XE TĂNG “CHUỒNG GÀ” THẾ HỆ “MỚI” CỦA NGA

0
76

Oanh Vy Lý

Nhiều xe tăng Nga tham gia cuộc xâm lược Ukraine có những chiếc lồng kỳ lạ được hàn vội trên nóc tháp pháo. Kỳ lạ và vô dụng, như trong nhiều bức ảnh đã thấy những chiếc xe tăng bị phá hủy, chiếc lồng đã bị hư hại rõ ràng.

Stijn Mitzer, một nhà phân tích độc lập có trụ sở tại Amsterdam, đã xem hàng trăm bức ảnh được xác minh về các quân xa bị phá hủy của Nga. Ông cho rằng, ngoài việc đóng vai trò bảo vệ, những chiếc lồng không có tác dụng gì chỉ góp phần tăng thêm trọng lượng và khiến xe tăng dễ bị phát hiện hơn, và có lẽ mang lại cảm giác an toàn sai lầm và nguy hiểm cho kíp lái bên trong. 

Do đó, chúng được một số nhà phân tích phương Tây gọi một cách chế giễu là “áo giáp hỗ trợ cảm xúc” hay “lồng đối phó”.

Thông thường, những binh sĩ chiến đấu đã tăng cường thêm sự bảo vệ cho xe tăng của mình. Gareth Appleby-Thomas, người đứng đầu Trung tâm Kỹ thuật Quốc phòng tại Đại học Cranfield, Anh, nhận xét rằng công việc gia cố này trước đây trong nhiều năm đã từng sử dụng từ bao cát, rồi đến các tấm áo giáp (và thường thô sơ) được gắn vào bên ngoài xe tăng, cho đến khi các nhà máy quốc phòng – đã thực hiện nâng cấp thành các bộ giáp phòng vệ.

Một trong những mối đe dọa chính đối với xe bọc thép là vũ khí heat (Chống tăng liều nổ lõm), chẳng hạn như RPG -7 do Nga sản xuất nhưng được sử dụng rộng rãi. Đầu đạn của những quả lựu đạn phóng tên lửa này có hình dạng – hình nón rỗng của chất nổ được lót bằng kim loại. Khi chất nổ phát nổ, nó sẽ làm nổ lớp lót kim loại thành một tia phản lực hẹp, tốc độ cao có thể xuyên thủng lớp thép dày. Theo Tiến sĩ Appleby-Thomas, RPG -7 có thể xuyên thủng tấm thép dày 30cm.

Và RPG -7 là loại cũ so với những vũ khí chống tăng thế hệ mới. Các loại vũ khí chống tăng mạnh mẽ hơn được sử dụng bởi các lực lượng Ukraine bao gồm Javelins do Mỹ cung cấp, Nlaw (Vũ khí chống tăng hạng nhẹ thế hệ tiếp theo) do Anh cung cấp và tên lửa Mam-l do máy bay không người lái do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp. 

Đầu đạn Heat có thể bị chống lại bởi cái được gọi là giáp phản ứng nổ, ERA . Khi trúng đạn này, lượng thuốc nổ bên trong lớp giáp này sẽ nổ tung và phá vỡ đầu đạn đang bay tới trước khi nó có thể phát nổ. Nhiều xe tăng Nga đã được trang bị ERA . Tuy nhiên , đến lượt nó, ERA có thể bị đánh bại bởi cái gọi là đầu đạn kép (Tandem), trong đó một đầu đạn kích hoạt khối nổ của ERA trước khi đầu đạn thứ hai xuyên vào lớp vỏ xe tăng. 

Các loại giáp phòng vệ từ tấm thép và thanh là một cách nhẹ hơn và rẻ hơn để chống lại các đầu đạn Tandem. Khoảng cách của các thanh là rất quan trọng. Nếu một tên lửa chạm vào một thanh, thì đầu đạn của nó sẽ phát nổ, nhưng nếu nó bị kẹt giữa các thanh, ngòi nổ chạm đích sẽ không kích hoạt gây nổ viên đạn.

Cách tiếp cận này được gọi là áo giáp xác suất, bởi nó chỉ đảm bảo sự bảo vệ khoảng 50%. Nhưng Tiến sĩ Appleby-Thomas lưu ý rằng nó chỉ hoạt động chống lại các loại bom, đạn có ngòi nổ chạm đích mà Javelins, Nlaw và Mam-l không có.

Nga đã trang bị giáp hộp cho xe tăng từ năm 2016, nhưng thiết kế của những chiếc lồng dường như là ý tưởng mới và lắp đặt từ các vật liệu sẵn có. Chúng dường như với mục đích bảo vệ khỏi các cuộc tấn công từ phía trên. Về nguyên tắc, điều đó có thể giúp chống lại Javelins, vốn có chế độ “tấn công đột nóc”, khi tên lửa phóng ra đầu tiên hướng lên trên và sau đó lao xuống để xuyên qua lớp giáp mỏng phía trên của xe tăng. 

Nick Reynolds, một nhà phân tích nghiên cứu chiến tranh trên bộ tại Rusi, lưu ý ngay cả khi cái lồng ngăn cản đầu đạn Javelin, sức công phá chính vẫn đủ mạnh để xuyên thủng lớp giáp trên cùng và phá hủy chiếc xe tăng, như chính quân đội Ukraine đã chứng minh vào tháng 12, họ thử nghiệm bắn vào xe tank được bảo vệ bằng lồng bổ sung sao chép thiết kế của Nga. Đúng như dự đoán, Javelin đã tiêu diệt mục tiêu một cách dễ dàng.

Một ý kiến khác cho rằng các lồng là kinh nghiệm rút ra từ cuộc xung đột vào năm 2020 giữa Armenia và Azerbaijan, ở Nagorno-Karabakh, trong đó một số lượng lớn xe tăng Armenia do Nga sản xuất đã bị phá hủy từ trên cao bởi Mam-l s. 

Nhưng Samuel Cranny-Evans, một nhà phân tích khác tại Rusi , chỉ ra rằng tên lửa Mam-l không phải là loại lắp ngồi nổ chạm khiến cho việc thêm lồng không thể thành công. Đánh vào một cái lồng có thể kích nổ đầu đạn sớm, nhưng ông Cranny-Evans không tin rằng điều này sẽ ngăn nó phá hủy một chiếc xe tăng.

Khả năng thứ ba là các lồng này được dùng để bảo vệ chống lại các khẩu RPG (mà Ukraine có rất nhiều) bắn vào xe tăng từ trên cao. Điều này hiếm khi xảy ra trong một chiến trường mở nhưng là một chiến thuật ưa thích trong chiến tranh đô thị, nơi các tòa nhà cung cấp cho người bắn độ cao cần thiết.

Câu hỏi “tại sao?”

Mặc dù vậy, ngay cả khi điều đó là đúng, thì nó cũng phải trả giá. Patrick Benham-Crosswell, một cựu sĩ quan xe tăng trong Quân đội Anh và là tác giả của “Thế giới nguy hiểm của Tommy Atkins: Giới thiệu về Chiến tranh trên bộ”, lưu ý rằng các lồng hạn chế khả năng điều khiển của súng máy gắn trên đỉnh tháp pháo để giao tranh với kẻ thù đang bắn xuống xe.

Tiến sĩ Appleby-Thomas suy đoán rằng mục đích thực sự của lồng có thể là để bảo vệ khỏi những quả bom nhỏ, ngẫu hứng được thả từ máy bay không người lái. Ukraine đã phát triển các loại đạn dựa trên lựu đạn chống tăng ném bằng tay, bằng cách lắp chúng với các vấu để chúng có thể được thả chính xác từ các máy bay không người lái thương mại. 

Những quả bom được tạo ra từ máy bay không người lái này có thể gây ra mối nguy hiểm thực sự trong các khu vực đô thị. Nhưng những chiếc lồng sẽ chỉ ngăn chặn những cuộc tấn công như vậy hơn là cung cấp sự bảo vệ hoàn toàn, bởi vì chúng chỉ tạo thành màn chắn một phần trên tháp pháo, và để lại những khu vực khác hoàn toàn lộ ra ngoài.

Do đó, khả năng cuối cùng về những chiếc lồng là áo giáp “hỗ trợ cảm xúc” thực sự là chính xác và chúng được thêm vào chỉ đơn giản là để cải thiện tinh thần bằng cách thuyết phục những người lính bên trong rằng họ an toàn. Như ông Benham-Crosswell lưu ý, những người lính thường quan điểm rằng mọi thứ đều giúp ích.

Tuy nhiên, tin rằng bạn an toàn không thực sự giống như được an toàn. Một điểm so sánh lịch sử có thể thấy trong những chiếc bùa được cho là có sức mạnh siêu nhiên để chặn đạn, được một số chiến binh Lakota mặc trong cuộc nổi dậy chống lại chính phủ Mỹ vào năm 1889 và 1890. Những thứ này chắc chắn đã cải thiện tinh thần. Nhưng nó đã không cứu những người đeo nó bị sát hại.”

Economist.com (Hồng Thắng dịch)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here