Đến lượt người Nga… rời Nga

0
6

VNTB

07.03.2022 6:42

Nguyễn Nam

Tại Vaalimaa, biên giới của Phần Lan với Nga – cách Helsinki 120 dặm về phía đông – xe buýt và ô tô dừng để kiểm tra hộ chiếu và hải quan. Họ không phải là người Ukraine, họ là người Nga.

John Simpson – Biên tập viên các vấn đề thế giới ở Vaalimaa, Phần Lan của hãng BBC, Anh quốc đã cho biết  có một số người đang nóng lòng muốn rời khỏi Nga vì có tin đồn lâu nay rằng chính phủ của Putin có thể sớm cho thiết quân luật để đối phó với các cuộc biểu tình chống lại cuộc xâm lược Ukraine.

Bài báo có đoạn:

“Khi các chuyến bay đến châu Âu bị tạm dừng, cách duy nhất để rời khỏi Nga là đi ô tô  qua biên giới hoặc bằng tàu hỏa. Chúng tôi đã nói chuyện với một phụ nữ trẻ người Nga đang lên đường sang phương Tây – một trong những người may mắn có thị thực EU trước khi lệnh trừng phạt được công bố. Cô ấy tuyệt vọng về những gì đã và đang xảy ra.

“Người dân ở Ukraine là người dân của chúng tôi – gia đình của chúng tôi”, cô nói. “Chúng ta không nên giết đồng bào của mình”. Tôi hỏi cô ấy có nghĩ đến việc quay trở lại không? “Không phải khi chính phủ đáng sợ còn ở đó. Sự thật là như vậy, rất buồn”.

Bà nói rằng hầu hết người Nga không muốn cuộc chiến này, nhưng họ có nguy cơ phải ngồi tù nếu chống lại Putin”.

Theo ghi nhận của biên tập viên John Simpson thì ở Phần Lan, có sự đồng cảm sâu sắc đối với những người như cô ấy – cũng như đối với người dân và đất nước Ukraine. Sự đồng cảm và nỗi sợ hãi rằng Nga có thể tấn công các nước láng giềng khác như Phần Lan, đang khiến cho quan điểm trung lập truyền thống của Phần Lan thay đổi.

Theo các cuộc thăm dò dư luận mới nhất, phần lớn người Phần Lan tin rằng đã đến lúc họ gia nhập NATO, và được bảo vệ như một thành viên của liên minh này.

Biên tập viên John Simpson tường thuật quay trở lại Helsinki, chuyến tàu từ St Petersburg sắp đến ga có chở thêm hàng trăm người lo âu chạy trốn khỏi Nga. Hầu hết các chuyến tàu đều đã kín chỗ, giá vé tăng cao ngất ngưởng.

Số tiền hành khách rời Nga có thể mang theo có hạn. Đồng rúp đang bị sụp đổ; nền kinh tế Nga đang bị đe dọa bởi các lệnh trừng phạt và sự rút lui của nhiều công ty lớn của phương Tây. Chính phủ Nga cố tránh việc ngân hàng bị đồng loạt rút tiền.

“Liệu các biện pháp trừng phạt nhằm vào giới nhà giàu Nga có khiến họ quay lưng với Tổng thống Putin? Không phải là không thể, nhưng  không có khả năng buộc Putin dừng cuộc chiến ở Ukraine” – biên tập viên John Simpson nhận định.

Đáng lo ngại hơn đối với Putin là lời kêu gọi của tập đoàn dầu mỏ Nga Lukoil về việc ngừng xâm lược. Nếu các thành phần chính của nền kinh tế Nga đang chống lại Putin, thì Putin rất khó trong thực thi các chính sách hiếu chiến của mình.

Một người phụ nữ khác đã rời Nga đến Istanbul nói với  John Simpsonqua điện thoại rằng cô ấy rất sợ trở lại như dưới thời Liên Xô.

“Tôi 30 tuổi, tôi chưa từng chứng kiến ​​điều tồi tệ nhất… những vụ đàn áp, mật vụ. Tôi rất sợ rằng nếu tôi không bay ra ngoài ngay bây giờ, tôi sẽ không thể không bao giờ đi được. Một phần đây có lẽ là thời điểm ra đi. Phần khác, lại sợ rằng tôi sẽ không biết bao lâu sau mới có thể gặp lại gia đình và bạn bè của mình”.

Nếu thiết quân luật là có thật, Putin muốn làm gì cũng được mà không phải lo có biểu tình ngoài đường phố. Điều này được cho là có căn cứ từ tin tức việc Putin đã nói rõ với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rằng Putin sẽ không dừng lại cho đến khi chiếm được toàn bộ Ukraine.

“Người Nga rất muốn bỏ nước ra đi và kiếm sống ở nước ngoài.” – Biên tập viên John Simpson của BBC ‘chốt hạ’ như vậy.

VNTB – Đến lượt người Nga… rời Nga

07.03.2022 6:42

VNTB – Đến lượt người Nga… rời Nga

Nguyễn Nam

Tại Vaalimaa, biên giới của Phần Lan với Nga – cách Helsinki 120 dặm về phía đông – xe buýt và ô tô dừng để kiểm tra hộ chiếu và hải quan. Họ không phải là người Ukraine, họ là người Nga.

John Simpson – Biên tập viên các vấn đề thế giới ở Vaalimaa, Phần Lan của hãng BBC, Anh quốc đã cho biết  có một số người đang nóng lòng muốn rời khỏi Nga vì có tin đồn lâu nay rằng chính phủ của Putin có thể sớm cho thiết quân luật để đối phó với các cuộc biểu tình chống lại cuộc xâm lược Ukraine.

Bài báo có đoạn:

“Khi các chuyến bay đến châu Âu bị tạm dừng, cách duy nhất để rời khỏi Nga là đi ô tô  qua biên giới hoặc bằng tàu hỏa. Chúng tôi đã nói chuyện với một phụ nữ trẻ người Nga đang lên đường sang phương Tây – một trong những người may mắn có thị thực EU trước khi lệnh trừng phạt được công bố. Cô ấy tuyệt vọng về những gì đã và đang xảy ra.

“Người dân ở Ukraine là người dân của chúng tôi – gia đình của chúng tôi”, cô nói. “Chúng ta không nên giết đồng bào của mình”. Tôi hỏi cô ấy có nghĩ đến việc quay trở lại không? “Không phải khi chính phủ đáng sợ còn ở đó. Sự thật là như vậy, rất buồn”.

Bà nói rằng hầu hết người Nga không muốn cuộc chiến này, nhưng họ có nguy cơ phải ngồi tù nếu chống lại Putin”.

Theo ghi nhận của biên tập viên John Simpson thì ở Phần Lan, có sự đồng cảm sâu sắc đối với những người như cô ấy – cũng như đối với người dân và đất nước Ukraine. Sự đồng cảm và nỗi sợ hãi rằng Nga có thể tấn công các nước láng giềng khác như Phần Lan, đang khiến cho quan điểm trung lập truyền thống của Phần Lan thay đổi.

Theo các cuộc thăm dò dư luận mới nhất, phần lớn người Phần Lan tin rằng đã đến lúc họ gia nhập NATO, và được bảo vệ như một thành viên của liên minh này.

Biên tập viên John Simpson tường thuật quay trở lại Helsinki, chuyến tàu từ St Petersburg sắp đến ga có chở thêm hàng trăm người lo âu chạy trốn khỏi Nga. Hầu hết các chuyến tàu đều đã kín chỗ, giá vé tăng cao ngất ngưởng.

Số tiền hành khách rời Nga có thể mang theo có hạn. Đồng rúp đang bị sụp đổ; nền kinh tế Nga đang bị đe dọa bởi các lệnh trừng phạt và sự rút lui của nhiều công ty lớn của phương Tây. Chính phủ Nga cố tránh việc ngân hàng bị đồng loạt rút tiền.

“Liệu các biện pháp trừng phạt nhằm vào giới nhà giàu Nga có khiến họ quay lưng với Tổng thống Putin? Không phải là không thể, nhưng  không có khả năng buộc Putin dừng cuộc chiến ở Ukraine” – biên tập viên John Simpson nhận định.

Đáng lo ngại hơn đối với Putin là lời kêu gọi của tập đoàn dầu mỏ Nga Lukoil về việc ngừng xâm lược. Nếu các thành phần chính của nền kinh tế Nga đang chống lại Putin, thì Putin rất khó trong thực thi các chính sách hiếu chiến của mình.

Một người phụ nữ khác đã rời Nga đến Istanbul nói với  John Simpsonqua điện thoại rằng cô ấy rất sợ trở lại như dưới thời Liên Xô.

“Tôi 30 tuổi, tôi chưa từng chứng kiến ​​điều tồi tệ nhất… những vụ đàn áp, mật vụ. Tôi rất sợ rằng nếu tôi không bay ra ngoài ngay bây giờ, tôi sẽ không thể không bao giờ đi được. Một phần đây có lẽ là thời điểm ra đi. Phần khác, lại sợ rằng tôi sẽ không biết bao lâu sau mới có thể gặp lại gia đình và bạn bè của mình”.

Nếu thiết quân luật là có thật, Putin muốn làm gì cũng được mà không phải lo có biểu tình ngoài đường phố. Điều này được cho là có căn cứ từ tin tức việc Putin đã nói rõ với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rằng Putin sẽ không dừng lại cho đến khi chiếm được toàn bộ Ukraine.

“Người Nga rất muốn bỏ nước ra đi và kiếm sống ở nước ngoài.” – Biên tập viên John Simpson của BBC ‘chốt hạ’ như vậy.