Luật sư Đức của ông Thanh nêu đích danh Tổng bí thư Trọng

0
100
Ông Trịnh Xuân Thanh tại tòa hôm 8/1.

Nữ luật sư người Đức của ông Trịnh Xuân Thanh lo ngại thân chủ của mình “không được xét xử công bằng” vì các phát ngôn trước đây của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Sau khi trở về Đức, bà Petra Isabel Schlagenhauf cho biết rằng bà tới sân bay Nội Bài ở Hà Nội tối 4/1, nhưng không được cho nhập cảnh, và “sau nhiều lần yêu cầu, bà được trao một văn bản nói về Điều 21”.

Tôi nghĩ rằng chính quyền Việt Nam không hiểu rằng nhiệm vụ chính đáng của một luật sư là bảo vệ quyền lợi của thân chủ của mình, và có lẽ họ sợ sự hiện diện của luật sư người Đức của ông Thanh ở Việt Nam. Trên cương vị luật sư, rõ ràng tôi luôn phải tuân thủ luật pháp.

Theo ghi nhận của VOA tiếng Việt, một trong các mục trong Điều 21 về những trường hợp chưa cho nhập cảnh thuộc Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam có “vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội”.

Nữ luật sư người Đức nói rằng có lẽ Việt Nam “sợ” sự hiện diện của bà tại Hà Nội đúng dịp diễn ra phiên xử cựu quan chức tỉnh Hậu Giang.

Bà nói thêm: “Tôi nghĩ rằng chính quyền Việt Nam không hiểu rằng nhiệm vụ chính đáng của một luật sư là bảo vệ quyền lợi của thân chủ của mình, và có lẽ họ sợ sự hiện diện của luật sư người Đức của ông Thanh ở Việt Nam. Trên cương vị luật sư, rõ ràng tôi luôn phải tuân thủ luật pháp”.

VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với Cục Quản lý Xuất Nhập cảnh để hỏi về trường hợp của bà Schlagenhauf.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhiều lần lên tiếng về vụ Trịnh Xuân Thanh.

 

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhiều lần lên tiếng về vụ Trịnh Xuân Thanh.

Nữ luật sư cho hay rằng mục đích chuyến đi của bà tới Việt Nam là để “trao đổi với các đồng nghiệp tại đó về hiện trạng thực tế” của ông Thanh.

“Rõ ràng, hành động trái pháp luật của chính phủ Việt Nam một lần nữa là bằng chứng cho thấy rằng thân chủ của tôi sẽ không được xử một cách công bằng theo đúng pháp luật và pháp quyền”, bà Schlagenhauf nói.

Châu Âu ‘ngầm’ gây áp lực lên Việt Nam?

‘Có bàn tay bí mật lèo lái người Việt ở Đức’?

Người Việt biểu tình ở Đức, nhắc tên Trịnh Xuân Thanh

Cùng với hơn hai chục người khác, trong đó có cả cựu ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng, ông Thanh được đưa ra tòa xét xử hôm 8/1 về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”.

Tôi không kỳ vọng sẽ có một phiên tòa công bằng vì thân chủ của tôi đã bị ông Trọng (Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam) công khai tuyên có tội từ lâu.

Bà Schlagenhauf nói thêm rằng bà “lo ngại thân chủ của mình sẽ phải nhận hình phạt nặng” và bà “không kỳ vọng sẽ có một phiên tòa công bằng vì thân chủ của tôi đã bị ông Trọng (Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam) công khai tuyên có tội từ lâu”.

Nữ luật sư cũng cho rằng “công việc của các luật sư trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam rất khó khăn do hệ thống [chính trị] của Việt Nam”.

VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với ông Trọng về quan điểm của bà Schlagenhauf.

Tổng bí thư kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, năm ngoái từng nói rằng ông Thanh “ghê gớm, móc ngoặc, dây dợ rồi bỏ trốn đi nước ngoài, nhưng không trốn được đâu”.

Sau khi ông này “tái xuất hiện” ở Việt Nam, ông Trọng yêu cầu “khẩn trương” đưa vụ Trịnh Xuân Thanh ra “xét xử công khai trước Tết”, tức trước tháng Hai năm nay.

Nữ luật sư Schlagenhauf.

Nữ luật sư Schlagenhauf.

Nữ luật sư người Đức cho biết rằng thân chủ của mình nói với bà rằng ông “lo ngại cho tính mạng” và sợ “không được đảm bảo về luật pháp”.

Quan hệ Việt – Đức sóng gió suốt nhiều tháng qua sau khi Berlin cáo buộc Hà Nội “bắt cóc” ông Thanh trên đất nước mình, trong khi phía Việt Nam nói ông “tự thú”.

Về vụ xử hôm 8/1, nhiều tờ báo của Đức đã đăng tin với những hàng tít như “Phiên xử giám đốc điều hành dầu khí bị bắt cóc ở Đức bắt đầu ở Hà Nội” hay “Giám đốc điều hành dầu khí Việt Nam bị bắt cóc ở Đức ra tòa”.

Trong khi đó, truyền thông trong nước dường như “quên” không nhắc tới cáo buộc của phía Berlin.

Khi được hỏi muốn gửi thông điệp gì cho phía Việt Nam, bà Schlagenhauf nói: “Chính phủ Việt Nam nên tìm cách khôi phục quan hệ bình thường với Đức, và điều đó đồng nghĩa với việc tìm ra một giải pháp cho thân chủ của tôi. Chính phủ Đức đã nhiều lần tuyên bố rằng Việt Nam biết rõ cần phải làm gì. Tôi ủng hộ bất cứ điều gì chính phủ Đức đã làm và sẽ làm trong tương lai về vấn đề này”.