Benito Mussolini: Học thuyết của chủ nghĩa phát xít ( Phần 2)

0
46
Umberto Eco (1932-2016). Các tác phẩm đã dịch ra tiếng Việt: Tên của hoa hồng, Nghĩa địa Praha, Con lắc Foucault, v.v.
   

Phan Phương Đạt

14/03/2023

Giới thiệu: Ngày nay đa số mọi người chỉ biết đến chủ nghĩa phát xít một cách mơ hồ, liên quan đến bóng ma của chế độ Hitler, của nước Đức thời đảng Quốc xã. Nhiều người cũng đánh đồng chủ nghĩa phát xít vốn xuất thân ở Ý với chủ nghĩa quốc xã (nazism) của Hitler, trong khi nazism thực chất là một hình thức của chủ nghĩa phát xít. Nhà văn Ý Umberto Eco có bài phân tích chi tiết về việc tại sao người ta lại hay dùng chữ phát xít để nói về tất cả các chế độ và tư tưởng liên quan, và chỉ ra 14 dấu hiệu của chủ nghĩa phát xít.

Muốn ngăn chặn sự trở lại của chủ nghĩa phát xít (có thể là dưới một tên gọi mới, thậm chí dưới danh nghĩa chống phát xít), chúng ta cần hiểu rõ nó, để có thể nhìn ra và có những hành động sớm để chặn đứng từ trong trứng nước, bất kể chiêu bài của chúng là gì. Do đó, chúng ta nên đọc bài viết này của cha đẻ của chủ nghĩa phát xít, Benito Mussolini.   

Bài viết này (La Dottrina Del Fascismo) gồm 2 chương, xuất hiện lần đầu năm 1932, trong Bách khoa Toàn thư Ý, và được ký tên Mussolini, nhưng người ta cho rằng tác giả của chương đầu tiên là triết gia và chính trị gia Ý Giovanni Gentile.

Bản dịch này dịch từ bản tiếng Nga của V.N. Novikov năm 1938 (dịch từ tiếng Ý, nhà xuất bản “La Renaissance”, 73, đại lộ Champs-Elysees, Paris-8-eme, 1938), có tham khảo bản dịch tiếng Anh. Trong bản dịch của Novikov có phần Chú thích cho Chương 1 mà chúng tôi không dịch ở đây.

Nếu phát hiện sai sót, xin ghi vào comment.

Nguồn : https://phanphuongdat.com/2020/06/24/chu-nghia-phat-xit-vinh-cuu-ur-fascism/

Tiếp theo Phần 1

CHƯƠNG HAI – HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI

1. Nguồn gốc của học thuyết

Khi, vào tháng 3 năm 1919 đã xa, thông qua tờ báo “Il Popolo d’Italian”, tôi tập hợp ở Milan những người còn lại sau cuộc chiến – những người đã đi theo tôi kể từ khi thành lập các biệt đội (fascio) của hành động cách mạng từ tháng Giêng năm 1915 – trong đầu tôi không hề có kế hoạch cụ thể nào cho một học thuyết.

Tôi đã giữ lại kinh nghiệm sống từ một học thuyết, cụ thể là chủ nghĩa xã hội, trong khoảng thời gian từ năm 1903/4 đến mùa đông năm 1914 – khoảng mười năm. Trong kinh nghiệm này, tôi đã trải qua cả vị trí phục tùng lẫn lãnh đạo, nhưng đó không phải là một kinh nghiệm về học thuyết. Và trong thời kỳ đó, học thuyết của tôi là học thuyết về hành động. Kể từ năm 1905, đã không còn một học thuyết xã hội chủ nghĩa duy nhất được thừa nhận rộng rãi. Sau đó, một phong trào theo chủ nghĩa xét lại bắt đầu ở Đức, do Bernstein đứng đầu, và trong sự tương phản về thay đổi xu hướng, một phong trào cách mạng cánh tả đã được hình thành, phong trào này ở Ý chỉ dừng ở các lời nói, trong khi ở chủ nghĩa xã hội Nga, nó đã trở thành khúc dạo đầu của chủ nghĩa bôn-sê-vích.

Chủ nghĩa cải cách, chủ nghĩa cách mạng, chủ nghĩa trung tâm – không còn sót lại tiếng vọng nào của tất cả các thuật ngữ này, trong khi trong con nước mạnh mẽ của chủ nghĩa phát xít, bạn sẽ tìm thấy các dòng chảy bắt nguồn từ Sorel, Peguy, Lagardel của Phong trào xã hội chủ nghĩa (Mouvement Socialiste). Từ các dòng chảy đó xuất hiện các nhóm theo chủ nghĩa nghiệp đoàn Ý, mà trong các năm 1904 đến 1914 cùng với các tờ báo Pagani Libere của Olivetti, La Lupa của Orano, và Divenire Sociale của Heinrich Leone đã mang đến một nốt nhạc mới cho cuộc sống hàng ngày của chủ nghĩa xã hội Ý, vốn đã bị lỏng lẻo và bị mê hoặc bởi sự lầm lạc của Giolitti.

Khi chiến tranh kết thúc năm 1919, chủ nghĩa xã hội với tư cách là một học thuyết đã chết; nó chỉ tồn tại dưới hình thức thù hận và có một cơ hội nữa, đặc biệt là ở Ý, để trả thù những người đã muốn chiến tranh và những người phải “chuộc lỗi” nó.

“Il Popolo d’ltalia” được xuất bản với phụ đề: “Nhật báo của những người tham gia chiến tranh và các nhà sản xuất”. Từ “nhà sản xuất” đã là một chỉ dấu về định hướng tinh thần. Chủ nghĩa phát xít không nắm quyền từ trước bằng việc soạn học thuyết trên bàn; nó được sinh ra từ nhu cầu hành động và là hành động; nó đã không là một đảng, mà trong hai năm đầu là một hình thức phản đảng – một phong trào. Cái tên mà tôi đặt cho tổ chức đã quyết định đặc điểm của nó.

Trong mọi trường hợp, bất cứ ai đọc trên những trang sách báo vốn đã nhàu của thời đại đó báo cáo về việc tập hợp các đội chiến đấu của Ý (fascio), thì anh ta sẽ không tìm thấy một học thuyết nào, mà chỉ tìm thấy một số điều khoản, dự đoán, gợi ý, mà sau đó, sau một vài năm, khi được giải phóng khỏi sự phát triển không thể tránh khỏi của tính nhất thời, lẽ ra đã phát triển thành một loạt cơ sở học thuyết, biến chủ nghĩa phát xít thành một học thuyết chính trị độc lập trong mối quan hệ với tất cả những học thuyết khác, cả quá khứ và hiện tại.

“Nếu giai cấp tư sản,” – khi đó tôi nói – “hy vọng chúng ta sẽ là cột thu lôi, thì họ đã nhầm. Chúng ta phải ủng hộ lao động… Chúng ta muốn dạy giai cấp công nhân nghệ thuật quản lý, thậm chí chỉ để thuyết phục họ rằng hoàn toàn không dễ dàng để dẫn dắt ngành công nghiệp hoặc thương mại phát triển… Chúng ta sẽ đấu tranh chống lại sự lạc hậu về kỹ thuật và tinh thần… Chúng ta không được hèn nhát trước cơ nghiệp sẽ mở ra sau cái chế độ hiện tại này. Chúng ta phải nhanh lên! Nếu chế độ bị khuất phục, chúng ta phải thay thế nó. Quyền thừa kế thuộc về chúng ta, vì chúng ta đã đẩy đất nước vào chiến tranh và đã dẫn dắt nó đến chiến thắng. Mức độ đại diện chính trị hiện tại không làm chúng ta hài lòng, chúng ta muốn đại diện trực tiếp cho các lợi ích riêng lẻ. Chống lại chương trình này có nghĩa là sự trở lại của các tập đoàn… Không quan trọng!… Tôi muốn cuộc họp chấp nhận các yêu cầu của chủ nghĩa nghiệp đoàn quốc gia từ quan điểm kinh tế.”

Chẳng ngạc nhiên sao, khi từ ngày đầu tiên của cuộc họp tại quảng trường San Sepolcro đã vang lên từ “tập đoàn”, mà trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng sẽ được dùng để chỉ một trong những sáng tạo về lập pháp và xã hội, làm nền tảng cho chế độ?

2. Sự phát triển của học thuyết

Những năm trước cuộc hành quân vào Rome (Marcia su Roma) là những năm mà sự cấp thiết phải hành động không cho phép dành thời gian cho nghiên cứu và phát triển học thuyết chi tiết. Chiến trận liên miên ở các thành phố và làng mạc. Người ta đã tranh luận, nhưng điều thiêng liêng và ý nghĩa hơn là họ đã chết. Họ đã biết chết như thế nào. Một học thuyết được xây dựng với sự chia nhỏ thành các chương và đoạn văn với lý luận cẩn thận đã có thể bị thiếu; thay thế nó là một cái gì đó rõ ràng hơn: niềm tin…

Tuy nhiên, nếu có ai đó dựng lại quá khứ từ hàng đống sách vở, bài báo, nghị quyết của các đại hội, các bài phát biểu lớn nhỏ, nếu ai biết nghiên cứu và chọn lọc, sẽ thấy rằng trong sức nóng của cuộc đấu tranh, những nền tảng của học thuyết đã được phác thảo. Chính trong những năm này, tư tưởng phát xít được vũ trang, mài giũa và hình thành.

Đã giải quyết được các vấn đề của cá nhân và nhà nước; vấn đề quyền hạn và tự do; các vấn đề chính trị, xã hội và đặc biệt là dân tộc; cuộc đấu tranh chống lại các học thuyết tự do, dân chủ, xã hội chủ nghĩa, tam điểm, công giáo nhân dân (popolari) được tiến hành đồng thời với “các cuộc viễn chinh trừng phạt”.

Nhưng vì không có “hệ thống”, nên các đối thủ đã phủ nhận một cách ác ý bất kỳ khả năng học thuyết nào của chủ nghĩa phát xít, mà trong khi đó, học thuyết này đã được tạo ra, có lẽ, một cách dữ dội, đầu tiên dưới hình thức phủ nhận một cách gay gắt và giáo điều, như chuyện thường xảy ra với tất cả các tư tưởng mới nổi, và sau đó trong hình thức một khái niệm tích cực, mà lần lượt vào các năm 1926, 1927 và 1928 được thể hiện trong các luật và cơ quan của chế độ.

Ngày nay, chủ nghĩa phát xít được xác lập rõ ràng không chỉ với tư cách là một chế độ mà còn với tư cách là một học thuyết. Tình trạng này phải được giải thích theo nghĩa là chủ nghĩa phát xít hiện nay, trong khi chỉ trích chính mình và những người khác, thì có quan điểm độc lập của riêng mình, và do đó có một hướng đi, trong tất cả các vấn đề gây đau khổ cho các dân tộc trên thế giới về vật chất hoặc tinh thần.

3. Chống lại chủ nghĩa hòa bình: chiến tranh và cuộc sống như một nghĩa vụ

Trước hết, chủ nghĩa phát xít không tin vào khả năng cũng như lợi ích của một nền hòa bình lâu dài, vì nói chung, vấn đề liên quan đến sự phát triển trong tương lai của nhân loại, và những cân nhắc về chính trị hiện tại bị gạt sang một bên. Do đó, nó bác bỏ chủ nghĩa hòa bình, là chủ nghĩa che giấu việc chối bỏ chiến đấu và nỗi sợ hãi của nạn nhân.

Chỉ có chiến tranh mới kéo căng tất cả các lực lượng của con người ở mức độ cao nhất và đóng dấu ấn của sự cao quý lên những dân tộc có can đảm thực hiện điều đó. Tất cả các thách thức khác chỉ là thứ yếu, vì chúng không đặt một người trước sự lựa chọn của sự sống hay cái chết. Vì vậy, một học thuyết dựa trên tiền đề hòa bình là xa lạ với chủ nghĩa phát xít.

Tất cả các tổ chức quốc tế có tính chất xã hội cũng đều xa lạ với tinh thần của chủ nghĩa phát xít, mặc dù chúng có thể được chấp nhận vì lợi ích trong những điều kiện chính trị nhất định. Như lịch sử cho thấy, những tổ chức như vậy có thể tan thành mây khói, khi những cảm xúc về tư tưởng và thực tiễn khuấy động lên trái tim của các dân tộc.

Chủ nghĩa phát xít mang tinh thần chống chủ nghĩa hòa bình này đi vào cuộc sống của cả các cá nhân. Lời tự hào của người chiến sĩ “Không thể đe dọa tôi” (me ne frego), được ghi trên băng vết thương, không chỉ là một hành động của triết học khắc kỷ, không chỉ là một kết luận từ học thuyết chính trị; đó là giáo dục hướng đến chiến đấu, chấp nhận rủi ro đi kèm với nó; đây là phong cách mới của cuộc sống Ý.

Như vậy, người phát xít tiếp nhận và yêu cuộc sống; anh ta phủ nhận việc tự sát và coi đó là hèn nhát; anh ta hiểu cuộc sống như là nghĩa vụ của việc tiến đến hoàn hảo, của sự chinh phục. Cuộc sống cần phải thăng hoa và viên mãn, được trải nghiệm cho chính mình, nhưng trên hết là cho những người khác, thân và xa lạ, hiện tại và tương lai.

4. Chính sách nhân khẩu học và “người anh em” của chúng ta

Chính sách nhân khẩu học của chế độ là một kết luận từ những tiền đề này.

Người phát xít yêu người anh em của mình, nhưng “người anh em” này không phải là một hình ảnh mơ hồ và khó nắm bắt đối với anh ta; tình yêu dành cho người anh em không loại bỏ tính nghiêm khắc giáo dục cần thiết, và hơn nữa là tính hiểu được và kiềm chế trong các mối quan hệ.

Người phát xít từ chối sự ôm ấp thân mật trên thế giới và, khi sống trong tương giao với các dân tộc văn minh, anh ta không cho phép mình bị lừa bởi vẻ ngoài dễ thay đổi và lừa dối; cảnh giác và không dễ tin, anh ta nhìn thẳng vào mắt họ và theo dõi trạng thái tinh thần của họ cũng như sự thay đổi sở thích của họ.

5. Chống chủ nghĩa duy vật lịch sử và chống đấu tranh giai cấp

Cách hiểu như vậy về cuộc sống đã khiến chủ nghĩa phát xít kiên quyết bác bỏ học thuyết tạo nên nền tảng của cái gọi là chủ nghĩa xã hội khoa học của Marx; học thuyết của chủ nghĩa duy vật lịch sử, theo đó lịch sử của nền văn minh nhân loại chỉ được giải thích bằng cuộc đấu tranh vì lợi ích của các nhóm xã hội khác nhau và những thay đổi trong phương tiện và công cụ sản xuất.

Không ai phủ nhận rằng các yếu tố kinh tế – khám phá ra tài nguyên thô, phương pháp làm việc mới, các phát minh khoa học – đều có giá trị của chúng, nhưng thật vô lý khi cho rằng chúng là đủ để giải thích lịch sử loài người mà không xem xét các yếu tố khác.

Bây giờ và mãi mãi, chủ nghĩa phát xít tin vào sự thánh thiện và chủ nghĩa anh hùng, nghĩa là vào hành động mà trong đó không có bất kỳ động cơ kinh tế nào – dù là xa hay gần.

Sau khi bác bỏ chủ nghĩa duy vật lịch sử, theo đó con người chỉ xuất hiện với tư cách là vai phụ của lịch sử, xuất hiện và biến đi trên bề mặt của cuộc sống, trong khi các lực định hướng đang chuyển động và hoạt động ở bên trong, chủ nghĩa phát xít phủ nhận cuộc đấu tranh giai cấp liên tục và tất yếu, vốn là sản phẩm tự nhiên của một cách hiểu biết mang tính kinh tế về lịch sử như vậy, và trên hết nó phủ nhận rằng đấu tranh giai cấp là yếu tố chủ yếu của sự thay đổi xã hội.

Sau khi đập tan hai trụ cột này của học thuyết, chủ nghĩa xã hội chẳng còn lại gì ngoài những giấc mơ nhạy cảm, xưa như loài người, về một sự tồn tại xã hội mà trong đó những đau khổ và buồn phiền của những người bình thường sẽ được xoa dịu. Nhưng cả ở đây, chủ nghĩa phát xít cũng bác bỏ khái niệm “hạnh phúc” kinh tế, đang được thực hiện ở thời điểm hiện tại của quá trình phát triển kinh tế về mặt xã hội, như thể sẽ tự động bảo đảm cho tất cả mọi người mức độ sung túc cao nhất. Chủ nghĩa phát xít phủ nhận khả năng có một cách hiểu duy vật về “hạnh phúc”, và để nó lại cho các nhà kinh tế học nửa đầu thế kỷ 18, tức là nó phủ nhận sự bình đẳng: – “an sinh-hạnh phúc”, thứ sẽ biến con người thành những con vật chỉ nghĩ duy nhất về một điều: được hài lòng và thỏa mãn, tức là, cuộc sống đơn giản và thực vật.

6. Chống ý thức hệ dân chủ

Sau chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa phát xít chiến đấu chống lại toàn bộ phức hợp các hệ tư tưởng dân chủ, bác bỏ chúng hoặc là trong tiền đề lý thuyết, hoặc là trong ứng dụng và cấu trúc thực tế của chúng.

Chủ nghĩa phát xít phủ nhận việc số lượng, chỉ đơn giản như bản thân nó, có thể quản lý xã hội loài người; nó phủ nhận việc số này, thông qua các cuộc tham vấn định kỳ, có thể quản lý; nó khẳng định rằng sự bất bình đẳng là không thể tránh khỏi, là nhân từ và có lợi cho những con người vốn không thể được bình đẳng hóa một cách cơ học và bởi yếu tố bên ngoài, như là phổ thông đầu phiếu.

Có thể định nghĩa các chế độ dân chủ bằng thực tế là dưới các chế độ này, đôi khi người dân ảo tưởng về chủ quyền của chính họ, trong khi chủ quyền thực sự và thực chất nằm ở các lực lượng khác, thường là vô trách nhiệm và bí mật. Dân chủ là một chế độ không có vua, nhưng có rất nhiều vua, thường là tuyệt đối, chuyên chế và tàn tạ hơn là một ông vua duy nhất, cho dù là một bạo chúa.

Đó là lý do tại sao chủ nghĩa phát xít, mà cho đến năm 1922, vì những cân nhắc quá độ, đã có quan điểm theo xu hướng cộng hòa, thì trước cuộc Hành quân về Rome đã từ bỏ nó với niềm tin rằng, ngày nay câu hỏi về hình thức chính trị của nhà nước là không cần thiết, và rằng khi nghiên cứu các mô hình quân chủ hay cộng hòa xưa và nay, rõ ràng không nên bàn đến quân chủ và cộng hòa dưới dấu hiệu trường tồn, mà chỉ là những hình thức mà trong đó thể hiện sự tiến hóa chính trị, lịch sử, truyền thống và tâm lý của một quốc gia cụ thể.

Giờ đây, chủ nghĩa phát xít đã vượt qua sự đối lập “quân chủ-cộng hòa” mà trong đó nền dân chủ bị mắc kẹt, lên án quân chủ với mọi thiếu sót và ca ngợi nền dân chủ như một hệ thống hoàn hảo. Bây giờ rõ ràng là có những nền cộng hòa về bản chất là phản động và chuyên chế, và có những nền quân chủ chấp nhận những thử nghiệm chính trị và xã hội táo bạo nhất.

(Còn nữa)

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here