Home Blog Page 1455

Dân biểu Chris Smith kêu gọi tổng thống Trump đừng làm ngơ nguyện vọng đa số dân Việt Nam

Dân biểu Chris Smith kêu gọi tổng thống Trump đừng làm ngơ nguyện vọng đa số dân Việt Nam

Trước ngày tổng thống Trump gặp gỡ thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc tại Tòa Bạch Ốc, Dân Biểu Chris Smith đăng một bài xã luận trên trên báo mạng The Hill vào chiều Thứ Ba 30/05, kêu gọi Tổng Thống đừng làm ngơ nguyện vọng của đa số người dân Việt Nam.

Dân Biểu Chris Smith thuộc đảng Cộng Hòa từ New Jersey, chủ tịch Tiểu Ban Nhân Quyền Toàn Cầu thuộc Ủy Ban Ngoại Vụ Hạ Viện, người vừa mới tổ chức một buổi điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam hồi tuần trước. Ông khẳng định sẽ là một lỗi lầm, nếu nhìn quan hệ Mỹ-Việt chỉ qua lăng kính kinh tế hoặc an ninh.

Ông nói Việt Nam có một trong những thành tích nhân quyền tệ hại nhất thế giới, với sự kiểm duyệt Internet và báo chí gắt gao, những hạn chế thô bạo đối với các cộng đồng tôn giáo và sắc tộc, và cuộc đàn áp đang tiếp diễn đối với việc người dân tham gia chính trị và biểu tình vì môi trường. Việt Nam hiện có hơn 100 tù nhân lương tâm.

Dân biểu Smith nhận định rằng, các chính quyền tấn công thô bạo vào các giá trị nhân quyền căn bản của người dân nước mình có lẽ sẽ không trở thành những đồng minh đáng tin cậy về thương mại hoặc an ninh.

Ông cũng gợi ý rằng lịch sử cho thấy đảng CSVN đã nhiều lần nhượng bộ trước các đòi hỏi của Hoa Kỳ, để bước vào các tổ chức hoặc thỏa ước thương mại tự do quốc tế. Do đó, nếu tổng thống Trump chỉ tập trung vào tầm nhìn hạn hẹp về các lợi ích của Hoa Kỳ, ông sẽ bỏ rơi khát vọng sâu xa đối với tự do của thế hệ đang lên ở Việt Nam, gồm 66% dân số dưới 40 tuổi.

Dân biểu Smith mô tả đây là một trong những thành phần dân số ủng hộ các giá trị Mỹ mạnh mẽ nhất thế giới. Ông khẳng định đa số người dân Việt Nam ngày nay đang mong muốn có cùng các cơ hội và quyền tự do mà thân nhân của họ được hưởng ở California, Texas, Virginia, và mọi nơi chốn mà những người Việt Nam nhập cư đã thành đạt.

Huy Lam / SBTN

Giới bất đồng chính kiến có cuộc gặp gỡ với Phụ Tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ

Ngày 25/05/2017 Phụ Tá Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Virginia Bebett đã tổ chức bữa cơm tối với đại diện với các nhà hoạt động dân sự độc lập ở Miền Nam, tại tư dinh của bà Tổng lãnh sự Mary Tarnowka, chỉ một ngày sau cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt.

Cuộc trao đổi trong bữa cơm tối chủ yếu xoay quanh các trao đổi về tình trạng nhân quyền, và các diễn biến gần đây trong đời sống xã hội Việt Nam, như những leo thang căng thẳng trong vụ Formosa,  các vụ đàn áp tôn giáo, xâm phạm quyền căn bản của người dân.

Phái đoàn tháp tùng bà Virginia Bennett có ông phụ tá Rodney M. Hunter, bà Jennifer Neidhart de Ortiz – nguyên tham tán chính trị nhân quyền Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội. Phía lãnh sự tại Sài Gòn có bà Tổng Lãnh Sự Tarnowka và Pam Pontius.

Đại diện các nhà bất đồng chính kiến có Luật sư Lê Công Định, thạc sĩ Phạm Bá Hải, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, bà Huỳnh Thục Vy và vợ chồng ông Nguyễn Bắc Truyển. Để tham gia được cuộc gặp này các nhà hoạt động đã phải rất vất vả trong việc lẩn tránh sự sách nhiễu ngăn cản của an ninh.

Ông Nguyễn Bắc Truyển cho biết để đến được cuộc hẹn, ông đã phải rời khỏi nhà trước  đó ba ngày. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế bị công an chốt chặn không cho đi. Còn ông Phạm Bá Hải thì đã kịp thời lẫn tránh nên mới có thể đến nơi.

Trong buổi trao đổi, ông Phạm Bá Hải đã đề cập đến vụ ô nhiễm môi trường biển Miền Trung do Formosa gây ra hơn một năm qua. Ông chia sẻ thực trạng hiện nay là nhiều người dân vẫn chưa nhận được đền bù thiệt hại. Không có tiến triển nếu không muốn nói là tệ hại hơn trong việc cải thiện môi trường biển. Trong khi đó, việc đàn áp các cuộc biểu tình và bắt bớ các nhà hoạt động đưa tin và trợ giúp ngư dân nơi đây càng gây thêm căm phẫn.

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhận định tình hình bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam từ cuối thời Obama tới đầu thời kỳ của Donal Trump. Ông đề nghị Hoa Kỳ nhấn mạnh hơn nữa vai trò của nhân quyền trong các hiệp định thương mại với Việt Nam.

Chuyện tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo bị ngăn cản tụ tập cầu nguyện, trường hợp ông Nguyễn Hữu Tấn bị chết do vết cắt cổ trong đồn công an, cũng như chuyện tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức và việc cấm cản các nhà hoạt động tự do đi lại đã được ông Nguyễn Bắc Truyển, luật sư Lê Công Định và bà Huỳnh Thục Vy tường thuật.

Phía Hoa Kỳ, bà Jennifer cũng giải đáp những thắc mắc về tính hiệu quả của luật chế tài Magnisky và những đòi hỏi cũng như hình phạt mà luật này áp dụng lên những viên chức có hành động vi phạm nhân quyền. Bà cũng cho biết Hồ sơ vi phạm nhân quyền sẽ được trình ra quốc hội và chính phủ Hoa Kỳ để vận động phê chuẩn.

Theo bà Jennifer, luật chế tài Magnisky sẽ chế tài hai thứ, đó là từ chối visa nhập cảnh, và phong tỏa tài sản trên đất Hoa Kỳ. Đạo luật cũng cấm cả công dân Mỹ làm ăn giao dịch với người có trong danh sáchvi phạm nhân quyền này.

Ngày 23/05/2017 tại Hà Nội bà Virginia Bennett, Trợ lý Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ chuyên trách vấn đề dân chủ, nhân quyền và lao động, đã có cuộc đối thoại với Việt Nam Vụ trưởng vụ các tổ chức quốc tế ông Vũ Anh Quang về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.

Việc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ gặp gỡ với các đại diện Xã Hội Dân Sự độc lập có thể coi là một “cuộc đối thoại bên lề” nhằm tìm hiểu và bày tỏ mối quan tâm chung của chính phủ Hoa Kỳ với công cuộc đấu tranh đòi nhân quyền cho người dân Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để phía Hoa Kỳ nghe được những tiếng nói độc lập với những gì mà phía nhà nước Việt Nam báo cáo.

Quốc Hiếu / SBTN

Human Rights Watch kêu gọi Quốc Hội Hoa Kỳ gửi thông điệp về nhân quyền cho bộ chính trị CSVN

Human Rights Watch kêu gọi Quốc Hội Hoa Kỳ gửi thông điệp về nhân quyền cho bộ chính trị CSVN

Nếu không đạt được gì trong chuyến thăm Hoa Kỳ, một kết quả tích cực cho thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc sẽ là trở về Hà Nội với thông điệp cho bộ chính trị, rằng các vấn đề về nhân quyền vẫn là một chủ đề chính tại Washington. Và Quốc Hội Hoa Kỳ có khả năng gửi thông điệp đó.

Giám Đốc Hỗ Trợ Châu Á của tổ chức Human Rights Watch, ông John Sifton, hôm Thứ Ba 30/05 đưa ra nhận định trên báo mạng Huffington Post, một ngày trước khi ông Nguyễn Xuân Phúc dự trù có cuộc gặp gỡ với Tổng Thống Trump tại Toà Bạch Ốc.

Ông Sifton chỉ ra rằng có một mối quan tâm rộng lớn từ cả hai đảng trong Quốc Hội Hoa Kỳ về thành tích nhân quyền đáng ngại của Việt Nam. Nhân quyền Việt Nam là một vấn đề mà cả hai đảng đều đồng ý với nhau, bất kể họ thuộc nhóm cấp tiến hay bảo thủ.

Cộng đồng Mỹ gốc Việt cũng đang hoạt động hoạt động tích cực trong chính trường Mỹ và đã thành công trong việc liên tục thúc đẩy các vị dân cử trong Quốc Hội chú ý đến thành tích nhân quyền của Việt Nam.

Các lãnh đạo Quốc Hội Hoa Kỳ đã từng xác định rõ rằng nhà cầm quyền CSVN cần phải thả tù nhân lương tâm, ngưng tấn công người bất đồng chính kiến, và thực hiện cải cách luật pháp. Nếu không thì Quốc Hội Hoa Kỳ có khả năng đặt ra những giới hạn trên bất cứ thỏa thuận nào giữa chính quyền Trump với Việt Nam.

Ông Sifton còn nêu bật tình trạng đáng lo ngại ở Việt Nam hiện nay là nhà cầm quyền cộng sản đang trở lại với việc sử dụng bạo lực côn đồ. Ông cho biết Human Rights Watch đã lập hồ sơ của nhiều trường hợp trong năm ngoái về những nhóm người mặc thường phục đánh đập người bất đồng chính kiến, phá hoại tài sản của họ và đe dọa họ mà không hề bị truy cứu trách nhiệm.

Ông Sifton kết luận rằng nhà cầm quyền CSVN cần phải thấy “thành tích” nhân quyền của họ là một vấn đề.

Huy Lam / SBTN

Ba thượng nghị sĩ Hoa Kỳ nhắc đến luật sư Nguyễn Văn Đài trong tuyên bố chung về chuyến thăm Việt Nam

SBTN

Ba thượng nghị sĩ Hoa Kỳ nhắc đến luật sư Nguyễn Văn Đài trong tuyên bố chung về chuyến thăm Việt Nam

Ba thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John McCain, Chris Coons và John Barrasso vừa đưa ra bản tuyên bố chung về chuyến thăm của họ tới Việt Nam.

Cùng đi với ba thượng nghị sĩ thuộc Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện, còn có Dân biểu Mac Thornberry, và nữ Dân biểu gốc Việt Stephanie Murphy.

Bản tuyên bố đăng trên trang mạng của Thượng nghị sĩ McCain hôm Thứ Bảy 3 tháng 6 cho biết, trong các cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo CSVN chóp bu, họ đã đề cập thẳng thắn đến tầm quan trọng của việc tôn trọng nhân quyền, và khuyến khích chính quyền Việt Nam giữ đúng các cam kết quốc tế của mình về tự do tụ họp và lập hội. Ba thượng nghị sĩ thuộc cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ của Hoa Kỳ, đã nhấn mạnh rằng tiến bộ về nhân quyền sẽ giúp mối quan hệ giữa hai nước tăng trưởng. Họ hy vọng chính quyền CSVN sẽ thả các tù nhân chính trị như ông Nguyễn Văn Đài.

Bản tuyên bố chung nhận định Việt Nam là một đối tác quan trọng mà Hoa Kỳ chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược và kinh tế. Ba thượng nghị sĩ hy vọng rằng trong tương lai, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục mở rộng các mối quan hệ quân sự với Việt Nam và hợp tác chặt chẽ hơn để hỗ trợ quyền tự do trên biển và trên không ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trong chuyến thăm diễn ra từ ngày 31 tháng 5 đến ngày 2 tháng 6, phái đoàn của Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện Hoa Kỳ đã có các cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Quốc Phòng CSVN Ngô Xuân Lịch, chủ tịch nước Trần Đại Quang và chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.  Chuyến thăm diễn ra trong lúc thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc đang công du Hoa Kỳ.

Huy Lam / SBTN

Tổ chức Bảo Vệ Ký Giả trao giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế cho Điếu Cày

Tổ chức Bảo Vệ Ký Giả trao giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế cho Điếu Cày

Vào ngày thứ Ba, 25.11.2014 tại thành phố New York, tổ chức Bảo Vệ Ký Giả (Committee to Protect Journalists – CPJ) đã trao giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế cho blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Giải thưởng này đã được dành cho Điếu Cày vào năm 2013 nhưng ông không thể có mặt để nhận giải vì lúc ấy ông vẫn còn đang ở trong tù.
CPJ – Tự Do Báo Chí 2013: Nedim Şener, Janet Hinostroza,  Bassem Youssef, Nguyen Van Hai (AP, Sebastián Oquendo, To Coucle Refaat, Free Journalists Network of Vietnam) – ảnh DLB & CPJ
Trong suốt 6 năm qua, thành viên của Danlambao đã cùng với các con của Điếu Cày làm việc với CPJ để góp phần vận động tự do cho Điếu Cày, điển hình làchiến dịch vận động tự do cho Điếu Cày do CPJ phát động vào tháng 11, 2013. Ông Bob Dietz, phụ trách vùng Châu Á của CPJ là người đã đóng góp rất nhiều cho nỗ lực này. Ông đã đại diện CPJ để trao giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế 2013 cho blogger Điếu Cày vào tối hôm thứ Ba.
Bob Dietz – Asia Program Coordinator trao giải thưởng cho Điếu Cày. (ảnh DLB)
Phát biểu tại buổi lễ, blogger Điếu Cày đã khẳng định con đường trước mặt của ông: “Ngày hôm nay tôi được ra khỏi lao tù, nhưng vẫn còn các bạn đồng nghiệp của tôi đang bị giam cầm trong các nhà tù CSVN. Tôi sẽ phải tiếp tục đấu tranh để giải cứu cho các bạn đồng nghiệp của mình.” Đồng thời ông kêu gọi: “Tôi mong muốn các ký giả, các tổ chức bảo vệ nhà báo và các chính phủ lên tiếng mạnh mẽ, đấu tranh để giúp các đồng nghiệp của chúng ta thoát khỏi các nhà tù CS, thúc đẩy quyền tự do báo chí trên toàn thế giới…”
Điếu Cày phát biểu tại đêm dạ tiệc trao giải Tự Do Báo Chí Quốc Tế (ảnh DLB)
Đây là buổi tổ chức thường niên lần thứ 24 của CPJ để vinh danh những phóng viên can đảm đã có những hy sinh và đóng góp cho tự do báo chí thế giới. Chương trình được điều hợp bởi phóng viên quốc tế nổi tiếng của CNN là Christiane Amanpour và sự tham dự của các cơ quan truyền thông quốc tế lớn như ABC News, The Wall Street Journal, Al Aljazeera, Reuter, AP, AFP, Bloomberg… các công ty Google, United Airlines, Sony, Getty Images… và gần 1000 quan khách có tầm ảnh hưởng trong xã hội đến tham dự.
Người điều khiển chương trình:  Christiane Amanpour – Chief International Correspondent for CNN (ảnh DLB)
Buổi tiệc phát giải với những quan khách quan trọng của thành phố New York đã gây quỹ cho CPJ hơn 2.7 triệu đô la (ảnh DLB)
Năm nay, CPJ đã trao giải thưởng cho 4 phóng viên từ Nga, Miến Điện, Nam Phi và Iran: Ông Mikhail Zygar, giám đốc chương trình của đài TV Dozhd (Rain), là người đã chiến đấu không ngừng nghỉ để duy trì đài TV độc lập duy nhất còn tồn tại của nước Nga. Ông Aung Zaw, người sáng lập và chủ biên của tờ báo nổi tiếngThe Irrawaddy của Miến Điện, ông đã từng bị cho nằm trong danh sách đen bởi nhà nước quân phiệt Miến và Irrawaddy bị xem là “kẻ thù của chế độ”. Bà Ferial Haffajee, một phóng viên can đảm của Nam Phi nổi tiếng với những phóng sự về sự lạm dụng quyền lực và tham nhũng tại Nam Phi. Ông Siamak Ghaderi của thông tấn IRNA tại Iran, là người đã bị kết án 6 năm tù vì tội hoạt động truyền thông độc lập trên mạng.
Mikhail Zygar, Ferial Haffajee, Siamak Ghaderi, Aung Zaw và Điếu Cày cùng với các thành viên của CPJ tại New York (ảnh DLB)
Mikhail Zygar, Siamak Ghaderi, Điếu Cày, Ferial Haffajee và Aung Zaw  (Ảnh – The Irrawaddy tặng Danlambao)
Trong dịp này, blogger Điếu Cày đã được nhiều phóng viên quốc tế, các nhà hoạt động nổi tiếng trong lãnh vực truyền thông và nhân quyền đến chúc mừng ông đã được tự do và bày tỏ sự hỗ trợ nỗ lực tranh đấu của ông cho tự do báo chí và tự do cho những nhà báo, blogger đang bị giam cầm tại Việt Nam.
Trong phần tiếp tân trước khi vào chương trình chính thức, Blogger Điếu Cày cũng đã trả lời một cuộc phỏng vấn do đài truyền hình Aljazeera thực hiện tại chỗ.
Trả lời phỏng vấn truyền hình Aljazeera (ảnh DLB)
 
Điếu Cày và các phóng viên truyền hình CBS (ảnh DLB)
 
Gặp gỡ và chia buồn với ông bà John và Diane Foley, cha mẹ của phóng viên James Foley, người  đã bị khủng bố giết chết tại Syria vào tháng 8, 2014 (ảnh DLB)
Vào đêm trước đó, thứ Hai, 24.11.2014, tại trụ sở chính ở New York, Thông tấn xã Reuter cũng đã tổ chức một buổi tiệc tiếp tân dành cho các nhân vật đã được giải thưởng Tự Do Báo Chí.

Dieu Cay wins PEN Canada’s One Humanity Award

Dieu Cay wins PEN Canada’s One Humanity Award

By | October 22, 2013 at 1:24 pm | 3 comments | News | Tags: , , , , , ,

TORONTO – (CNW October 21, 2013) – Vietnamese blogger Dieu Cay will receive the One Humanity Award at PEN Canada’s annual benefit at the 34th International Festival of Authors (IFOA) on October 24, 2013. The award recognizes Dieu Cay’s courageous dissent and continued advocacy for human rights in Vietnam despite a crackdown on online writing by the authorities.

The One Humanity Award of $5,000 is given by PEN Canada to a writer whose work “transcends the boundaries of national divides and inspires connections across cultures.” The award will be given, in absentia, as Dieu Cay is currently serving a 12-year prison sentence for “conducting propaganda against the state.”

Sixty-one-year-old Dieu Cay, born Nguyễn Văn Hải, has been a pioneer in using online social networks to expose corruption and human rights violations in Vietnam. He rose to prominence in the blogosphere as an outspoken advocate for democratic reforms and is well known for his denunciation of China’s foreign policy towards Vietnam, an opinion that eventually led to his imprisonment.

In 2008 Dieu Cay received an award from the Vietnam Human Rights Network for his commitment to freedom of speech. The following year he received the Hellman/Hammett-award from Human Rights Watch.

“Dieu Cay’s voice has been unwavering in the face of government pressure, confronting issues that Vietnam’s mainstream media avoid. Sadly, he is one of more than a dozen bloggers imprisoned for nothing more than peaceful dissent,” said Jim Creskey, chair of PEN Canada’s Writers in Prison Committee.

Background

Dieu Cay

• Dieu Cay is the pseudonym Nguyễn Văn Hải uses on his blog of the same name. Literally translated it means “the peasant’s pipe.” He is a journalist, blogger, and activist, and he co-founded the Club of Free Journalists (Cau Lac Bo Nha Bao Tu Do) in Vietnam in 2006.

• Dieu Cay has been continuously detained since April 19, 2008 and was first convicted in 2009 for “tax evasion” after a closed trial that was widely considered unfair.

• After completing his sentence in 2010, Dieu Cay was charged with a second offence of “conducting propaganda against the Socialist Republic of Vietnam” under Article 88 of the Criminal Code.  The charge was based on his online writings for the Free Journalist Network in Vietnam, published prior to his arrest in 2008. Article 88 is one of several repressive provisions in Vietnamese law that are routinely used to criminalize free speech and imprison peaceful dissidents.

• In February 2011, Dieu Cay began a hunger strike to protest inhumane conditions in Prison Camp No. 6 in Thanh Chuong District, Nghe An Province in Central Vietnam. The prison lacks adequate medical facilities and is situated in a remote, mountainous region 70 kilometres from Vinh, the nearest town. The hunger strike lasted four weeks and almost killed him.

• In mid-June 2013, after being held in solitary confinement for three months and denied medical care, Dieu Cay began a second hunger strike to protest the conditions in which he and his fellow prisoners were being held.  In August 2013, Dieu Cay ended the five-week hunger strike after Vietnamese authorities agreed to accept his complaint about poor treatment in prison.

The One Humanity Award

The first One Humanity Award was given to Chinese journalist Jiang Weiping in 2006. Award winners include Burmese poet and activist Zargana, Mexican activist Lydia Cacho, and Iranian human rights lawyer Nasrin Sotoudeh. In 2012, the award was given to critic, writer, activist, and Nobel peace laureate Liu Xiaobo. The One Humanity Award is funded by a donation from PEN Canada patron Florence Minz.

PEN Canada

PEN Canada is a nonpartisan organization of writers that works with others to defend freedom of expression as a basic human right at home and abroad. PEN Canada promotes literature, fights censorship, helps free persecuted writers from prison, and assists writers living in exile in Canada. PEN Canada is the Canadian centre of PEN International, a community of writers that operates on five continents with 146 centres in over 100 countries.
——–

For more information:

Juanita Bawagan

JBawagan@pencanada.ca

Communications

(416) 703-8448

www.pencanada.ca

Photo by  Dân Làm Báo

Related posts

KHÔNG CHỈ LÀ XIN LỖI

0
Trương Duy Nhất

 

 

Cho dù, lời xin lỗi đã được đưa ra (một cách miễn cưỡng) sau ngập tràn những cơn bão tố chửi bới thoá mạ ngài Thứ trưởng.
Xin lỗi, nhưng ông vẫn không quên thòng vào mấy câu đổ vấy cho “bọn” Tổng cục Du lịch.
Có vẻ như, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái vẫn chưa hiểu rõ trách nhiệm pháp lý của một văn bản. Cho dù có do “bọn” khác soạn trình, cho dù có “đứa” này “thằng” nọ ký nháy. Nhưng trách nhiệm, vẫn ở chính người ký, chứ không phải kẻ trình hay xúi. Chẳng lẽ Thứ trưởng Bộ Văn hoá lại không biết đọc? Hay ai đó xúi ông (xin lỗi)… bốc cứt gà, ông cũng bốc sao?
Dù gì, sự cố trên cũng là một vết nhơ không lời xin lỗi nào có thể gột nổi. Nó phơi lột cái ruột văn hoá cực kỳ vô văn hoá của một quan chức văn hoá.
https://truongduynhat.org/khong-chi-la-xin-loi/

BẠN ĐANG SỐNG ỔN VÀ BÌNH YÊN?

0

Hien Bushell

 

 

– Bạn đang sống ổn khi sống trong một chế độ độc tôn chính trị, độc tài về truyền thông, phản tự do, tiêu diệt nhân quyền, ngược lại với văn minh tiến bộ của thế giới loài người và cai trị bằng nhà tù với nòng súng?

– Bạn đang sống ổn khi mà hệ thống pháp luật được xét xử dựa trên nền tảng quyền lực và quyền lợi?

– Bạn đang sống ổn khi bạn còng lưng đóng thuế để nuôi một bộ máy quan chức là những thành phần ngu dốt, tham nhũng, bám ghế, lấy của quốc gia và của cải nhân dân làm tài sản cho riêng mình?

– Bạn đang sống ổn khi mà biển đảo, đất liền, tài nguyên khoáng sản của quốc gia mất dần, nền kinh tế lẫn chính tri bị lệ thuộc vào tay giặc tàu?

– Bạn đang sống ổn khi thảm họa môi trường gieo rắc khắp nơi trên mọi miền đất nước. Bùn đỏ Bauxit Tây Nguyên, chất thải độc hại Formosa Miền Trung, khí thải nhà máy giấy Lee and Man phía Nam?

– Bạn đang sống ổn khi thu nhập bình quân trên mỗi đầu người thấp nhất so với châu Á, là tỉ lệ ung thư cao đứng thứ 2 trên thế giới, là tai nạn giao thông thảm khốc và kinh hoàn hơn cả khủng bố và chiến tranh?

– Bạn đang sống ổn khi xã hội là nền đạo đức suy đồi, một xã hội đầy rẫy những bất công, là nguy hiểm rình rập khắp hang cùng ngõ hẻm. Là đất nước tụt hậu, quá nhiều người đói nghèo, nhiều trẻ em bị bạo hành thất học?

– Bạn có sống ổn khi bạn bỏ thời gian làm việc kiếm tiền, mua những món hàng mà bạn không chắc đó là món hàng thật và trong từng bữa ăn, thức uống đều có chứa chất độc?

– Bạn đang sống ổn khi giới trẻ là tài khí của quốc gia, thì trai bỏ nước xuất khẩu lao động, gái bán mình khắp thế giới. Và bạn sẽ bị khinh bỉ tại những phi trường quốc tế khi trên cầm trên tay tấm hộ chiếu Việt Nam?

– Bạn đang sống ổn khi mỗi đứa trẻ sinh ra là phải gánh trên vai một khoảng nợ công khổng lồ , lớn lên trong môi trường đầy nhiễu nhương và một tương lai có nguy cơ nô lệ và bị Hán hoá?

– Bạn đang sống ổn khi những người yêu nước lên tiếng thay bảo vệ môi trường, bảo vệ nhân quyền, lên tiếng cho tự do, công bằng thì đã và đang bị trù dập, đánh đập, bỏ tù và thậm chí bị sát hại?

Nếu bạn nhận thức được rằng: Dân tộc này đang đối diện với Hoạ Diệt Vong. Xin hãy cùng tôi thắp lên ngọn nến, mang ánh sáng cho tương lai con cháu chúng ta. Một ngày nào đó bạn sẽ ổn và bình yên nằm xuống vì bạn đã không HÈN.

Hạ hạnh kiểm ‘nữ sinh chê bệnh viện’ vì muốn ‘thắng’ học sinh?

0

Hạ hạnh kiểm 'nữ sinh chê bệnh viện' vì muốn 'thắng' học sinh?
Một nữ sinh lớp 12 trường THPT Kiến Tường (Long An) bị kỷ luật khiển trách, cuối năm bị hạ hạnh kiểm từ tốt xuống còn trung bình, vì “chê” bệnh viện khu vực trên Facebook

Thứ nhất, việc T. “chê” bệnh viện khu vực Đồng Tháp Mười trên Facebook có thể đúng, có thể sai hoặc vừa đúng vừa sai. Vậy trước khi ra quyết định kỷ luật với hình thức khiển trách T., nhà trường có làm rõ vụ việc mà T. nêu ra hay không? Có lắng nghe ý kiến từ nhiều nguồn thông tin hay không?

Việc kỷ luật T. có bảo đảm sự công bằng, công khai, công tâm hay không? Bởi, kỷ luật học sinh là việc chẳng đặng đừng (dẫu kỷ luật cũng là một biện pháp giáo dục) và kỷ luật học sinh đang học lớp 12 ở thời điểm dự thi THPT quốc gia 2017 (quyết định kỷ luật nữ sinh T. công bố ngày 16-3) phải hết sức thận trọng.

Nói dại, nếu T. có sự cố gì trước ngày thi dẫn đến việc em không thể dự thi THPT quốc gia mà hạnh kiểm lớp 12 xếp trung bình thì T. sẽ không đủ điều kiện để được xét đặc cách tốt nghiệp THPT.

Đó là chưa bàn đến học bạ ghi hạnh kiểm trung bình, buồn lắm cho học sinh về lâu dài.

Thứ hai, việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh THCS, THPT được quy định tại điều 3, điều 4 của thông tư 58 năm 2011 của Bộ GD-ĐT. Thông tư này quy định rõ việc xếp hạnh kiểm học sinh như thế nào tương ứng với loại gì (trong bốn loại: tốt, khá, trung bình, yếu).

Đối với việc xét kỷ luật học sinh, căn cứ pháp lý là thông tư 08/TT do Bộ Giáo dục (nay là Bộ GD-ĐT) ban hành ngày 21-03-1988. Theo thông tư này có năm hình thức kỷ luật: khiển trách trước lớp, khiển trách trước hội đồng kỷ luật nhà trường, cảnh cáo trước toàn trường, đuổi học một tuần lễ, đuổi học một năm.

Cũng theo thông tư này, học sinh và cha mẹ học sinh có quyền khiếu nại về kỷ luật của mình từ mức cảnh cáo trước toàn trường trở lên trong thời hạn một tuần lễ kể từ ngày được thông báo quyết định kỷ luật.

Việc Trường THPT Kiến Tường quyết định kỷ luật T. hình thức khiển trách mà căn cứ vào điều 41 của thông tư số 12 năm 2011 của Bộ GD-ĐT là chưa chính xác.

Thứ ba, việc xếp hạnh kiểm T., một học sinh lớp 12 có học lực giỏi, loại trung bình là nặng, thiếu cân nhắc, ít vị tha. Có gì đó nhà trường này muốn… “thắng” học sinh của mình.

Lứa tuổi học sinh phổ thông nói chung các em luôn mong muốn thầy cô thấu hiểu, bao dung, kiên trì và cả sự chịu đựng trong hoạt động dạy học và giáo dục. Sản phẩm giáo dục – nhân cách một con người không cho kết quả tức thời.

Mai này khi đã là người khôn lớn, các em, những công dân sống ngay ngắn, trách nhiệm, trung thực trong gia đình, với công việc, với mọi người. Đó mới là quả ngọt của giáo dục.

Muốn thắng học sinh là phi sư phạm, chỉ làm cho những oán hờn mãi day dứt, chỉ góp thêm vào xã hội những sản phẩm của giáo dục mang trên mình những vết hằn – khuyết tật về tinh thần.

Thứ tư, lại nói về dân chủ trong nhà trường, hiệu trưởng muốn ban hành một quyết định kỷ luật thì trước đó phải có cuộc họp của học sinh trong lớp (có học sinh bị xem xét kỷ luật), rồi đề nghị của giáo viên chủ nhiệm lớp, rồi nhận định – xem xét – biểu quyết của hội đồng kỷ luật được hiệu trưởng quyết định thành lập (tại thời điểm cần xem xét kỷ luật một học sinh nào đó với đầy đủ thành phần).

Từ kỷ luật khiển trách T., đến việc xếp hạnh kiểm em này trung bình – đâu rồi tiếng nói của thầy cô bộ môn, của giáo viên chủ nhiệm, của ban chấp hành Đoàn trường, của đại diện cha mẹ học sinh? Rõ ràng có gì đó còn e ngại, nương theo ý kiến của hiệu trưởng, không dám đứng lên bảo vệ quyền lợi cho học sinh của mình.

Chắc rằng không chỉ T. buồn mà học sinh trong lớp, trong trường với T. và nhiều học sinh cùng trang lứa sẽ buồn, nghĩ ngợi về thầy cô của mình nhiều lắm.

Mỗi ngày đến trường, các em luôn được giảng dạy những điều trung thực, thẳng thắn, trách nhiệm, yêu thương. Chỉ tiếc là những điều được dạy dỗ và những gì học sinh trông thấy còn khoảng cách xa.

Việc đã qua, thiết nghĩ Trường THPT Kiến Tường cần bình tĩnh, trung thực; thầy cô cùng ban giám hiệu nhà trường hãy chung tay đưa ra những biện pháp mạnh mẽ, sẵn sàng sửa sai vì quyền lợi chính đáng của học sinh.

Lúc này hãy thể hiện bản lĩnh của nhà giáo.

NGUYỄN HOÀNG CHƯƠNG

Đi Grabike rẻ hơn, dịch vụ tốt và chuyên nghiệp hơn khá nhiều so với xe ôm truyền thống.

0
Trương Thị Hà
Việt Nam ·

Tối qua, tôi bắt Grabike từ Thủ Đức về Quận 7, quãng đường dài 20km, giá 80k. Em trai chạy Grab quê ở Bến Tre, đi học cả tuần, tối đi làm thêm ở quán ốc, đêm và cuối tuần chạy Grabike kiếm thêm tiền chi tiêu. Cách nói chuyện của em rất từ tốn, thiện cảm và lễ phép. Em hỏi tôi: “Em chạy xe nhanh, chị có sợ không? Trời mưa, chị có lạnh không? Chị đưa balo em để đằng trước đỡ nặng.” Quãng đường dài, mưa to, đôi lúc sấm chớp khiến tôi hơi sợ. Em tập trung chạy xe cẩn thận nhưng vẫn hỏi chuyện tôi. Về đến nhà, tôi đưa em 100k. Em nhất quyết trả lại tôi 20k. Tôi phải thuyết phục mãi, em mới nhận thêm 20k.

Một lần, tôi đi từ bến xe miền Tây về Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1. Hồi đó chân ướt chân ráo vào Sài Gòn, tính tôi cẩn thận nên không muốn mang điện thoại ra đặt Grabike ở nơi công cộng, đặc biệt là bến xe và bệnh viện. Lúc đó, một đám xe ôm vây quanh tôi như muốn xâu xé tôi, tôi còn không dám nói chuyện vì sợ họ nghe giọng miền Bắc lại càng lấy đắt mình. Tôi hỏi một bác lớn tuổi nhất giá bao nhiêu? Bác nói 150k. Tôi đã từ chối và đứng ở 1 góc ít người mang điện thoại ra gọi Grab. Lúc sau, bác đó nhìn chằm chằm vào tôi với giọng nói chửi rủa: “Không có tiền mới đi Grab chứ gì?.” Tôi tin nếu vẫn giữ cách chèo kéo khách như hiện nay, sớm hay muộn, xe ôm truyền thống sẽ bị đào thải mãi mãi.

Đó là lý do, từ khi xuất hiện Grab, tôi đã bỏ hẳn đi xe ôm truyền thống. Đa số, xe ôm truyền thống xuất thân từ nhiều thành phần, không được đào tạo bài bản, chặt chém và thậm chí chửi tục. Trong khi đó, Grabike được đào tạo bài bản, nếu họ phục vụ không tốt, tôi có thể phản ánh cho Grab. Tôi chỉ cần tải phần mềm Grabike về điện thoại, xác định vị trí đến và đặt xe là biết được ai sẽ chở mình, quãng đường ngắn nhất mình đi là bao nhiêu và biết trước được giá tiền. Đi Grabike rẻ hơn, dịch vụ tốt và chuyên nghiệp hơn khá nhiều so với xe ôm truyền thống. Tôi tin đa số mọi người chọn Grabike vì dịch vụ tốt và minh bạch chứ giá rẻ chỉ là một phần. Bằng chứng là rất nhiều người trả thêm tiền cho Grabike gần bằng giá xe ôm truyền thống.

Đây là hình ảnh một em trai sinh năm 1996 bị chém đứt 2 ngón tay ở bến xe miền Tây vì “tranh giành địa bàn làm ăn của mấy ông xe ôm”. Khi đón khách ở cổng bến xe miền Tây, có hai người đã chạy đến chém đứt 2 ngón tay của em ấy. Mặc dù rất đau nhưng em trai đã cố gắng tự chạy xe đến bệnh viện, lúc đến bệnh viện mới biết đã rớt 2 ngón tay. Hiện nay, em trai đã về quê với ba mẹ để nghỉ ngơi.

Anh Hưng bị chém trọng thương ở cánh tay.

Bất cứ ai nhìn vào bức ảnh này sẽ không kiềm chế nổi cảm xúc tức giận. Tôi đề nghị công an quận Bình Tân có trách nhiệm xử lý nghiêm minh hành vi côn đồ này. Tôi được biết bến xe miền Tây có nhiều camera, hơn nữa cũng có nhiều người chứng kiến sự việc, do đó, không khó để Công an quận Bình Tân có thể trích xuất dữ liệu từ camera và thu thập thông tin để điều tra tội phạm, trừ khi công lý không tồn tại ở đất nước này.

Cùng vì miếng cơm manh áo mà lỡ làm hại nhau đến thế sao? Những người dân lương thiện đã biến thành con thú máu lạnh, sẵn sàng cướp đi sức khỏe và tính mạng của người khác bởi những thứ không đáng.

Xã hội bình yên là đây.