp lý bảo vệ cho họ khi mà họ bị cáo buộc. Bảo vệ họ là bảo vệ thượng tôn pháp luật.

Gần đây tôi lướt qua một số Stt của đồng nghiệp thấy rằng một số đồng nghiệp đang thể hiện rất “cảm tính, suy diễn, cực đoan” khi mà không có hồ sơ vụ án, lại quy chụp các bị cáo là “Tham ô, tham nhũng..” Cách thể hiện này vô hình chung làm xấu đi hình ảnh luật sư và đạo đức hành nghề luật sư, thông tin mang tính “bầy đàn” chưa được suy xét, kiểm chứng, không có chính kiến và tư duy pháp lý của một luật sư thực thụ.

Nhẽ ra, luật sư dựa trên thông tin có sẵn có thể bình luận trên cơ sở căn cứ pháp lý, diễn giải, phản biện….nhưng đáng tiếc lại suy diễn, kết tội luôn bằng những lời lẽ, bức xúc, hận thù…bản thân họ như vậy đã không tôn trọng chính nghề của họ thì làm sao họ tôn trọng ai (?) trong khi chính các đồng nghiệp của họ đang thực hiện chức năng nghề nghiệp trên cơ sở trình tự pháp luật tố tụng.

Luật sư không bảo vệ cái hành vi sai trái của bất kỳ ai, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trên cơ sở pháp luật quy định quyền của họ. Hiến pháp. Luật tố tụng quy định. Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án, quyết đinh có hiệu lực pháp luật. Việc kết tội một người ngoài những chứng cứ, lời khai… phải tuân thủ theo đúng trình tự luật định.

Bảo vệ quyền lợi của những người bị cáo buộc,là bảo vệ quyền con người, bảo vệ thượng tôn pháp luật đấy.
————————-

Stt của Luật sư Trần Hồng Phúc Ls

Hành nghề luật sư, đòi hỏi luật sư phải lao động nghiêm túc, nắm chắc kiến thức, đọc kỹ hồ sơ vụ án và bám chặt pháp luật về tố tụng. Đặc biệt trong vụ án hình sự, trách nhiệm xã hội và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư rất lớn. Vụ án có dấu hiệu oan phải làm sáng tỏ, bào chữa bằng mọi biện pháp hợp pháp để giúp thân chủ minh oan. Đừng sợ bất kỳ áp lực nào khi bạn đã chọn nghề này, bảo vệ quyền con người của bị cáo cũng chính là bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ chế độ, bảo vệ Nhà nước vì không có nền tư pháp của Quốc gia nào muốn có án oan, sai. Luật sư không nên quá quan tâm dự đoán phán quyết của nhà Toà vì luật sư không có quyền quyết định bản án. Chức năng của luật sư là gỡ tội, bảo vệ quyền con người theo quy định của pháp luật và đạo đức nghề! Tôi là người mà các cơ quan tiến hành tố tụng không bao giờ muốn chỉ định bào chữa vì một đôi lần tôi đòi hỏi những điều mà một số luật sư chỉ định không đòi hỏi, tôi trở thành người gây khó khăn thì tốt nhất người ta có thể chọn luật sư khác “thuần” hơn. Lám án hình sự cần phải tâm niệm rằng các vụ án sẽ sống mãi với thời gian, nếu sau này vụ án mà mình bào chữa bị phát hiện oan, sai thì lịch sử không gọi tên mình là luật sư vô trách nhiệm. Nghề này là nghề đi giữa cuộc đời, danh tiếng hay tai tiếng cũng chỉ một lằn gianh, không giúp được người thì cũng đừng vì bất kỳ lý do gì bị chi phối để đạp người ta xuống. Nếu thân chủ oan – người bào chữa không có lý do gì để bào chữa theo hướng khác – đấy là trách nhiệm và đạo đức của người hành nghề! Giữ lấy lương tâm và đạo đức làm người. Nếu bạn gieo nghiệp, bạn sẽ gặp nghiệp và cuộc đời bạn nghiệp nhiều đến mấy?

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang ngồi và ngoài trời