Việt Nam bác bỏ báo cáo của HRW về các vụ hành hung

0
908
Anh Nguyễn Chí Tuyến bị nhiều tên an ninh vây đánh.
   

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng.

Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ một báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW ) nói các nhà vận động dân chủ và blogger ở Việt Nam bị côn đồ hành hung.

Phản hồi lại câu hỏi của BBC tiếng Việt về Bản phúc trình của HRW ra hôm 19/6, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng trả lời qua email:

“Bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam, được thực hiện phù hợp với Hiến pháp và pháp luật Việt Nam cũng như các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.

“Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảm và thúc đẩy quyền con người thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận rộng rãi.

“Việt Nam bác bỏ báo cáo của Tổ chức Human Rights Watch. Báo cáo dựa trên những thông tin sai sự thật, thiếu khách quan về tình hình Việt Nam”.

Phúc trình 65 trang được HRW công bố hôm 19/6 tường trình 36 vụ việc xảy ra trong thời gian gần đây, khi các nhà hoạt động nhân quyền bị “côn đồ” đánh đập ở Việt Nam.

Theo tài liệu này, nhìn từ vụ tấn công Luật sư Nguyễn Văn Đài và bạn bè ông có thể thấy một xu hướng đáng lo ngại ở Việt Nam: các nhóm hành hung các nhà hoạt động, dường như nhận được “sự chỉ đạo hoặc cho phép của những người có thẩm quyền.”

Mẹ blogger Như Quỳnh ‘tám tháng chưa được gặp con’

VN nói tước quốc tịch ông Hoàng là ‘đúng luật’

Một nhà hoạt động tại Hà Nội nói rằng việc ông hoặc những nhà hoạt động hay blogger khác bị tấn công “toàn do những người mặc thường phục mà không dám dùng cảnh phục”.

Ông Lã Việt Dũng, thành viên của đội bóng No-U FC nói:

Một nhà hoạt động tại Hà Nội nói rằng khác bị tấn công “toàn do những người mặc thường phụ

“Việc làm này chỉ có thể làm cho chúng tôi quyết tâm hơn để thay đổi xã hội này và người dân thấy sự việc mà đứng lên đấu tranh.

“Nếu chúng tôi ngừng lên tiếng và đấu tranh thì chính quyền sẽ tiếp tục đàn áp những người dân khác và do đó chúng tôi sẽ không bỏ cuộc,” ông Dũng, người từng bị tấn công và chịu thương tích hồi hè năm ngoái tại Hà Nội, nói với hãng tin AFP.

Sự việc xảy ra sau khi ông có cuộc gặp mặt với một đội bóng đá theo tiêu chí chống “đường lưỡi bò” của Trung Quốc hồi tháng 7/2016.

Đeo khẩu trang

hoàng bìnhFB HOANG BINH
Hai nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền (trái, đang bị truy nã) và Hoàng Đức Bình (đang bị giam)

Ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của HRW, cho biết: “Tình trạng các nhà hoạt động ở Việt Nam có nguy cơ bị bỏ tù vì phát ngôn ý kiến của mình đã đủ tồi tệ rồi, giờ đây họ lại còn phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn hàng ngày, chỉ vì thực thi các quyền cơ bản của mình”.

“Chính phủ Việt Nam cần tuyên bố rõ rằng kiểu hành xử đó sẽ không được dung thứ, và chấm dứt chiến dịch đối phó với những người vận động cho nhân quyền theo cách thức này.”

“Hiện tượng côn đồ bắt cóc các nhà hoạt động giữa ban ngày, dùng vũ lực cưỡng ép họ lên xe rồi đánh đập cho thấy có sự miễn trừ trách nhiệm trong việc đàn áp các nhà hoạt động.”

“Chính quyền Việt Nam cần phải hiểu rằng việc dung thứ các hành vi bạo lực như thế sẽ dẫn tới tình trạng vô luật pháp và hỗn loạn chứ không phải trật tự và ổn định xã hội như họ tuyên bố đang cố gắng hướng tới.”

Theo HRW, dù mối liên hệ chính xác giữa những kẻ côn đồ và chính quyền thường không thể minh xác được, “nhưng trong một nhà nước công an trị sát sao như Việt Nam, gần như không có gì phải nghi ngờ về việc những kẻ này có quan hệ với, và hành động theo sự chỉ đạo của mật vụ nhà nước.”

Bản phúc trình ghi nhận: “Thông tin về những thể loại tấn công này không thể đầy đủ do bị hạn chế về tiếp cận tin tức và kiểm duyệt báo chí ở Việt Nam.”

HRW ghi nhận trong năm 2016, có ít nhất 21 nhà vận động nhân quyền bị kết án và ít nhất 20 vụ hành hung xảy ra với hơn 50 nạn nhân.

“Trong rất nhiều vụ tấn công, những kẻ thủ ác thường đeo khẩu trang. Có một số vụ, như đã nêu ở trên, các nhà hoạt động cho biết rằng công an mặc sắc phục có mặt tại đó nhưng không làm gì để ngăn chặn việc hành hung,” phúc trình viết.

“Trong hầu hết các vụ, không có ai bị truy cứu trách nhiệm vì hành vi hành hung. Rất nhiều nhà hoạt động đã trình báo công an về các vụ hành hung, nhưng việc điều tra hầu như chưa bao giờ được tiến hành.”

HRW được biết chỉ có một vụ duy nhất những kẻ thủ ác và cán bộ công an được cho là phải chịu trách nhiệm về vụ hành hung bị điều tra.

Tổ chức này ghi nhận, “bất chấp những rủi ro lớn về an toàn và tự do cá nhân, cộng đồng blogger và các nhà hoạt động nhân quyền tiếp tục lớn mạnh ở Việt Nam.”

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here