Bóng ma chủ nghĩa dân tộc Nga tái xuất

0
8
Tại một cuộc tuần hành theo chủ nghĩa dân tộc Nga ở Moscow, tháng 11 năm 2016 Maxim Zmeyev / Reuters

Cù Tuấn

– Đinh Tỵ dịch bài trên Foreign Affairs.

Tóm tắt: Chủ nghĩa Sô vanh thời Putin và thời hậu Putin.

By

Trừ Putin, thật khó tưởng tượng một lãnh đạo Nga khác nặng tư tưởng chủ nghĩa quốc gia hơn ông. Ông nhiều lần lặp lại điệp khúc thúc đẩy ý tưởng một “thế giới của người Nga”, đó là một thế giới thuộc về tất cả người nói ngôn ngữ Nga, và ông lồng ghép cuộc xâm lược Ukraine như là một nổ lực tái lập các vùng đất Nga bị đánh mất và giành lại vị thế siêu cường thuở xưa. Một ngày nào đó, nếu không bị hạ bệ, từ chức hoặc mãn kiếp, Putin sẽ chẳng còn tại vị nữa. Chiếu theo ván bài mang đến các hệ lụy thảm khốc của ông ở Ukraine, cũng như bản chất khác người, nhiều người mạnh dạn đánh cược, kẻ kế tục ông sẽ thể hiện bộ mặt dân tộc chủ nghĩa kém điên cuồng hơn ông. Nước Nga mới, họ mộng tưởng, chí ít sẽ là một quốc gia bình thường – nghĩa là tương đối tự do và dân chủ. 

Trên thực tế, các xu hướng hiện nay tại Nga chỉ ra một hệ quả hậu Putin khác hẳn: một diễn biến hướng đến một hình thái chủ nghĩa dân tộc hơn như đã từng xác quyết từ trước. Chủ nghĩa dân tộc của Putin là một kiểu đế quốc thâm căn cố đế, xoáy vào sự thống trị các nước lánh giềng gần kề và tăng cường vị thế nhà nước trong nội địa. Tuy nhiên, hậu Putin, cái mà người Nga khao khát là một lãnh đạo đồng cảm với họ chống chủ nghĩa tinh hoa và hứa hẹn cứu vớt niềm tự tôn bị tổn thương. Chĩa mũi dùi sự khốn khó của Nga là do người Hồi giáo, di dân Trung Á và giới chóp bu suy đồi gây nên, người Nga dân tộc chủ nghĩa thề thốt đưa nước Nga vĩ đại lần nữa. Họ luận giải nhà nước nên đứng lên xoắn tay phục vụ nhu cầu các sắc tộc Nga. Không khó tưởng tượng vẻ thống thiết của họ đang nhóm lên đống tro tàn của chủ nghĩa đế quốc Nga.       

Đối với người Nga am tường lịch sử, đây là một triển vọng không mấy sáng sủa. Trong thập niên 1990, sự kiện Liên Xô tan rã, các mối hiềm khích sắc tộc bùng phát dữ dội và chìm ngập khắp lãnh thổ Nga. Các cuộc chiến nổ ra tại Chechnya, Nam Tư, Georgia, Moldova, Tajikistan, Azerbaijan và Armenia có đầu dây mối nhợ nỗi bất mãn sắc tộc. Một sự sa đà thành chủ nghĩa dân tộc sẽ làm sống lại nỗi bất bình có từ ngàn đời, đe dọa không chỉ các nhóm thiểu số bị rẻ rúng mà lan sang đến sự ổn định và thống nhất của nước Nga.

Nhưng thậm chí vận mạng đẩy nước Nga hậu Putin cố bám chặt vào chủ nghĩa quốc gia, nó sẽ không theo đuổi lộ trình chủ nghĩa dân tộc dựa trên sắc tộc. Đối với những ai ở bên ngoài và trong lòng nước Nga chăm lo đến sự an nguy nhóm thiểu số và sự mở rộng chủ nghĩa tự do, sứ mệnh nhằm nhào nặn một nền dân chủ và chủ nghĩa dân tộc Nga hơn nữa, với chủ trương ươm mầm bản sắc sắc tộc Nga mà không gây tổn hại đến quyền của các nhóm khác.  

MỘT NHÀ NƯỚC, NHIỀU DÂN TỘC

Nga luôn là một quốc gia đa sắc tộc, với hơn 180 nhóm sắc tộc khác nhau sống rải rác khắp lãnh thổ. Nhóm lớn nhất luôn là sắc tộc Nga, Đông Slavs, có chung ngôn ngữ là tiếng Nga và cùng tín ngưỡng Ki tô Chính thống giáo ngàn đời. Chủ nghĩa dân tộc dựa theo sắc tộc Nga được nhen nhóm trong thế kỷ thứ 19 với sự trỗi dậy của phong trào Slavophilism – chủ trương hợp nhất toàn thể dân tộc Slavic dưới trướng Sa hoàng Nga. Buổi bình minh thế kỷ 20 chứng kiến sự lớn mạnh của nhóm dân tộc chủ nghĩa đáng gờm khác, nhóm Black Hundreds, một phong trào cực hữu, ủng hộ Sa hoàng với chủ thuyết chỉ có sắc tộc Nga mới xứng đáng là thành viên thực thụ của nhà nước Nga.  

Tuy nhiên, sự kiện Đế chế Nga sụp đổ năm 1917 dẫn đến các phong trào chủ nghĩa dân tộc sắc tộc Nga bị trấn áp.  Nhóm Bolsheviks – được khai sinh xuất phát từ nỗi oán ghét chủ nghĩa Sô vanh của Lenin cũng như nỗi khát khao cháy bỏng trừ diệt phe đối lập chính trị – đã cầm tù, trục xuất hoặc xử giảo thành phần chủ nghĩa quốc gia Nga. Để thu phục nhân tâm bên ngoài lãnh thổ nước Nga, họ thậm chí trợ lực tăng cường các bản sắc dân tộc không cùng dòng máu Nga nhưng thuộc lãnh thổ Liên bang Xô viết. Chẳng hạn như, họ bảo đảm mọi trường tiểu học Ukraine đều giảng dạy tiếng Ukraine. Đối với các nước cộng hòa thuộc thể chế khác nhau, họ dần trao quyền cho các lãnh đạo sắc tộc địa phương.

Tuy nhiên, khi Joseph Stalin lên nắm quyền, ông đã thủ tiêu tầng lớp tinh hoa địa phương này trong một phần chiến dịch áp chế khổng lồ của ông, gán cho họ là Nga gian do ngoại bang giật dây. Trước và sau thế chiến 2, giai đoạn Stalin tập trung quyền lực, chính sách Liên Xô thậm chí đặt người Nga vào vai trò trọng tâm hơn nữa. Ông chủ trương Nga hóa ngôn ngữ và văn hóa toàn bộ lãnh thổ Liên Xô kể cả các vị anh hùng Nga thời đế chế được thờ phụng trong các ngôi đền Liên Xô. Nhưng nhiều nhân vật bất đồng chính kiến ở Liên Xô nghĩ rằng Moscow, trên thực tế, điều này làm rẻ rúng sắc tộc Nga. Xét cho cùng, Liên Xô đã khiền giới trí thức Nga phải câm lặng đồng thời trấn áp Giáo hội Chính thống. Có điều hết sức ấn tượng là, nước Cộng hòa lớn nhất thuộc Liên Xô – Nga – ngày càng chẳng ai chú ý. Chẳng hạn như, đây là nước cộng hòa duy nhất thuộc Liên Xô không có Đàng Cộng sản cho riêng mình. Khi ấy, chằng có gì bất thường, nhiều nhân vật bất đồng chính kiến – nổi bật nhất là Aleksandr Solzhenitsyn – là người nhiệt thành chủ nghĩa dân tộc sắc tộc. Cuối thập niên 1980, các quan điểm chủ nghĩa dân tộc sắc tộc nở rộ, khi hệ thống Liên Xô được tự do hóa và kém ổn định. Các phong trào song hành trổi lên tại các cộng hòa sắc tộc Nga, trong đó nổi cộm nhất, chẳng hạn như Chechnya, kêu gọi ly khai khỏi Nga. Khi đó, trong cảnh tao loạn khi Liên Xô tan rã, các nhóm chủ nghĩa dân tộc sắc tộc tràn ngập như nấm mọc sau mưa.

Trong hai nhiệm kỳ tổng thống đầu của Putin, các nhóm chủ nghĩa dân tộc lăm le hạ bệ ông. Không chỉ là các nhóm chủ nghĩa dân tộc sắc tộc mà còn các nhóm bài chủ nghĩa dân tộc sắc tộc, chẳng hạn như các nhóm chủ trương Âu Á, kêu gọi Nga trở thành một văn minh-nhà nước được mài giũa theo lộ trình phi phương Tây, mang đặc thù riêng. Khởi phát từ năm 2005, phe chủ nghĩa dân tộc đã tổ chức một cuộc tuần hành thường niên thu hút hàng ngàn người ủng hộ khắp cả nước. Các lá cờ mang các viền màu đen, vàng và trắng tung bay mang đặc trưng của lá cờ đế chế Nga thuở xưa, đoàn người tuần hành hô vang các khẩu hiệu bài dân nhập cư, bài đồng tính nữ, đồng tính nam, người lưỡng tính và người chuyển giới và bài cả Putin. Họ rủa xả Putin thậm tệ vì ông chủ trương cho người Trung Á nhập cư với quy mô lớn, khuyến khích người Hồi giáo đẻ đông con, và bất lực trước làn sóng tấn công khủng bố của các nhóm Hồi giáo. Năm 2010, hàng người người dân tộc chủ nghĩa phản đối bên ngoài điện Kremlin sau khi fan hâm mộ bóng đá Nga bị sát hại tại Moscow bởi thủ phạm là dân nhập cư mới toang người Dagestan, một nước cộng hòa có đa số người Hồi giáo tại vùng Bắc Caucasus thuộc Nga. Phong trào chủ nghĩa dân tộc được tập trung dưới màu cờ thuộc phe đối lập chống Putin. Ví dụ như, chính khách Alexei Navalny, người ban đầu tán thành các quan điểm của phe chủ nghĩa dân tộc sắc tộc – kêu gọi trục xuất dân nhập cư Trung Á năm 2007 – trước khi ông có quan điểm ôn hòa hơn.  

Cuối cùng, Putin đã vô hiệu hóa thành công các mối đe dọa chủ nghĩa dân tộc thông qua một chính sách vừa đấm vừa xoa. Tung các chiến dịch trấn áp không ngừng nghỉ – thoạt đầu là các nhóm tân phát xít ưa bạo lực, sau đó là các phong trào dân sự ôn hòa hơn – khiến phe đối lập chủ nghĩa dân tộc kiệt lực. Đồng thời, sự phấn khởi của dân chúng trước cuộc xáp nhập Crimea năm 2014 và cuộc xâm lược đông Ukrine đã đánh cắp xung lực phe chủ nghĩa dân tộc. Điện Kremlin cũng lợi dụng cuộc xung đột tại đông Ukraine rồi đổ vấy cho phe chủ nghĩa dân tộc. Khét tiếng nhất trong số đó phải kể đến Igor Girkin, cựu viên chức tình báo chủ nghĩa dân tộc đã thành lập các nhóm quân dân thân Nga trong vùng và lớn tiếng kêu gọi đưa Putin ra vành móng ngựa khi cuộc chiến năm 2014 được khai mào. (Gần dây, Girkin đã nổi đình nổi đám khi chỉ trích cách xử lý của điện Kremlin trong cuộc chiến Ukraine và bị tống giam từ tháng 7 cho đến nay).

Putin thường tô vẽ mình là một người theo chủ nghĩa dân tộc và ta thấy rõ điều này qua cách đánh giá của ông về chủ nghĩa ngoại biệt văn hóa, sự thiên bẩm và các giá trị ưu việt của Nga. Nhưng sẽ đúng hơn nếu xem ông là người chủ trương chủ nghĩa nhà nước, một lãnh đạo muốn nhân dân phải phủ phục trước nhà nước. Theo quan điểm của ông, các nhu cầu của nhà nước chủ yếu là mang tính đế quốc. Putin đã viện dẫn tầm nhìn nước Nga đó nhằm xảo biện cho các cuộc chiến hung hăng bên ngoài đồng thời quét sạch bất đồng chính kiến trong nước. Ông nghĩ trăm phương ngàn kế nhằm cân bằng gữa một bên là các nhu cầu sắc tộc của đa số Nga và một bên là thực tiễn đa sắc tộc trong Liên bang Nga cùng các tham vọng đế quốc mà ông ấp ủ. Thông thường, ông chọn phớt lờ để chiều lòng số đông. Chẳng hạn như, ông giữ quan điểm mở cửa cho di dân Trung Á để lấp đầy thị trường lao động mặc cho làn sóng bài ngoại và ông đã gác lại các khoản nợ các quốc gia Châu Phi và Châu Á nhằm bành trướng ảnh hưởng chính trị của Nga trên chính trường quốc tế mặc cho đói nghèo trong nước ngày càng leo thang.

Putin đã phóng đại hơn nữa qua việc mở rộng định nghĩa về phẩm chất và đặc tính Nga. Ngôn ngữ Nga có hai tính từ định nghĩa “Nga”: russkii, vốn mô tả một người thuộc sắc tộc Nga và rossiiskii,để chỉ một công dân Nga. Trong cuộc phỏng vấn năm 2012, Putin cố ý dùng thuật ngữ đầu tiên trong một ngữ cảnh nơi thuật ngữ thứ nhì sẽ trở nên tự nhiên hơn. “Dân tộc Nga là một dân tộc tạo nên nhà nước, được thể hiện rất rõ qua các biểu trưng hiện tồn của Nga,” ông nói. “Sứ mạng vĩ đại nhất của dân tộc Nga là nhằm thống nhất, kết dính nền văn minh này: sử dụng ngôn ngữ, văn hóa và ‘lòng trắc ẩn đại đồng’ cho tới trích dẫn văn hào Fyodor Dostoevsky, mối gắn kết người Armenian gốc Nga, người Azeris gốc Nga, người Đức gốc Nga và người Tatar gốc Nga”. Khí nhắc đến một “người Armenia sắc tộc Nga” sẽ hầu như mang hai hàm nghĩa khác nhau, nhưng Putin đã khôn khéo cố gắng mở rộng định nghĩa russkii, biến nó thành một sự lựa chọn về bản sắc chính trị và văn hóa.

Bản sắc Nga không còn gắn kết với bản sắc các sắc tộc Nga nữa; ngày nay, nó có gì đó mở ra đến thảy mọi người có chung một thế giới quan được điện Kremlin chuẩn y, bất kể là sắc tộc gì. Thay vì biểu thị tính di sản, nhân sinh quan và truyền thống sắc tộc Nga, là người Nga hiện nay nghĩa là ủng hộ và gắn liền với nhà nước, một người Nga bất đồng với nhà nước thì không là người Nga nữa. Chẳng có gì bất thường sau khi Nga xâm lược Ukraine năm 2022, Vyacheslav Volodin, chủ tịch Hạ Viện Nga đồng thời là cựu cố vấn Putin, đã kêu gọi nên tước quốc tịch đối với những ai có thái độ phản chiến.

CÁC BẢN SẮC CHÍNH TRỊ

Động thái giữ thăng bằng của Putin vận hành trôi chảy trong chốc lát. Nhưng sự giậm chân tại chỗ trên chiến trường Ukraine là dịp hiếm có để các hình thái đa dạng của chủ nghĩa dân tộc phát tiết. Xét cho cùng, phần đông phe chủ nghĩa dân tộc không ủng hộ cuộc chiến Ukraine, vốn khiến hàng ngàn binh sĩ Nga phải phơi thây trên sa trường. Các đợt không kích vào đông Ukraine đã khiến hàng ngàn thường dân – mà Putin xem là người Nga phải chết oan ức. Putin mãi mãi khiến người Ukraine nói tiếng Nga – từng hưởng ứng lời tuyên truyền của ông – phải uất hận. Và ông từng tán tụng thủ lĩnh Chechen, Ramzan Kadyrov – các chiến binh của ông này từng đóng vai trò nổi bật trong cuộc chiến – nhân vật này bị những người chủ nghĩa dân tộc sắc tộc Nga oán ghét vì có lời lẽ kích động kêu gọi người sắc tộc Chechen tàn sát người miền Đông Slavs tại Ukraine. 

Các nhóm dân tộc chủ nghĩa thành công nhất tại Nga hiện giờ đã bẻ cong các ý thức hệ cốt lõi nhất của đất nước: các nhóm cực hữu, nhóm hoài niệm thời huy hoàng thời Liên Xô, chủ nghĩa đế quốc sa hoàng và giáo hội Chính thống giáo Nga. Các nhóm dân tộc chủ nghĩa lão làng hơn ủng hộ cuộc xâm lăng, và một số khác thậm chí đã công kích điện Kremlin vì quá nhân từ với người Ukraine. Một số khác, các nhóm thiểu số, được các ủng hộ viên trẻ tuổi tung hô, rao giảng một hình thái chủ nghĩa dân tộc mềm mỏng hơn, ít bạo lực và chú trọng hơn về các vấn đề nội địa. Họ không mấy nhiệt thành trước cuộc xâm lược, bởi vì nó làm suy yếu nước Nga, tuy nhiên họ không ngừng tiếp sức binh sĩ Nga, gửi thuốc men và trang thiết bị y tế cho tiền tuyến. Họ cũng gửi hàng viện trợ cho các công dân Ukraine trong các thành phố bị Nga chiếm đóng. Chẳng hạn như, phong trào Society.Future đã tổ chức hàng loạt các chuyến trợ giúp nhân đạo cho các cư dân tại thành phố Mariupol và các thị trấn nhỏ hơn thuộc Ukraine sau khi các khu vực này bị hủy hoại qua các trận mưa bom của Nga.     

Một số nhóm khác chủ trương như nhóm này, mang tư tưởng phản chiến chẳng bắt nguồn từ cam kết theo đuổi các giá trị tự do gì cả; thay vào đó, họ thấy nó gần gũi với thế giới quan dân tộc chủ nghĩa vị chủng của họ. Họ bài xích nạn bài ngoại vì quan ngại số phận các lính trơn Nga. Rostislav Shorokhov, sáng lập viên một nền tảng báo chí dân tộc chủ nghĩa, đã thể hiện sự hợp nhất trong cảm thức bài người nhập cư và chống chiến tranh trong một bài viết được đăng tải trên mạng Telegram được nhiều người chia sẻ như sau: “Người Nga hiện đang chết dần chết mòn với một tốc độ một triệu người trong một năm,” ông viết, “và thế mạng họ là một đám khủng bố khác”.

Nhóm này có một mối quan hệ trúc trắc với chính phủ Nga. Điện Kremlin, một mặt xem họ là những người gây quỹ hữu ích – lắp đầy hố ngăn cách nhà nước không thể mang lại và quảng bá một hình ảnh thiện cảm xem Nga như Đấng cứu thế – và vì thế điện Kremlin không đụng tới họ. Mặt khác nhà nước cũng xem các nhóm này là mối đe dọa tiềm tàng. Xét cho cùng, họ tương đối độc lập và ý thức hệ của họ không hợp cạ với Putin. Các nhóm gây quỹ và tình nguyện đó lớn mạnh mỗi ngày và họ có khả năng bành trướng ảnh hưởng hơn nữa khi cuộc xung đột với Ukraine thêm sa lầy đồng thời Bộ Quốc phòng Nga tiếp tục phớt lờ đáp ứng các nhu cầu đòi hỏi của quân đội. Mặc dù các nhà phân tích phương Tây ta thán sự cáo chung của xã hội dân sự Nga, nhưng những cộng đồng này hiện diện một hình thái xã hội dân sự ngày càng lớn mạnh; được biện minh qua nhãn hoạt động dân sự tương phản với hầu với người phương Tây.

Cuộc nổi dậy bất thành do người đứng đầu nhóm lính đánh thuê Wagner, Yevgeny Prigozhin thực hiện tháng 6 – và sự đón nhận sự kiện này trong thường dân Nga – đã biểu hiện sức mạnh của một số nhóm khi sự rạn nứt trong phe chủ nghĩa dân tộc lộ diện. Những người cảm thông với phe nổi dậy nói rằng họ xem các lính đánh thuê của Prigozhin song hành với lợi ích dân tộc và Prigozhin, ông vốn dĩ là một con buôn, nói hộ quan điểm của họ qua các bài phát biểu của ông này. Tự tô vẽ mình lời thật mất lòng, ông rêu rao hành vi xâm lược Ukraine dựa trên các lời dối trá và chẳng còn thuyết phục được ai. Đó là câu chuyện sử kể đầy ma mị: Nga vẫn sánh bước như đại cường quốc và binh sĩ của họ là những vị anh hùng bất diệt, tuy nhiên họ bị phản bội và bị giới tinh hoa bất chính và giới tướng lĩnh tồi bại lạm dụng. Những quy chụp như thế đã lay động hàng ngàn người Nga có người thân bị mất mạng tại chiến địa Ukraine và bị cuộc chiến làm mất phương hướng nhưng vẫn thuộc về và muốn thuộc về một cộng đồng quốc gia Nga hằng tưởng tượng. Những câu chuyện sử kể đó đặc biệt hớp hồn phe chủ nghĩa dân tộc sắc tộc, những người cố biện minh cho cuộc chiến thất bại, nhưng không trách cứ gì dân tộc Nga.        

Cuộc nổi dậy cũng đào sâu vào những khốn khó mà các thành viên đó hiện đương đầu so với một số nhỏ phe đối lập tự do Nga với chủ trương bác bỏ bất kỳ hình thái chủ nghĩa dân tộc nào, mà họ ví mà đi ngược các giá trị tự do phổ quát. Những người theo phe tự do đó có khả năng ngộ ra họ đang xa rời cảm thức đồng bào nếu họ không thừa nhận rằng, hầu hết mọi người, đặc biệt đang ở thời khắc bất ổn và mất mát, mong ngóng thuộc về cái gì đó lớn hơn cả sinh mạng của họ nữa. Họ cảm nhận sâu sắc một cảm thức về tính liên tục của lịch sử – được cải trang trong hình hài một nhóm sắc tộc, một cảm thức dân tộc chung, một ý tưởng hay một nhà nước. Phe tự do Nga, trái lại, thường chấp thuận một Đấng cứu thế cá nhân nghĩa là không hợp lòng số đông.   

Một cách để xác định bạn là ai là xác định bạn không phải là ai. Người ngoại quốc và dân nhập cư thường là đối tượng dễ dàng cho một cộng đồng dân cư khao khát tìm lại các cảm thức tự hào, bài nhập cư vẫn còn thịnh hành ở đất Nga. Vào tháng 6 tại Novosibirsk, thành phố lớn thứ 3 ở Nga, một chiến dịch mang biểu ngữ ẩn danh thông báo đến người nhập cư Trung Á và Nam Caucasus “những tin tức tốt lành”: “ Vùng biên giới đang mở toang. Các bạn có thể quay lại cố hương và biến đất nước bạn tươi đẹp hơn”. Cùng tháng đó, cảnh sát tại Moscow đã xông vào một giáo đường, lệnh các tín đồ phải nằm rạp xuống và kiểm tra giấy tờ tùy thân của họ. Câu chuyện này đã thể hiện các liên minh đấu đá nhau buộc Putin phải đích thân dàn xếp: Konstantin Malofeev, một quả đầu chính trị siêu bảo thủ đề xuất “các du khách phải để tay lên đầu cho các cảnh sát chống bạo động kiểm tra” trong khi Ramzan Kadyrov, thủ lĩnh Chechnya, đã gọi phản ứng của cảnh sát là “một sự khiêu khích”.    

NƯỚC NGA ĐƯỢC TÁI TẠO

Hầu hết các kịch bản diễn tiến thời nước Nga hậu Putin có liên quan đến sự bất ổn chính trị và trong một thời cuộc tao loạn, một làn sóng chủ nghĩa dân tộc tuyệt đối có thể mang đến phao cứu sinh cho nhiều người Nga. Đặc biệt nếu chiến trường Ukraine bặt tiếng súng theo bất kỳ hình thức bại trận nào đối với Nga, khi đó bất kỳ lãnh đạo hậu Putin sẽ phải nhận được sự công nhận tính chính danh từ điều gì đó thay vì tính chính danh chủ nghĩa đế quốc. Với nhà nước bị mất tín nhiệm, ông ấy sẽ phải phân biệt rạch ròi giữa đặc trưng Nga với nhà nước – nói cách khác, ông ấy sẽ cần khôi phục một số phân loại chủ nghĩa dân tộc mang tính đại chúng. Nếu điều này vẫn là một phiên bản đặc thù chủ nghĩa dân tộc, nó có thể dự phòng một lộ trình hướng đến một cảm thức tinh thần dân tộc Nga cố kết hơn, một dự phòng không phụ thuộc vào sự bành trướng của chủ nghĩa đế quốc mà hướng đến sự đoàn kết đồng lòng.   

Nhưng trong một xã hội bị sang chấn bởi một cuộc chiến nó gây nên tang thương cho Ukraine, chủ nghĩa dân tộc cần được tiếp sức, kể từ khi nó kích thích dân chúng niềm tự tôn cảm nhận tính ưu việt của dân tộc họ hơn hẳn dân tộc khác và họ thuộc về một đẳng cấp riêng. Một chủ nghĩa dân tộc biến hình sẽ khiến dân Nga khó chịu. Tại Chechnya, Dagestan, và các vùng sắc tộc khác, nó có thể làm tái sinh các tuyên bố ly khai và thậm chí đi xa hơn bằng cách khuấy động cuộc tắm máu thêm nữa.  

Tuy nhiên, trên thực tế, bất kỳ sự loại hình chính trị quá độ nào tại Nga sẽ dẫn đến sự nhiễu nhương và thậm chí là cảnh máu đổ đầu rơi. Đối mặt với viễn cảnh ảm đạm như thế, những người đấu tranh dài hơi cho một nền dân chủ Nga không nên cố áp chế một chế độ tự do theo hình mẫu toàn cầu; thay vào đó, họ nên chấp nhận phong trào chủ nghĩa dân tộc sẽ trỗi dậy là điều hiển nhiên và cố nhào nặn hình hài của nó, lèo lái nó, tránh đi theo các phiên bản hung hiểm hơn. Họ nên theo đuổi một tầm nhìn liên kết với ý tưởng cộng hòa “chúng ta, dân tộc” thay vì “ông ấy, đấng cai trị”. Đây sẽ trở thành một hình thái chủ nghĩa dân tộc đặt trọng tâm vào toàn thể công dân Nga và trao cho mọi người một cảm thức là chủ nhân của đất nước. Bước dịch chuyển tuyệt đối cần thiết này có thể tìm lại thứ cảm hứng trong quá khứ. Tại Đông Âu trong thế kỷ 19, chủ nghĩa dân tộc là một lực lượng dân chủ đã hạ bệ các chế độ quân chủ đế quốc. Trong cuối thế kỷ 20, các chế độ cộng sản đã hứng chịu số phận tương tự.    

Tuy nhiên, một chướng ngại hiện thời là sự thiếu vắng các biểu tượng quốc gia có thể áp dụng được. Quốc kỳ hiện nay từ lâu đã bị phe chủ nghĩa dân tộc dè bỉu vì nó phục vụ riêng mưu đồ của Putin và gần đây hơn, nó bị dèm pha qua cuộc xâm lăng Ukraine. Đó là lý do tại sao phe chủ nghĩa dân tộc chuộng quốc kỳ mang  biểu tượng đế chế chẳng hạn như quốc kỳ mang các màng đen, vàng và trắng. Ngôn ngữ Nga, đến lượt nó, thuộc về nhiều sắc dân hơn là đơn thuần công dân Nga, bởi vì nó được sử dụng rộng rãi trên khắp lãnh thổ Liên Xô trước kia, biến nó thành một công cụ mà phe chủ nghĩa quốc gia khó vận dụng. Phong trào The Society.Future đã cố đặt vị trí kosovorotka – một áo sơ mi truyền thống được nông dân Nga ưa chuộng – như một quốc phục, nhưng ý tưởng đó chưa đạt được đồng thuận. Các huyền thoại của chủ nghĩa dân tộc cũng chẳng có. Hầu hết người Nga chẳng mấy để tâm đến văn học dân gian Nga, và các sách giáo khoa lịch sử chỉ xoáy về các cuộc chiến, các nhà độc tài và chủ nghĩa đế quốc. Các truyền thống Novgorod và Pskov – các nhà nước trung cổ từng khoe mẽ sản sinh ra một số thể chế cộng hòa và quyền bầu cử căn bản – hầu như đã bị lãng quên.    

Để tái tạo lại chủ nghĩa dân tộc Nga, cần sự đồng lòng của tất thảy mọi giới. Giới chính khách, giới hoạt động xã hội dân sự, giới trí thức, thường dân – ai cũng có thể giúp ích. Họ cần nhìn nhận họ có lắm chia rẽ trong khi đặt trọng tâm vào thứ sẽ kết dính họ. Họ cần thôi giọng điệu xỉa xói nhau và thay vào đó đặt tinh thần ái quốc lên hàng đầu cùng nắm tay vì nỗ lực chung để thay đổi và từ đó cứu vãn đất nước mà họ yêu quý.

TỪ ĐẾ CHẾ ĐẾN QUỐC GIA

Thậm chí, trong kịch bản tràn ngập hy vọng này, một chủ nghĩa dân tộc chuyển sang chính trường Nga sẽ đầy rẫy may ít rủi nhiều. Bất lực khi đương đầu với các vấn nạn nội tại, người Nga có thể sẽ chọn con đường theo một phiên bản chủ nghĩa thượng đẳng trong bản sắc russkii và sa vào cuộc cuộc chiến huynh đệ tương tàn – lần này là trận huyết chiến giữa các kẻ thù sắc tộc thay vì đơn thuần là địa hạt chính trị – dẫn đến sự sụp đổ nước Nga như chúng ta đã biết. Hoặc Nga có thể một lần nữa bị cám dỗ bởi ánh hào quang giành được vị thế đại cường toàn cầu, rắp tâm xây dựng một nhà nước liều lĩnh và theo đuổi một chính sách đối ngoại hung hăng.   

Nước Nga hiện thời là thánh địa màu mở cho các phong trào chủ nghĩa dân tộc, và khó nói trước thời hậu Putin hình thù của nó sẽ ra sao. Nhưng nếu nó mang một hình thù thiện lành, hình thù đó sẽ chú trọng vào sự dựng xây tính liên đới và cùng chia sẻ quyền lực với các sắc dân Nga khác, nó sẽ mang đến một cơ hội thoáng qua để giải quyết động cơ lỗi gây nên tính hung hăng trong nước Nga hiện nay: tính phối hợp giữa sự vĩ đại kèm với các tham vọng đế chế. Người Nga rốt cuộc không muốn chứng kiến một đế chế mà là một quốc gia.

Nguồn : https://www.foreignaffairs.com/russian-federation/return-russian-ethnonationalism

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here