Vụ bắt cóc TXT: Gabriel có lỗi? Hay là BMW?

0
12

Trong truyền thông VN, cáo buộc bắt cóc bị bác bỏ. Chỉ riêng nước Đức là có lỗi trong các căng thẳng ngoại giao.

BERLIN taz | Vụ chính trị gia lưu vong đang ngồi trong tù Việt Nam Trịnh Xuân Thanh đang tiếp tục lên trang nhất báo chí. Từ thứ sáu, truyền thông Việt Nam công khai thừa nhận rằng nước Đức cho đó là một vụ bắt cóc chứ không phải là tình nguyện đầu thú. Trịnh Xuân Thanh – một doanh nhân và cựu quan chức của ĐCSVN – được cho là đã bị điệp viên dùng bạo lực lôi vào trong một ô tô và bắt mang đi vào ngày 23 tháng 7.

Ông bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm cho việc thất thoát khoảng 125 triệu euro khi là sếp một công ty con của tập đoàn dầu và khí đốt nhà nước PetroVietnam. Vụ việc này đã gây lục đục ngoại giao giữa Chính phủ Liên bang và Việt Nam.

Trong truyền thông Việt Nam, tình hình được nói giảm nhẹ đi. Như Nguyen The Nhat Phong, tổng giám đốc Đài Phát Thanh nhà nước Voice of Vietnam, đã viết: “Cho tới nay, các cơ quan Đức không thể đưa ra bằng chứng nào là Trịnh Xuân Thanh đã bị ‘bắt cóc’”.

Ngay cả Cảnh sát Đức cũng chỉ nói là tình nghi. “Khi nhân chứng cho rằng đã nhìn thấy một vụ bắt cóc thì tại sao cảnh sát lại không phát lệnh truy nã ngay lập tức để giải cứu ông ấy?” Phong hỏi. Và tiếp tục: Nước Đức không đưa ra bằng chứng nào. Không có hình ảnh lẫn video về lần bắt cóc. Người sếp Đài phát thanh dựa vào Ho Ngoc T., một luật sư người Việt ở Đức, người được cho là làm việc trong một cơ quan của chính phủ Đức. Theo trang Facebook của ông, luật sư này đã từng làm việc ở Đại học Jena. Ông không tiết lộ nơi làm việc hiện tại của ông.

Đảng Xã hội-Dân chủ Đức trên nhánh cây sắp gãy

Phong, người là sếp Đài Phát thanh cũng thuộc giới lãnh đạo Đảng cũng chỉa mũi dùi vào ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức: Ít ra thì “chỉ có” Sigmar Gabriel là muốn xem xét lại các quan hệ Đức-Việt. Và Gabriel thì thuộc Đảng Xã hội-Dân chủ Đức, Phong viết. Ông sếp Đài Phát thanh Đức nhìn Đảng XHDC Đức đang ở trên nhánh cây sắp gãy. Ông chỉ ra rằng ở Đức sắp có bầu cử. “Vài ngày, vài tuần sau thì kết quả sẽ bị lãng quên”, ông tỏ ý tin chắc như vậy.

Độc giả báo chí Việt Nam phỏng đoán trong các lời bình luận của họ một lý do hoàn toàn khác cho các phản ứng dữ dội của Đức: Theo như người ta nói thì từ nhiều tháng nay, tròn 700 chiếc BMW đang nằm ở một cảng Việt Nam và không được phép vào nước. Điều này không liên quan gì đến vấn đề khí thải. Theo thông tin phía Việt Nam, giấy tờ nhập cảng được cho là thiếu sót.

Ở rìa của Hội nghị thượng đỉnh G-20, theo truyền thông tường thuật, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được cho là đã đưa ra lời chấp thuận cho BMW, rằng BMW được phép gửi công nhân vào cảng để lau chùi và bảo quản: “Phải chăng nước Đức với cuộc khủng hoảng ngoại giao muốn ép buộc để cho những chiếc ô tô này được nhập cảnh?” Một bạn đọc hỏi.

Trong lúc đó, sếp an ninh Việt Nam ở Đức, người giữ chức vụ bí thư thứ nhất của Sứ quán ở Berlin đã rời nước tại Cảng Hàng không Berlin-Schönefeld. Điều này có thể nhận biết qua một posting trên trang Facebook cá nhân của ông. Nước Đức đã tuyên bố ông là người không được hoan nghênh vào hôm thứ tư và yêu cầu ông rời nước trong vòng 48 tiếng đồng hồ.

Giảm giá 20% cho nồi áp suất và dao Đức

Có thể có thêm nhiều vụ trục xuất các nhà ngoại giao Việt Nam khác ra khỏi Đức. Một doanh nhân Việt Nam ở Berlin tường thuật với báo taz dựa trên đại sứ Việt Nam Xuan Hung Doan. Còn chưa có xác nhận chính thức. Theo thông tin, đại sứ Việt Nam được cho là đã nói rằng Bộ Ngoại giao đang xem xét trục xuất thêm năm nhà ngoại giao nữa, trong số đó có cả chính ông.

Điều này khiến cho cộng đồng người Việt ở Berlin phải buồn cười. Một người, buôn bán dụng cụ làm bếp của Đức, nói với taz: “Tôi sẽ mang hàng của tôi ra trước đại sứ quán Việt Nam. Tôi sẽ giảm 20 phần trăm giá bán nồi áp suất và dao của tôi cho những nhà ngoại giao phải rời khỏi nước. Cuối cùng thì họ cũng muốn mua quà cho người thân.”

Với nghị sĩ liên bang Martin Patzelt thuộc Đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo, một thành viên đầu tiên của Quốc Hội Đức đã phát biểu về vụ bắt cóc Thanh. “Vụ bắt cóc thật là quá thể. Nếu Việt Nam muốn chơi chung trong giàn giao hưởng của các quốc gia văn minh thì phải tuân thủ các luật lệ về nhân quyền”, ông nói với taz. Trong vòng một năm rưỡi vừa rồi, ông Patzelt đã nhiều lần sang Việt Nam và gặp gỡ các nhà hoạt động vì nhân quyền.

Nguyên nhân là có vài trăm tù nhân chính trị và tôn giáo đang ngồi trong các nhà tù Việt Nam mà không được xét xử công bằng. Trong tháng 6 và tháng 7, hai nữ blogger đã bị kết án 10 hay 9 năm tù vì tuyên truyền chống nhà nước. Patzelt: “Giới đối lập ở đó hy vọng rằng chúng ta trong thế giới tự do không trở nên mệt mỏi trong việc nhắc nhở cải thiện nhân quyền. Giới công chúng dân chủ ở đây là bảo đảm duy nhất của họ.”

Phan Ba dịch

Marina Mai

https://m.taz.de/Entfuehrung-von-Trinh-Xuan-Thanh/!5432754;m/

Advertisements