Ở GIỮA

0
19
Người Việt hải ngoại đón Blogger Điếu Cày tại sân bay Los Angeles.
   

Nguyễn Hưng Quốc

Lưu vong, tự bản chất, là mất hẳn cảm giác thuộc về một cái gì: tự thâm tâm, người lưu vong biết vĩnh viễn hắn không thuộc về cái quốc gia hắn mới nhập cư, tuy nhiên, có điều kiện quay về cố hương, hắn cũng thấm thía nhận thấy cố hương ấy, dù thân thương đến mấy, đã không còn thuộc về hắn nữa. Có thể nói, một khi đã rời bỏ quê hương, người ta sẽ không bao giờ có được một quê hương nào cả. Quê hương mới: không; quê hương cũ: cũng không. Sống lưu vong là sống trong trạng thái vừa ở ngoài vừa ở trong các quốc gia và các nền văn hoá khác nhau. Hắn sống ở nơi giao thoa giữa các nền văn hoá, giữa quá khứ và hiện tại, giữa niềm tự hào và tự ti, giữa hạnh phúc và thống khổ, giữa có và không. Trong tiếng Anh, để gọi một người Úc gốc Việt chẳng hạn, người ta thường viết “Vietnamese-Australian”. Nên để ý đến dấu gạch nối: đâu đó, đã có khá nhiều người viết, chính cái gạch nối ấy mới là không gian của những người lưu vong, nơi hắn sống và chết. Ở giữa. Trên những biên giới.

———

Xuân Sơn Võ

Thực ra, nếu ở tại quê hương mà cứ nơm nớp, không biết lúc nào thì mình sẽ “lên thớt”, lúc nào cũng phải phải giả dối, phải che đậy… thì việc bị biến thành cái gạch nối, không thuộc về bên nào, chưa biết cái nào bất hạnh hơn anh ạ, Một thế hệ bất hạnh, dù có ở bên trong, bên ngoài, hay ngay trên biên giới.

————

Người Việt hải ngoại đón Blogger Điếu Cày tại sân bay Los Angeles. AFP

Nguyen Ngoc Trung

Đọc những bài viết của những người lưu vong trí thức, mình rất đồng cảm với tâm trạng của các anh vì sao phải bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình ra đi. đồng ý là có nhiều lý do khác nhau, nhưng lý do cơ bản nhất ở nhiều người, đó là muốn chạy thoát nổi sợ hãi sự cai trị của chế độ cộng sản và muốn tìm một cuộc sống tự do cho bản thân mình, rồi chờ ngày thuận tiện trở về lại với đất nước thương yêu của mình. Ai cũng biết sự trốn chạy đó phải đánh đổi bằng mạng sống bằng một sự khổ cực trên đất khách quê người nhưng tại sao hàng triệu người phải bỏ nước ra đi từ xa năm 75, rồi hiện hữu đến giờ này vẫn còn người muốn ra đi vì họ nhìn thấy được một điểm chung duy nhất là sự độc tài của chế độ Cộng sản lãnh đạo mà thôi. Đó là một nỗi bất hạnh nỗi khổ đau chung của dân tộc, không phải người nào muốn trốn chạy cũng được cho nên những người có chung một vòng suy nghĩ như các anh giờ họ cũng phải cố gắng nằm gai nếm mật để chịu đựng những nỗi thống khổ mà chế độ Cộng sản đã áp đặt cho họ trong cuộc sống này nhưng họ chọn sự chịu đựng để tôi rèn ý chí của mình chứ cũng không hẳn là họ bị động hoàn toàn ý thức hệ do Cộng sản áp đặt đâu.

Rồi tất cả mọi người đều có chung một niềm hi vọng khi đất nước nhìn nhận ra được vấn đề mà chế độ Cộng Sản cần phải thay đổi thì mọi người có lẽ cùng nhau đóng góp khả năng của mình để xây dựng một đất nước phồn thịnh giàu có sánh vai cùng các nước trong khu vực đó là một tâm nguyện tích cực của mọi người từ trong đến ngoài nước trừ những thành viên của Đảng Cộng sản đã bị nhồi nhét ăn sâu vào huyết quản chứ tất cả mọi người Còn lại họ bao giờ cũng hướng đến điều tích cực nhất cho đất nước cho bản thân gia đình của họ. Đương nhiên mỗi người mỗi quang cảnh khác nhau cho nên có những suy nghĩ khác nhau và những hành động khác nhau nếu chúng ta hướng về cái chung của đất nước của xã hội của nhân dân thì chúng ta có cách nhìn hướng về chân lý còn nếu chúng ta hướng về cái quyền lợi riêng tư của bản thân hay một nhóm ý thức hệ nào đó để phục vụ cho cá nhân thì đó cũng không phải là một nguyện vọng chánh đáng của một con người khi hướng về quê hương hay tổ quốc.

Cho nên mỗi khi đọc bài viết của các anh lưu dong trong đó có những từ ai oán thống thiết của một người con xa xứ có lẽ những lòng mong muốn suy nghĩ đó một ngày nào thuận tiện phù hợp thì các anh cũng mãn nguyện khi trở về nước với một giá trị rất cao là được tôi luyện trong nền giáo dục phương Tây và được rèn luyện trong một ý chí sắt đá lớn lên từ đau khổ và trưởng thành trong khó khăn lúc ấy các anh xứng đáng là người đại diện cho đất nước và sẽ cống hiến toàn bộ những gì còn lại trong cuộc đời của một con người hiện hữu trên thế gian này.

Rồi mỗi chúng ta khi hoàn thành tâm nguyện thì cũng phải trở về nơi cát bụi mà quy luật của một con người không ai có thể từ chối được đó là điểm đến cuối cùng cuối đời của một con người anh ạ.

Hi vọng là anh em chúng ta có cơ hội gặp nhau cùng làm việc trên quan điểm xây dựng đất nước hướng đến một nền văn minh và Phồn Vinh cho dân tộc.

Chúc anh sức khỏe và đầy đủ ý chí hẹn ngày trùng phùng nơi đất mẹ quê hương.

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here