Những điều cần biết về khủng hoảng Ukraine và cuộc xâm lược của Nga

0
25

LUẬT KHOA

Bức tranh tóm lược về cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất của thế giới kể từ khi Liên Xô sụp đổ.

Yên Khắc Chính 25 Feb 2022

Rạng sáng ngày 24/2/2022 theo giờ địa phương, thế giới rúng động khi chứng kiến cuộc tấn công toàn diện của Nga nhắm vào nước láng giềng Ukraine.

Chỉ vài phút sau tuyên bố khai chiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin, tiếng nổ vang lên ở hàng loạt địa điểm trên khắp Ukraine.

Bài viết tổng hợp những thông tin bạn cần biết xung quanh sự kiện này.

Vì sao Nga tấn công Ukraine?

Trong tuyên bố được phát sóng trên truyền hình quốc gia vào ngày 24/2/2022, Putin ra lệnh thực hiện “chiến dịch quân sự đặc biệt” với mục đích “bảo vệ các nạn nhân khỏi chế độ diệt chủng của Kyiv trong tám năm qua”, thực hiện mục tiêu “phi quân sự hóa” (demilitarization) và “phi phát xít hóa” (denazification) nước này, đồng thời buộc những ai đã gây tội ác cho người dân Ukraine cũng như nhân dân Nga “phải đền tội” (bring to justice). [1]

Các lý do từ đâu mà ra?

Các “nạn nhân” mà Putin nói đến là những người dân sống ở các vùng phía Đông của Ukraine, cụ thể là hai tỉnh Donetsk và Luhansk, giáp ranh với Nga. “Tội ác” mà Putin đề cập là cuộc xung đột từ năm 2014 đến nay giữa phe ly khai tại khu vực trên, được sự giúp sức của quân đội Nga, và quân chính phủ Ukraine. [2]

Trước đó, vào cuối tháng 2/2014, quân đội Nga bất ngờ chiếm lấy bán đảo Crimea nằm ở phía Nam của Ukraine, và nhanh chóng sáp nhập khu vực này vào lãnh thổ Nga, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế. [3]

Các sự kiện này xảy ra sau khi phong trào biểu tình Euromaidan tại Ukraine lật đổ chính phủ thân Nga của tổng thống Viktor Yanukovych vào tháng 2/2014. [4] Nga xem sự kiện này là một “cuộc đảo chính” (coup d’etat) được phương Tây bảo trợ, và gọi chính quyền mới của Ukraine là một “nhóm quân phát xít” (fascist junta). [5][6]

Bản đồ Ukraine - Nga. Ảnh: Washington Post.
Bản đồ Ukraine – Nga. Ảnh: Washington Post.

Kể từ khi trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1991, chính trường Ukraine thường xuyên chia rẽ và biến động. Người dân ở phía Đông và phía Tây có lập trường khác biệt về nhiều vấn đề, trong đó có chính sách ngoại giao của đất nước. Một bên ủng hộ việc ngả về nước Nga, bên còn lại muốn hướng ra các quốc gia Tây Âu. Điển hình như trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2004, hơn 90% cử tri ở các khu vực phía Tây bỏ phiếu cho Viktor Yushchenko, ứng viên thân phương Tây; ngược lại, 90% cử tri ở khu vực phía Đông bỏ phiếu cho Viktor Yanukovych, ứng viên thân Nga. [7]

Những mâu thuẫn không được giải quyết từ tình trạng phân cực này là hệ quả dẫn đến các cuộc xung đột nội bộ của Ukraine.

Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, từ năm 2014 đến 2021, cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine đã cướp đi 14.000 sinh mạng, trong đó có hơn 3.000 thường dân. [8]

Putin nhiều lần khẳng định quân đội Ukraine thực hiện các hành vi “diệt chủng” (genocide) tại khu vực miền Đông nước này mà không đưa ra bằng chứng nào. [9]

Việc một số nhóm quân sự cực hữu (far right) tham gia vào lực lượng quân chính phủ trong cuộc nội chiến ở Ukraine tạo lý do cho Nga gọi đây là “đội quân phát xít”. [10] Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy chính quyền của Ukraine là một chính quyền cực hữu hay phát xít. Trong cuộc bầu cử vào năm 2019, liên minh chính trị của các nhóm cực hữu chỉ nhận được 2% phiếu bầu. [11] Mặt khác, tổng thống hiện thời của Ukraine, Volodymyr Zelensky, là một người gốc Do Thái (Jewish). Người thân của ông là nạn nhân và từng chiến đấu chống lại quân phát xít Đức. [12]

Một cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine do Pháp và Đức chủ trì tại Điện Elysee (Paris) vào tháng 12/2019. Ảnh: AFP.

Lý do thật sự cho việc xâm lược Ukraine là gì?

Nhiều ý kiến nhận định lý do thật sự Putin quyết định xâm lược Ukraine là vì nước này ngày càng có xu hướng thân phương Tây, đặc biệt là quyết tâm gia nhập NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương), một liên minh quân sự giữa Mỹ và các nước châu Âu được lập ra năm 1949.

Bản thân Putin nhiều lần khẳng định việc Ukraine gia nhập NATO là “lằn ranh đỏ” (red line) mà nếu xảy ra, Nga sẽ “có hành động mạnh”. [13]

Lập trường của Nga là nếu quốc gia láng giềng Ukraine trở thành một phần của NATO, tổ chức này sẽ có thể triển khai quân đội và vũ khí ở ngay sát Nga, đe dọa trực tiếp đến an ninh của nước này.

Trong khi đó, việc trở thành thành viên của NATO có ý nghĩa quan trọng với Ukraine khi tổ chức này có điều khoản về “phòng thủ tập thể” (collective defence) – nếu một nước thành viên bị tấn công, tất cả các quốc gia thành viên khác đều có nghĩa vụ bảo vệ. [14] Nhiều quốc gia Đông Âu, trước kia nằm trong sự kiểm soát của Liên Xô, đã gia nhập NATO. [15]

Ukraine (cùng với Georgia) xin gia nhập NATO từ năm 2008 nhưng bị các nước thành viên từ chối do vấp phải sự phản đối của Nga. [16] Các thành viên NATO khi đó hứa hẹn sẽ cho nước này gia nhập nhưng không đưa ra mốc thời gian cụ thể. [17] Vào năm 2019, Ukraine tu chính Hiến pháp, thêm vào mục tiêu chiến lược là trở thành thành viên của NATO và EU (Liên minh Châu Âu). [18]

Quyết tâm của Ukraine thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Nga là điều khó chấp nhận đối với Putin. Trong mắt ông, Ukraine luôn là một phần lãnh thổ lịch sử của Nga. Điều này được Putin khẳng định trong bài phát biểu vào ngày 21/2/2022, vài ngày trước khi ông ra lệnh xâm lược Ukraine. [19] Trước đó, vào năm 2008, Putin đã từng gọi Ukraine là “một quốc gia không có thật” (artificial country). [20]

Nga chuẩn bị cho cuộc xâm lược như thế nào?

Vào tháng 11/2021, các hình ảnh vệ tinh cho thấy Nga huy động một lượng lớn quân đội ở khu vực biên giới giáp Ukraine, với 100.000 quân cùng xe tăng và vũ khí. [21] Trước sự lo ngại của Ukraine và các nước phương Tây, Nga nhiều lần phủ định ý định tấn công, khẳng định đây chỉ là đợt diễn tập quân sự. [22] Trong các tháng tiếp theo, số lượng quân đội Nga ở khu vực biên giới tiếp tục tăng lên. Đến giữa tháng 2/2022, con số này lên đến 190.000 người. [23]

Ảnh vệ tinh ngày 1/11/2021 cho thấy các sư đoàn Nga tập kết gần biên giới với Ukraine. Ảnh: VOA News.
Bản đồ các địa điểm đóng quân của Nga xung quanh Ukraine do BBC công bố ngày 26/1/2022. Ảnh: BBC News.
Bản đồ các địa điểm đóng quân của Nga xung quanh Ukraine do BBC công bố ngày 26/1/2022. Ảnh: BBC News.

Trong thời gian đó, hàng loạt các nỗ lực ngoại giao đã diễn ra – các cuộc điện đàm liên tục giữa Mỹ và Nga, các lãnh đạo Pháp và Đức trực tiếp đến Moscow và Kyiv để tháo gỡ căng thẳng. [24] Nga tuyên bố luôn theo đuổi giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng. [25] Vào ngày 15/2/2022, nước này cho biết đã rút một phần quân lính “tập trận” ở biên giới về lại căn cứ. [26]

Chính quyền Mỹ và các nước phương Tây liên tục cảnh báo về nguy cơ Nga có thể tấn công xâm lược Ukraine vào bất kỳ lúc nào. [27] Chính quyền Kyiv tuy cảnh giác nhưng lại cho rằng nguy cơ Nga xâm lược toàn diện là thấp. [28]

Ngày 18/2/2022, lực lượng ly khai kiểm soát hai tỉnh Donetsk và Luhansk ở khu vực phía Đông của Ukraine bất ngờ thông báo sơ tán hàng trăm ngàn người về phía lãnh thổ của Nga, với lý do chính quyền Kyiv sắp tấn công khu vực này. Chính quyền Ukraine phủ nhận cáo buộc. Nga tuyên bố cung cấp chỗ ở và lương thực cho những người di tản. [29]

Ba ngày sau, 21/2/2022, Putin ra quyết định công nhận hai nhà nước tự xưng tại Donetsk và Luhansk. [30] Sau đó, ông ra lệnh cho quân đội Nga đưa quân vào khu vực này của Ukraine để “gìn giữ hòa bình”. [31]

Khi phương Tây còn đang tính toán để trừng phạt hành động này của Nga, rạng sáng ngày 24/2/2022, Putin phát lệnh tấn công toàn diện trên khắp lãnh thổ Ukraine, mở màn là các cuộc không kích và theo sau là lực lượng bộ binh tiến vào từ phía Đông, phía Nam và phía Bắc Ukraine (từ lãnh thổ của Belarus).

Hình ảnh từ băng ghi hình Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố chiến tranh với Ukraine, được phát ngày 24/2/2022. Ảnh:
Một khu vực ở thủ đô Kyiv bị bom Nga tàn phá. Ảnh: POLITICO.
Một khu vực ở thủ đô Kyiv bị bom Nga tàn phá. Ảnh: POLITICO.

Mục tiêu của cuộc xâm lược là gì?

Bất chấp chiến dịch tấn công toàn diện, Putin phủ định ý đồ chiếm đóng Ukraine. [32] Nhiều nhà quan sát nhận định mục tiêu của Putin là thay đổi chế độ hiện tại ở Ukraine, dựng lên một chính phủ mới thân Nga, đưa nước này quay trở lại thành một vệ tinh xoay quanh Nga như thời Xô Viết. [33]

Tình báo Mỹ cho biết họ có thông tin về việc Nga đã lập sẵn một danh sáchnhững nhân vật tại Ukraine “để giết hoặc gửi đến trại tập trung” sau khi chiếm đóng. [34]

Phản ứng của quốc tế ra sao?

Hầu hết các nước đều lên án Nga ngang nhiên tấn công xâm lược một quốc gia có chủ quyền. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres kêu gọi Nga “ngừng đưa quân tấn công Ukraine, cho hòa bình một cơ hội”. [35] Mỹ, Anh, Liên minh Châu Âu và các nước đồng minh đã đồng loạt áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế lên Nga. [36]

Một số ít quốc gia như Venezuela, Nicaragua, Cuba và Syria ủng hộ lập trườngcủa Nga. [37] Còn Trung Quốc từ chối gọi cuộc tấn công của Nga vào Ukraine là “xâm lược” (invasion). Nước này đổ lỗi cho Mỹ và phương Tây đã châm ngòi kích động cho cuộc chiến. [38]

Chính quyền Việt Nam cũng không dùng từ “xâm lược” hay lên án cuộc tấn công của Nga. Vào ngày 25/2/2022, khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao bày tỏ “Việt Nam hết sức quan ngại trước tình hình xung đột vũ trang ở Ukraine” và “kêu gọi các bên liên quan kiềm chế”. [39]

Trong khi đó, hàng ngàn người dân Nga đã biểu tình trong nước để phản đối quyết định xâm lược Ukraine, bất chấp cảnh cáo của Moscow rằng tất cả những ai tham gia biểu tình phản chiến đều sẽ bị bắt giữ. [40]

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng không gọi hành vi của Nga là "xâm lược". Ảnh: TTXVN.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng không gọi hành vi của Nga là “xâm lược”. Ảnh: TTXVN.

Ảnh hưởng của cuộc chiến này?

Nhiều ý kiến lo ngại đây có thể là sự kiện châm ngòi cho một cuộc chiến tranh thế giới mới. Tổng thống Ukraine so sánh việc Nga xâm lược với việc phát xít Đức tấn công châu Âu trong Thế Chiến II, kêu gọi các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ dành cho Nga. [41]

Tuy nhiên, Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho châu Âu. [42] Các biện pháp cấm vận Nga, bao gồm việc Đức tạm dừng phê chuẩn đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 từ Nga đến nước này, có thể khiến nguồn cung năng lượng của châu Âu gặp nhiều khó khăn. [43] Ngoài ra, Nga còn là một trong những nước xuất khẩu bột mì lớn nhất thế giới.

Trong một diễn biến khác, khi phương Tây đồng loạt áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga, Trung Quốc lại mở rộng cửa để đón nhận các sản phẩm chủ lực của nước này, bao gồm bột mì và khí đốt. [44][45] Với thị trường khổng lồ, Trung Quốc có thể giúp Nga hạn chế rất nhiều thiệt hại từ các biện pháp cấm vận của phương Tây.Việc Nga tấn công Ukraine khiến nhiều người lo ngại Trung Quốc có thể hành xử tương tự với Đài Loan, quốc gia độc lập mà Bắc Kinh luôn xem là một phần “lãnh thổ lịch sử” của mình. [46] Ngoài ra, giáo sư Carlyle Thayer cũng nhận định Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng gián tiếp về kinh tế từ cuộc chiến và có thể sẽ phải nhượng bộ Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. [47]


Chú thích:

1.  Transcript of Vladimir Putin’s speech announcing ‘special military operation’ in Ukraine. (2022, February 24). The Sydney Morning Herald. Retrieved 2022, from https://www.smh.com.au/world/europe/full-transcript-of-vladimir-putin-s-speech-announcing-a-special-military-operation-20220224-p59zhq.html

2.  BBC News. (2014, April 14). Ukraine crisis: President vows to fight pro-Russia forces. Retrieved 2022, from https://www.bbc.com/news/world-europe-27011605

3.  Ukraine – The crisis in Crimea and eastern Ukraine. (2022). Encyclopedia Britannica. Retrieved 2022, from https://www.britannica.com/place/Ukraine/The-crisis-in-Crimea-and-eastern-Ukraine

4.  Ukraine – The Maidan protest movement. (2022). Encyclopedia Britannica. Retrieved 2022, from https://www.britannica.com/place/Ukraine/The-Maidan-protest-movement

5.  Staff, R. (2016, June 17). Putin laments West’s support of “coup d’etat” in Ukraine. U.S. Retrieved 2022, from https://www.reuters.com/article/russia-forum-putin-ukraine-idUSR4N18R07A

6.  Centre for Applied Research, Estonian National Defence College (2016, Apr 26). NATO Strategic Communications Centre of Excellence. Russian Information Campaign Against Ukrainian State And Defence Forces, from https://stratcomcoe.org/publications/russian-information-campaign-against-ukrainian-state-and-defence-forces/174

7.  Marples, D. R. (2016, June 4). Ethnic and Social Composition of Ukraine’s Regions and Voting Patterns. E-International Relations. Retrieved 2022, from https://www.e-ir.info/2015/03/10/ethnic-and-social-composition-of-ukraines-regions-and-voting-patterns

8.  The human toll of the Russia-Ukraine conflict since 2014. (2022). Washington Post. Retrieved 2022, from https://www.washingtonpost.com/world/interactive/2022/russia-ukraine-conflict-photos-2014

9.  Putin baselessly claims “genocide” is happening in areas of Ukraine controlled by Kremlin-backed rebels. (2022, February 16). Business Insider. Retrieved 2022, from https://www.businessinsider.com/putin-claims-genocide-happening-in-donbas-region-of-ukraine-2022-2?international=true&r=US&IR=T

10.  Walker, S. (2017, November 30). Azov fighters are Ukraine’s greatest weapon and may be its greatest threat. The Guardian. Retrieved 2022, from https://www.theguardian.com/world/2014/sep/10/azov-far-right-fighters-ukraine-neo-nazis

11.  Beauchamp, Z. (2022, February 24). Why is Russia invading Ukraine? Putin’s “Nazi” rhetoric reveals his terrifying war aims. Vox. Retrieved 2022, from https://www.vox.com/2022/2/24/22948944/putin-ukraine-nazi-russia-speech-declare-war

12.  Bermet Talant. (2020, Jan 24). In Israel, Zelensky tells own family’s Holocaust story. Kyiv Post, from https://www.kyivpost.com/ukraine-politics/in-israel-zelensky-tells-own-familys-holocaust-story.html

13.  Roth, A. (2021, November 30). Russia will act if Nato countries cross Ukraine ‘red lines’, Putin says. The Guardian. Retrieved 2022, from https://www.theguardian.com/world/2021/nov/30/russia-will-act-if-nato-countries-cross-ukraine-red-lines-putin-says

14.  N. (2022). A short history of. NATO. Retrieved 2022, from https://www.nato.int/cps/en/natohq/declassified_139339.htm

15.  Ricks, T. E. (2004, March 30). 7 Former Communist Countries Join NATO. Washington Post. Retrieved 2022, from https://www.washingtonpost.com/archive/politics/2004/03/30/7-former-communist-countries-join-nato/476d93dc-e4bd-4f05-9a15-5b66d322d0e6

16.  U.S. wins NATO backing for missile defense shield – CNN.com. (2008). CNN. Retrieved 2022, from https://web.archive.org/web/20080612193607/http://www.cnn.com/2008/WORLD/europe/04/03/nato.members/

17.  Staff, A. J. (2022, February 16). NATO and the Ukraine-Russia crisis: Five key things to know. NATO News | Al Jazeera. Retrieved 2022, from https://www.aljazeera.com/news/2022/2/15/explainer-nato-and-the-ukraine-russia-crisis

18.  R. (2019, February 19). Ukraine President Signs Constitutional Amendment On NATO, EU Membership. RadioFreeEurope/RadioLiberty. Retrieved 2022, from https://www.rferl.org/a/ukraine-president-signs-constitutional-amendment-on-nato-eu-membership/29779430.html

19.  PolitiFact – Putin’s one-sided history of Ukraine’s relationship with Russia. (2022). @politifact. Retrieved 2022, from https://www.politifact.com/article/2022/feb/23/putins-one-sided-history-ukraines-relationship

20.  Erlanger, S. (2014, March 19). Russian Aggression Puts NATO in Spotlight. The New York Times. Retrieved 2022, from https://www.nytimes.com/2014/03/19/world/europe/russias-aggression-in-crimea-brings-nato-into-renewed-focus.html

21.  Al Jazeera. (2022, February 15). Timeline: How did the recent Ukraine-Russia crisis start? Russia-Ukraine Crisis News | Al Jazeera. Retrieved 2022, from https://www.aljazeera.com/news/2022/2/13/timeline-how-the-ukraine-russia-crisis-reached-the-brink-of-war

22.  Tucker, T. (2022, February 15). Russia says some troops pulling back from Ukraine border. CBS News. Retrieved 2022, from https://www.cbsnews.com/news/russia-ukraine-news-moscow-says-troops-pulling-back-from-border

23.  Wintour, P. (2022, February 19). Russia has amassed up to 190,000 troops on Ukraine borders, US warns. The Guardian. Retrieved 2022, from https://www.theguardian.com/world/2022/feb/18/russia-has-amassed-up-to-190000-troops-on-ukraine-borders-us-warns

24.  Deutsche Welle (www.dw.com). (2022). Has diplomacy made war in Ukraine any less likely? DW.COM. Retrieved 2022, from https://www.dw.com/en/has-weeklong-diplomacy-made-war-in-ukraine-any-less-likely/a-60734333

25.  Al Jazeera. (2022, February 15). Russia says ready to continue diplomacy amid Ukraine crisis. Russia-Ukraine Crisis News | Al Jazeera. Retrieved 2022, from https://www.aljazeera.com/news/2022/2/14/russia-ready-to-continue-diplomacy-over-ukraine-minister

26.  BBC News. (2022, February 15). Ukraine-Russia tensions: Russia pulls some troops back from border. Retrieved 2022, from https://www.bbc.com/news/world-europe-60386141

27.  Al Jazeera. (2022b, February 18). Biden warns Russia could attack Ukraine within days. Russia-Ukraine Crisis News | Al Jazeera. Retrieved 2022, from https://www.aljazeera.com/news/2022/2/17/us-says-war-appears-imminent-after-shelling-on-ukraine-front-line

28.  NEWS WIRES. (2022, February 6). Ukraine plays down Russian invasion despite US sounding alarm. France 24. Retrieved 2022, from https://www.france24.com/en/europe/20220206-us-officials-warn-russia-is-preparing-full-scale-invasion-of-ukraine

29.  Al Jazeera. (2022c, February 18). Russian-backed separatists evacuate residents from east Ukraine. Russia-Ukraine Crisis News | Al Jazeera. Retrieved 2022, from https://www.aljazeera.com/news/2022/2/18/russian-backed-separatists-announce-evacuation-from-east-ukraine

30.  Mirovalev, M. (2022, February 22). Donetsk and Luhansk: What you should know about the ‘republics.’ Russia-Ukraine Crisis News | Al Jazeera. Retrieved 2022, from https://www.aljazeera.com/news/2022/2/22/what-are-donetsk-and-luhansk-ukraines-separatist-statelets

31.  Roth, A., & Borger, J. (2022, February 22). Putin orders troops into eastern Ukraine on ‘peacekeeping duties.’ The Guardian. Retrieved 2022, from https://www.theguardian.com/world/2022/feb/21/ukraine-putin-decide-recognition-breakaway-states-today

32.  Russia presses invasion to outskirts of Ukrainian capital. (2022, February 25). AP NEWS. Retrieved 2022, from https://apnews.com/article/russia-ukraine-putin-attack-a05e7c4563ac94b963134bba83187d46

33.  Xem [11]

34.  Hudson, J., & Ryan, M. (2022, February 21). U.S. claims Russia has list of Ukrainians ‘to be killed or sent to camps’ following a military occupation. Washington Post. Retrieved 2022, from https://www.washingtonpost.com/national-security/2022/02/20/ukraine-russia-human-rights

35.  de Guzman, C., & Barry, E. (2022, February 24). “There is No Purgatory for War Criminals.” World Condemns Russian Invasion of Ukraine. Time. Retrieved 2022, from https://time.com/6150713/russia-ukraine-invasion-reactions

36.  World leaders slap sanctions on the Kremlin over invasion. (2022, February 25). AP NEWS. Retrieved 2022, from https://apnews.com/article/russia-ukraine-business-asia-europe-united-nations-8744320842fca825ae4e4ccae5acbe34

37.  Xem [30]

38.  Cheng, E. (2022, February 25). China refuses to call Russian attack on Ukraine an ‘invasion,’ deflects blame to U.S. CNBC. Retrieved 2022, from https://www.cnbc.com/2022/02/24/china-refuses-to-call-attack-on-ukraine-an-invasion-blames-us.html

39.  Phản ứng của Việt Nam trước diễn biến căng thẳng tại Ukraine. (2022). VOV.VN. Retrieved 2022, from https://vov.vn/chinh-tri/phan-ung-cua-viet-nam-truoc-dien-bien-cang-thang-tai-ukraine-post926538.vov

40.  Austin, H., Schuppe, J., Chistikova, T., Tenbarge, K., & Associated Press. (2022, February 24). Russians torn over Putin’s invasion of Ukraine as thousands protest. NBC News. Retrieved 2022, from https://www.nbcnews.com/news/world/russians-torn-putins-invasion-ukraine-thousands-protest-rcna17542

41.  Miranda, G. U. T. (2022, February 24). Why is Russia invading Ukraine? Could it be the start of WWIII? Here’s what we know. USA TODAY. Retrieved 2022, from https://eu.usatoday.com/story/news/world/2022/02/24/russian-invasion-ukraine-questions-explained/6921368001

42.  Palumbo, D. H. J. B. (2022, February 24). Ukraine conflict: How reliant is Europe on Russia for oil and gas? BBC News. Retrieved 2022, from https://www.bbc.com/news/58888451

43.  Oltermann, P. (2022, February 22). Germany halts Nord Stream 2 approval over Russian recognition of Ukraine ‘republics.’ The Guardian. Retrieved 2022, from https://www.theguardian.com/world/2022/feb/22/germany-halts-nord-stream-2-approval-over-russian-recognition-of-ukraine-republics

44.  China calls for talks on Ukraine, OKs Russian wheat imports. (2022, February 24). AP NEWS. Retrieved 2022, from https://apnews.com/article/russia-ukraine-europe-russia-china-beijing-c73b5249d313d661ce1836911b1dbc45

45.  Reuters. (2021, June 9). Russia’s Putin launches Amur gas processing plant. Retrieved 2022, from https://www.reuters.com/business/energy/russias-putin-launches-amur-gas-processing-plant-2021-06-09

46.  McCarthy, A. C. B. S. (2022, February 23). China-Taiwan tensions: China’s leaders may be watching events in Europe closely. CNN. Retrieved 2022, from https://edition.cnn.com/2022/02/23/china/taiwan-ukraine-parallels-china-russia-intl-hnk-mic/index.html

47.  R. (2022, February 15). Chuyên gia: Chiến tranh Nga-Ukraine có thể khiến Việt Nam nhượng bộ Trung Quốc ở Biển Đông. Radio Free Asia. Retrieved 2022, from https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-may-make-concessions-to-china-on-scs-issues-when-russia-ukraine-war-occur-02152022062355.html

Những điều cần biết về khủng hoảng Ukraine và cuộc xâm lược của Nga

Bức tranh tóm lược về cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất của thế giới kể từ khi Liên Xô sụp đổ.

Yên Khắc Chính25 Feb 2022

Rạng sáng ngày 24/2/2022 theo giờ địa phương, thế giới rúng động khi chứng kiến cuộc tấn công toàn diện của Nga nhắm vào nước láng giềng Ukraine.

Chỉ vài phút sau tuyên bố khai chiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin, tiếng nổ vang lên ở hàng loạt địa điểm trên khắp Ukraine.

Bài viết tổng hợp những thông tin bạn cần biết xung quanh sự kiện này.

Vì sao Nga tấn công Ukraine?

Trong tuyên bố được phát sóng trên truyền hình quốc gia vào ngày 24/2/2022, Putin ra lệnh thực hiện “chiến dịch quân sự đặc biệt” với mục đích “bảo vệ các nạn nhân khỏi chế độ diệt chủng của Kyiv trong tám năm qua”, thực hiện mục tiêu “phi quân sự hóa” (demilitarization) và “phi phát xít hóa” (denazification) nước này, đồng thời buộc những ai đã gây tội ác cho người dân Ukraine cũng như nhân dân Nga “phải đền tội” (bring to justice). [1]

Các lý do từ đâu mà ra?

Các “nạn nhân” mà Putin nói đến là những người dân sống ở các vùng phía Đông của Ukraine, cụ thể là hai tỉnh Donetsk và Luhansk, giáp ranh với Nga. “Tội ác” mà Putin đề cập là cuộc xung đột từ năm 2014 đến nay giữa phe ly khai tại khu vực trên, được sự giúp sức của quân đội Nga, và quân chính phủ Ukraine. [2]

Trước đó, vào cuối tháng 2/2014, quân đội Nga bất ngờ chiếm lấy bán đảo Crimea nằm ở phía Nam của Ukraine, và nhanh chóng sáp nhập khu vực này vào lãnh thổ Nga, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế. [3]

Các sự kiện này xảy ra sau khi phong trào biểu tình Euromaidan tại Ukraine lật đổ chính phủ thân Nga của tổng thống Viktor Yanukovych vào tháng 2/2014. [4] Nga xem sự kiện này là một “cuộc đảo chính” (coup d’etat) được phương Tây bảo trợ, và gọi chính quyền mới của Ukraine là một “nhóm quân phát xít” (fascist junta). [5][6]

Bản đồ Ukraine - Nga. Ảnh: Washington Post.
Bản đồ Ukraine – Nga. Ảnh: Washington Post.

Kể từ khi trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1991, chính trường Ukraine thường xuyên chia rẽ và biến động. Người dân ở phía Đông và phía Tây có lập trường khác biệt về nhiều vấn đề, trong đó có chính sách ngoại giao của đất nước. Một bên ủng hộ việc ngả về nước Nga, bên còn lại muốn hướng ra các quốc gia Tây Âu. Điển hình như trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2004, hơn 90% cử tri ở các khu vực phía Tây bỏ phiếu cho Viktor Yushchenko, ứng viên thân phương Tây; ngược lại, 90% cử tri ở khu vực phía Đông bỏ phiếu cho Viktor Yanukovych, ứng viên thân Nga. [7]

Những mâu thuẫn không được giải quyết từ tình trạng phân cực này là hệ quả dẫn đến các cuộc xung đột nội bộ của Ukraine.

Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, từ năm 2014 đến 2021, cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine đã cướp đi 14.000 sinh mạng, trong đó có hơn 3.000 thường dân. [8]

Putin nhiều lần khẳng định quân đội Ukraine thực hiện các hành vi “diệt chủng” (genocide) tại khu vực miền Đông nước này mà không đưa ra bằng chứng nào. [9]

Việc một số nhóm quân sự cực hữu (far right) tham gia vào lực lượng quân chính phủ trong cuộc nội chiến ở Ukraine tạo lý do cho Nga gọi đây là “đội quân phát xít”. [10] Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy chính quyền của Ukraine là một chính quyền cực hữu hay phát xít. Trong cuộc bầu cử vào năm 2019, liên minh chính trị của các nhóm cực hữu chỉ nhận được 2% phiếu bầu. [11] Mặt khác, tổng thống hiện thời của Ukraine, Volodymyr Zelensky, là một người gốc Do Thái (Jewish). Người thân của ông là nạn nhân và từng chiến đấu chống lại quân phát xít Đức. [12]

Một cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine do Pháp và Đức chủ trì tại Điện Elysee (Paris) vào tháng 12/2019. Ảnh: AFP.

Lý do thật sự cho việc xâm lược Ukraine là gì?

Nhiều ý kiến nhận định lý do thật sự Putin quyết định xâm lược Ukraine là vì nước này ngày càng có xu hướng thân phương Tây, đặc biệt là quyết tâm gia nhập NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương), một liên minh quân sự giữa Mỹ và các nước châu Âu được lập ra năm 1949.

Bản thân Putin nhiều lần khẳng định việc Ukraine gia nhập NATO là “lằn ranh đỏ” (red line) mà nếu xảy ra, Nga sẽ “có hành động mạnh”. [13]

Lập trường của Nga là nếu quốc gia láng giềng Ukraine trở thành một phần của NATO, tổ chức này sẽ có thể triển khai quân đội và vũ khí ở ngay sát Nga, đe dọa trực tiếp đến an ninh của nước này.

Trong khi đó, việc trở thành thành viên của NATO có ý nghĩa quan trọng với Ukraine khi tổ chức này có điều khoản về “phòng thủ tập thể” (collective defence) – nếu một nước thành viên bị tấn công, tất cả các quốc gia thành viên khác đều có nghĩa vụ bảo vệ. [14] Nhiều quốc gia Đông Âu, trước kia nằm trong sự kiểm soát của Liên Xô, đã gia nhập NATO. [15]

Ukraine (cùng với Georgia) xin gia nhập NATO từ năm 2008 nhưng bị các nước thành viên từ chối do vấp phải sự phản đối của Nga. [16] Các thành viên NATO khi đó hứa hẹn sẽ cho nước này gia nhập nhưng không đưa ra mốc thời gian cụ thể. [17] Vào năm 2019, Ukraine tu chính Hiến pháp, thêm vào mục tiêu chiến lược là trở thành thành viên của NATO và EU (Liên minh Châu Âu). [18]

Quyết tâm của Ukraine thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Nga là điều khó chấp nhận đối với Putin. Trong mắt ông, Ukraine luôn là một phần lãnh thổ lịch sử của Nga. Điều này được Putin khẳng định trong bài phát biểu vào ngày 21/2/2022, vài ngày trước khi ông ra lệnh xâm lược Ukraine. [19] Trước đó, vào năm 2008, Putin đã từng gọi Ukraine là “một quốc gia không có thật” (artificial country). [20]

Nga chuẩn bị cho cuộc xâm lược như thế nào?

Vào tháng 11/2021, các hình ảnh vệ tinh cho thấy Nga huy động một lượng lớn quân đội ở khu vực biên giới giáp Ukraine, với 100.000 quân cùng xe tăng và vũ khí. [21] Trước sự lo ngại của Ukraine và các nước phương Tây, Nga nhiều lần phủ định ý định tấn công, khẳng định đây chỉ là đợt diễn tập quân sự. [22] Trong các tháng tiếp theo, số lượng quân đội Nga ở khu vực biên giới tiếp tục tăng lên. Đến giữa tháng 2/2022, con số này lên đến 190.000 người. [23]

Ảnh vệ tinh ngày 1/11/2021 cho thấy các sư đoàn Nga tập kết gần biên giới với Ukraine. Ảnh: VOA News.
Bản đồ các địa điểm đóng quân của Nga xung quanh Ukraine do BBC công bố ngày 26/1/2022. Ảnh: BBC News.
Bản đồ các địa điểm đóng quân của Nga xung quanh Ukraine do BBC công bố ngày 26/1/2022. Ảnh: BBC News.

Trong thời gian đó, hàng loạt các nỗ lực ngoại giao đã diễn ra – các cuộc điện đàm liên tục giữa Mỹ và Nga, các lãnh đạo Pháp và Đức trực tiếp đến Moscow và Kyiv để tháo gỡ căng thẳng. [24] Nga tuyên bố luôn theo đuổi giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng. [25] Vào ngày 15/2/2022, nước này cho biết đã rút một phần quân lính “tập trận” ở biên giới về lại căn cứ. [26]

Chính quyền Mỹ và các nước phương Tây liên tục cảnh báo về nguy cơ Nga có thể tấn công xâm lược Ukraine vào bất kỳ lúc nào. [27] Chính quyền Kyiv tuy cảnh giác nhưng lại cho rằng nguy cơ Nga xâm lược toàn diện là thấp. [28]

Ngày 18/2/2022, lực lượng ly khai kiểm soát hai tỉnh Donetsk và Luhansk ở khu vực phía Đông của Ukraine bất ngờ thông báo sơ tán hàng trăm ngàn người về phía lãnh thổ của Nga, với lý do chính quyền Kyiv sắp tấn công khu vực này. Chính quyền Ukraine phủ nhận cáo buộc. Nga tuyên bố cung cấp chỗ ở và lương thực cho những người di tản. [29]

Ba ngày sau, 21/2/2022, Putin ra quyết định công nhận hai nhà nước tự xưng tại Donetsk và Luhansk. [30] Sau đó, ông ra lệnh cho quân đội Nga đưa quân vào khu vực này của Ukraine để “gìn giữ hòa bình”. [31]

Khi phương Tây còn đang tính toán để trừng phạt hành động này của Nga, rạng sáng ngày 24/2/2022, Putin phát lệnh tấn công toàn diện trên khắp lãnh thổ Ukraine, mở màn là các cuộc không kích và theo sau là lực lượng bộ binh tiến vào từ phía Đông, phía Nam và phía Bắc Ukraine (từ lãnh thổ của Belarus).

Hình ảnh từ băng ghi hình Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố chiến tranh với Ukraine, được phát ngày 24/2/2022. Ảnh:
Một khu vực ở thủ đô Kyiv bị bom Nga tàn phá. Ảnh: POLITICO.
Một khu vực ở thủ đô Kyiv bị bom Nga tàn phá. Ảnh: POLITICO.

Mục tiêu của cuộc xâm lược là gì?

Bất chấp chiến dịch tấn công toàn diện, Putin phủ định ý đồ chiếm đóng Ukraine. [32] Nhiều nhà quan sát nhận định mục tiêu của Putin là thay đổi chế độ hiện tại ở Ukraine, dựng lên một chính phủ mới thân Nga, đưa nước này quay trở lại thành một vệ tinh xoay quanh Nga như thời Xô Viết. [33]

Tình báo Mỹ cho biết họ có thông tin về việc Nga đã lập sẵn một danh sáchnhững nhân vật tại Ukraine “để giết hoặc gửi đến trại tập trung” sau khi chiếm đóng. [34]

Phản ứng của quốc tế ra sao?

Hầu hết các nước đều lên án Nga ngang nhiên tấn công xâm lược một quốc gia có chủ quyền. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres kêu gọi Nga “ngừng đưa quân tấn công Ukraine, cho hòa bình một cơ hội”. [35] Mỹ, Anh, Liên minh Châu Âu và các nước đồng minh đã đồng loạt áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế lên Nga. [36]

Một số ít quốc gia như Venezuela, Nicaragua, Cuba và Syria ủng hộ lập trườngcủa Nga. [37] Còn Trung Quốc từ chối gọi cuộc tấn công của Nga vào Ukraine là “xâm lược” (invasion). Nước này đổ lỗi cho Mỹ và phương Tây đã châm ngòi kích động cho cuộc chiến. [38]

Chính quyền Việt Nam cũng không dùng từ “xâm lược” hay lên án cuộc tấn công của Nga. Vào ngày 25/2/2022, khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao bày tỏ “Việt Nam hết sức quan ngại trước tình hình xung đột vũ trang ở Ukraine” và “kêu gọi các bên liên quan kiềm chế”. [39]

Trong khi đó, hàng ngàn người dân Nga đã biểu tình trong nước để phản đối quyết định xâm lược Ukraine, bất chấp cảnh cáo của Moscow rằng tất cả những ai tham gia biểu tình phản chiến đều sẽ bị bắt giữ. [40]

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng không gọi hành vi của Nga là "xâm lược". Ảnh: TTXVN.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng không gọi hành vi của Nga là “xâm lược”. Ảnh: TTXVN.

Ảnh hưởng của cuộc chiến này?

Nhiều ý kiến lo ngại đây có thể là sự kiện châm ngòi cho một cuộc chiến tranh thế giới mới. Tổng thống Ukraine so sánh việc Nga xâm lược với việc phát xít Đức tấn công châu Âu trong Thế Chiến II, kêu gọi các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ dành cho Nga. [41]

Tuy nhiên, Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho châu Âu. [42] Các biện pháp cấm vận Nga, bao gồm việc Đức tạm dừng phê chuẩn đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 từ Nga đến nước này, có thể khiến nguồn cung năng lượng của châu Âu gặp nhiều khó khăn. [43] Ngoài ra, Nga còn là một trong những nước xuất khẩu bột mì lớn nhất thế giới.

Trong một diễn biến khác, khi phương Tây đồng loạt áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga, Trung Quốc lại mở rộng cửa để đón nhận các sản phẩm chủ lực của nước này, bao gồm bột mì và khí đốt. [44][45] Với thị trường khổng lồ, Trung Quốc có thể giúp Nga hạn chế rất nhiều thiệt hại từ các biện pháp cấm vận của phương Tây.Việc Nga tấn công Ukraine khiến nhiều người lo ngại Trung Quốc có thể hành xử tương tự với Đài Loan, quốc gia độc lập mà Bắc Kinh luôn xem là một phần “lãnh thổ lịch sử” của mình. [46] Ngoài ra, giáo sư Carlyle Thayer cũng nhận định Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng gián tiếp về kinh tế từ cuộc chiến và có thể sẽ phải nhượng bộ Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. [47]


Chú thích:

1.  Transcript of Vladimir Putin’s speech announcing ‘special military operation’ in Ukraine. (2022, February 24). The Sydney Morning Herald. Retrieved 2022, from https://www.smh.com.au/world/europe/full-transcript-of-vladimir-putin-s-speech-announcing-a-special-military-operation-20220224-p59zhq.html

2.  BBC News. (2014, April 14). Ukraine crisis: President vows to fight pro-Russia forces. Retrieved 2022, from https://www.bbc.com/news/world-europe-27011605

3.  Ukraine – The crisis in Crimea and eastern Ukraine. (2022). Encyclopedia Britannica. Retrieved 2022, from https://www.britannica.com/place/Ukraine/The-crisis-in-Crimea-and-eastern-Ukraine

4.  Ukraine – The Maidan protest movement. (2022). Encyclopedia Britannica. Retrieved 2022, from https://www.britannica.com/place/Ukraine/The-Maidan-protest-movement

5.  Staff, R. (2016, June 17). Putin laments West’s support of “coup d’etat” in Ukraine. U.S. Retrieved 2022, from https://www.reuters.com/article/russia-forum-putin-ukraine-idUSR4N18R07A

6.  Centre for Applied Research, Estonian National Defence College (2016, Apr 26). NATO Strategic Communications Centre of Excellence. Russian Information Campaign Against Ukrainian State And Defence Forces, from https://stratcomcoe.org/publications/russian-information-campaign-against-ukrainian-state-and-defence-forces/174

7.  Marples, D. R. (2016, June 4). Ethnic and Social Composition of Ukraine’s Regions and Voting Patterns. E-International Relations. Retrieved 2022, from https://www.e-ir.info/2015/03/10/ethnic-and-social-composition-of-ukraines-regions-and-voting-patterns

8.  The human toll of the Russia-Ukraine conflict since 2014. (2022). Washington Post. Retrieved 2022, from https://www.washingtonpost.com/world/interactive/2022/russia-ukraine-conflict-photos-2014

9.  Putin baselessly claims “genocide” is happening in areas of Ukraine controlled by Kremlin-backed rebels. (2022, February 16). Business Insider. Retrieved 2022, from https://www.businessinsider.com/putin-claims-genocide-happening-in-donbas-region-of-ukraine-2022-2?international=true&r=US&IR=T

10.  Walker, S. (2017, November 30). Azov fighters are Ukraine’s greatest weapon and may be its greatest threat. The Guardian. Retrieved 2022, from https://www.theguardian.com/world/2014/sep/10/azov-far-right-fighters-ukraine-neo-nazis

11.  Beauchamp, Z. (2022, February 24). Why is Russia invading Ukraine? Putin’s “Nazi” rhetoric reveals his terrifying war aims. Vox. Retrieved 2022, from https://www.vox.com/2022/2/24/22948944/putin-ukraine-nazi-russia-speech-declare-war

12.  Bermet Talant. (2020, Jan 24). In Israel, Zelensky tells own family’s Holocaust story. Kyiv Post, from https://www.kyivpost.com/ukraine-politics/in-israel-zelensky-tells-own-familys-holocaust-story.html

13.  Roth, A. (2021, November 30). Russia will act if Nato countries cross Ukraine ‘red lines’, Putin says. The Guardian. Retrieved 2022, from https://www.theguardian.com/world/2021/nov/30/russia-will-act-if-nato-countries-cross-ukraine-red-lines-putin-says

14.  N. (2022). A short history of. NATO. Retrieved 2022, from https://www.nato.int/cps/en/natohq/declassified_139339.htm

15.  Ricks, T. E. (2004, March 30). 7 Former Communist Countries Join NATO. Washington Post. Retrieved 2022, from https://www.washingtonpost.com/archive/politics/2004/03/30/7-former-communist-countries-join-nato/476d93dc-e4bd-4f05-9a15-5b66d322d0e6

16.  U.S. wins NATO backing for missile defense shield – CNN.com. (2008). CNN. Retrieved 2022, from https://web.archive.org/web/20080612193607/http://www.cnn.com/2008/WORLD/europe/04/03/nato.members/

17.  Staff, A. J. (2022, February 16). NATO and the Ukraine-Russia crisis: Five key things to know. NATO News | Al Jazeera. Retrieved 2022, from https://www.aljazeera.com/news/2022/2/15/explainer-nato-and-the-ukraine-russia-crisis

18.  R. (2019, February 19). Ukraine President Signs Constitutional Amendment On NATO, EU Membership. RadioFreeEurope/RadioLiberty. Retrieved 2022, from https://www.rferl.org/a/ukraine-president-signs-constitutional-amendment-on-nato-eu-membership/29779430.html

19.  PolitiFact – Putin’s one-sided history of Ukraine’s relationship with Russia. (2022). @politifact. Retrieved 2022, from https://www.politifact.com/article/2022/feb/23/putins-one-sided-history-ukraines-relationship

20.  Erlanger, S. (2014, March 19). Russian Aggression Puts NATO in Spotlight. The New York Times. Retrieved 2022, from https://www.nytimes.com/2014/03/19/world/europe/russias-aggression-in-crimea-brings-nato-into-renewed-focus.html

21.  Al Jazeera. (2022, February 15). Timeline: How did the recent Ukraine-Russia crisis start? Russia-Ukraine Crisis News | Al Jazeera. Retrieved 2022, from https://www.aljazeera.com/news/2022/2/13/timeline-how-the-ukraine-russia-crisis-reached-the-brink-of-war

22.  Tucker, T. (2022, February 15). Russia says some troops pulling back from Ukraine border. CBS News. Retrieved 2022, from https://www.cbsnews.com/news/russia-ukraine-news-moscow-says-troops-pulling-back-from-border

23.  Wintour, P. (2022, February 19). Russia has amassed up to 190,000 troops on Ukraine borders, US warns. The Guardian. Retrieved 2022, from https://www.theguardian.com/world/2022/feb/18/russia-has-amassed-up-to-190000-troops-on-ukraine-borders-us-warns

24.  Deutsche Welle (www.dw.com). (2022). Has diplomacy made war in Ukraine any less likely? DW.COM. Retrieved 2022, from https://www.dw.com/en/has-weeklong-diplomacy-made-war-in-ukraine-any-less-likely/a-60734333

25.  Al Jazeera. (2022, February 15). Russia says ready to continue diplomacy amid Ukraine crisis. Russia-Ukraine Crisis News | Al Jazeera. Retrieved 2022, from https://www.aljazeera.com/news/2022/2/14/russia-ready-to-continue-diplomacy-over-ukraine-minister

26.  BBC News. (2022, February 15). Ukraine-Russia tensions: Russia pulls some troops back from border. Retrieved 2022, from https://www.bbc.com/news/world-europe-60386141

27.  Al Jazeera. (2022b, February 18). Biden warns Russia could attack Ukraine within days. Russia-Ukraine Crisis News | Al Jazeera. Retrieved 2022, from https://www.aljazeera.com/news/2022/2/17/us-says-war-appears-imminent-after-shelling-on-ukraine-front-line

28.  NEWS WIRES. (2022, February 6). Ukraine plays down Russian invasion despite US sounding alarm. France 24. Retrieved 2022, from https://www.france24.com/en/europe/20220206-us-officials-warn-russia-is-preparing-full-scale-invasion-of-ukraine

29.  Al Jazeera. (2022c, February 18). Russian-backed separatists evacuate residents from east Ukraine. Russia-Ukraine Crisis News | Al Jazeera. Retrieved 2022, from https://www.aljazeera.com/news/2022/2/18/russian-backed-separatists-announce-evacuation-from-east-ukraine

30.  Mirovalev, M. (2022, February 22). Donetsk and Luhansk: What you should know about the ‘republics.’ Russia-Ukraine Crisis News | Al Jazeera. Retrieved 2022, from https://www.aljazeera.com/news/2022/2/22/what-are-donetsk-and-luhansk-ukraines-separatist-statelets

31.  Roth, A., & Borger, J. (2022, February 22). Putin orders troops into eastern Ukraine on ‘peacekeeping duties.’ The Guardian. Retrieved 2022, from https://www.theguardian.com/world/2022/feb/21/ukraine-putin-decide-recognition-breakaway-states-today

32.  Russia presses invasion to outskirts of Ukrainian capital. (2022, February 25). AP NEWS. Retrieved 2022, from https://apnews.com/article/russia-ukraine-putin-attack-a05e7c4563ac94b963134bba83187d46

33.  Xem [11]

34.  Hudson, J., & Ryan, M. (2022, February 21). U.S. claims Russia has list of Ukrainians ‘to be killed or sent to camps’ following a military occupation. Washington Post. Retrieved 2022, from https://www.washingtonpost.com/national-security/2022/02/20/ukraine-russia-human-rights

35.  de Guzman, C., & Barry, E. (2022, February 24). “There is No Purgatory for War Criminals.” World Condemns Russian Invasion of Ukraine. Time. Retrieved 2022, from https://time.com/6150713/russia-ukraine-invasion-reactions

36.  World leaders slap sanctions on the Kremlin over invasion. (2022, February 25). AP NEWS. Retrieved 2022, from https://apnews.com/article/russia-ukraine-business-asia-europe-united-nations-8744320842fca825ae4e4ccae5acbe34

37.  Xem [30]

38.  Cheng, E. (2022, February 25). China refuses to call Russian attack on Ukraine an ‘invasion,’ deflects blame to U.S. CNBC. Retrieved 2022, from https://www.cnbc.com/2022/02/24/china-refuses-to-call-attack-on-ukraine-an-invasion-blames-us.html

39.  Phản ứng của Việt Nam trước diễn biến căng thẳng tại Ukraine. (2022). VOV.VN. Retrieved 2022, from https://vov.vn/chinh-tri/phan-ung-cua-viet-nam-truoc-dien-bien-cang-thang-tai-ukraine-post926538.vov

40.  Austin, H., Schuppe, J., Chistikova, T., Tenbarge, K., & Associated Press. (2022, February 24). Russians torn over Putin’s invasion of Ukraine as thousands protest. NBC News. Retrieved 2022, from https://www.nbcnews.com/news/world/russians-torn-putins-invasion-ukraine-thousands-protest-rcna17542

41.  Miranda, G. U. T. (2022, February 24). Why is Russia invading Ukraine? Could it be the start of WWIII? Here’s what we know. USA TODAY. Retrieved 2022, from https://eu.usatoday.com/story/news/world/2022/02/24/russian-invasion-ukraine-questions-explained/6921368001

42.  Palumbo, D. H. J. B. (2022, February 24). Ukraine conflict: How reliant is Europe on Russia for oil and gas? BBC News. Retrieved 2022, from https://www.bbc.com/news/58888451

43.  Oltermann, P. (2022, February 22). Germany halts Nord Stream 2 approval over Russian recognition of Ukraine ‘republics.’ The Guardian. Retrieved 2022, from https://www.theguardian.com/world/2022/feb/22/germany-halts-nord-stream-2-approval-over-russian-recognition-of-ukraine-republics

44.  China calls for talks on Ukraine, OKs Russian wheat imports. (2022, February 24). AP NEWS. Retrieved 2022, from https://apnews.com/article/russia-ukraine-europe-russia-china-beijing-c73b5249d313d661ce1836911b1dbc45

45.  Reuters. (2021, June 9). Russia’s Putin launches Amur gas processing plant. Retrieved 2022, from https://www.reuters.com/business/energy/russias-putin-launches-amur-gas-processing-plant-2021-06-09

46.  McCarthy, A. C. B. S. (2022, February 23). China-Taiwan tensions: China’s leaders may be watching events in Europe closely. CNN. Retrieved 2022, from https://edition.cnn.com/2022/02/23/china/taiwan-ukraine-parallels-china-russia-intl-hnk-mic/index.html

47.  R. (2022, February 15). Chuyên gia: Chiến tranh Nga-Ukraine có thể khiến Việt Nam nhượng bộ Trung Quốc ở Biển Đông. Radio Free Asia. Retrieved 2022, from https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-may-make-concessions-to-china-on-scs-issues-when-russia-ukraine-war-occur-02152022062355.html