Malaysia: Cơn địa chấn chấm dứt chính trị sắc tộc

    0
    990
    Malaysia's Prime Minister Mahathir Mohamad, center, waves next to the new appointed finance minister Lim Guan Eng, left, after attending a press conference to announce his cabinet members in Petaling Jaya, Malaysia, Saturday, May 12, 2018. Malaysia’s new Prime Minister Mahathir Mohamad has appointed an ethnic Chinese as finance minister, the first ethnic minority to hold the powerful post in 44 years. Mahathir names Lim Guan Eng, a former state chief minister, as finance minister, former deputy Prime Minister Muhyiddin Yassin as defense minister and Mohamad Sabu as home affairs minister. (AP Photo/Andy Wong) Ông Mahathir Mohamad trở lại ghế thủ tướng Malaysia ở tuổi 93
    VOA

    Chiến thắng bất ngờ của Liên minh đối lập do cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad lãnh đạo hôm 9/5 trước Mặt trận Dân tộc Barisan Nasional (BN) của đương kim Thủ tướng Najib Razak đã mở ra một thời kỳ mới trong nền chính trị Malaysia, thời kỳ chấm dứt nền chính trị mang tính độc quyền và sắc tộc của quốc gia Đông Nam Á này, theo nhận định của tác giả Michio Ueda, một nhà tư vấn cao cấp tại Công ty Tư vấn Deloitte.

    Trong bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat có tiêu đề ‘Cơn đại hồng thủy chính trị mới của Malaysia’, tác giả Ueda cũng nhận định một nhân tố quan trọng trong chiến thắng bất ngờ này của Liên minh đối lập (trong tiếng Malaysia có nghĩa là Liên minh Hy vọng) là vai trò của ông Mahathir Mohamad.

    Kể từ khi giành độc lập từ tay người Anh vào năm 1957, Malaysia đã nằm dưới sự thống trị tuyệt đối của Liên minh Barisan Nasional với các cuộc bầu cử bị bóp méo theo hướng có lợi cho liên minh cầm quyền và rất ít không gian và cơ hội dành cho phe đối lập.

    Tuy nhiên, lần đầu tiên trong vòng 60 năm qua, phe đối lập đã chấm dứt sự cầm quyền liên tục của BN, một liên minh các đảng phái dựa trên nền tảng sắc tộc bao gồm các chính đảng của người Mã Lai, người Hoa và người Ấn – ba sắc dân chủ chốt của Malaysia.

    Bản thân ông Mahathir Mohamad thời kỳ còn là thủ tướng cũng là lãnh đạo của của BN. Nhưng sau do bất đồng với người kế nhiệm ông là Thủ tướng Najib Razak mà ông đã tách ra khỏi BN và gia nhập vào liên minh Pakatan Harapan.

    Trong vòng sáu thập niên qua, BN đã duy trì sự thống trị của mình dựa trên nền tảng sắc tộc, chi phối truyền thông và kiểm soát bầu cử. Khi đối mặt với sự mất tín nhiệm của người dân, BN đã dùng đến các biện pháp chuyên chế để duy trì quyền lực, tác giả Ueda phân tích.

    Tuy nhiên, dấu hiệu về sự suy thoái của BN đã được báo trước trong hai cuộc tuyển cử trước đây. Năm 2008 BN đã bị mất thế đa số hai phần ba cần thiết để sửa đổi Hiến pháp và tiếp tục mất thêm ghế trong năm 2013 nhưng vẫn giữ được thế đa số mong manh.

    Liên minh BN là một tập hợp 10 đảng phái, trong đó nòng cốt là Đảng UMNO, tức Tổ chức Quốc gia Thống nhất của người Mã Lai, vốn dựa trên sự ủng hộ của người Mã Lai đa số để duy trì quyền lực. Ngoài ra, Đảng MCA, tức Hiệp hội người Malaysia gốc Hoa và Đảng MIC, tức Hội nghị người Malaysia gốc Ấn, và các đảng địa phương ở các bang Sabah và Sarawak cũng tham gia vào BN. Mặc dù sứ mạng của liên minh BN là đại diện cho quyền lợi của các sắc dân ở Malaysia, họ đã thực thi những chính sách có lợi cho người Mã Lai bản địa. Do đó mà các nhà quan sát đã mô tả nền chính trị Mã Lai là ‘chính trị sắc tộc’.

    Tác giả Ueda lưu ý rằng trong khi người Mã Lai, nhất là ở những khu vực phi thành thị, vẫn trung thành với BN, những sắc dân khác, đặc biệt là người Hoa và người Ấn, đã trở nên bất mãn và bắt đầu đi về phía phe đối lập, nhất là từ năm 2008 khi BN bắt đầu có dấu hiệu đi xuống. Thất bại của ông Liow Tiong Lai, lãnh đạo của MCA, trong cuộc bầu cử là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy các đảng của người Hoa và người Ấn tham gia vào BN đã mất dần cử tri truyền thống của mình vào phía đối lập.

    Với những diễn biến đó, sự ủng hộ ổn định dành cho Pakatan Harapan, Liên minh Đối lập được thành lập để chống lại BN, là điều chắc chắn không thể tránh khỏi. Dù sao đi nữa, quy mô thất bại của BN trong cuộc bầu cử năm 2018, theo Ueda, là khó mà ngờ đến. Điều gì đã làm cho họ có chiến thắng ngoạn mục như vậy? Theo tác giả Ueda, một cách giải thích khả dĩ là ‘nhân tố Mahathir’.

    Ông Mahathir Mohamad, người từng lãnh đạo BN và là thủ tướng Malaysia từ năm 1981 cho đến năm 2003, đã chỉ trích chính phủ do Thủ tướng Najib Razak đứng đầu. Ông Mahathir, năm nay 93 tuổi, từng là người đỡ đầu cho ông Razak lên làm thủ tướng sau khi ông về hưu, được xem là ‘người cha của nước Malaysia hiện đại’ và vẫn được người dân nước này rất tôn trọng, nhất là trong cộng đồng người Mã Lai.

    “Sự gắn bó mạnh mẽ của ông Mahathir với liên minh đối lập đã ảnh hưởng đến lá phiếu bầu của người Mã Lai, nhất là ở những khu vực phi thành thị, những người được cho là cử tri trung thành của BN,” tác giả Ueda phân tích.

    Bài viết của Ueda dẫn lời một cử tri vốn là một ủng hộ viên lâu năm của UMNO và BN trên đảo Langkawi thuộc bang Kedah, nơi ông Mahathir ra ứng cử một ghế vào Quốc hội, nói: “Tôi sẽ bầu cho phe đối lập lần đầu tiên trong đời bởi vì tôi tôn trọng Ngài Mahathir” và rằng “Mahathir đã đóng góp vào sự phát triển không chỉ của hòn đảo này mà là của cả đất nước.”

    Những ý kiến tương tự từ phía cử tri cũng được nghe thấy ở những khu vực khác. Ở một khu vực thuộc ngoại ô Kuala Lumpur, một cử tri người Mã Lai đã bày tỏ sự giận dữ đối với Thủ tướng Najib và các quan chức UMNO và cho rằng sự thóa mạ của họ đối với ông Mahathir là không thể chấp nhận được. Ông nói rằng chiến dịch bôi xấu ông Mahathir của BN đã khiến ông quyết định bầu cho phe đối lập.

    “Bên cạnh việc mất lòng dân của Thủ tướng Najib vốn chìm trong các tai tiếng về tham nhũng và chi phí sinh hoạt tăng cao, ‘nhân tố Mahathir’ này dường như đã có tác động nhất định đến kết quả bầu cử,” tác giả viết.

    “Một vấn đề then chốt rút ra từ cuộc tổng tuyển cử lần này của Malaysia là sự chấm dứt của nền ‘chính trị sắc tộc’,” tác giả Ueda phân tích. Thông qua phong trào đối lập, thậm chí ngay trước giai đoạn vận động tranh cử, đã xuất hiện sự đoàn kết vượt lên trên sự chia rẽ sắc tộc. Tác giả lưu ý rằng tại một cuộc tập hợp vận động cho Liên minh đối lập tại bang Penang chỉ hai ngày trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu, một đám đông khổng lồ bao gồm không chỉ người Hoa, vốn là sắc dân áp đảo tại bang này, mà còn có người Mã Lai và người Ấn, đã bất chấp trời mưa nặng hạt đã cùng nhau đến ủng hộ cho liên minh đối lập.