“LÒ CỦI” LÀ LỘNG QUYỀN.

0
47
   

Anh Quoc

Một anh bạn người Hàn Quốc sống khá lâu ở Việt Nam đã nhận xét về câu chuyện “lò củi” như thế này:

Lúc đầu “tao” nghĩ đây là một chiến dịch chống tham nhũng do nhà nước phát động, lấy biệt danh “lò củi” là tên của chiến dịch.

Nhưng sau tìm hiểu mới biết đây là hình ảnh ví von của dân gian về công cuộc chống tham nhũng của ông TBT Nguyễn Phú Trọng – Còn được phong danh là “người đốt lò vĩ đại”

Thẳng thắn ra mà nói, dân Việt kém hiểu biết.

Tại sao lại hy vọng vào câu chuyện của của “chiếc lò” và một cá nhân trong công cuộc chống tham nhũng?

Tháng 4/2022, lãnh đạo thành phố Hcm chụp ảnh với các đại biểu Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Trường Giang của Lý Gia Thành.

Ở Hàn Quốc chống tham nhũng rất hiệu quả, đến mức không kẻ tham nhũng nào có thể yên ổn, dù là tổng thống cũng bị sờ gáy.

Vì Hàn Quốc chống tham nhũng bằng hoàn thiện thể chế nhà nước, và hệ thống Pháp luật. 

Không có ai trở thành Bao Công “ngày xử án dương gian, đêm xử án âm phủ” vừa là kẻ điều tra, luận tội và xử án. 

Muốn điều tra, bắt ai, xử ai là quyền của ông ấy.

Một đất nước như thế là một đất nước không có pháp luật, ông ấy là kẻ lộng quyền ngồi xổm trên luật pháp.

“Tao” đọc báo thấy nhiều người dân rất tôn trọng và hy vọng vào “người đốt lò vĩ đại”. 

Họ chân thành đến mức thần tượng hoá như ông ấy là một thánh nhân, kẻ cứu rỗi cho đất nước khỏi thảm họa tham nhũng. 

Có nhiều người còn so sánh ông ấy với Hồ Chí Minh, và gọi ông ấy bằng “bác” một danh xưng không có ngoại lệ của ông Hồ Chí Minh. 

Một số khác còn gọi ông ấy là Bao Công.

Sao người Việt Nam cổ hủ và u mê kinh hoàng như vậy?

Nhận thức của những người về đấng cứu rỗi như thế thực sự là thảm họa- một thảm họa về thiếu hiểu biết, trong một lòng tin mù quáng- bị nhân vật Bao Công huyễn hoặc.

Bao Công thực chất là một hình tượng điện ảnh- Đó chỉ là giấc mơ của giai cấp lao động cần lao về một vị quan liêm chính.

Xét dưới góc độ của nhà nước pháp quyền thì Bao Công là một kẻ lộng quyền, một mình ông ta cầm cả ba quyền: Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp. 

Nói theo ngôn ngữ chính trị ông ta là kẻ độc tài, thâu tóm mọi quyền lực – muốn bắt ai, tha ai là quyền của ông ấy.

“Tao” có theo dõi một số phiên toà, và rất ngạc nhiên là một số quan chức ở Việt Nam khi bị kết án khóc nức nở ân hận xin lỗi ông TBT.

Bị cáo Dương Tự Trọng tại phiên tòa ngày 7-1 – Ảnh: Doãn Tấn

Điều này cho thấy vai trò của ông ấy có khi còn lấn át cả pháp luật.

Điều này sẽ tạo ra một suy nghĩ rất tồi tệ cho những người có chức có quyền là họ không sợ pháp luật bằng người lãnh đạo của họ- Đây chính là mầm mống của căn bệnh xu nịnh cấp trên để được bao dung, che chở.

Khiến cho những kẻ càng có chức vụ cao, quyền lực lớn càng dễ ngộ nhận về quyền lực vô song của mình, trà đạp lên luật pháp và coi thường dư luận xã hội.

“Tao” được biết ở Việt Nam còn thành lập “Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương”, Ban này không biết có thuộc hệ thống pháp luật theo quy định trong hiến pháp hay không? 

Quyền lực của Ban này lớn như thế, thì quyền lực của của hệ thống luật pháp chẳng nhẽ vô nghĩa và bị vô hiệu hoá hay sao? Hệ thống luật pháp Việt Nam như thế quả là có vấn đề, bị lấn áp không phát huy được tính đại diện cho quyền lực của nhân dân… xem ra Việt Nam còn quá nhiều lỗi hệ thống- Công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam sẽ rất nhiều gian nan, không có hồi kết.

Một xã hội mà người dân tin vào Bao Công là một xã hội thụt lùi, vì người ta không tin vào luật pháp, hoặc là xã hội đó không có luật pháp.

Tâm lý và nhận thức có chuyện gì xảy ra phải chạy đến ông quan này, vị có chức có quyền kia, hy vọng tìm kiếm công lý đã phổ biến trong xã hội Việt Nam bây giờ.

Khi người dân không tìm đến hệ thống luật pháp để tìm công lý, phải mong chờ vào đấng cứu rỗi thì chẳng khác gì đẩy xã hội quay về bóng tối của thời tiền sử.

Ở mức độ cao hơn rất nguy hiểm đó là tôn thờ thần tượng- “Người đốt lò vĩ đại” chính là điển hình cho tâm lý của người dân sống trong đất nước không có pháp luật hoặc không tin tưởng vào pháp luật.

Niềm tin vô vọng đã biến người ta bị định hướng, bị dẫn dắt, lạm dụng một cách mù quáng.

Ở Hàn Quốc việc xây dựng nhà nước pháp quyền, và hoàn thiện thể chế nhà nước khiến cho người dân tin rằng, không có kẻ có chức quyền nào dù là tổng thống trở thành Bao Công, người dân tin tưởng vào pháp luật không phải tin vào kẻ “vĩ đại” nào.

Không có “kẻ vĩ đại” nào ngồi trên pháp luật.

Việc tổng thống bị truy tố là câu chuyện rất bình thường ở Hàn Quốc.

Xây dựng hình tượng Bao Công trong một nhà nước pháp quyền chứng tỏ nhà nước đó đã bị lũng đoạn, quyền lực của họ đã khuynh đảo xã hội.

Quyền sinh, sát còn trong tay họ thì chống tham nhũng thất bại chẳng có gì lạ.

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here