Dương Công Minh cấu kết tướng tá quân đội “cướp” toàn bộ 800 hecta đất sân bay Tân Sơn Nhất

1
6407
Đường Văn Thái 11 Tháng 6 gần Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam · Chỉ sau gần 3 tháng thi công, sân golf Tân Sơn Nhất đã được khánh thành trong vội vã
   
Đường Văn Thái
Không thấy khu tổ hợp khách sạn 5 sao hay tòa trung tâm thương mại như dự án thiết kế ở đâu, đến thời điểm hiện tại, sân golf của đại gia Dương Công Minh chỉ vỏn vẹn vài tòa nhà nằm lác đác để chiếm đất, xí phần trên đất sân bay

Tham vọng của Dương Công Minh và nhóm lợi ích đứng sau ông không chỉ là 157 hecta đất trong sân bay Tân Sơn Nhất đang được dùng làm sân golf, mà còn chiếm luôn toàn bộ 800 hecta đất vàng đang sử dụng cho mục đích hàng không dân sự.
Vài ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện một bài viết vạch rõ âm mưu thâu tóm toàn bộ đất sân bay Tân Sơn Nhất “mà không cần tốn đồng nào” của Dương Công Minh cùng nhóm lợi ích đứng sau lưng ông. Đáng nói hơn, để kế hoạch này thành công, không chỉ các tướng tá quân đội mà còn cả các lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cũng góp một phần đáng kể, phối hợp nhịp nhàng thâu tóm nhanh chóng toàn bộ sân bay. Hóa ra bấy lâu nay, người dân và cử tri cả nước đang xem một tấn trò hề, chỉ có thể giương mắt nhìn các diễn viên cử động trên sân khấu, kết cục đã được định sẵn.

Vào thời điểm cuối tháng 05/2015, sân golf Tân Sơn Nhất vẫn mới bắt đầu được thi công “chạy đua” để giữ đất, quyết không hoàn trả cho sân bay

Chúng ta không còn lạ gì tình trạng sân bay tắc nghẽn từ trên trời xuống dưới đất, chỉ cần một trận mưa cũng khiến sân bay biến thành bể chứa nước khổng lồ, đe dọa các trạm điều hành bay, cũng như tính mạng toàn bộ hành khách và người dân thành phố mà báo chí đã phản ánh trong thời gian qua. Nhưng ít ai ngờ rằng, đây chỉ là một bước đệm trong kế hoạch táo tợn nhằm chiếm toàn bộ đất sân bay (chứ không chỉ 157 ha đất làm sân golf) của Dương Công Minh dưới sự góp sức của nhóm lợi ích đứng sau.

Trở lại thời điểm cuối năm 2007, sân bay Tân Sơn Nhất bắt đầu thiếu chỗ đỗ máy bay, các hãng hàng không phải thuê diện tích “nhàn rỗi” (do chính quyền Sài Gòn dự tính mở rộng sân bay trước đây) mà bên quân đội đang giữ để sử dụng. Khi đó, ngành hàng không từng đề xuất quy hoạch sang phía đất do quân đội giữ 30 hecta để xây dựng 30 chỗ đỗ máy bay, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành, nhưng phía quân đội không “thỏa thuận”.

Một mặt thẳng thừng từ chối trả đất cho sân bay Tân Sơn Nhất, mặt khác âm thầm hối hả thi công sân golf, nhà cửa la liệt trong sân bay. Sau khi đã bày binh bố trận “xí phần” xong xuôi, lúc này bản đề án xây dựng sân golf trong lòng sân bay mới chính thức được Dương Công Minh cùng bộ sậu đệ trình lên Trung ương. Tất nhiên, với sự tiếp tay, gây sức ép nhiều phía của các tướng tá quân đội, dự án nhanh chóng được thông qua. Phía quân đội “hào phóng” cấp hẳn 157 hecta đất cho Dương Công Minh là dự án sân golf. Nghe đâu trong buổi tiệc “thân tình” tổ chức ở một khách sạn 5 sao sang trọng bậc nhất, gần chục chiếc phong bì tiền đô dày cộm, con số bên trong không dưới 8 chữ số đã được trao “nóng” cho các tướng tá tham dự để chúc mừng thành công bước đầu của kế hoạch. Đó là còn chưa tính đến chiếc phong bì đặc biệt dành riêng cho bố con ông lớn quân đội ở Hà Nội, được Dương Công Minh âm thầm đến tận nhà lại quả.
Chả thế mà khi dư luận và cử tri cả nước lên tiếng phản đối và yêu cầu dẹp bỏ dự án sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất, Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh còn đứng ra “biện hộ”: “Việc làm sân golf ở sân bay Tân Sơn Nhất không ảnh hưởng đến an toàn bay mà còn tạo công ăn việc cho rất nhiều lao động. Còn khi nào Nhà nước cần thu hồi đất thì không có đền bù.” Ông “trấn an” dư luận thế thôi, bao nhiêu năm nay người dân yêu cầu thu hồi đất, mở rộng diện tích sân bay, các ông đã làm gì, có trả đất sân golf lại không? Chẳng những cố tình lờ đi mà còn âm thầm xây thêm hàng loạt dự án phụ trợ trong sân golf để giữ đất, vờ như chưa từng có câu phát biểu nào như thế.

Không chỉ chiếm toàn bộ khu vực màu vàng, Dương Công Minh và nhóm các tướng tá quân đội gần như thành công kế hoạch chiếm toàn bộ khu vực sân bay, vấn đề hiện nay chỉ là … CHỜ — cùng với Trinh Nguyên.

“Xin đất” đầu tư từ năm 2007, đến cuối năm 2014 dự án chỉ thực hiện xong phần cổng chào và lác đác vài tòa nhà của ban quản lý… Ấy vậy mà đến năm 2015, trước nguy cơ bị thu hồi đất để mở rộng sân bay, sân golf của đại gia Dương Công Minh lập tức gấp rút thi công cả ngày lẫn đêm, chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, những tòa lâu đài rộng lớn và thảm cỏ xanh mướt mênh mông đã mọc lên như trêu ngươi, thách thức dư luận.

Là một con cáo già trên thương trường, đại gia Dương Công Minh đương nhiên hiểu, muốn “bứng” sân bay Tân Sơn Nhất đi chỗ khác, nhất định không được vội vàng. Một mặt ông vung tiền cho cánh báo chí liên tục đăng tải thông tin sân bay Tân Sơn Nhất quá tải từ ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng nọ trong suốt nhiều năm.

Mặt khác, ông mua chuộc một số chuyên gia, lãnh đạo Tổng công ty hàng không lên báo chí “sa sả” nào là không còn khả năng mở rộng sân bay, chi phí sẽ vô cùng tốn kém khoảng 9 tỷ đô la, nào là cần có một sân bay quy mô lớn để cạnh tranh với các sân bay khác trong khu vực, rằng nhu cầu ngành hàng không rất lớn và Việt Nam có thể trở thành điểm trung chuyển hàng không đứng đầu khu vực và thế giới… nhằm mục đích chuyển sân bay Tân Sơn Nhất ra Long Thành.

Trái với những công trình đang thi công dang dở. chắp vá bên trong là cổng sân golf hoành tráng được bảo vệ canh gác cẩn mật như muốn che mắt, đánh lừa người dân

Nhưng thực tế các nhà khoa học, cụ thể là tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống lại cho rằng, những phân tích, báo cáo của nhiều chuyên gia và đại diện Tổng công ty hàng không là không trung thực, bởi sân bay Tân Sơn Nhất có thể mở rộng trên diện tích đất ngay trong chính sân bay hiện có, đó chính là sân golf.

Kế hoạch của Dương Công Minh và nhóm lợi ích trong phía sau là buộc sân bay Tân Sơn Nhất rơi vào tình cảnh quá tải, không thể tháo gỡ nút thắt, rồi ép di dời sân bay Tân Sơn Nhất, để lại khu đất cho họ xây khu cao ốc, siêu đô thị trong lòng thành phố và bán với giá cắt cổ.

Sau một thời gian dài mua chuộc hàng loạt tướng tá, thì mới đây, trong một nước cờ mang tính chốt hạ, Dương Công Minh đã “đi đêm” với lãnh đạo Cục Hàng không đề ra phương án “đậu qua đêm” ở các sân bay Cần Thơ và phụ cận. Tất nhiên, ông Minh biết yêu cầu này vô lý và sẽ bị bác bỏ. Nhưng phe cánh ông cần như thế để gây áp lực đẩy nhanh tốc độ triển khai sân bay Long Thành, sớm dẹp hẳn sân bay Tân Sơn Nhất kẻo “đêm dài lắm mộng”. Và kế hoạch đã thành công: Sân bay Long Thành sẽ khởi công chậm nhất vào năm 2019, sớm hai năm so với dự tính ban đầu.

Riêng sân bay Tân Sơn Nhất, để phía quân đội chịu gật đầu “nhả” 21 hecta đất làm sân đỗ bổ sung trong thời gian xây dựng sân bay mới, phía lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất đã phải chấp nhận một yêu cầu không dễ dàng gì: Ngay khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động, Tân Sơn Nhất phải được “trao trả đất” về cho Dương Công Minh và phía quân đội. Đau đớn thay, bản “khế ước bán đất” được Dương Công Minh và các lãnh đạo Cục Hàng không âm thầm ký kết trong khuôn viên một khu resort sang trọng của ông, đi kèm một bữa tiệc linh đình với đầy đủ sơn hào hải vị, các em phục vụ được tuyển chọn kỹ lưỡng, sẵn sàng phục vụ nhu cầu cho các ông lớn.

Như vậy bằng kế sách “lùi 1 bước, tiến 5 bước”, Dương Công Minh cùng bộ sậu tướng tá đứng sau ông gần như đang đạt được mục đích, chiếm toàn bộ sân bay mà không hứng chịu bất kỳ sự phản đối nào của dư luận. Việc phía quân đội nhả 21 hecta đất để mở rộng sân bay đang khiến dư luận cả nước lắng xuống, mà không ngờ rằng đây chính là chiếc bẫy do ông Minh giăng ra. Dương Công Minh cùng nhóm lợi ích đã thành công xâm chiếm đất thành phố, biến đất công trở thành đất tư núp bóng quân đội mà không tốn một xu, rồi phân lô bán lại cho các tập đoàn lớn và người dân với giá cắt cổ, hút cạn xương máu của nhân dân.

Quan làm báo

Advertisement
   

1 COMMENT

  1. hãy thực thi công lí những người đứng đầu nhà nước tài sản chung của 90 triệu dân chứ không của riêng ai dân chúng đang chờ …

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here