Home Blog Page 1511

Chính quyền tổ chức biểu tình đấu tố Linh mục giáo xứ Quỳnh Lưu

Sáng ngày 6/5/2017 tại địa bàn xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An diễn ra một cuộc biểu tình kêu gọi chống linh mục Đặng Hữu Nam.

Từ những video clips và hình đưa lên mạng xã hội cho thấy một số trẻ em từ các trường học, tay cầm cờ đỏ sao vàng, gậy gộc, vừa đi, vừa chạy và hô to: “Bác Hồ muôn năm, Bác Hồ muôn năm”!

Cũng có nhiều câu khẩu hiện thể hiện dấu hiệu chia rẽ lương – giáo.

Liên lạc với Linh mục Đặng Hữu Nam vào tối thứ Bảy, ngày 6 tháng 5, ông xác nhận:

“Chính quyền tỉnh Nghệ An, huyện Quỳnh Lưu, phòng Giáo dục, Sở Giáo dục đã tổ chức cho người dân biểu tình để phản đối tôi. Trong động thái trước đó họ đã huy động và thành lập câu lạc bộ cựu chiến binh để đấu tố tôi trong những cuộc họp rồi đưa lên mạng truyền thông.

Ngày hôm nay họ huy động cựu chiến binh, thanh niên, phục nữ, tất cả các nguồn lực và đặc biệt là các học sinh, từ tiểu học cho đến cấp 3 đi biểu bình để lên án tôi bằng hình thức giống như đấu tố thời năm 1953 – 1957.”

Theo những gì Linh mục Đặng Hữu Nam chứng kiến trong ngày hôm nay, ông cho biết có một nơi huy động lực lượng là những phụ nữ để lên tiếng kết tội ông. Một nhóm học sinh ở nơi khác thì cầm cờ và hô những khẩu hiệu:

“Theo lệnh của Sở, Phòng giáo dục, có những thông tin là họ buộc học trò phải đi biểu tình vì nếu không đi, sẽ không cho thi tốt nghiệp, không cho chuyển cấp hoặc hạ hạnh kiểm.”

Trước đó hai ngày, cư dân mạng xã hội Facebook đã truyền nhau các video clips hình ảnh phó chủ tịch huyện Quỳnh Lưu, ông Hồ Ngọc Dũng về chỉ đạo cuộc đấu tố Linh mục Đặng Hữu Nam, qua lời hướng dẫn: “Biểu tình bên giáo, họ đã biểu tình ta, ta biểu tình họ”!

Ủng hộ quyền hiến định

Bên cạnh những video clips và thông tin về đoàn biểu tình đấu tố, người theo dõi sự việc nhận thấy có hình ảnh những chai nước uống với khẩu hiệu “Người dân giáo xứ Phú Yên tiếp nước  cho đoàn biểu tình do huyện Quỳnh Lưu tổ chức”.

Giải thích về điều này, Linh mục Đặng Hữu Nam xác nhận và cho biết:

“Chúng tôi mặc dù không đồng ý với nội dung họ biểu tình tức là vu cáo tôi, nhưng chúng tôi ủng hộ nhà cầm quyền huyện Quỳnh Lưu, Phòng Giáo dục huyện Quỳnh Lưu tổ chức cho người dân biểu tình.

Vì bấy lâu nay tại Việt nam người ta bảo là không được biểu tình, mặc dù điều 25 Hiến pháp ghi rất là rõ là người công dân được quyền biểu tình.

Hôm nay chính nhà cầm quyền tổ chức nên chúng tôi rất hoan nghênh và ủng hộ mặc dù chúng tôi không ủng hộ nội dung.”

Trong một diễn tiến khác xảy ra cùng ngày, Linh mục Đặng Hữu Nam cho biết ông nhận được môt công văn của tỉnh Nghệ An gửi hoả tốc, với nội dung tái yêu cầu Toà Giám mục không bố trí công tác phục vụ cho Linh mục Đặng Hữu Nam tại tỉnh Nghệ An.

Theo thông tin nhận được thì sáng ngày mai, Chủ nhật, 7 tháng 5, tại địa bàn xã Quỳnh Nghĩa và trường cấp hai Quỳnh Bảng sẽ có các cuộc biểu tình lớn hơn gồm các học sinh của trường cấp ba Quỳnh Lưu 3 và các trường cơ sở trên địa bàn:

“Theo như tôi được biết ngày mai mới là đông. Bởi vì Sở Giáo dục và phòng Giáo dục huyện Quỳnh Lưu huy động tất cả các em học sinh từ tiểu học cho đến cấp 3 sẽ tổ chức biểu tình phản đối tôi bằng cách đấu tố như thế.”

Cũng theo lời Linh mục Nam, ông đã yêu cầu người dân trong giáo xứ chuẩn bị nước uống và nhà tiếp tế để hỗ trợ cho đoàn biểu tình ngày mai, như một động thái ủng hộ quyền hiến định.

Huyện Quỳnh Lưu tổ chức “đấu tố” Linh Mục Đặng Hữu Nam

Đến ngay hôm nay, thì có thể nói là nhà cầm quyền Trung ương và Nhà cầm Nghệ An đã quyết tâm để đổ máu tại Nghệ An! Chính nhà cầm quyền đã bắt đầu châm ngòi phân rẽ bà con lương giáo, kích động người bên lương coi người bên giáo là kẻ thù. Chúng mày đến ngày tàn rồi chăng?

Những người con của Chúa, xin hãy đứng bên nhau, kết thành một khối thống nhất không thể gì chia rẽ để bảo vệ các Linh mục, bảo vệ nhau và bảo vệ Miền Trung Đất Việt thân yêu !

———-

Vu Thi Phuong Anh 

Tôi vừa xem video clip phụ nữ Quỳnh Lưu mặc áo cờ đỏ, phất cờ đỏ, cầm micro oang oang đọc lời kết án LM Đặng Hữu Nam được đưa trên trang web của báo Nghệ An. Không khí hừng hực hận thù, với những lời luận tội ghê gớm, và hãi hùng nhất là khi có một phụ nữ đứng lên tự xưng là hội viên hội nông dân đề nghị bỏ tù LM Đặng Hữu Nam 20 năm (!), thì người ta reo hò và phất cờ tỏ vẻ vui mừng khôn xiết. 

Rồi sau đó là quyết nghị của Hội phụ nữ, tiếp tục lập lại lời kết án và đòi trừng trị Cha Nam, bằng những lời lẽ đanh thép và giọng đọc chát chúa. Chẳng khác nào cảnh đấu tố dưới thời cải cách ruộng đất. Lại còn có cả tiếng nhạc, cứ như một đội quân đang trên đường ra trận (buổi xuất quân tiểu đoàn năm ấy, cả tiểu đoàn thề dưới sao vàng: Người chiến sĩ tiếc gì máu rơi …).

Nhìn những khuôn mặt của những người tham gia buổi đấu tố (hay là biểu tình nhỉ, nhưng luật VN đã cho phép biểu tình đâu mà, cho nên chỉ có thể gọi là đấu tố thôi, vì hình như đấu tố thì không bị cấm), tôi chẳng biết phải tả như thế nào nữa. Chỉ cảm nhận rằng những khuôn mặt ấy vừa đầy vẻ thù hận và say sưa hăng máu vừa thiếu vắng một cái gì đó rất rõ ràng.

Tôi thấy rờn rợn. Là một nhà giáo, và là một người Công giáo, tôi tin rằng điều quan trọng nhất cần giáo dục ở một con người là lòng nhân ái. Con người mà không có chữ nhân thì sao có thể gọi là người được?

Nhưng liệu có thể xây dựng lòng nhân ái cho người trẻ được hay không khi chúng được sống trong một môi trường sắt máu như thế này?

Huyện Quỳnh Lưu tổ chức biểu tình quốc doanh “đấu tố” Linh Mục Đặng Hữu Nam

Huyện Quỳnh Lưu tổ chức đàn bà và trẻ con “đấu tố” Linh Mục Đặng Hữu Nam

Những hoạt động đánh phá Linh Mục Đặng Hữu Nam của CSVN đang tăng cao. Hôm nay 6 tháng 5, Lần đầu tiên nhà nước cộng sản Việt Nam đã tái diễn lại các cuộc đấu tố man rợ thời “cải cách ruộng đất”, khi đòi kết án tử hình linh mục Đặng Hữu Nam vì chống Formosa. Nhà cầm quyền đã tổ chức cho trẻ con cầm gậy gộc, và các bà cầm hung khí hô hào đòi giết linh mục Đặng Hữu Nam hừng hực sát khí.

Sáng ngày 06.05.2017 tại xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, Hội phụ nữ huyện Quỳnh Lưu cùng các cựu chiến binh, học sinh tiểu học đã tổ chức đấu tố. Họ kết án linh mục Đặng Hữu Nam chống đảng cộng sản phải bị 20 năm tù giam hoặc tử hình

Báo Nghệ An đưa tin Hội Phụ Nữ đã ra nghị quyết yêu cầu truy tố và xét xử vì “Linh mục Nam đã có hành động trái pháp luật, lợi dụng trẻ em căng băng rôn khẩu hiệu bóp méo chiến thắng lịch sử 30/4/1975, rao giảng nói xấu Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ xã hội chủ nghĩa mà các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh biết bao xương máu để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.”

Bà cựu chiến binh Nguyễn Thị Mệnh, và bà chủ tịch hội phụ nữ huyện Quỳnh Lưu đã thay nhau luận tội nhục mạ linh mục cũng như tuyên bố phải trừng trị thích đáng cha Nam.

Cô giáo Vũ Thị Phương Anh, Sài Gòn, chia sẻ: Tôi vừa xem video clip phụ nữ Quỳnh Lưu mặc áo cờ đỏ, phất cờ đỏ, cầm micro oang oang đọc  lời kết án LM Đặng Hữu Nam được đưa trên trang web của báo Nghệ An. Không khí hừng hực hận thù, với những lời luận tội ghê gớm, và hãi hùng nhất là khi có một phụ nữ đứng lên tự xưng là hội viên hội nông dân, đề nghị bỏ tù linh mục Đặng Hữu Nam 20 năm (!), thì người ta reo hò và phất cờ tỏ vẻ vui mừng khôn xiết! “tôi chẳng biết phải tả như thế nào nữa. Chỉ cảm nhận rằng những khuôn mặt ấy vừa đầy vẻ thù hận và say sưa hăng máu, vừa thiếu vắng một cái gì đó rất rõ ràng…” Chị nhận xét.

Đây là hành động leo thang của ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu sau cuộc họp và biểu tình trong phòng của các cựu chiến binh, nhằm ngăn chặn cha Đặng Hữu Nam đòi quyền lợi cho người dân và đi kiện Formosa. Chỉ mới đây, ông Hồ Ngọc Dũng, phó chủ tịch huyện Quỳnh Lưu, đã về quê xã Sơn Hải hướng dẫn tổ chức biểu tình chống các linh mục, chống đạo Công Giáo giáo và ủng hộ Formosa. Ông đã chỉ đạo ban ngành các cấp trong huyện đối phó với cuộc chiến đòi công lý của các ngư dân.

IMG_5298

Như SBTN vừa đưa tin, ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cho rằng linh mục Đặng Hữu Nam có dấu hiệu vi phạm điều 88 và 258, Bộ Luật Hình Sự. Đặc biệt yêu cầu Toà Giám Mục giáo phận Vinh không cho ngài hoạt động mục vụ trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Nhiều người nói cuộc đấu tố năm 1953 – 1957 đã trở lại tại Quỳnh Lưu, và còn “long trời lở đất hơn nữa”!  Cuộc  biểu tình này đã được nhà cầm quyền huyện Quỳnh Lưu, phòng giáo dục huyện Quỳnh Lưu và các trường học trên địa bàn thống nhất tổ chức, với lực lượng tiên phong là cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, dân quân tự vệ và học sinh để bẻ gãy ý chí và đe dọa những người đấu tranh.

Giáo xứ Phú Yên từng trải qua thời kỳ tàn sát đẫm máu nhất qua đấu tố cải cách ruộng đất với hàng ngàn cái chết. Và nay đang gồng mình gánh chịu những mưu hèn kế bẩn của nhà cầm quyền CSVN vì đòi công lý.

Tuy vậy, trước sự hung hăng và tính khát máu của đội quân “quần chúng” bị cộng sản giật dây, người dân giáo xứ Phú Yên đã mang nước ra tiếp tế cho đoàn người biểu tình. Dù biết là người dân hiểu lầm và bị cộng sản lừa dối, nhưng họ vẫn đối xử tử tế.  Đơn giản vì người dân Phú Yên muốn họ thực hiện quyền biểu tình được quy định trong điều 25 hiến pháp, và muốn mình cũng được tôn trọng quyền hiến định này.

IMG_5297

Quốc Hiếu/SBTN

Người đàn ông Việt bị bắt sau khi vượt biên sang Đài Loan gặp vợ con

Người đàn ông Việt bị bắt sau khi vượt biên sang Đài Loan gặp vợ con

Một người Việt Nam đi đến Đài Loan bất hợp pháp để đoàn tụ với vợ con đã bị bắt tại nhà của họ ở Đài Trung hôm Thứ Sáu 5 tháng 5.

Báo Focus Taiwan nêu họ của người đàn ông 36 tuổi này là Nguyễn, và cho biết ông sẽ bị truy tố về vi phạm Đạo Luật Di Trú của nước này. Ông Nguyễn nói với các nhà điều tra rằng ông đến Đài Loan lần đầu tiên năm 2008 để làm việc, nhưng trốn khỏi chủ sau 6 tháng vì vấn đề nợ nần. Vào lúc đó, ông quen một người phụ nữ Việt có căn cước Đài Loan. Ông bị bắt và trục xuất vào năm 2013, khi người bạn gái này mang thai. Người phụ nữ này đã trở về Việt Nam làm hôn thú với ông Nguyễn và sinh con, rồi trở lại Đài Loan làm việc.

Ông Nguyễn nộp đơn xin sang Đài Loan thăm gia đình nhiều lần nhưng bị từ chối. Vì theo luật lệ hiện hành, một công nhân nước ngoài từng bị trục xuất không thể được cho vào lại Đài Loan trong ít nhất 5 năm. Ông Nguyễn bèn trả 7,000 Mỹ kim cho một tổ chức để giúp đưa ông trở lại Đài Loan. Ông đáp máy bay từ Việt Nam đến tỉnh Quảng Tây của Trung Cộng hồi tháng 7 năm ngoái, rồi từ đó xuống tàu cá vượt biên vào Đài Loan. Sau khi đặt chân lên một bãi biển ở phía tây Đài Loan, ông Nguyễn thuê taxi đi Đài Trung để gặp lại vợ con. Từ đó cho đến khi bị bắt vào hôm Thứ Sáu, ông đã làm nhiều công việc vặt để giúp vợ nuôi gia đình.

Huy Lam / SBTN

Người dân Bắc Giang bắt giữ công nhân đo đạc để phản đối dự án xây nghĩa trang

Người dân Bắc Giang bắt giữ công nhân đo đạc để phản đối dự án xây nghĩa trang

Người dân ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang vào hôm Thứ Sáu 5 tháng 5 đã bắt giữ một trong những công nhân đo đạc của dự án xây nghĩa trang đang bị họ phản đối.

Sự việc xảy ra chưa đầy hai tuần sau sự kiện người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội trả tự do cho hàng chục cảnh sát và viên chức chính quyền bị bắt làm con tin trong một vụ tranh cãi về đất đai. Truyền thông trong nước cho hay, khoảng 9 giờ sáng Thứ Sáu, một nhóm công nhân đo đạc đến xã Cương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang để xác định ranh giới dự án xây dựng công viên nghĩa trang An Phúc Viên. Tuy nhiên, nhóm công nhân chưa kịp bắt đầu thì đã bị người dân địa phương phản đối và bắt giữ.

Báo mạng VTC News trong cùng ngày xác nhận có xảy ra vụ đối đầu giữa người dân và nhóm công nhân đo đạc. Nhóm công nhân đã bỏ chạy, chỉ còn một người không chạy kịp được dân làng “mời về” nhà văn hóa thôn.

VTC News dẫn lời ông Nguyễn Hữu Vân, trưởng thôn làng Vườn, xã Cương Sơn, nói rằng người dân thôn bất bình vì chính quyền chưa hề tổ chức họp dân để thông báo về việc này, nhưng đã cho người đi vào đất của người dân để đo đạc. Được biết, mới đây, nhà cầm quyền tỉnh Bắc Giang chấp thuận kế hoạch xây dựng công viên nghĩa trang An Phúc Viên rộng gần 104 héc ta, bất chấp sự chống đối của người dân địa phương.

Huy Lam / SBTN

Ðiếu Cày phỏng vấn Người Buôn Gió: ‘Người bán dầu’ chăm chỉ

Người Buôn Gió (trái) và Ðiếu Cày (phải) trong buổi ra mắt sách “Ðại Vệ Chí Dị” tại Houston, Texas, ngày 13 tháng 8, 2016. (Hình: CTV/Người Việt)

Ðiếu Cày/Người Việt

Năm 2007, khi trong nước rầm rộ những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa-Trường Sa, Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do (CLBNBTD) đã liên tục tổ chức biểu tình trong nhiều tuần liền thì Người Buôn Gió, tức Bùi Thanh Hiếu, từ Hà Nội vào gặp chúng tôi tại Sài Gòn.

Trước đó, Người Buôn Gió cùng với nhà văn Trang Hạ, đã tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Khi nhà văn Trang Hạ phát hành cuốn sách dịch đầu tay của cô (“Xin Lỗi Tôi Chỉ Là Con Ðĩ,” nhà xuất bản Hội Nhà Văn) ngoài ký tặng người mua sách, cô còn kèm theo dán tặng một đề can có nội dung Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam lên mũ bảo hiểm hoặc xe gắn máy.

Khi Trang Hạ phát được mấy chục cái đề can cho người mua sách thì cô bị công an bắt đưa về Quận Hoàn Kiếm giam giữ. Công an truy tìm ai là người in và đưa cho Trang Hạ số đề can đó? Họ tìm ra bạn của Người Buôn Gió tại quán Cafe và bắt được anh này với 250 đề can trong túi. Lần theo anh bạn này họ truy ra người in đề can Hoàng Sa Trường Sa chính là Người Buôn Gió.

Trong khi cuộc truy tìm Người Buôn Gió xảy ra gắt gao tại Hà Nội để tịch thu số đề can đó, thì anh đang ngồi cùng chúng tôi ở Sài Gòn. Người Buôn Gió mang đề can Hoàng Sa-Trường Sa vào cho anh em chúng tôi tại Sài Gòn để tiếp lửa biểu tình chống quân Trung Cộng xâm lược biển đảo Việt Nam.

Biết tin Trang Hạ và bạn mình bị bắt, Người Buôn Gió vẻ lo lắng. Anh bảo tôi lưu số điện thoại của vợ anh để phòng khi bất trắc. Nhưng lúc đó thì Người Buôn Gió là gương mặt quá xa lạ với an ninh Sài Gòn, nên anh không bị khó khăn gì, đến lúc nghe tin Trang Hạ được thả về, chúng tôi mới thở phào và hẹn nhau ăn tối.

Trong buổi ăn tối, chúng tôi đã thảo luận về những những cách thức sử dụng Internet để thúc đẩy quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Tôi mời Người Buôn Gió tham gia vào CLBNBTD. Tuy chưa nhận lời tham gia nhưng chúng tôi và Người Buôn Gió cùng thống nhất là: Chúng ta phải “đi bán dầu” ra thiên hạ trước đã.

Tối hôm ấy tôi mời Nguyễn Tiến Trung đến gặp Người Buôn Gió cùng thảo luận về những cuộc biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn, cùng nhau chia sẻ thông tin và những mẫu áo, khẩu hiệu và phối hợp trong Nam ngoài Bắc, chia sẻ thông tin và hình ảnh các cuộc biểu tình với báo chí nước ngoài…

Không ngờ phải rất lâu sau chúng tôi mới gặp lại nhau.

Ba tháng sau tôi bị bắt tại Ðà Lạt, suốt thời gian hai năm rưỡi tôi không có tin gì về Người Buôn Gió.

Tháng 12 năm 2011 khi bị chuyển đến trại tạm giam B34 và gặp Lê Nguyễn Hương Trà tôi mới biết Người Buôn Gió cũng bị bắt và bị điều tra nhiều lần.

Mười năm sau, những ngày đầu tháng 8 năm 2016, tôi mới gặp lại Người Buôn Gió tại Hoa Kỳ, nhân dịp anh sang để ra mắt cuốn sách Ðại Vệ Chí Dị. Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết khi anh còn ở trong nước. Tôi biết Người Buôn Gió vẫn luôn thực hiện công việc “bán dầu” đều đặn và chăm chỉ.

Người Buôn Gió cùng bạn bè ở Houston-Texas

Xem thêm Video: Người Buôn Gió trả lời phỏng vấn báo Người Việt năm 2014

Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa chúng tôi (Ðiếu Cày) và Người Buôn Gió sau hơn 10 năm gặp lại:

Ðiếu Cày: Vì sao anh lấy ‘nick name’ là Người Buôn Gió?

Người Buôn Gió: À, tại em hồi bé xem vở kịch về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lúc ban đầu. Trong vở kịch có đoạn Trần Nguyên Hãn gánh dầu đi bán qua cửa nhà Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi mới gọi vào hỏi. Giang sơn điêu linh vì giặc Minh xâm chiếm, sao người thanh niên to khỏe như ông không lo chuyện ấy mà lại đi bán dầu để lo cho mình?

Trần Nguyễn Hãn chỉ nói câu ngắn gọn: Giang sơn muốn bốc lửa, ta phải đi bán dầu.

Từ cái tích đó trong vở kịch, em lấy tên là Người Buôn Gió, đó là thể hiện mong muốn đi gieo suy nghĩ tự do trong lòng người dân Việt Nam bằng những bài viết giản dị của mình, sao cho người dân bình thường dễ đọc.

Ðiếu Cày: Trước khi viết blog anh làm nghề gì?

Người Buôn Gió: Trước đó em có một công ty làm quảng cáo, nội thất. Sau khi tích được chút vốn từ việc làm quảng cáo, nội thất em chuyển sang làm cầm đồ và cho vay lấy lãi.

Ðiếu Cày: Cầm đồ và cho vay lấy lãi! Làm thế nào mà đang vậy anh lại trở thành người viết blog lên án những sai trái trong xã hội?

Người Buôn Gió: Lằng nhằng lắm anh. Ðầu tiên là khi con trai em sinh ra trong bệnh viện, nạn ăn hối lộ của bác sĩ ghê quá, họ tỉnh bơ trước tính mạng con người để nhận tiền. Em nghĩ thế này thì lưu manh như em và bác sĩ chả khác gì nhau, cái này em có trả lời phỏng vấn báo Người Việt do chị Hà Giang thực hiện hồi năm 2014. Anh hay bạn đọc báo Người Việt cứ tìm lại bài đó sẽ biết.

Ðiếu Cày: Internet phát tán thông điệp như thế nào? Ví dụ cụ thể của anh hoặc những người khác?

Người Buôn Gió: Ôi cái này thì tiếc cho anh bị từng ấy năm tù giam không được chứng kiến những thay đổi vượt bậc của công nghê thông tin, trang mạng xã hội. Sau khi anh bị bắt thì những trang mà hồi đó anh em mình hay dùng như yahoo360, multiply, plus liên tục bị thay đổi. Rồi có Facebook, cái này mới là bước ngoặt quan trọng. Không như hồi đó yahoo360 chỉ giới hạn vài trăm người kết bạn. Facebook nó cho phép đến 5 ngàn, còn người theo dõi thi không giới hạn. Ðã thế lại còn bao tính năng như chia sẻ, like, bình luận. Ảnh và phim đưa lên rất nhanh. Chính vì thế tốc độ loan tải thông tin trên Facebook rất lớn, trong vòng vài chục phút có thể hàng trăm ngàn hay hàng triệu người đọc được một thông tin nóng nào đó.

Ðiếu Cày: À, cái này thì tôi cũng cảm nhận được. Chẳng hạn như trang ‘Facebook Bloger Ðiếu Cày’ của tôi sau sự kiện tôi gặp Tổng Thống Obama đến giờ tính ra được một năm, đã tăng thêm 30 ngàn người theo dõi. Vậy sau khi blog của anh có nhiều người đọc anh có bị chính quyền gây khó dễ không?

Người Buôn Gió: Trời anh lại đi hỏi em câu này, anh viết blog mà bị kêu án tù 12 năm thì bọn lâu nhâu như em cũng làm sao mà nhàn nhã viết blog được. Em bị bắt nhiều lần, nhưng chỉ thời gian ngắn lại được ra không xét xử gì, nhưng mà nhiều lần như thế lắm, em chả nhớ hết.

Ðiếu Cày: Anh có thể miêu tả ngày bị bắt ở đâu và trong hoàn cảnh nào?

Người Buôn Gió: Lại là Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Lần này em in áo chứ không phải cái đề can nhỏ như hồi đưa anh năm 2007. Em bị bắt tháng 9 năm 2009 vì tội in áo đó, bị giam vào B14. Lúc đó phong trào biểu tình chống Trung Cộng lại nóng trở lại. Lúc bắt em họ đến nhà từ sáng sớm, em mới dậy thấy gọi cửa, ra thấy một đống người công an. Em đóng cửa lại đi đánh răng, rửa mặt rồi pha trà uống. Họ bên ngoài nhìn qua cửa sổ rồi bảo em, “Ðằng nào cũng thế rồi, anh Hiếu đi sớm cho mát, tí trưa nắng lắm.”

Em nghe thấy cũng họ nói cũng phải, thế là mở cửa đi theo họ vào trại giam, Nằm đó mười ngày thì về.

Ðiếu Cày: Anh có thể cho biết vài chi tiết về thời gian sống trong tù?

Người Buôn Gió: Tuyệt vời, yên tĩnh. Cực yên tĩnh luôn. Lại được ăn chay cho thanh tịnh. Xà lim của an ninh bộ thì anh lạ gì, mấy lớp tường thì chẳng những yên tĩnh mà lại còn không bao giờ bị chói sáng. Cực lý tưởng cho giấc ngủ, mỗi tội hơi nóng và ngộp thở thôi. Nói chung 10 ngày tù thì đã có gì đâu anh mà kể. Thời gian ấy giới tù lâu họ gọi là chưa hết mùi xã hội trên người mà.

Ðiếu Cày: Anh có tin rằng khả năng sử dụng Internet và các phương tiện truyền thông khác sẽ làm cho việc dân chủ hóa Việt Nam là điều tất yếu?

Người Buôn Gió: Riêng câu này thì rõ ràng đến mức trả lời ngắn cho anh luôn, vì chân lý thì không cần dài dòng. Chính xác là vậy.

Ðiếu Cày: Cuộc sống của anh và gia đình từ khi tới Ðức ra sao?

Người Buôn Gió: Rất tốt, em được học bổng gần $2,000 một tháng. Còn tiền nhà, tiền bảo hiểm này nọ đã được trả hết rồi. Hai ngàn đó chỉ để ăn và tiêu xài, anh biết mức giá thực phẩm ở “bọn tư bản giãy chết” này một người một tháng ăn hết $200 là đủ rồi. Ngoài ra em còn được đi học tiếng Ðức ở nơi tốt nhất như viện Gớt (Goethe). Em không phải lo kiếm tiềm, tha hồ chém gió, buôn dầu đều đều. Nhưng năm tới không biết học bổng thế nào, vì mỗi năm họ ra hạn một lần, một năm một thôi. Thằng Tí Hớn ý, hồi em vào Sài Gòn gặp anh có dẫn nó theo ấy. Giờ nó học ở Ðức và là học sinh giỏi của trường nó học. Nói chung thì em khá ổn từ lúc sang Ðức đến giờ. Nhờ sự ưu đãi của người Ðức mà em đã viết được mấy cuốn sách và viết bài đều đều trên blog, Facebook.

Ðiếu Cày: Anh có nghĩ lý do cơm áo, gạo tiền khiến cho nhiều người đã phải tạm gác việc đấu tranh hay không?

Người Buôn Gió: Cái này thì đương nhiên, ai cũng có gia đình, vợ con và cần phải sống. Cần phải có thu nhập, có tiền để trang trải cuộc sống. Chính vì thế an ninh Cộng Sản hay triệt đường sống, công việc, đường mưu sinh của những người đấu tranh trong nước. Ngay như em sau này không còn học bổng của chính phủ Ðức nữa, phải bươn chải kiếm tiền nuôi gia đình. Cũng có khi phải gác tạm chuyện bán gió, buôn dầu lại. Biết làm sao được anh.

Ðiếu Cày: Tôi rất xúc động sau gần mười năm mới gặp lại anh, nhất là lại gặp ở Litle Saigon, không phải là Sài Gòn thực sự như 10 năm trước. Cuộc gặp này khiến tôi càng nhớ đến nhiều anh em khác nữa còn đang đâu đó, hay phiêu bạt mọi nơi. Những người anh em còn đang ở trong lao tù của chế độ cộng sản như anh Trần Huỳnh Duy Thức, chị Bùi Thị Minh Hằng và bao nhiêu người khác nữa…

Cám ơn anh đã trả lời cuộc phỏng vấn này. Chúc gia đình anh có cuộc sống tốt để anh có điều kiện tiếp tục việc buôn dầu, bán gió mà anh đang theo đuổi.

Công an có dấu hiệu bao che cho tên côn đồ đã hành hung nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh

Công an có dấu hiệu bao che cho tên côn đồ đã hành hung nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh

Các tổ chức xã hội dân sự trong nước vừa ra bản tuyên bố phản đối việc đàn áp người dân lên tiếng ôn hoà, nhân vụ hành hung dã man nhà hoạt động Lê Thị Mỹ Hạnh.

25 tổ chức cùng với các cá nhân đặc nêu lên thời hạn chót cho nhà cầm quyền, trước khi các tổ chức xã hội dân sự kêu gọi người dân biểu tình trên toàn quốc, để chống lại nạn bạo hành với phụ nữ và dân lành.  Bản tuyên bố điểm lại những hành vi tấn công vào các nhà hoạt động trên cả ba miền tổ quốc trong những tháng gần đây.

Mạng xã hội phản ứng căm phẫn với hành vi đánh đập thô bạo với nữ giới của những kẻ thủ ác, trong vụ nhóm “côn đồ” xông vào phòng riêng của chị Nguyễn Hương và ra tay man rợ với ba phụ nữ không tấc sắt trong tay hôm 02/05/2017. Theo lời chị Lê Mỹ Hạnh thì nhóm côn đồ này khoảng 10 người đã dùng chân tay, nón bảo hiểm và dụng cụ cầm tay liên tục tấn công chị và hai người còn lại, vừa đánh đấm túi bụi, đạp vào mặt vừa chửi là “đánh chết mẹ bọn phản động 3 que”.

Người có Facebook tên Phan Hùng được xác định là Phan Sơn Hùng, sinh sống ở quận Gò Vấp. Hắn sau đó đã công khai trên facebook mình đã tham gia vụ này, và thách đố mọi người đến thanh toán mình.  Với những lời lẽ đầy tính bạo lực, Phan Sơn Hùng đã tỏ ra không sợ hãi trước pháp luật.

Thông tin vụ tấn công đã được báo cho giới chức địa phương biết để giải quyết.

Báo Pháp Luật đưa tin, Chiều 03/05, Trung tá Trần Văn Hiếu, Trưởng Công an quận 2 (TP,HCM) cho biết, Công an quận 2 đang tập trung điều tra làm rõ vụ việc tấn công vào nhóm chị Mỹ Hạnh trong một căn phòng ở trên đường Trần Não, phường Bình An, quận 2, TP.HCM.  Chị Mỹ Hạnh cho biết sẽ tiến hành làm hồ sơ kiện những kẻ thủ ác ra trước toà án.

Tuy nhiên, phía cơ quan công quyền đã tỏ ra sốt sắng bảo vệ nghi phạm Phan Sơn Hùng, nên đã khuyên chị Nguyễn Hương viết đơn bãi nại không truy cứu trách nhiệm hình sự cho Hùng. Chị Hương không biết rõ luật pháp, nên trước áp lực của Công an quận 2, đã ký đơn bãi nại. Hiện tại chị đang quay lại rút đơn, thì họ nói người có trách nhiệm đã ra về, nên không cho rút đơn.

Các nhà hoạt động hết sức tức giận trước những vụ tấn công  gần đây nhằm vào công dân Việt Nam, chỉ vì họ lên tiếng ôn hoà. Đây là trách nhiệm của công an CSVN, và công an đã không hoàn thành trách nhiệm bảo vệ công dân. Có nhiều bằng chứng chứng tỏ công an bao che, dung túng và đứng đằng sau những vụ hành hung dã man này.

Luật sư Lê Công Định trên Facebook của mình đặt nghi vấn về động cơ của nhà cầm quyền trong vụ con đồ hành hung phụ nữ này: “…Tại sao công an lại muốn nạn nhân bãi nại vụ án nghiêm trọng này? Tại sao công an không muốn truy tìm thủ phạm? Tại sao công an lại muốn kết thúc điều tra trước khi bắt đầu? Vậy, thủ phạm có liên quan gì đến công an?…”

IMG_5163

Quốc Hiếu / SBTN

Cụ Lê Đình Kình xuất viện về Đồng Tâm

Media player poster frame

Nhiều người dân thôn Hoành cho biết đã bỏ cả việc nhà để ra đón cụ Lê Đình Kình

Cụ Lê Đình Kình xuất viện về Đồng Tâm
Từ chiều 2-5, rất đông người dân Đồng Tâm đã xếp hàng dài từ ngoài đường làng đến trước cổng nhà cụ Lê Đình Kình để chào đón cụ Kình trở về – Ảnh: Nguyễn Khánh
Cụ Lê Đình Kình xuất viện về Đồng Tâm
Đến 18h, chiếc xe cấp cứu của Trung tâm vận chuyển cấp cứu thành phố Hà Nội đưa cụ Lê Đình Kình về đến cổng thôn Hoành, xã Đồng Tâm – Ảnh: Nguyễn Khánh
Cụ Lê Đình Kình xuất viện về Đồng Tâm
Người dân Đồng Tâm reo hò, vỗ tay khi thấy xe chở cụ Lê Đình Kình về đến làng – Ảnh: Nguyễn Khánh
Cụ Lê Đình Kình xuất viện về Đồng Tâm
Cụ Lê Đình Kình, 82 tuổi, từng bị tạm giữ trong vụ việc liên quan tới đất đai tại Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, phải nhập viện điều trị do gãy xương đùi – Ảnh: Nguyễn Khánh
Cụ Lê Đình Kình xuất viện về Đồng Tâm
Cụ Lê Đình Kình về nhà sau hơn 10 ngày điều trị tại Bệnh viện Việt Đức. Bệnh viện cho biết tình trạng sức khỏe của cụ Kình khá tốt – Ảnh: Nguyễn Khánh
Cụ Lê Đình Kình xuất viện về Đồng Tâm
Một người dân mừng đến rơi nước mắt khi được đón cụ Lê Đình Kình mạnh khỏe trở về – Ảnh: Nguyễn Khánh
Cụ Lê Đình Kình xuất viện về Đồng Tâm
Đại diện người dân Đồng Tâm gửi lời cảm ơn đại diện Bệnh viện Việt Đức đã điều trị, chăm sóc cho cụ Lê Đình Kình – Ảnh: Hà Thanh
Cụ Lê Đình Kình xuất viện về Đồng Tâm
“Bệnh viện đã dành những điều kiện tốt nhất để chăm sóc cho cụ Lê Đình Kình trong những ngày cụ điều trị tại Bệnh viện Việt Đức, con cháu cụ đã vào thăm nhiều lần và nhiều cấp lãnh đạo thành phố Hà Nội, lãnh đạo ngành công an cũng đã đến thăm cụ” – đại diện Bệnh viện Việt Đức nói. – Ảnh: Nguyễn Khánh
Cụ Lê Đình Kình xuất viện về Đồng Tâm
Đại diện Bệnh viện Việt Đức cho biết về sức khỏe, cụ Kình đã có thể ra viện từ tuần trước, nhưng bệnh viện đã lưu cụ lại để chăm sóc thêm trong dịp nghỉ lễ – Ảnh: Hà Thanh
Cụ Lê Đình Kình xuất viện về Đồng Tâm
Cụ Lê Đình Kình về nhà, con cháu quây quần bên giường cụ. Chị Lê Thùy Dung (con gái út cụ Lê Đình Kình) chia sẻ: “Cụ về là rất mừng rồi. Cả nhà em vui lắm!”. Chia sẻ với Tuổi Trẻ về tình hình sức khỏe, cụ Lê Đình Kình nói: “Tôi về rồi, tôi chỉ thấy đang mệt” – Ảnh: Hà Thanh

Cụ Lê Đình Kình xuất viện về Đồng Tâm
Cụ Lê Đình Kình cho biết: “Trong thời gian tôi nằm viện, ông Nguyễn Đức Chung nhiều lần đến thăm hỏi, động viên. Thứ trưởng Bộ Công an, nhiều ban ngành đoàn thể và đại biểu Quốc hội cũng thăm hỏi, động viên ông. Hôm nay, lúc 16h30, ông Nguyễn Đức Chung cũng đến bệnh viện thăm và tiễn tôi ra về.” – Ảnh: Nguyễn Khánh
Cụ Lê Đình Kình xuất viện về Đồng Tâm
Cụ Lê Đình Kình chia sẻ thêm: “Hiện tại sức khỏe của tôi bình thường, chỉ còn vết mổ vẫn chưa lành hẳn” – Ảnh: Nguyễn Khánh

Trước đó, cụ Kình cùng 3 người khác bị tạm giữ hôm 15-4. Sau đó Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã hủy bỏ quyết định tạm giữ đối với 4 người.

Trong cuộc đối thoại với người dân xã Đồng Tâm hôm 22-4, chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định: “Đúng sai trong việc bắt giữ mọi người và cụ Kình thì sẽ đợi Bộ Công an thanh tra. Với trách nhiệm của tôi, tôi đảm bảo sẽ công tâm, khách quan và xử lý nghiêm túc”.

Ông Lê Đình Kình, nguyên Bí thư Đảng uỷ, chủ tịch UBND xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội giai đoạn những năm 1980.

Ông Kình được người dân trong xã kính nể vì sự hiểu biết, minh mẫn và kiên quyết trong đấu tranh chống tham nhũng tại địa phương.

Ông Kình và một số cụ cao niên trong làng đại diện cho nhiều người dân đứng ra tố cáo các vấn đề sai phạm trong quản lý đất đai và vi pháp pháp luật của các cá nhân lãnh đạo, cán bộ xã Đồng Tâm.

Nhiều nội dung ông Kình tố cáo đã được cơ quan chức năng kết luận là có cơ sở và xử lý kỷ luật các cá nhân vi phạm.

Theo những người dân ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm cho biết ngày 15-4, ông Lê Đình Kình cùng một số người dân trong thôn được cơ quan chức năng huyện Mỹ Đức yêu cầu đưa đi chỉ mốc lộ giới tại khu vực đất Đồng Sênh.

Tuy nhiên, ông bị bắt và đẩy lên xe và đưa đi. Sau đó, ông Kình đã phải nhập viện điều trị vì bị gãy xương.

Đến ngày 16-4, TP Hà Nội mới phát đi thông tin cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi “gây rối trật tự công cộng” và đã áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt giữ ông Kình cùng 3 công dân khác về hành vi gây rối trật tự công cộng để điều tra.

Việc bắt giữ ông Kình như vậy khiến người dân thôn Hoành bức xúc, nhiều người đã phản ánh trong buổi đối thoại với chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, cho rằng tổ chức bắt người như vậy là “thô bạo”.

Tại buổi đối thoại, ông Chung chia sẻ với bức xúc của người dân và khẳng định: “Việc cơ quan chức năng bắt giữ người, các cụ nêu ra là lừa chỉ mốc giới rồi bắt, lãnh đạo TP đã thống nhất với Bộ trưởng Bộ Công an thanh tra việc bắt giữ của Công an thành phố là ai sai đến đâu sẽ xử lý đến đó, vì pháp luật là thượng tôn”.

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, sau khi bắt giữ ông Kình được một ngày, ngày 16-4 Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã có công văn đề nghị huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn đối với ông Kình, vì ông đã khai báo về hành vi phạm tội, nhân thân chưa có tiền án tiền sự, không cần thiết áp dụng biện pháp tạm giữ.

Trên cơ sở này, Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ của cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đối với ông Kình.

L.ANH – T.HOÀNG – N.KHÁNH – D.LIỄU – H.THANH

ĐÀN LỢN

Huỳnh Thế Du

 

Theo quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định 124/QĐ-TTg, ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ), đến năm 2020 tổng đàn lợn sẽ là 34 triệu con và sản lượng thịt là 4,8-4,9 triệu tấn.

Theo số liệu thống kê trên trang Chăn nuôi Việt Nam, tổng đàn lợn đến ngày 01/10/2011 là 27,1 triệu con và sản lượng thịt là 3,1 triệu tấn (các số liệu được làm tròn đến một số thập phân và thống kê được thực hiện vào 01/04 và 01/10 hàng năm).

Với giả thiết kế hoạch tăng dần đều thì đến ngày 01/10/2016, tổng đàn lợn là 30,7 triệu con và sản lượng thịt là 4 triệu tấn.

Số liệu thực tế là 29,1 triệu con lợn và 3,7 triệu tấn thịt, thấp hơn kế hoạch đề ra.

Theo tình hình chăn nuôi tháng 04/2017 trên trang Chăn nuôi Việt Nam: “Theo số liệu ước tính của TCTK, tổng số lượng lợn cả nước giảm 0,2% so với cùng kỳ 2016.”

Như vậy, khả năng cao là đàn lợn hiện tại đang thấp hơn Quy hoạch 2012 do Bộ NN&PTNT lập và được Thủ tướng phê duyệt năm 2012.

Bây giờ tình hình đàn lợn như vậy và những người nuôi lợn lãnh đủ thì tội vạ thuộc về ai? Người trình, người ký, người dân hay tất cả hoặc không ai cả?

Là người nghiên cứu về công tác quy hoạch và kế hoạch, thú thực tôi chưa thấy quy hoạch/kế hoạch nào của Việt Nam (từ nuôi con này, trồng cây kia đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp) là thực tế mà gần như tất cả đều bị “vỡ trận”.

Thực ra, vấn đề không nằm ở các “bản vẽ” vì hầu như chẳng ai biết ngày mai mình sẽ như thế nào huống gì ngồi “vẽ” những thứ trong hàng chục năm tới mà chúng chịu tác động bởi vô vàn các yếu tố khác nhau.

Do vậy, trên thực tế các “bản vẽ” dạng này hoặc là để cho có hoặc là vì những “mục tiêu” cụ thể nào đó mà thôi và công tác quy hoạch và lập kế hoạch ở Việt Nam đang trở thành công cụ rất tốt cho các nhóm lợi ích và lợi ích cục bộ thao túng để rồi làm cho kinh tế thị trường bị dặt dẹo và méo mó như hiện nay.

Cách tốt nhất là Việt Nam nên bỏ cách làm quy hoạch hiện tại chứ cứ ngồi “vẽ” rồi tập trung nguồn lực một đằng, nhưng thực tế một nẻo thì “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” vẫn là điệp khúc quen thuộc và Việt Nam sẽ vẫn “chả chịu phát triển” như bà Phạm Chi Lan từng nói.

Thị trường có những khuyết tật/thất bại cần sửa chữa nên cần có vai trò của nhà nước, nhưng không phải bằng cách nhà nước làm thay hay áp đặt chủ quan và duy ý chí để dẫn đến hậu quả tồi tệ hơn.

Thanh Luân: Bồ nhí của Chủ tịch UBND Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ xẻ thịt bán đảo Sơn Trà và sở hữu nhiều tài sản khủng

Liên quan đến vụ bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) bị ‘xẻ thịt’ chấn động dư luận, ngày 19/3, ông Huỳnh Đức Thơ – Chủ tịch UBND Đà Nẵng đã đến hiện trường chỉ đạo kiểm tra vụ ‘băm nát’ Sơn Trà. Ông Thơ còn lên giọng phê bình chính quyền sở tại không chủ động phát hiện sai phạm, đến khi dân chụp ảnh tung lên Facebook mới kiểm tra. Nhưng sự thật thì chính cô bồ nhí Lê Thị Mỹ Hạnh (sinh năm 1976) của ông Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã cấu kết với Công ty CP du lịch Tiên Sa triển khai dự án hủy hoại băm nát bán đảo Sơn Trà (hiện đã bị đình chỉ). Thậm chí ông Huỳnh Đức Thơ còn có lý lịch đen tối và dàn đệ tử tay chân côn đồ ăn tạp đang vơ vét dự án, đất đai, hủy hoại TP Đà Nẵng…. Đó là những nội dung đặc biệt chú ý trong đơn tố cáo gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Trưởng ban Tổ chức Phạm Minh Chính và Chủ nhiệm UBKT Trần Quốc Vượng cùng các Ủy viên Bộ Chính trị dài 9 trang scan kèm theo dưới đây:

Kính gửi: Đ/c Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư
Kính gửi: Đ/c Trần Đại Quang, Chủ tịch nước
Đồng kính gửi đ/c Phạm Minh Chính Trưởng ban Tổ chức
Và đ/c Trần Quốc Vượng Chủ nhiệm UBKT
Các đ/c Ủy viên Bộ Chính trị

MỘT SỐ VẤN ĐỀ KÍNH ĐỀ NGHỊ UBKTTW LÀM RÕ

Trên báo chí chính thống (Vietnamnet, Gia đình và xã hội, Giáo dục, Tổ quốc …) đăng tải nhiều bài viết, trong đó có nêu ý kiến của các đ/c là lãnh đạo Đảng, nhà nước, lãnh đạo tỉnh QN-ĐN qua các thời kỳ đề nghị UBKTTW vào cuộc làm rõ nhiều vấn đề nghiêm trọng về lý lịch, sự thăng tiến quá nhanh về chức vụ, việc vi phạm Luật hôn nhân gia đình, sở hữu nhiều tài sản lớn và có nhiều doanh nghiệp “sân sau” đối với ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng.

1- Về lý lịch

Ông Huỳnh Khoan sinh năm 1938 kết hôn với bà Võ Thị Tha cũng sinh năm 1938, sống tại Hòa Quý, Ngũ Hành sơn, sinh ra 2 người con là Huỳnh Thị Bài (1958) và Huỳnh Đức Thơ (1962).

Đến năm 1964 (tức là khi ông Thơ được 2 tuổi) cha đi du kích và hy sinh. Thế nhưng, đến năm 1969, mẹ ông Thơ là bà Tha lại tiếp tục sinh con: Huỳnh Hùng (1969), Huỳnh Thị Tính (1970). Vậy cha ruột của Hùng và Tính là ai, tại sao lại mang họ Huỳnh là họ của ông Huỳnh Khoan?

Trên thực tế, năm 1968, sau khi chồng hi sinh, bà Võ Thị Tha lấy chồng khác là một tên “Bình định nông thôn” của ngụy (đây là lực lượng đặc biệt, là đội quân tinh nhuệ của Nguyễn Văn Thiệu, chúng sống trong nhà dân để truy cơ sở cách mạng, thực hiện phương châm cùng ăn, cùng ở với dân, trực tiếp theo dõi dân có móc nói với Việt Cộng không, nhằm sớm phát hiện và tiêu diệt cơ sở cách mạng của ta. Bọn “Bình định nông thôn” được xếp vào loại ác ôn, có nợ máu với nhân dân).

Bà Tha sinh cho người chồng sau 2 người con: 1 con trai và 1 con gái, là 2 em cùng mẹ khác cha với ông Thơ. Thế nhưng khi viết lý lịch ông Thơ đã khai đây là 2 em ruột, lấy họ Huỳnh cha ruột của mình đã hy sinh 1964 để khai cho 2 em: Huỳnh Hùng và Huỳnh Thị Tính. Việc khai man này nhằm mục đích gì?

Lên 6 tuổi, Thơ bắt đầu sống với cha dượng, chịu sự nuôi dưỡng, giáo dục của ngụy cho đến trưởng thành. Đến tuổi lập gia đình, Thơ lấy vợ là cô Nguyễn Thị Vân Anh, con gái sĩ quan ngụy tên là Nguyễn Đắc Kỳ. Kỳ là quân cảnh, cấp bậc đại úy (sau này, Thơ khai là trung úy), là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn quân cảnh đóng tại Quảng Ngãi. Tiểu đoàn này cuối năm 1968, đầu 1969 đã ra Huế đàn áp phong trào cách mạng của ta tại đây. (Về sự tàn độc của lực lượng quân cảnh ngụy, đề nghị hỏi những người bị bắt, bị tù quân cảnh sẽ biết việc bị đánh đập, tra tấn dã man ra sao).

Bản thân Nguyễn Đắc Kỳ sau giải phóng phải cải tạo hơn 2 năm.

Hiện nhà của ông Thơ đang ở tại đường Hàm Nghi, TP Đà Nẵng chính là nhà của cha mẹ vợ để lại (điều này Thơ đã khẳng định nhiều lần tại các cuộc họp thành phố). Trước đây, Thơ sống dựa vào gia đình vợ, cha mẹ vợ cho tiền làm nước đá bán cho ngư dân đi biển để ướp cá. Một người sống phụ thuộc kinh tế của đại úy quân cảnh ngụy, được nuôi dạy bởi 1 tên “bình định nông thôn” thử hỏi có lập trường tư tưởng chính trị thế nào, có lý tưởng cộng sản không, có vi phạm các quy định của Đảng về lý lịch “tứ thân phụ mẫu” khi không khai cha dượng là người trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục mình trưởng thành, khai man họ của em cùng mẹ khác cha, sửa chữa chức vụ của cha vợ, vừa khai gian, vừa giấu bớt vừa sửa chữa cho có lợi cho mình: thử hỏi người đó có xứng đáng đứng vào hàng ngũ của những người cộng sản không, chứ chưa nói có xứng đáng làm Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP của chế độ ta hay không?

2- Về con đường thăng tiến

Bằng các thủ đoạn, mánh khóe tiếp thu từ trong gia đình, có bản chất của chế độ ngụy quyền, cụ thể là từ bố dượng và cha vợ, Thơ dùng tiền mua chuộc, chạy chọt để leo cao, chui sâu vào hàng ngũ lãnh đạo của ta. Từ vị trí Giám đốc Công ty cung ứng và phát triển kỹ thuật Đà Nẵng (nay là công ty cổ phần SEATECCO) được đưa về làm Phó trưởng Ban quản lý các Khu công nghiệp Chế xuất TP. Đà Nẵng, sau đó, được điều về làm Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn nhiệm kỳ 2004 – 2009, được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Đà Nẵng. Từ vị trí Chủ tịch quận và nhất là Giám đốc Sở nắm nhiều quyền lực về kế hoạch, đầu tư, Thơ ra sức vơ vét các dự án lớn nhỏ, ở đây chỉ xin nhắc 1 vụ đặc biệt nhất là vụ việc “Sân vận động Chi Lăng”. Với vai trò là cơ quan tham mưu chính, Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư Huỳnh Đức Thơ có thể nói không có trách nhiệm gì hay sao, mà theo dư luận Thơ nhận tiền hối lộ của Phạm Công Danh – Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh với con số khổng lồ.

Bạo liệt nhất là dưới thời ông Trần Thọ làm Bí thư Thành ủy thì Thơ dùng chiêu bài cũ “tiền đổi chức” để leo kỷ lục với 4 chức chỉ trong vòng 8 tháng (tại các cuộc họp Ban Thường vụ Thành ủy, cán bộ chủ chốt TP và HĐND TP toàn là họp bất thường):

– 14-4-2014: được bầu làm Phó Chủ tịch UBND TP
– Tháng 10-2014: được bầu làm Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy
– 26-01-2015: được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy
– 26-01-2015 (trong buổi sáng cùng ngày): Chủ tịch UBND TP

Thơ có tài cán nổi bật gì mà lên chức quá nhanh, lên chức vụ không có trong quy hoạch (Thơ không quy hoạch Phó Chủ tịch văn xã). Hơn nữa, để Thơ có suất vào Thường vụ thì Thành ủy Đà Nẵng dưới sự sắp xếp của Trần Thọ chấp nhận dôi dư 1 Ủy viên Thường vụ vào thời điểm bất ngờ, đ/c Trương Chí Lăng, Chỉ huy trưởng BCH quân sự TP lẽ ra cơ cấu cứng vào Thường vụ trước nhưng phải nhường cho Thơ, sau này số lượng Ủy viên Thường vụ lên 16, tăng 1 so với quy định thì lấy lí do Chỉ huy trưởng quân sự ra giải thích, tránh tiếng cho Thơ. Chính điều này làm xôn xao dư luận, nhất là các đ/c lão thành cách mạng, cán bộ hưu trí cho rằng phấn đấu, hy sinh cả đời có khi mới lên tới Phó Chủ tịch TP, trong khi đó anh Thơ đã đóng góp gì cho TP Đà Nẵng mà 8 tháng lên 4 chức vụ cao cấp của TP (Đ/c Nguyễn Đăng Lâm, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy QN-ĐN, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có tâm đơn chính thức đề nghị làm rõ, đơn thư đăng tải trên nhiều trang báo với tựa đề: “Cựu lãnh đạo Đà Nẵng gửi “tâm thư” lên cấp cao nêu đích danh ông Huỳnh Đức Thơ).

Điều đáng nói, trong thời điểm Thơ lên chức không đúng quy hoạch thì Đà Nẵng không thiếu cán bộ lãnh đạo, nhiều đồng chí có bề dày thành tích và đúng quy hoạch như đ/c Nguyễn Thị Thanh Hưng (Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội), đ/c Đặng Thị Kim Liên (Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP), đ/c Lê Trung Chinh (Giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo)…

3- Về vi phạm Luật hôn nhân và gia đình

Ngoài người vợ chính thức là Nguyễn Thị Vân Anh hiện đang sống tại ngôi nhà ở đường Hàm Nghi, quận Thanh Khuê, ông Thơ còn có một cô “vợ bé” sống như vợ chồng tên là Lê Thị Mỹ Hạnh – sinh năm 1976 có số điện thoại là 0905358855 (nay đã đổi số), người gốc Huế, cũng là con của lính ngụy ác ôn trước đây cũng đóng quân tại Hòa Quý. Cô Hạnh và ông Thơ quan hệ từ thời Thơ làm Chủ tịch Ngũ Hành Sơn, có con trai riêng tên là Lê Đức Duy, năm nay 16 tuổi học lớp 10 Trường THPT Phan Châu Trinh, Đà Nẵng (điều này về địa phương hỏi thì sẽ rõ). Hiện hai mẹ con cô Hạnh đang sống tại đường An Thượng 12, quận Ngũ Hành Sơn, dư luận rằng sắp sửa đưa con đi Mỹ du học vừa lo cho tương lai vừa tránh điều tiếng.

Quay lại thời điểm Thơ làm Chủ tịch Ngũ Hành Sơn, với quyền lực trong tay, Thơ dùng chiêu duyệt giá rẻ, bán rất nhiều mảnh đất vàng cho Hạnh. Gần đây, khi dư luận ầm ĩ, vợ chính ghen tuông, Thơ bàn với Hạnh đã nhanh chóng bán đất trong vòng 3 ngày lên đến 240 tỷ đồng (đề nghị kiểm tra phòng thuế quận Ngũ Hành Sơn). Số tiền này giao cho Trần Phước Sơn, Phó Chánh Văn phòng UBND TP, đệ tử ruột của Thơ, cùng với Đặng Thanh Bình, Tổng Giám đốc Công ty đầu tư Đà Nẵng – Miền Trung, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty thép Dana-Ý, Cổ đông chính đang thâu tóm Công ty cấp nước Đà Nẵng, là “đệ ruột”, 1 trong những sân sau của Thơ, dùng tiền tiếp tục chạy chọt, nhất là rải cho báo chí để bịt miệng. Phần tiền còn lại cùng với đối tác Công ty CP du lịch Tiên Sa triển khai dự án xây biệt thự hủy hoại môi trường sinh thái bán đảo Sơn Trà (hiện đã bị Thành ủy đình chỉ).

4- Về sử dụng cán bộ

Chính vì xuất thân và quan điểm chính trị như vậy nên Thơ kết bè kết phái, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm hoặc rút về Văn phòng UBND TP sử dụng toàn cán bộ có lý lịch liên quan trực tiếp đến ngụy, không có phẩm chất đạo đức như: Nguyễn Đình Tuấn, Trưởng phòng Kinh tế ngành, Sở Kế hoạch Đầu tư, cha đẻ là ngụy quân suốt 10 năm nhưng Thơ nhất quyết bảo vệ đưa lên Phó Giám đốc Sở KHĐT, Thường trực Thành ủy không duyệt thì Thơ chủ trì BCS đảng Ủy ban lùng nhùng mãi không trình nhân sự khác để tình trạng đến nay Sở KHĐT chỉ có 1 giám đốc và 1 phó giám đốc Huỳnh Văn Thanh sắp về hưu. Mỗi khi Thường trực Thành ủy nhắc nhở, yêu cầu trình sớm thì BCS đảng Ủy ban lại xin khất.

Trường hợp khác là Võ Nguyên Chương, Thơ rút từ thanh tra Sở Tài nguyên Môi trường về VP UBND TP, bổ nhiệm Phó phòng Nội chính – Pháp chế, phụ trách các vấn đề liên quan tới công tác cán bộ, nội chính, pháp chế của Ủy ban. Cha đẻ của Chương là Võ Đình Diệu, Chi đội trưởng Thiết quân vận M113 tại Chi đoàn 3, Thiết đoàn 7 kỵ binh, Sư đoàn I bộ binh, đóng quân tại Huế, cấp bậc Thiếu úy, tham gia Đảng Đại Việt, đóng quân tại đèo Phước Tượng, huyện Phú Lộc, Huế, gài mìn giết 1 cán bộ của ta, tịch thu vũ khí của cách mạng, vì thế được tuyên dương Anh dũng bội tinh với nhành dương liễu, nay Thơ cho giữ hồ sơ Mật và đưa Chương đi học cao cấp chính trị lớp K11 tại Học viện Chính trị quốc gia 3 tại Đà Nẵng. Đ/c Trần Đình Hồng, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy có ý kiến nhưng Thơ không chịu thay đổi (hỏi như vậy có tự diễn biến, tự chuyển hóa không?).

Rất đáng lưu ý, khi còn làm Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư, Thơ cho bổ nhiệm Phạm Đình Thành Hoàng và Nguyễn Văn Thành là tay chân thân tín của mình đang là chuyên viên hợp đồng lao động, chưa có biên chế lên chức phó phòng. Khi Thanh tra Sở Nội vụ tiến hành thanh tra, Thơ chỉ đạo làm im, chờ bổ sung biên chế. Hiện nay vừa cho đi thi vào biên chế nhưng chưa có kết quả. Như vậy, hai phó phòng Hoàng và Thành đã bổ nhiệm 5 năm nhưng hiện vẫn chưa vào biên chế nhà nước.

Một trường hợp nữa là Mai Đăng Hiếu, nguyên Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ, phụ trách phòng Nhật Bản và các văn phòng đại diện của TP Đà Nẵng tại Tokyo và 1 số thành phố của Nhật. Ngày 20-10-2015, Đại sứ Nhật tại Việt Nam có công hàm gửi Bộ Công an đề nghị điều tra, xác minh nghi ngờ Hiếu có liên quan mafia Nhật, dùng quyền lực ép nhà đầu tư Nhật Bản lấy tỷ lệ % góp vốn tại các công ty Nhật ở Đà Nẵng, đề nghị không để Hiếu tham gia công tác đối ngoại, lễ tân, nhất là trong việc đón tiếp các đoàn khách Nhật. Dù không góp xu nào nhưng Hiếu đòi từ 30%-50% csc công ty của Nhật (như: Chef Meat, Digital Ship, Sông Hàn, Samurai, Ại Ichi, Hello…), do vợ Hiếu là Nguyễn Thị Lữ Trang và em vợ Nguyễn Xuân Thắng đứng tên. Trong quan hệ làm ăn, Hiếu dùng súng (không biết súng thật hay súng giả) để uy hiếm đe dọa bà Reiko Usuda người Nhật làm bà stress nặng (hiện bà đang sống tại Thanh Nam, Cẩm Châu, Hội An, số điện thoại 0903586269), ông Võ Như Thắng, Phó Giám đốc One Dana, 1 người rất am hiểu và có uy tín trong cộng đồng doanh nghiệp Nhật đã lên tiếng tố cáo Hiếu với những hành vi trấn lột trắng trợn nhà đầu tư Nhật. Khi Ban Thường vụ Thành ủy họp và có ý kiến tạm điều chuyển Hiếu về Sở Nội vụ nhằm thuận lợi cho công tác thanh tra, điều tra, đồng thời không để Hiếu tham gia công tác xúc tiến đầu tư thì Hiếu vẫn đưa nhà đầu tư Nhật đến Đà Nẵng, Chủ tịch Thơ vẫn tiếp bình thường. Mặc dù, được điều về Sở Nội vụ song Hiếu thường xuyên lên xuống phòng Chủ tịch, trao đổi với thư ký Chủ tịch Hoàng Sơn Trà và Phó Văn phòng Trần Phước Sơn, đồng thời tự nhiên ra vào phòng Chủ tịch có khi đến hàng tiếng đồng hồ, không rõ làm gì. Nhưng có ai nói Chủ tịch thân với Hiếu là Chủ tịch phản ứng dữ dội, dùng lời lẽ tục tĩu, không thể chấp nhận được.

Lái xe của Thơ là Lý Huỳnh Anh, nổi tiếng giang hồ bịp bợm. Con trai Huỳnh Anh mới học tiểu học mà uy hiếp bạn học bắt đưa tiền. Mẹ cháu bé này là cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Nhân (số điện thoại 0919074980) hiện đang dạy học tại Trường THCS Trưng Vương, quận Hải Châu, điện thoại trao đổi với Huỳnh Anh thì bị anh lái xe này đe dọa đòi đuổi việc “có biết tao là ai không?”. Cô giáo viết thư gửi lên Chủ tịch tố cáo Huỳnh Anh nhưng Thơ bao che, không xử lý. Nghiêm trọng hơn, khi Thơ xây dựng mở rộng nhà riêng tại Hàm Nghi, có mâu thuẫn với nhà hàng xóm là bà Nga và cô Trang về ranh giới đất, Thơ sai lái xe Huỳnh Anh nhảy sang đánh cô Trang ngất xỉu tại chỗ phải nhập viện cấp cứu. Cô Trang kiện lên Chủ tịch nhưng cũng không giải quyết.
Trường hợp đặc biệt không thể không kể đến là Phó Căn phòng UBND TP Trần Phước Sơn, vốn là Trưởng phòng xây dựng cơ bản, Thơ đưa lên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư rồi rút về Ủy ban, là tay chân thân tín số 1 của Chủ tịch Thơ, người được các nhà đầu tư Đà Nẵng gọi là “kẻ thu tô” khét tiếng, trùm tham nhũng dự án của Đà Nẵng. Sơn tuyên bố ai muốn làm ăn gì ở đất này thì phải chung chi Sơn 1%, Chủ tịch từ 5-10% tùy dự án lớn nhỏ. Dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, Sơn điện thoại tất cả các doanh nghiệp xếp hàng đến chung chi cho Chủ tịch để lo đối ngoại. Nhìn hàng dài doanh nghiệp chen chúc xếp hàng không ai dám bỏ ra vì mất chỗ, chuyên viên Văn phòng Ủy ban đi qua nhìn thấy nói đùa không khác thời tem phiếu. Có doanh nghiệp kể vào gặp Chủ tịch đúng 1 phút, gửi bì là đi. Không gặp là không được. Đối ngoại của Chủ tịch mà Phước Sơn nói với doanh nghiệp là việc dùng rượu Chivas 25, 38 và phong bì, mỗi bì từ 30-50 triệu đồng gửi hết cho mỗi Thành ủy viên, Giám đốc sở, Bí thư, Chủ tịch quận/huyện, một số cán bộ hưu trí và đặc biệt là cánh báo giới để ủng hộ và bảo vệ Chủ tịch khi cần. Hiện nay, trên các facebook của Thế Thịnh (vừa thôi chức Trưởng đại diện Báo Thanh niên), Xuân thu (Giám đốc VTV8)… thường xuyên có bài viết bảo vệ Thơ rằng đất đai tài sản như vậy là nhỏ bé, đặc biệt chúng nói rõ Thanh đến, Anh đi, chào ngày mới, Thơ ngân nga… Thanh ở đây là Phạm Viết Thanh, Bí thư đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương (người Quảng Nam), Anh là Nguyễn Xuân Anh phải ra đi, Thơ là Huỳnh Đức Thơ ngân nga câu hát chào ngày mới… Thế Thịnh cũng nêu Quyết định của UB Kiểm tra Trung ương đang kiểm tra Ban Thường vụ Thành ủy, tại sao Thịnh biết? ai cung cấp? mục đích gì? Ai đứng đằng sau…?

5- Về tài sản lớn và góp vốn doanh nghiệp sâu sau

Mặc dù đã làm Chủ tịch TP song Thơ vẫn góp vốn làm ăn với doanh nghiệp (do vợ đứng tên), 1 số doanh nghiệp Thơ góp vốn trước khi làm Chủ tịch thì vẫn không thoái vốn. Việc kê khai tài sản cũng rất lập lờ, hàng chục lô đất, 4-5 công ty nhưng Thơ không khai công ty nào cụ thể, dư luận cho rằng khai như vậy cũng chỉ mới 1/10. (Về tài sản của thơ, các đ/c Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm VP Quốc Hội, đ/c Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm UBKTTW, đ/c Nguyễn Đình An, nguyên Chủ tịch UBMTTQVN TP… và nhiều đ/c khác đã lên tiếng đề nghị làm rõ).

Trường hợp cụ thể, công ty thép Dana-Ý, hiện gây ô nhiễm nặng cho dân, dân tụ tập đông người khiếu kiện liên tục, kéo dài nhưng Thơ dùng quyền Chủ tịch ép đẩy dân đi, để doanh nghiệp gây ô nhiễm của mình ở lại. Họp Ủy ban, Thơ quyết liệt kết luận Dana-Ý chỉ chịu phần giải tỏa, còn bố trí tái định cư TP dùng ngân sách lo. Đất sau khi giải tỏa dân sẽ giao cho doanh nghiệp để bù vào chi phí giải tỏa, dư luận nói rằng Thơ “dùng mỡ ráng mỡ”, như vậy là nhà nước lo hết, doanh nghiệp gây ô nhiễm không đi mà cũng không mất tiền. Tiền về túi ai thì đã rõ!!!

Hiện Thơ đang chỉ đạo Đặng Thanh Bình Đà Nẵng – Miền trung thâu tóm công ty cấp nước, đề xuất tự kêu gọi đầu tư để dễ bề ăn chia sau này, Ủy ban có văn bản gửi Thủ tướng đề nghị từ chối nguồn viện trợ ODA của Nhật. Về vấn đề này, hiện nay Đại sứ quán Nhật có công hàm J.F 66/2017 quan ngại sâu sắc tính nghiêm túc trong các đề nghị của của UBND TP Đà Nẵng. Nhật sẽ cân nhắc dừng tất cả chương trình hợp tác hiện tại cũng như tương lai đối với TP.

Cuối cùng, về đạo đức, lối sống, phong cách giao tiếp, ứng xử, trong nói năng, phát biểu, Thơ luôn có thái độ trịnh thượng, khệnh khạng. Giữa kỳ họp cuối năm 2016 của Hội đồng nhân dân thành phố được truyền hình trực tiếp, khi phát biểu, Thơ ngồi tại chỗ kéo micro về phía mình nói tự nhiên không phép tắc gì cả. Cán bộ hưu trí và nhân dân theo dõi truyền hình trực tiếp bất bình với thái độ không tôn trọng Chủ tọa kỳ họp, không tôn trọng đại biểu HĐND và cử tri TP. Chúng tôi cũng theo dõi và được biết, nhiều lần họp hành Thơ đều như vậy. Sau tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, sau cuộc gặp mặt đầu năm với doanh nghiệp TP, Thơ đứng lại nói chuyện với 1 doanh nghiệp, không rõ nói chuyện gì mà 2 bên chỉ mặt nhau lớn tiếng dọa nạt, chửi thề, chị em phục vụ lễ tân dọn dẹp sợ hãi, chạy tán loạn ra ngoài, xôn xao bàn tán. Phong cách nói năng của Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP là như vậy sao? Học tập và làm theo Bác Hồ theo tinh thần Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị là chửi thề, đề ngu, đầu bò, tục tĩu như vậy có chấp nhận được không? Vậy mà khi được góp ý thì Thơ cho là làm theo thói quen không có ý gì. Thói quen này xa lạ với những người cộng sản chân chính có ý thức tổ chức kỷ luật có trên có dưới, xa lạ với đạo đức, phong cách Hồ Chí Mình mà toàn đảng, toàn quân, toàn dân ta đang học tập, nó lạc lõng, tha hóa và suy thoái khi soi chiếu vào tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) mà từ đ/c Tổng Bí thư đến từng cán bộ, đảng viên đang ra sức triển khai thực hiện. Không cần phân tích sâu hơn, có lẽ các đ/c lãnh đạo của UBKTTW cũng biết nó rơi vào những điểm nào của 27 suy thoái trong Nghị quyết TW4 của chúng ta!!!

Kính thưa các đồng chí! Từ 5 vấn đề nêu trên, chúng tôi tha thiết đề nghị UBKTTW vào cuộc làm rõ, cho chúng tôi biết Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ có còn đủ uy tín, có phẩm chất đạo đức xứng đáng làm Chủ tịch hay không? Việc ý kiến của lão thành cách mạng, cán bộ hưu trí về lý lịch, về vi phạm Luật hôn nhân gia đình tại sao rơi vào im lặng? Việc Chủ tịch UBND TP góp vốn kinh doanh với doanh nghiệp có vi phạm Điều 37 của Luật phòng chống tham nhũng không, việc có nhiều tài sản bất minh, về dung dưỡng cán bộ làm sai trái, về việc chạy chức chạy quyền leo 8 tháng 4 chức… có vi phạm nghiêm trọng Điều lệ đảng, 19 điều đảng viên không được làm, vi phạm Nghị quyết Trung ương 4 mà toàn đảng ta đang nghiêm túc triển khai hay không?

Để làm rõ hơn những gì trình bày, chúng tôi đề nghị Đoàn kiểm tra của UBKTTW cho lịch hẹn gặp trực tiếp để chúng tôi trình bày rõ hơn vấn đề. Chúng tôi muốn biết các đ/c có muốn lắng nghe tiếng nói chân thực từ cán bộ hưu trí, lão thành cách mạng và tiếng nói của dân nữa không? Chúng tôi lo lắng niềm tin của dân vào Đảng sao cứ giảm sút dần, sẽ giảm đến đâu và tương lai của Đảng. Đây là tâm huyết của những người cả đời cống hiến hi sinh vì Đảng, vì Tổ quốc, mong các đồng chí lắng nghe!

PS: Mời bà con đọc các trang tài liệu trên và tự kiểm chứng. Bài chỉ để ở chế độ bạn bè và sẽ đóng lại sau vài tiếng. Phuc Dinh Kim