ĐẶC KHU KINH TẾ LÀ GÌ VÀ DƯ LUẬN HIỆN NAY VỀ CHỦ TRƯƠNG VN CÓ NÊN LẬP RA ĐẶC KHU KINH TẾ?

0
16

Để có cái nhìn rộng và hiểu rõ hơn về Đặc khu KT cũng như đất nước ta có cần phải có ĐKKT hay không. Tôi xin chia sẻ lại khái niệm về ĐKKT cũng như ý kiến khách quan của những những chuyên gia KT về vấn đề đang nóng bỏng hiện nay này, để từ đó các bạn có một cái nhìn đa chiều về chủ trương quyết cho thuê đất 99 năm của nhà cầm quyền vn đối với 3 vị trí chiến lược trải dài cả ba miền Bắc-Trung-Nam có tên gọi gồm: Vân Đồn-Bắc Vân Phong-Phú Quốc.

Dư luận đang sục sôi rất nhiều ý kiến phản đối trên mạng XH vì họ thấy có dấu hiệu cho rằng; Đất nước đang hăm he và đầy khát vọng để nhảy vào nhận thuê 3 đặc khu này không ai khác; Đó chính là nhà cầm quyền cs TQ. Sau đây là lý do mà họ tin vào điều đó nhờ câu trả lời của ông Nguyễn Đức Kiên, PCT Uỷ ban Kinh Tế QH cho giới báo chí:””Tại sao cứ sợ ảnh hưởng của Trung Quốc tại các đặc khu. Tại sao ở Úc, Pháp, Mỹ… đều có Chinatown. Ở California mình có Little Saigon. Ở đó toàn người Việt, nói bằng tiếng Việt, thì bang California có lo ngại vấn đề an ninh quốc phòng hay không?”

Khái niệm về Đặc Khu Kinh Tế.

Theo cách hiểu của nhà đầu tư thì đặc khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư – kinh doanh thông thường, được hưởng các chính sách đặc biệt thuận lợi.

Đặc khu kinh tế còn có một số tên gọi khác là khu kinh tế tự do (khu tự do, khu kinh tế), khu kinh tế đặc biệt, khu kinh tế mở, khu thương mại tự do.

Các nước, quốc gia trên thế giới thành lập các đặc khu kinh tế luôn có những chính sách đặc biệt – đặc quyền để tạo ra giá trị lợi ích tối đa trong việc tăng trưởng nền kinh tế khu vực.

Môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Miễn giảm thuế
Quy chế lỏng
Chính sách linh hoạt về lao động
Điều kiện sống tốt, môi trường sống hiện đại

Dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, dịch vụ thương mại đạt chuẩn quốc tế
Cơ sở hạ tầng hiện đại
Vị trí địa lý chiến lược

Diện tích tối thiểu là 100 km²
Thị trường tiêu dùng lớn
Có nguồn lực để đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật
Có cảng biển, cảng hàng không quốc tế
Kết nối thuận lợi với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia và quốc tế
(Các đặc khu kinh tế thường được thành lập gắn với biển).

Và sau đây là ý kiến của một cựu nhà báo TT, anh Hoàng Hải Vân.

“ĐẶC KHU KINH TẾ, MỘT MÔ HÌNH ĐÃ LỖI THỜI

Giáo sư Trần Văn Thọ, người từng là thành viên chuyên môn Hội đồng tư vấn kinh tế của nhiều đời Thủ tướng Nhật, hiện là thành viên Tổ tư vấn kinh tế Thủ tướng nước ta, vừa viết thư cho tôi, hỏi bài “ĐIỀU 62 LUẬT ĐẤT ĐAI, TẬP ĐOÀN FLC VÀ NGUY CƠ MẤT NƯỚC !” có phải do tôi viết không. Ông bảo cần nhiều bài như thế này và nên đăng trên báo chính thống.

Trong thư, giáo sư Thọ còn cho rằng Quốc Hội nên hoãn việc thông qua quyết định về đặc khu kinh tế để tiếp tục bàn thảo. Ông viết : “Tôi thấy không cần đặc khu kinh tế nữa, phải chi làm từ hồi đầu thập niên 1990, lúc đó mới cần và hiệu quả hơn. Các địa điểm chọn lựa cũng có vấn đề. Riêng Vân Đồn, rất gần Hải Phòng là nơi đã có sân bay, có đầy đủ hạ tầng và đang thu hút đầu tư nước ngoài khá manh. Tôi có đến Vân Đồn hai năm trước và có hỏi ý kiến nhiều công ty lớn của Nhật, hầu hết họ không quan tâm. Vậy khả năng Trung Quốc nhảy vào Vân Đồn rất cao. Trung Quốc không cần tính toán kinh tế”.

Tôi hoàn toàn tán thành ý kiến của giáo sư Trần Văn Thọ. Trung Quốc từng thành công với các đặc khu kinh tế. Đó thí nghiệm “kinh tế thị trường trong kinh tế kế hoạch hóa” của ông Đặng Tiểu Bình. Đây còn là sự “dò đá qua sông” để chuyển Trung Quốc sang kinh tế thị trường. Nhưng thành công ngoạn mục này diễn ra từ thập niên 80, 90 của thế kỷ trước. Ngày nay ở Trung Quốc, các chính sách áp dụng cho đặc khu kinh tế gần như đã được phổ cập đại trà.

Lẽ ra, nước ta có thể mở các đặc khu kinh tế từ đầu những năm 1990 để thử nghiệm “cơ chế thị trường đầy đủ” trong phạm vi hẹp trước khi mở rộng, nhưng các nhà lãnh đạo tiền nhiệm đã thận trọng “dò đá qua sông” bằng cách khác. Ngày nay ở nước ta, kinh tế thị trường đã được mở rộng và đang hoàn thiện cơ chế. Nhu cầu phát triển hiện nay không cho phép thử nghiệm nữa. Tự do kinh doanh phải được áp dụng rộng rãi khắp nơi trong cả nước, chứ không chỉ là ưu đãi riêng cho Vân Đồn, Phú Quốc và Vân Phong.

Giáo sư Trần Văn Thọ rất có lý khi nói rằng các nhà đầu tư nước ngoài muốn làm ăn thật sự ở Việt Nam không còn quan tâm đến các chính sách ưu đãi tại các đặc khu kinh tế. Kẻ quan tâm chính là kẻ “không cần tính toán kinh tế” và các nhóm lợi ích bất động sản ở Việt Nam.”(hết trích)

Theo quan sát của Cóc Tía. Hiện nay trên mạng XH xuất hiện rất nhiều những logo có nội dung phản đối lại chủ trương cho thuê đất để thành lập 3 ĐKKT của nhà cầm quyền vn từ những người dân. Trong đó có một linh mục người Nhật bản đã vẽ lên bức tranh tổng thể nói lên sự phản ứng gay gắt vì không đồng tình của gần 90 triệu dân vn đối với chủ trương của đcs vn về vđ này. Ngoài ra, có rất nhiều avatar đã được thay đổi với nội dung phản đối chủ trương trên.

Cóc Tía (tổng hợp)