Tối cao Pháp viện bác các vụ kiện do Trump hậu thuẫn để lật ngược kết quả bầu cử

0
21

BBC 12 tháng 12 2020

Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã bác bỏ những nỗ lực vô tiền khoáng hậu mà Trump hậu thuẫn để bỏ đi kết quả bầu cử ở bốn bang chiến địa. Ông Trump nói trên Twitter rằng Tối cao Pháp viện “đã thực sự khiến chúng ta thất vọng, không có sự Thông thái, không có lòng Dũng cảm vượt trội gì sất.”

Đơn kiện, được bang Texas đệ trình vào tuần này, nhằm làm mất hiệu lực các kết quả ở Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin.

Tổng thống đắc cử Joe biden đã thắng ở cả bốn bang này.

Đơn kiện được 18 tổng chưởng lý bang và 106 thành viên đảng Cộng hòa của Hạ viện ủng hộ.

Nhưng trong một lệnh bác bỏ ngắn gọn vụ kiện, Tối cao Pháp việncao đã phán quyết vào hôm thứ Sáu rằng Texas không có tư cách pháp lý để khởi kiện vụ việc.

Phán quyết trên cho thấy sự thất bại của ông Trump, người trước đó đã ám chỉ mà không có bằng chứng rằng kết quả cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 sẽ được giải quyết tại Tối cao Pháp viện.

Vào đầu tuần này, tòa án đã bác bỏ một thách thức pháp lý riêng lẻ khác nhằm vào chiến thắng của ông Biden ở Pennsylvania, bác bỏ bằng phán quyết chỉ độc một câu. 

Thẩm phán Pennsylvania bác bỏ vụ kiện mới nhất của Trump

Ông Trump đã nhiều lần đưa ra những quả quyết mà không có cơ sở rằng “những phiếu bầu bất hợp pháp” khiến ông mất nhiệm kỳ tổng thống thứ hai.

Kể từ cuộc bầu cử, ông Trump và những người ủng hộ ông đã đưa ra hàng chục vụ kiện nghi vấn kết quả bầu cử. Nhưng vẫn không một ai có thể lật đổ chiến thắng của ông Biden.

Ứng cử viên của đảng Dân chủ đã đánh bại ông Trump với cách biệt 306 so với 232 phiếu trong cử tri đoàn Hoa Kỳ, đây là cơ sở chọn ra tổng thống Mỹ. Ông Biden đã thắng hơn bảy triệu phiếu phổ thông so với vị tổng thống đương nhiệm.

Cử tri đoàn dự kiến ​​sẽ họp mặt vào thứ Hai để chính thức bầu ông Biden làm tổng thống thứ 46 của Mỹ.

Một thách thức pháp lý đi vào sử sách

Tối cao Pháp viện, như mong đợi của hầu hết các chuyên gia pháp lý, không muốn can dự gì đến việc thách thức của Texas đối với kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

Phát quyết hơi dài hơn chút xíu so với phản ứng một câu “bác đơn” trong vụ tại Pennsylvania hồi tuần này. Hai trong số chín thẩm phán Tối cao Pháp viện – Samuel Alito và Clarence Thomas – nói rằng họ không bác ngay đơn kiện. Nhưng ngay cả họ cũng không bày tỏ quan điểm về việc liệu nỗ lực của Texas trong việc hủy hàng triệu phiếu và chuyển chiếc ghế tổng thống cho ông Trump là xác đáng hay không.

Quyết định này dọn đường cho các thành viên của cử tri đoàn nhóm họp tại các thủ phủ của tiểu bang trên khắp nước Mỹ vào thứ Hai tới. Tại thời điểm đó, cánh cửa cho những thách thức pháp lý của ông Trump về cuộc bầu cử sẽ đóng sập lại. Và trong khi những người ủng hộ ông có thể thử một nỗ lực cuối cùng nhằm ngăn chặn chiến thắng của ông Biden tại Quốc hội vào tháng Giêng, thì những mưu đồ chính trị đó định sẵn sẽ thất bại. Đảng Dân chủ sẽ đảm bảo điều đó.

Tuy nhiên, hệ quả của việc thách thức này khó có thể phai mờ nhanh chóng. Mười tám bang và hơn 100 đảng viên Cộng hòa ở Hạ viện cổ súy cho việc hủy bỏ kết quả bầu cử và đặt cuộc đua tới Nhà Trắng vào tay các cơ quan lập pháp bang.

Đó là điều mà các đảng viên Dân chủ – và sử sách – sẽ không sớm quên lãng.

Thách thức pháp lý ở Texas là gì?

Đơn kiện đã được Tổng chưởng lý Ken Paxton thuộc Đảng Cộng hòa ở Texas – một đồng minh của ông Trump đệ trình vào thứ Ba. Vụ kiện đã được tổng thống chống lưng, hôm thứ Tư ông Trump cũng nộp đơn để can thiệp vào và trở thành nguyên đơn trong vụ này.

Vụ kiện nhằm hủy bỏ kết quả bầu cử tổng thống ở Wisconsin, Michigan, Pennsylvania và Georgia, bốn bang quan trọng mà ông Biden đã giành thắng lợi.

Texas cáo buộc rằng kết quả ở những tiểu bang đó là bất hợp pháp vì những thay đổi về thủ tục bỏ phiếu để giúp cho người Mỹ bỏ phiếu trong đại dịch virus corona.

Vụ kiện của ông Paxton yêu cầu Tối cao Pháp viện cho phép cơ quan lập pháp của các bang này – tất cả đều do đảng Cộng hòa kiểm soát – xác định xem ai sẽ nhận được phiếu đại cử tri đoàn của các bang.

Nhưng hôm thứ Năm, bốn tiểu bang kia cũng nộp đơn đề nghị các thẩm phán bác bỏ hồ sơ kiện mà họ cho rằng ko có cơ sở pháp lý. Tòa án Tối cao đã đồng ý.

“Texas đã không chứng minh được lợi ích hợp pháp về mặt pháp lý liên quan đến cách thức mà một bang khác tiến hành cuộc bầu cử”, tòa án nói trong phán quyết của mình.

Trước khi có phán quyết, các chuyên gia pháp lý tỏ ra hồ nghi về khả năng thành công của đơn kiện. nhưng chỉ trước phán quyết vài giờ, ông Trump tỏ ra lạc quan, kêu gọi Tối cao Pháp viện cao thể hiện “sự Thông thái và Dũng cảm vượt trội” khi đưa ra quyết định đối với hồ sơ kiện.

Tòa án đã không làm như vậy, ông Trump sau đó đã viết trong một tweet than phiền phán quyết.

Ông Trump nói rằng Tối cao Pháp viện đã thực sự khiến người dân thất vọng, không có sự Thông thái, không có lòng Dũng cảm vượt trội gì sất.

Có những phản ứng gì với phán quyết?

Nhà Trắng vẫn chưa đưa ra bình luận gì về phán quyết.

Người phát ngôn của ông Biden nói rằng “không có gì ngạc nhiên” khi Tòa án Tối cao bác bỏ “những nỗ lực vô căn cứ” nhằm phủ nhận thất bại của ông Trump trong cuộc bầu cử.

“Tòa án cao nhất của đất nước nhìn thấy ở chuyện này một sự làm dụng có tính nổi loạn đối với quy trình bầu cử”, Tổng chưởng lý Pennsylvania Josh Shapiro, một đảng viên Đảng Dân chủ, viết trên Twitter.

Dana Nessel, Tổng chưởng lý đảng Dân chủ của Michigan, cho biết phán quyết này là “một lời nhắc nhở quan trọng rằng chúng ta là một quốc gia của luật pháp và dù cho một số có thể bẻ cong theo lòng ham muốn của một cá nhân, nhưng các tòa án sẽ không như vậy”.

Những đảng viên Cộng hòa có giọng điệu ảm đạm hơn. 

Chủ tịch Đảng Cộng hòa ở Texas, Allen West, nói rằng quyết định của tòa án sẽ có “là một sự phân rẽ gây ảnh hưởng sâu rộng lên tương lai của nền cộng hòa lập hiến của chúng ta”.

“Có lẽ các quốc gia tuân thủ luật pháp nên gắn kết với nhau và tạo thành một Liên minh các quốc gia sẽ tuân thủ hiến pháp”, ông tuyên bố.