‘Amadeus’ (Sự đố kỵ của thiên tài)

    0
    126
    Mozart

    Nguyễn Lan Anh

    (Hết) Mọi sự thay đổi vào năm 1782 khi ông cưới Constanze Weber. Leopold rất khó chịu về việc này, vì ông luôn yêu cầu con mình phải kiếm được đồng lương ổn định đã rồi mới nên cưới xin. Tuy nhiên, cặp vợ chồng mới cưới vẫn tự xây đắp tổ ấm và lần đầu tiên trong đời, Wolfgang đã hoàn toàn không còn bị ảnh hưởng bởi cha mình nữa. Mười năm tiếp theo của cuộc đời ông vô cùng thú vị. Joseph II lên ngôi, và (may cho Mozart), ông này rất thích âm nhạc, đặc biệt là nhạc Ý. Joseph bao nuôi rất nhiều nghệ sĩ Opera của Ý trong cung điện, nghĩa là rất nhiều nhạc sĩ và nhà soạn nhạc đổ về Vienna. Họ đều ghét Mozart, và ghen tị với tài năng của ông. Sự ghen ghét này cứ tiếp diễn suốt đời Mozart, và được dẫn đầu bởi nhạc sĩ hoàng gia Salieri! Để chống đối, Mozart viết opera, dạy thêm học sinh, và nhận được rất nhiều yêu cầu đặt hàng. Mọi thứ đều rất ổn thỏa. Cha ông tới thăm vào năm 1785, và ông đã tin là con mình rất giàu có. Mozart có một bàn chơi billiard, mở dạ tiệc tại nhà, và được ăn những bữa hoành tráng với đủ thứ thịt, hàu, rượu vang và cafe.

    Thế thì có phải là Mozart thực sự giàu không?
    Chà, thực ra tình hình tài chính của ông rất mơ hồ. Mỗi bản opera thì nhà soạn nhạc được trả phí là 400 florins. Vì không có luật bản quyền, Mozart chẳng nhận được gì từ những kẻ đạo nhạc khác. Ông cũng chẳng nhận được tiền từ những buổi biểu diễn sau đó. Vì lúc đó ông làm freelance, hầu hết doanh thu đều tới từ những yêu cầu đặt hàng và việc dạy học.

    Dù sao thì, trong thời gian này Mozart đã viết bản opera nổi tiếng nhất đời ông: the Marriage of Figaro, Don Giovanni, và Cosi fan tutte. Người viết lời cho những bản này là Lorenzo da Ponte, nhà thơ tới từ nhà hát hoàng gia của Joseph II. Kì quái là lúc Figaro được biểu diễn lần đầu ở Vienna vào năm 1786, không có nhiều người yêu thích nó. Một trí thức thậm chí còn nói là nó rất nhàm chán. Prague trở thành thành phố đầu tiên công nhận tài năng viết nhạc Opera của Mozart. Vào năm 1783, người dân Prague yêu thích bản Abduction from the Seraglio vô cùng, và khi bản Figaro ra mắt, rạp hát đông kín chỗ. Người ta còn ném thơ từ ban công nhà hát xuống sân khấu để thể hiện sự mến mộ cho tác phẩm.

    Công sức tìm kiếm một vị trí ổn định của Mozart cuối cùng cũng thành công vào năm 1787, Joseph II chỉ định ông thành Nhà soạn nhạc hoàng gia. Đây chính là điểm đột phá sau 6 năm làm freelance liên tục. Tiền bạc thì thực ra vẫn chẳng đủ sống, nhất là với cách sống vung tay quá trán của Mozart (Khi cha ông mất vài tháng trước đó, Mozart đã tiêu 1000 florins, hầu hết trôi vào túi chủ nợ).
    Ông trở nên nghèo khó hơn vào năm 1789, khi Joseph II, người bảo trợ chính của Mozart, từ trần. Rạp hát đóng cửa để tưởng niệm nhà vua, có nghĩa là tình hình tài chính của Mozart bắt đầu đi vào ngõ cụt. Ông viết thư cho bạn vay tiền. Trong bức thư cho Michael Puchberg, Mozart viết: “Thay vì trả nợ, tôi đang cần hỏi vay thêm tiền!” cùng những lời cầu khẩn khác.

    Trong năm 1790, lễ đăng quang của Leopold II với tư cách Hoàng Đế La Mã Thần Thánh diễn ra. 15 nhạc sĩ từ Vienna được chọn để chơi nhạc trong buổi lễ đăng quang, và Salieri là một trong số đó. Mozart không được chọn, nhưng điều này cũng không cản được việc ông tới đó. Ông bán đồ đạc và dùng tiền đó để mua xe ngựa để đưa ông tới buổi lễ. Điều này cho thấy thói quen tiêu tiền bốc đồng của ông.
    Vào năm 1791, sức khỏe Mozart đi xuống trông thấy và cái chết đến với ông. Thời đó có lệ là không được tổ chức lễ tang lớn ở Vienna. Rất nhiều người đã khóc ngoài nhà ông khi biết ông đã ra đi, và rồi một buổi tang lễ chỉ bao gồm bạn bè người thân tham dự (Salieri có đi) được tổ chức.

    Người ta có coi ông là thiên tài không?
    Có chứ, như tôi đã viết trên.
    Từ lúc còn nhỏ điều này đã rõ rồi, hoàng gia lẫn quý tộc đều yêu mến ông. Những nhà báo nổi danh như Grimm ca tụng ông. Đến khi trở thành thanh niên, hiệu ứng thần đồng dần mất đi, ông trở nên nổi loạn và chống đối. Ông làm việc với tư cách freelance hầu hết cuộc đời mình. Điều này không làm người khác coi thường ông, hay không coi ông là một trong những nhà soạn nhạc xuất sắc nhất thời đó. Haydn, một fan trung thành của Mozart, từng nói “Chúng ta sẽ chẳng còn được chứng kiến một tài năng như thế trong vòng vài trăm năm nữa”. Ông nói đúng.

    Vậy còn danh tiếng của ông sau khi ông chết?
    Hầu hết là nhờ Constanze. Bà tổ chức những buổi hòa nhạc tưởng nhớ chỉ vài tuần sau khi chồng chết. Bà cố gắng tung hô con trai mình, Franz Xaver, là một thần đồng. Bà còn bán vài bản nhạc của Mozart lấy 3600 fl cho vua nước Phổ. Tới năm 1820, 2/3 công trình của Mozart đã có bản in. Bà hoàn toàn khác với chồng mình, cần một nguồn tài chính ổn định và rồi bà đã đi thêm bước nữa.
    Amadeus là bộ một phim hay, nhưng phim thì luôn cần phải xem xét lại.
    Thực tế luôn luôn còn nhiều điều hơn nữa so với từng thước phim.

    Sources:
    Piero Melograni, Wolfgang Amadeus Mozart: A Biography (Chicago, Ill.: University of Chicago Press, 2008).
    Michael Steen, The Lives And Times Of The Great Composers (New York: Icon Books, 2011).
    Peggy Woodford, Mozart (Illustrated Lives Of The Great Composers) (Omnibus Press, 1990).

    https://www.reddit.com/…/amadeus_portrays_mozart_as…