Báo cáo giữa kỳ UPR gửi đến Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc; Kỳ thứ ba Báo cáo gửi vào ngày 01 tháng 11 năm 2021

0
9
Global Human Rights Clinic Files Report with UN Human Rights Council Documenting Free Speech Suppression by Vietnam Government Law School Communications November 1, 2021
page1image2923599024 page1image2923640800page1image2923649376

Báo cáo phối hợp giữa Dự án 88 (The 88 Project) và Phòng thực hành Nhân quyền Toàn cầu (Global Human Rights Clinic) thuộc Trường Luật Đại học Chicago gửi cho

Phiên Kiểm điểm Phổ quát Định kỳ đối với Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ UPR gửi đến Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc; Kỳ thứ ba Báo cáo gửi vào ngày 01 tháng 11 năm 2021

Dự án 881 và Phòng thực hành Nhân quyền Toàn cầu thuộc Trường Luật Đại học Chicago (GHRC)2 nộp báo cáo này3 cho Phiên Kiểm điểm Phổ quát định kỳ đối với Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Báo cáo này thuật lại hiện trạng đáng quan ngại của Việt Nam liên quan đến các hạn chế quyền tự do ngôn luận của nước này.

I. GIỚI THIỆU

1 Dự án 88 là một tổ chức phi lợi nhuận nhằm hỗ trợ và thúc đẩy tự do ngôn luận ở Việt Nam thông qua chia sẻ câu chuyện và ủng hộ hoạt động của các nhà hoạt động Việt Nam bị đàn áp vì bày tỏ bất đồng ý kiến một cách ôn hòa. Kể từ khi thành lập vào năm 2012, Dự án 88 đã theo dấu và chia sẻ tin tức về các trường hợp tù nhân chính trị và các nhà hoạt động có nguy cơ bị bức hại vì thực hiện quyền tự do ngôn luận của họ. Thông qua nhiều dự án khác nhau của mình—bao gồm Cơ sở dữ liệu về Vi phạm Nhân quyền, các cuộc phỏng vấn video với các nhà hoạt động, dịch thuật các bài viết của các nhà hoạt động, cập nhật tin tức và mạng xã hội, và các bài phân tích—Dự án 88 tìm cách đem các cuộc đàn áp các nhà hoạt động ra ánh sáng và tiếp cận nhiều đối tượng người đọc hơn, bao gồm cả người đọc nói tiếng Anh, với hy vọng rằng nghiên cứu của họ có thể thúc đẩy việc cải thiện các biện pháp bảo vệ quyền tự do ngôn luận và trả tự do cho các tù nhân chính trị ở Việt Nam.

Liên hệ: Kaylee Uland (kaylee@the88project.org), Trang Nguyễn (trang@the88project.org). Trang web: www.the88project.org.

2 GHRC là một khóa học thực hành với chủ đề luật nhân quyền và vận động ủng hộ cho nhân quyền tại Đại học Chicago. Kể từ khi thành lập vào năm 2013, sinh viên luật, dưới sự dẫn dắt của giảng viên khoa, đã hợp tác với các tổ chức trong các vụ việc và dự án thúc đẩy quyền con người thông qua xét xử công khai trong và ngoài nước và các hình thức vận động khác, bao gồm tìm hiểu thực tế, xây dựng tài liệu, nghiên cứu, quy định pháp luật và chính sách, và nâng cao nhận thức cộng đồng.

Liên hệ: Claudia Marie Flores (cmflores@uchicago.edu), Mariana Olaizola Rosenblat (olaizola@uchicago.edu). Trang web: www.law.uchicago.edu/ghrc.

3 Báo cáo này được nghiên cứu và soạn thảo bởi các sinh viên và nhân sự thuộc GHRC, với thông tin từ Dự án 88. Báo cáo này thể hiện quan điểm và góc nhìn của các tác giả trên. Báo cáo không thể hiện quan điểm đại diện tổ chức của Trường Luật Đại học Chicago. Nhóm sinh viên nghiên cứu và soạn thảo bao gồm: Jacob McGee (’21), Darby Findley (’22) và Keila Mayberry (’22). Nhóm nghiên cứu và soạn thảo của khoa bao gồm Claudia Flores, Giáo sư Luật Thực Hành và Giám đốc của GHRC; và Mariana Olaizola Rosenblat, Nghiên cứu viên của GHRC và Giảng viên Luật. Phương pháp nghiên cứu được cung cấp trong Phụ lục 1.

page1image2920868608 page1image2920870016 page1image2920871360page1image2920871664 page1image2920871984 page1image2920872304

1

  1. Chính phủ Việt Nam tiếp tục tích cực đàn áp quyền tự do ngôn luận của công dân một cách có hệ thống. Mặc dù trên danh nghĩa, Việt Nam đã cam kết bảo đảm quyền tự do ngôn luận trong Hiến pháp và chấp nhận nghĩa vụ bảo đảm đó trong nhiều Điều ước Quốc tế về quyền con người, nhưng Việt Nam lại thường xuyên vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân. Những vi phạm của Việt Nam đối với quyền tự do ngôn luận đặc biệt nghiêm trọng trên không gian mạng. Công dân Việt Nam thường hay bị công an sách nhiễu, bắt giữ, bị từ chối quyền tiếp xúc với luật sư, bị xét xử và bị kết án tù dài hạn chỉ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình. Ngoài ra, Việt Nam còn tạo ra bầu không khí sợ hãi trong nước bằng cách tích cực theo dõi và xóa bỏ các trang web, khóa tài khoản mạng xã hội và kiểm duyệt bài đăng trên các mạng xã hội của công dân. Hệ quả là công dân Việt Nam không được hưởng quyền tự do ngôn luận thực sự.
  2. Báo cáo này cung cấp bằng chứng về sự đàn áp nói trên tại Việt Nam, được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu tại bàn (desk research- nghiên cứu với tài liệu sẵn có) tổng quát, với hệ thống dữ liệu được Dự án 88 thu thập thông qua trang web của mình4 và từ các cuộc phỏng vấn trực tiếp với 14 nhân chứng trải nghiệm do chính nhóm tác giả thực hiện. Hoạt động nghiên cứu được thực hiện và cập nhật đến tháng 8 năm 2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy các quy định pháp lý có tính đàn áp, được thể hiện trong Luật An ninh mạng và một số điều khoản của Bộ luật Hình sự, kết hợp với nhiều biện pháp giám sát, ép buộc và lạm dụng quyền lực nhà nước, trên thực tế đã kìm hãm quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam. Báo cáo này cũng sẽ chỉ ra rằng Việt Nam đã sử dụng kết hợp các chiến thuật đàn áp, bao gồm kiểm duyệt truyền thông, sử dụng bạo lực cảnh sát, cấm gặp mặt luật sư, áp dụng điều kiện giam giữ vô nhân đạo, mở ra các phiên tòa bỏ túi và đưa ra các bản án tù khắc nghiệt để đạt được mục đích kể trên. Tóm lại, nghiên cứu này chỉ ra rằng Việt Nam sử dụng một phương pháp đàn áp ngôn luận trực tiếp và có hệ thống và phương pháp này là vi phạm pháp luật quốc tế.

II. HỆ THỐNG PHÁP LÝ

A. HIẾN PHÁP

3. Hiến pháp Việt Nam bảo đảm việc bảo vệ quyền con người của mọi công dân.5 Trong số đó có các quyền về tự do: thể hiện quan điểm và ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội và biểu tình.6

4 Cơ sở dữ liệu, Dự án 88, https://the88project.org/.
5 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Điều14 (2013),

http://constitutionnet.org/sites/default/files/tranlation_of_vietnams_new_constitution_enuk_2.pdf.

6 Như trên.

page2image2910823504 page2image2910823872 page2image2910824304

2

  1. Ngoài ra, Hiến pháp cũng đảm bảo cho công dân một số quyền về tố tụng, bao gồm quyền được xét xử kịp thời và công khai, được bào chữa, quyền suy đoán vô tội, và quyền không bị kết án hai lần cho cùng một tội danh.7
  2. Tuy nhiên, Điều 14 của bản Hiến pháp bảo lưu quyền cho cơ quan nhà nước Việt Nam trong việc hạn chế các quyền của công dân trong “trường hợp cần thiết” như “quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe”.8
  3. Bên cạnh đó, Hiến pháp hạn chế quyền của công dân thông qua các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Điều 15 nghiêm cấm công dân xâm phạm lợi ích quốc gia trong việc thực hiện các quyền của mình,9 và Điều 44 quy định: “Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.”10

B. BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999 VÀ 2015

  1. Việt Nam có một số quy định pháp luật hình sự trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế quyền tự do ngôn luận. Trong số đó là các quy định hình sự hóa các hành vi được định nghĩa một cách mơ hồ sau: gây rối trật tự công cộng,11 lợi dụng quyền tự do dân chủ,12 thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,13 gây chia rẽ giữa Nhà nước với nhân dân hoặc giữa các tầng lớp nhân dân14 và phá rối an ninh.15 Ngoài ra, các nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng còn bị truy tố về các tội danh không liên quan, chẳng hạn như trốn thuế.16
  2. Điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015 (trước đây là Điều 88), hình sự hóa hành vi “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”17 Điều 117 áp dụng hình phạt từ 05 năm đến 12 năm tù đối với hành vi làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung “xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân,” “bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân” hoặc “gây chiến

7 Điều 31, Hiến pháp 2013. Lưu ý, công dân không được bảo đảm quyền có luật sư trong trường hợp công dân không thể tự mình thuê được luật sư.

8 Như trên.

9 Điều 15, Hiến pháp 2013.

  1. 10  Điều 44, Hiến pháp 2013.
  2. 11  Điều 318, Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (27/11/2015), http://www.derechos.org/intlaw/doc/vnm1.html.
  3. 12  Điều 331, Bộ luật Hình sự 2015.

page3image3030428976 page3image3030429344

13 Điều 109, Bộ luật Hình sự 2015. 14

page3image3030435296

Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 (21/12/1999). 15 Điều Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (27/11/2015).

Điều 116, Bộ luật Hình sự 2015; Điều 87,

page3image3030453808

89 và Điều 118,

16 Cơ sở dữ liệu, Dự án 88, https://the88project.org/; Đọc Điều 161, Khoản 1, Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 (21/12/1999).

17 Điều 117, Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (27/11/2015). 3

page3image3030479664

tranh tâm lý.”18 Nếu hành vi phạm tội được xem là “đặc biệt nghiêm trọng,” người phạm tội có thểbịphạttùtừ10đến20năm.19 Hànhvichuẩnbịphạmtộithìbịphạttùtừ01nămđến05 năm.20

C. LUẬT AN NINH MẠNG 2018

9. Luật An ninh mạng 2018 của Việt Nam yêu cầu các công ty công nghệ chuyên về truyền thông trên nền tảng Internet, chẳng hạn như mạng xã hội và công cụ tìm kiếm trực tuyến (ví dụ: Facebook và Google) xóa nội dung không phù hợp với lợi ích của nhà nước,21 lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam, và thành lập văn phòng tại Việt Nam.22 Cơ quan nhà nước Việt Nam khẳng định rằng quy định này là cần thiết để “bảo vệ quốc phòng và đảm bảo trật tự xã hội.”23

III. NGHĨA VỤ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ NHÂN QUYỀN CỦA VIỆT NAM

A. QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN

10. Điều 19 của ICCPR24 đảm bảo quyền tự do ngôn luận. Quyền này bảo vệ quyền nói, viết hoặc sử dụng các phương thức khác nhằm thể hiện quan điểm, niềm tin, sự thật hoặc các góc nhìn khác của cá nhân.25 Quyền tự do ngôn luận liên quan chặt chẽ đến quyền tự do hội họp và biểu tình vì cả hai đều dựa trên niềm tin rằng quyền tự do phát ngôn và thể hiện suy nghĩ của cá nhân một cách công khai là cần thiết để cộng đồng và nhà nước có trách nhiệm được hoạt động hiệu quả.26

18 Như trên. 19 Như trên. 20 Như trên.

21 Bao gồm tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam và nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm “trật tự quản lý kinh tế”. Điều 16, Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14 (12/06/2018),https://www.economica.vn/Content/files/LAW%20%26%20REG/Law%20on%20Cyber%20Security%202018.pdf (Bản dịch không chính thức).

22 Điều 26, Luật An ninh mạng 2018.

23 Timothy McLaughlin, Under Vietnam’s New Cybersecurity Law, U.S. Tech Giants Face Stricter Censorship (Các ông lớn công nghệ Mỹ đối mặt với kiểm duyệt gắt gao hơn với Luật An ninh mạng mới của Việt Nam), Washington Post (16/03/2019), https://www.washingtonpost.com/world/asia_pacific/under-vietnams-new-cybersecurity-law-us-tech-giants- face-stricter-censorship/2019/03/16/8259cfae-3c24-11e9-a06c-3ec8ed509d15_story.html.

24 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) được Việt Nam phê chuẩn năm 1982. Nguồn tại United Nations Human Rights Treaty Database, Ratification Status for Vietnam, Office of the High Commissioner of Human Rights, https://tbinternet.ohchr.org/_layouts/15/TreatyBodyExternal/Treaty.aspx?CountryID=192&Lang=EN.

25 Điều 19, U.N.T.S. 171, Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, 16/12/1866 [sau đây gọi tắt là ICCPR]. 26 Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (HRC), Bình luận chung số 34 về Điều 19 (Quyền tự do ý kiến và bày tỏ), thông

qua vào 12/09/2011 tại phiên họp thứ 102, UN Doc CCPR/C/GC/34, Đoạn 26 [sau đây gọi tắt là Bình luận chung số 34].

page4image3029733232 page4image3029733536page4image3029733840page4image3029734144 page4image3029734448

4

11. Các trường hợp quyền tự do ngôn luận bị hạn chế theo Điều ước là không nhiều và phụ thuộc vào các nguyên tắc nhất định.27 Cụ thể, việc hạn chế quyền tự do ngôn luận được thực hiện khi được luật quy định,28 để đạt được một mục đích chính đáng29 và là cần thiết để đạt được mục đích đó.30

B. QUYỀN ĐƯỢC XÉT XỬ CÔNG BẰNG

12. Quyền được xét xử công bằng được quy định trong Điều 14 của ICCPR và Điều 10 và 11 của Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát. Theo các văn bản này, quốc gia thành viên phải đảm bảo cho mọi cá nhân được “xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án có thẩm quyền, độc lập và không thiên vị” và đảm bảo rằng “những người bị khởi tố hình sự có quyền được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội.”31

C. QUYỀN VỀ TÍNH MẠNG, AN TOÀN VÀ KHÔNG BỊ TRA TẤN

27 Điều 19, Khoản 3, ICCPR, 16/12/1966, 999 U.N.T.S. 171.

28 Bình luận chung số 34, Đoạn 24. Luật điều chỉnh “phải được xây dựng với độ chính xác vừa đủ để cho phép cá nhân điều chỉnh hành vi của mình một cách phù hợp.” (Đoạn 25, Bình luận chung (trích dẫn Khiếu nại số 578/1994, de Groot v. The Netherlands, Quan điểm được thông qua vào 14/07/1995). Theo đó, bất kỳ hạn chế nào đối với tự do ngôn luận được luật định phải thể hiện rõ cho công chúng thấy “những phát ngôn nào là bị hạn chế một cách phù hợp và những phát ngôn nào là không bị hạn chế.” (Bình luận chung số 34). Ngoài ra, luật không được phép trao cho Nhà nước “toàn quyền tùy nghi” áp dụng luật hoặc áp đặt những hạn chế sau này đối với tự do ngôn luận (Bình luận chung số 34 (trích dẫn bình luận chung số 27)).

29 Đoạn 28-32, Bình luận chung số 34. Điều này bao gồm việc tôn trọng các quyền và danh dự của người khác (Đoạn 28- 32, Bình luận chung số 34) và việc bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng. (Đoạn 29, Bình luận chung số 34. Xem Điều 19, Khoản 3, Điểm b) ICCPR). Hội đồng Nhân quyền trước đây đã công nhận rằng “phải hết sức thận trọng” để Nhà nước không lạm dụng vấn đề an ninh quốc gia vốn thường bị lợi dụng (Đoạn 30, Bình luận chung số 34 (đã lược bỏ trích dẫn)).

30 Đoạn 33, Bình luận chung số 34. Một hạn chế bị xem là vi phạm yêu cầu về tính cần thiết khi việc bảo vệ có thể được thực hiện thông qua những cách thức khác ít gây hạn chế quyền tự do ngôn luận hơn (Bình luận chung số 34 (trích dẫn Khiếu nại số 359, 385/89, Ballantyne, Davidson and McIntyre v. Canada)). Khi áp đặt hạn chế, Nhà nước phải chứng minh “chính xác bản chất mối đe doạ một cách cụ thể và riêng biệt, và sự cần thiết cũng như tính tương xứng trong việc áp dụng một biện pháp cụ thể, đặc biệt phải thế hiện được mối liên hệ trực tiếp và tức thời giữa phát ngôn và mối đe doạ.” (Đoạn 35, Bình luận chung số 34 (trích dẫn đoạn 7.3, Khiếu nại số 926/2000, Shin v. Republic of Korea (Một nghệ sĩ người Hàn Quốc đã bị bắt vì phát tán một phần tác phẩm nghệ thuật của mình có nội dung chỉ trích sự can thiệp của Hoa Kỳ và Nhật Bản trong cuộc xung đột với Bắc Triều Tiên. Nghệ sĩ đó bị coi là đã đe dọa an ninh quốc gia bằng việc “phát ngôn có lợi cho kẻ thù”.)).

31 Điều 14, ICCPR; Điều 11, Nghị quyết 217 III (A) của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (10/12/1948) [Sau đây gọi tắt là UDHR].

page5image3030236560

5

  1. Các quyền về tính mạng, an toàn cá nhân và không bị tra tấn được bảo đảm bởi ICCPR, Công ước chống tra tấn32 và Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát.33 Các quốc gia thành viên của các hiệp ước này phải đảm bảo quyền cố hữu đương nhiên của mọi cá nhân gồm quyền sống, cũng như quyền không bị tra tấn và đối xử tàn tệ. Khác với quyền tự do ngôn luận, quyền không bị tra tấn không thể bị đình chỉ, kể cả vì lý do liên quan đến an ninh quốc gia hoặc tình trạng khẩn cấp công cộng.34
  2. Bất chấp những cảnh báo liên tục từ Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và các cơ quan hữu quan khác của Liên hợp quốc,35 Việt Nam vẫn kiên trì phớt lờ các nghĩa vụ của mình theo ICCPR, CAT lẫn UDHR mà thay vào đó lại tiến hành các chiến dịch có phối hợp nhằm hạn chế tự do ngôn luận thông qua đe dọa, quấy rối và vũ lực ép buộc. Hiện nay, các cơ quan nhà nước Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện những hành vi này. Trên không gian mạng, việc trấn áp ngôn luận đang trở nên hiệu quả và tinh vi hơn thông qua các công cụ kiểm duyệt trực tuyến, sự đe dọa của cơ quan thực thi pháp luật và việc bỏ tù các nhà hoạt động nhân quyền mà không có thủ tục tố tụng phù hợp.
  3. Suốt một thập niên qua, Việt Nam đã đầu tư tập trung giám sát và đàn áp ngôn luận trên mạng xã hội, một diễn đàn ngày càng được xã hội dân sự và công dân Việt Nam sử dụng để giao tiếp, chia sẻ và cập nhật thông tin. Những nỗ lực trấn áp thành công của cơ quan nhà nước Việt Nam đã khiến cho mạng xã hội và các diễn đàn trực tuyến khác không còn là một nơi an toàn để công dân Việt Nam thể hiện bản thân và nguyện vọng của mình. Bởi lẽ, việc thể hiện bản thân hay trình bày nguyện vọng trên mạng xã hội có thể dẫn đến những chế tài hình sự, quấy rối hoặc tácđộng đối với gia đình và những người thân của họ.

A. CÁC VI PHẠM THEO LUẬT ĐỊNH

32 Việt Nam phê chuẩn Công ước Chống tra tấn năm 2015. Nguồn tại United Nations Human Rights Treaty Database, Ratification Status for Vietnam, Office of the High Commissioner of Human Rights, https://tbinternet.ohchr.org/_layouts/15/TreatyBodyExternal/Treaty.aspx?CountryID=192&Lang=EN.

33 Điều 6 và Điều 9, ICCPR, Điều 1, Công ước chống Tra tấn và các Hình thức Trừng phạt hay Đối xử tàn ác, Vô nhân đạo hoặc Hạ thấp nhân phẩm, 10/12/1984, 1465 U.N.T.S. 85, S. Treaty Doc. No. 100-20 (1988) [Sau đây gọi tắt là CAT]; Điều 3, UDHR.

34 Điều 2, CAT, 10/12/1984, 1465 U.N.T.S. 85, S. Treaty Doc. No. 100-20 (1988).

35 Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC), Report of the Working Group on the Universal Periodic Review Viet Nam (Báo cáo của Nhóm làm việc liên quan đến Kì Kiểm Điểm Nhân Quyền Định Kỳ Phổ Quát của Việt Nam), Phiên họp thứ 41, 28/03/2019, UN Doc A/HRC/41/7, Đoạn 38; Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC), Concluding Observations on the Third Periodic Report of Viet Nam (Ý kiến Kết luận về báo cáo lần ba của Việt Nam), 29/08/2019, UN Doc CCPR/C/VNM/CO/3, Đoạn 25-30; Uỷ Ban Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn, Concluding Observations on the Initial Report of Viet Nam (Ý kiến kết luận về báo cáo ban đầu của Việt Nam), 28/12/2018, UN Doc CAT/C/VNM/CO/1, Đoạn 6- 30; Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC), Report of the Working Group on the Universal Periodic Review Viet Nam (Báo cáo của nhóm làm việc về Kiểm điểm định kỳ phổ quát của Việt Nam), Phiên họp thứ 26, 02/04/2014, UN Doc A/HRC/26/6, Đoạn 143; Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC), Report of the Working Group on the Universal Periodic Review Viet Nam (Báo cáo của nhóm làm việc về Kiểm điểm định kỳ phổ quát của Việt Nam), Phiên họp thứ 12, 05/10/2009, UN Doc A/HRC/12/11, Đoạn 99-103.

page6image3032020544page6image3032020848

IV. NHỮNG HẠN CHẾ KHÔNG ĐƯỢC PHÉP CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỰ DO NGÔN LUẬN

page6image3032031040 page6image3032032256page6image3032032688

6

  1. Bộ luật Hình sự của Việt Nam có các điều khoản hạn chế quyền tự do ngôn luận có phạm vi quá rộng và không được điều chỉnh một cách chi tiết đủ hẹp để đạt được mục đích quản lý nhà nước chính đáng theo quy định của luật pháp quốc tế. Do đó, các điều khoản này đi ngược lại với chuẩn mực về “hạn chế hợp lý”36 do Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc phát triển trong Bình luận chung số 34 và được áp dụng trong các phán quyết sau đó của toà án.37
  2. Hạn chế về quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam được hiện thực hóa thông qua các Điều 109,38 116,39 117,40 118,41 31842 và 33143 của Bộ luật Hình sự.44 Trong khoảng thời gian từ 07/2016 (khi Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực) đến 19/05/2021 (khi báo cáo này được hoàn thiện), phần lớn trường hợp các các nhà hoạt động nhân quyền bị khởi tố hình sự do thực hiện các hoạt động thể hiện quan điểm của họ- chẳng hạn như ủng hộ dân chủ, nhân quyền, chống tham nhũng và bảo vệ quyền đất đai- theo Điều 318. Theo sau là 17,4% người bị khởi tố theo Điều 117 và 11,7% người bị khởi tố theo Điều 331.45
  3. Như đã trình bày, những quy định này có phạm vi quá rộng và có thể được áp dụng tuỳ tiện. Pháp luật không quy định cụ thể các thuật ngữ quan trọng như “chia rẽ,” “phá rối an ninh,” và “lạm dụng” nên các lý giải sau đó đều thiếu sự chi tiết46 cần thiết để bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Hệ quả là công dân Việt Nam không được cung cấp thông tin phù hợp liên quan đến những

36 Theo tiêu chuẩn pháp lý này, các hạn chế quyền tự do ngôn luận được ICCPR cho phép khi được (1) luật định, (2) để đạt được một mục đích chính đáng được Công ước công nhận, và (3) là cần thiết để đạt được mục đích nêu trên.

37 Bình luận chung số 34. Xem Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (HRC), 1553/2007, Korneenko v Belarus, UN No. CCPR/C/95/D/1553/2007, Đoạn 8.3; Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (HRC), 1785/2008, Olechkevitch v Belarus, UN No. CCPR/C/107/D/1785/2008, Đoạn 8.4; Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (HRC), 550/1993, Faurisson v France, UN No. CCPR/C/58/D/550/1993, Đoạn 9.6; Khiếu nại số 1128/2002, Marques v. Angola; Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (HRC), 1470/2006, Toktakunov v Kyrgyzstan, UN Doc CCPR/C/101/D/1470/2006, Đoạn 7.6; Khiếu nại số 1157/2003, Coleman v. Australia.

38 Điều 109 xử phạt cá nhân thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm “lật đổ chính quyền nhân dân.” Điều 109, Bộ luật Hình sự (2015), https://www.wipo.int/edocs/lexdocs/laws/en/vn/vn086en.pdf.

39 Điều 116 xử phạt cá nhân, với mục đích chống chính quyền, gây ra chia rẽ giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, gây thù hằn giữa các cộng đồng dân tộc, tạo ra sự thù địch giữa các nhóm tôn giáo và “phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.” Điều 116, Bộ luật Hình sự 2015.

40 Điều 117 cấm cá nhân làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước. Điều 117, Bộ luật Hình sự 2015.

41 Điều 118 hình sự hoá các hành vi “phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ”. Điều 118, Bộ luật Hình sự 2015. 42 Điều 318 xử phạt các cá nhân “gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.” Điều

318, Bộ luật Hình sự 2015.
43 Điều 331 quy định “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ

chức, cá nhân.” Điều 331, Bộ luật Hình sự 2015.
44 Xem bản dịch Bộ luật Hình sự 2015 tại Phụ lục 2.
45 Bản đồ vi phạm nhân quyền (Dữ liệu), Dự án 88 (Truy cập vào 05/2021) https://the88project.org/map/.

46 Luật điều chỉnh “phải được xây dựng với độ chính xác vừa đủ để cho phép cá nhân điều chỉnh hành vi của mình một cách phù hợp.” (Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (HRC), Bình luận chung số 34: Điều 19 (Quyền tự do ý kiến và bày tỏ), Phiên họp thứ 102, thông qua 12/09/2011, UN Doc CCPR/C/ GC/34, Đoạn 25 (trích dẫn khiếu nại số 578/1994, de Groot v. The Netherlands, Quan điểm được thông qua vào 14/07/1995).

page7image3032680896 page7image3032681808 page7image3032682112 page7image3032682416 page7image3032682720 page7image3032683088 page7image3032683520

7

hành vi nào thì không bị hạn chế và hành vi nào có thể bị hạn chế.47 Quy định pháp luật có phạm vi quá rộng hoặc mơ hồ sẽ có tác động nghiêm trọng đến tự do ngôn luận; các cá nhân sẽ phải tránh đề cập đến một số vấn đề vì họ không chắc chắn liệu nội dung phát ngôn đó có bị cấm đoán hay không.

  1. Irene Khan, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do ý kiến và bày tỏ, nhấn mạnh vấn đề này trong báo cáo năm 2020 của bà về trường hợp của Ethiopia. Bà cho rằng “hệ thống luật và văn bản pháp lý được xây dựng mơ hồ… là vi phạm Điều 19, Khoản 3 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, vốn ghi nhận các hạn chế hoặc rào cản đối với tự do ngôn luận phải được luật định một cách rõ ràng’.”48 Báo cáo viên Đặc biệt nhận thấy rằng các quy định pháp luật hình sự hóa “phát ngôn kích động thù địch” và “thông tin sai lệch” có phạm vi quá rộng và quá mơ hồ. Báo cáo viên nhận định thêm rằng “phạm vi cách tiếp cận như vậy là rất lớn” và “sự mơ hồ quá mức của pháp luật đồng nghĩa với việc các quan chức liên bang lẫn địa phương gần như có toàn quyền quyết định trong việc xác định ai sẽ bị điều tra và truy tố. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến làn sóng bắt giữ và truy tố tùy tiện.”49 Ngoài ra, Báo cáo viên còn phát hiện nhiều quy định pháp luật đáng ngờ có tác động lớn đến nhà báo và các cơ quan báo chí, chẳng hạn như quy định hạn chế bình luận công khai về các vấn đề kinh tế, tài chính hoặc đối ngoại.50 Khi phóng viên điều tra không thể bình luận về những chủ đề cơ bản như vậy thì người dân, những người buộc phải dựa vào những phóng viên này để nắm bắt thông tin, bị tước đoạt nền tảng phương tiện quan trọng nhất để tiếp cận những thông tin đó.
  2. Trong khi một phần Bộ luật Hình sự của Việt Nam, chẳng hạn như Điều 118, quy định các hành vi vi phạm pháp luật cụ thể51 thì các phần khác lại hình sự hóa tất cả các phát ngôn “nhằm chống chính quyền nhân dân.”52 Điều này đã đe doạ đến nền tảng cơ bản nhất quyền tự do ngôn luận. Quyền chỉ trích chính phủ và những người đại diện của cơ quan nhà nước là ví dụ điển hình của thảo luận chính trị và những vấn đề được công chúng quan tâm. Đây là điều mà Ủy ban Nhân quyền cho là đáng được bảo vệ hơn tất cả.53 Việt Nam đã không thể hiện sự quan tâm đúng đắn54 đối với những hạn chế này và do đó, không tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo ICCPR.
  3. Như đã lưu ý, Luật An ninh mạng 2018 của Việt Nam yêu cầu các công ty công nghệ chuyên về truyền thông nền tảng internet như mạng xã hội và công cụ tìm kiếm trực tuyến (ví dụ như

47 Le Pham, phỏng vấn với các tác giả, 16/02/2021.

48 Irene Khan, Báo cáo viên đặc biệt về thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do ý kiến và bày tỏ, nhấn mạnh vấn đề này trong báo cáo năm 2020 của bà về Ethiopia. Bà cho rằng “các luật và quy định được xây dựng mơ hồ… là vi phạm Điều 19, Khoản 3 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị quy định các hạn chế hoặc rào cản phải được ‘luật định’.” Trang 51, Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC), 44/49, Visit to Ethiopia: Report of the Special Rapporteur on the promotion and protection of the right to freedom of opinion and expression (Chuyến công tác Ethiopia: Báo cáo của Báo cáo viên đặc biệt về thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do ý kiến và bày tỏ), UN No. A/HRC/44/49/Add.1, (2020).

49 Trang 34 của tài liệu trên.

50 Như trên.

51 Điều 118, Bộ luật Hình sự (2015), https://www.wipo.int/edocs/lexdocs/laws/en/vn/vn086en.pdf.

52 Như trên.

53 Đoạn 28, Bình luận chung số 34.

54 Điều này bao gồm việc tôn trọng các quyền và danh dự của những người khác (Đoạn 28, Bình luận chung số 34) và bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng. (Đoạn 29, Bình luận chung số 34. Xem Điều 19, Khoản 3, Điểm b của ICCPR).

page8image3033354256 page8image3033354560 page8image3033354864

8

Facebook và Google) xóa nội dung thể hiện quan điểm bất lợi cho chính quyền.55 Mặc dù trước đây Việt Nam đã tuyên bố rằng luật này là cần thiết để “bảo vệ quốc phòng và đảm bảo trật tự xã hội,”56 Luật An ninh mạng 2018 lại xâm phạm đến cốt lõi quyền tự do ngôn luận. Như đã thảo luận ở trên, quyền của chính phủ trong việc hạn chế các quan điểm bất đồng là không phù hợp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Hơn nữa, luật này cho phép cơ quan nhà nước Việt Nam toàn quyền quyết định việc phát ngôn nào là gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia hoặc trật tự xã hội. Vì lẽ đó, các quy định này có phạm vi quá rộng.

22. Mỗi một điều khoản hình sự nêu trên đều không đạt ít nhất một phần của tiêu chuẩn pháp lý về “hạn chế hợp lý” do Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đưa ra. Những hạn chế mà Việt Nam đặt ra đối với quyền tự do ngôn luận không nhằm theo đuổi mục đích chính đáng được Công ước thừa nhận và, vì lý do đó, là không cần thiết. Có thể kết luận rằng các hạn chế theo luật định mà Việt Nam đặt ra là không tuân thủ các nguyên tắc của ICCPR và đi ngược lại với cam kết quốc tế của Việt Nam.

A. CÁC VI PHẠM TRÊN THỰC TẾ

23. Việt Nam tích cực đàn áp quyền tự do ngôn luận của các nhà hoạt động nhân quyền và thường dân thông qua các hành động thực tế lẫn các ưu tiên chính sách của mình. Điều này được xác nhận bởi các tài liệu chính thức của hệ thống tư pháp Việt Nam,57 kết hợp với dữ liệu cung cấp bởi Cơ sở dữ liệu của Dự án 88, thể hiện mức độ đàn áp quyền tự do ngôn luận có hệ thống của Việt Nam. Chỉ tính riêng từ năm 2019, Dự án 88 đã lập danh mục 111 vụ bắt giữ các nhà hoạt động nhân quyền.58 Trong số đó, 39 người bị bắt chỉ vì nội dung phát ngôn trên mạng của họ.59 Dự án 88 cũng đã liệt kê 226 “vụ việc” Nhà nước hoặc các bên có thẩm quyền liên quan đàn áp tự do ngôn luận.60 Hầu hết các hành động trấn áp do Việt Nam thực hiện đều thông qua các nhân viên công an.61 Công cụ đàn áp phổ biến nhất của Nhà nước là bắt bớ và giam giữ. Nhà nước cũng thực hiện các biện pháp đặc biệt bất thường khác để hạn chế các phát ngôn của những nhà

55 Luật An ninh mạng (2018), https://www.economica.vn/Content/files/LAW%20%26%20REG/Law%20on%20Cyber%20Security%202018.pdf.

56 Timothy McLaughlin, Under Vietnam’s New Cybersecurity Law, U.S. Tech Giants Face Stricter Censorship (Các ông lớn công nghệ Mỹ đối mặt với kiểu duyệt gắt gao hơn với Luật An ninh mạng mới của Việt Nam), Washington Post (16/03/2019), https://www.washingtonpost.com/world/asia_pacific/under-vietnams-new-cybersecurity-law-us-tech-giants- face-stricter-censorship/2019/03/16/8259cfae-3c24-11e9-a06c-3ec8ed509d15_story.html.

57 Phán quyết đối với tù nhân chính trị Phan Kim Khánh, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Bản án số 59/2017/ HSST. Chính phủ Việt Nam thừa nhận rằng các bài viết của anh chỉ đơn giản là khai thác các chủ đề liên quan đến “dân chủ, nhân quyền và đa nguyên đa đảng ở Việt Nam.” Tài liệu của tòa thể hiện rằng Phan Kim Khánh sử dụng các tài khoản và trang mạng xã hội cá nhân của mình để thảo luận vấn đề Việt Nam cần một “hệ thống đa đảng, phi chính trị hóa quân đội, bầu cử tự do, báo chí không bị kiểm duyệt.” Đối với những “tội phạm” này, chính quyền đã xét xử Phan Kim Khánh về tội “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88, Bộ luật Hình sự. Tòa án cho rằng hành động của Phan Kim Khánh thể hiện “cái nhìn bi quan một chiều, gây hoang mang, lo lắng, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội.” Phan Kim Khánh đã bị kết án 06 năm tù. Tính đến thời điểm của báo cáo này, Phan Kim Khánh vẫn đang chấp hành bản án.

58 Cơ sở dữ liệu, Dự án 88 (Truy cập vào 22/10/2021), https://the88project.org/database/. 59 Như trên.
60 Như trên.
61 Như trên.

page9image3034043904 page9image3034044272page9image3034044576page9image3034044944 page9image3034045248

9

hoạt động nhân quyền như giám sát, quấy rối nhà hoạt động cùng gia đình họ, hành hung họ ở nơi công cộng hoặc nơi riêng tư, buộc chủ nhà phải đuổi các nhà hoạt động là người thuê trọ, hạn chế quyền đi lại và thậm chí là thực hiện các vụ bắt cóc phi pháp.62 Các hình thức đàn áp khác nhau này được ghi lại và chứng thực thông qua các cuộc phỏng vấn chuyên sâu do các nhà nghiên cứu thực hiện, và được mô tả dưới đây.

24. Thông tin dưới đây được GHRC thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn với các nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam và thành viên gia đình của họ, những nhà vận động chính sách và pháp luật, và các chuyên gia nhân quyền. Những người này đã chia sẻ những quan sát và trải nghiệm thực tế của họ về việc Nhà nước đàn áp tự do ngôn luận.

A. ĐÓNG CỬA CÁC TRANG WEB

  1. Cơ quan nhà nước Việt Nam thường xuyên đóng cửa các trang web chỉ trích quan chức chính phủ hoặc Đảng Cộng sản Việt Nam.63 Ví dụ, trang Dự án 88 đã bị chặn ở Việt Nam. Khi Nhà nước Việt Nam không hài lòng về một trang web, họ thường thông báo qua các kênh truyền thông chính thức rằng trang web đó là “phản động” và chặn quyền truy cập của công chúng vào trang điện tử đó.64 Đôi khi Nhà nước còn chặn trang web mà không có bất kỳ thông báo chính thức hoặc lý do nào. Luật sư kiêm nhà báo Trịnh Hữu Long đang vận hành một trang web từ Đài Loan với nội dung xoay quanh các vấn đề tự do internet, tự do tôn giáo, cải cách tư pháp hình sự và các quyền con người khác. Trang web của ông hiện đã bị cấm ở Việt Nam mà không qua bất kỳ quy trình hay có lý do nào được đưa ra.65 Trong khi Long đã rời khỏi Việt Nam và hiện đang sống ở Đài Loan thì một trong những người đồng sáng lập đang phải ngồi tù tại Việt Nam vì hoạt động vận động chính trị của mình.66 Các nhân viên khác của trang phải sử dụng bút danh hoặc ẩn danh tính để bảo vệ sự an toàn của họ. Ngoài việc chặn các trang web, Nhà nước Việt Nam còn chủ động tìm kiếm và bắt giữ những người tham gia vào quá trình xuất bản nội dung trang web.67
  2. Các tác giả và blogger biết rõ trang web của họ có thể bị chính phủ chặn hoặc xóa bất kỳ lúc nào mà không thể khiếu nại. Trên thực tế, những người được phỏng vấn cho biết họ phải tự kiểm duyệt và không được chỉ trích bất kỳ chính sách nào của chính phủ hoặc bất kỳ thành viên nào

62 Như trên.
63 Trịnh Hữu Long, phỏng vấn với các tác giả, 16/02/2021.
64 Như trên; Vietnam, Freedom House (2020), https://freedomhouse.org/country/vietnam/freedom-net/2020. 65 Như trên.
66 Như trên.
67 Như trên.

V. KIỂM DUYỆT CHỦ ĐỘNG TỪ CHÍNH QUYỀN VÀ MỐI ĐE DOẠ TỪ LỰC

LƯỢNG CÔNG AN

page10image3030958320 page10image3030958624

10

của Đảng Cộng sản.68 Để tránh phải đối mặt với việc bị bắt giữ và bỏ tù, các blogger và những người xây dựng trang web phải chấp nhận việc bị giám sát trên mạng internet bởi các cơ quan nhà nước Việt Nam và phải làm việc dựa trên hệ thống kiểm duyệt mà chính quyền ở đây đặt ra.69 Một số khác phải chuyển trang web của họ sang các máy chủ ở nước ngoài.70 Vì độc giả Việt Nam không thể truy cập vào các trang web này nếu không có VPN, nhiều người không thể thể tiếp cận các thông tin và nội dung thu hút sự quan tâm của công chúng.71

B. ĐÀN ÁP TỰ DO NGÔN LUẬN TRÊN MẠNG XÃ HỘI

1. GIÁM SÁT MẠNG XÃ HỘI

  1. Chính phủ Việt Nam tích cực đàn áp các phát ngôn trên mạng xã hội, cụ thể là Facebook, nguồn tin tức chính của nhiều người Việt Nam.72 Việt Nam tích cực giám sát các bài đăng trên mạng xã hội của người dân.73 Một blogger và nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng nhận xét: “Chính phủ có một đội quân trực tuyến khổng lồ giám sát tất cả các bài đăng mà mọi người đưa lên mạng xã hội. Họ luôn đọc và nắm bắt những nội dung thông tin mà quần chúng quan tâm”.74 Nhiều người được phỏng vấn và các báo cáo độc lập đã xác nhận sự hiện diện của đội quân mạng do nhà nước bảo trợ này.75

    2. LẠM DỤNG THỦ TỤC TIÊU CHUẨN CỘNG ĐỒNG CỦA CÁC MẠNG XÃ HỘI

  2. Khi cơ quan nhà nước Việt Nam phát hiện ra nội dung trên mạng mà họ cho là không phù hợp, họ sẽ tìm cách sử dụng các công cụ sẵn có nhằm xóa bỏ các bài đăng và tài khoản mà không thông báo cho người dùng.76 Cụ thể, khi một bài đăng trên Facebook có nội dung chỉ trích chính

68 Như trên; Đỗ Nguyễn Mai Khôi, phỏng vấn với các tác giả, 28/03/2021; Michael Caster, phỏng vấn với các tác giả, 25/02/2021; Chuyên gia được ẩn danh tính số 2, phỏng vấn với các tác giả, 16/03/2021; Le Pham, phỏng vấn với các tác giả, 16/02/2021; Nguyễn Lâm, phỏng vấn với các tác giả, 26/03/2021.

69 Nguyễn Lâm, phỏng vấn với các tác giả, 26/03/2021.
70 Ví dụ: Trịnh Hữu Long xuất bản hai tạp chí trên mạng từ một quốc gia khác mà hiện đã bị cấm hoàn toàn ở Việt Nam.

Các tạp chí này thảo luận về các vấn đề nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và cải cách tư pháp hình sự. 71 Trịnh Hữu Long, phỏng vấn với các tác giả, 16/02/2021; Vietnam, Freedom House (2020),

https://freedomhouse.org/country/vietnam/freedom-net/2020. 72 Le Pham, phỏng vấn với các tác giả, 16/02/2021.
73 Phạm Lê Vương Các, phỏng vấn với các tác giả, 06/04/2021. 74 Như trên.

75 Adam Bemma, Vietnam’s Battalions of ’Cyber-Armies’ Silencing Online Dissent (Đội quân “An ninh mạng” của Việt Nam bịt miệng các nhà bất đồng chính kiến trên không gian mạng), Al Jazeera, 17/01/2020, https://www.aljazeera.com/news/2020/1/17/vietnams-battalions-of-cyber-armies-silencing-online-dissent (Truy cập vào 07/05/2021); Vietnam Unveils 10,000-Strong Cyber Unit to Combat ’Wrong Views,’ (Việt Nam tiết lộ con số 10,000 Dư luận viên online đấu tranh chống “Những quan điểm sai lệch” ), Reuters, 16/12/2017, https://www.reuters.com/article/us- vietnam-security-cyber/vietnam-unveils-10000-strong-cyber-unit-to-combat-wrong-views-idUSKBN1EK0XN (Truy cập vào 07/05/2021); Trịnh Hữu Long, phỏng vấn với các tác giả, 16/02/2021; Chuyên gia được ẩn danh tính số 2, phỏng vấn với các tác giả, 16/03/2021.

76 Nguyễn Văn Hải, phỏng vấn với các tác giả, 07/04/2021. 11

page11image3028523664page11image3028524032 page11image3028524336page11image3028524640 page11image3028524944page11image3028525376 page11image3028525680

phủ, cơ quan nhà nước Việt Nam sẽ yêu cầu Facebook gỡ bài viết và khóa tài khoản của người dùng.77 Trước sức ép từ cơ quan nhà nước, Facebook thường xuyên tuân thủ những yêu cầu gỡ bỏ nội dung.78 Trên thực tế, cơ quan nhà nước Việt Nam đều công bố các báo cáo thường niên chính thức liệt kê những tài khoản mạng xã hội mà Nhà nước đã thành công loại trừ với sự chấp thuận của Facebook.79 Mai Khôi, một cựu ca sĩ tại Việt Nam và là một người tham gia phỏng vấn cho báo cáo này, cho biết chị đã gặp gỡ đại diện của Facebook và cung cấp cho họ những bằng chứng về việc nền tảng của Facebook đang bị chính phủ Việt Nam lạm dụng để gỡ bỏ và kiểm duyệt nội dung. “Nhưng họ không làm gì cả; họ chỉ nói rằng họ phải làm theo yêu cầu từ phía chính phủ,” Mai Khôi cho biết.80

  1. Không chỉ tìm cách khóa các tài khoản, cơ quan nhà nước Việt Nam còn lợi dụng Tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook bằng cách báo cáo vi phạm đối với các bài đăng. Khi cơ quan Nhà nước Việt Nam xác định một bài viết trên Facebook là có chứa nội dung họ cho là không phù hợp, Nhà nước sẽ ra lệnh cho một thành viên của “đội quân mạng” của mình đăng nội dung xúc phạm trên trang Facebook của đối tượng bị nhắm đến; các thành viên khác của đội quân này sau đó sẽ báo cáo với Facebook rằng nội dung xúc phạm này là vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng và yêu cầu Facebook tiến hành khóa tài khoản của đối tượng bị nhắm đến.81 Trong các trường hợp khác, chính quyền và đội quân mạng của mình còn báo cáo sai sự thật rằng một người dùng Facebook đã chết, thông tin rằng tài khoản hiện hành là giả mạo và yêu cầu Facebook xóa bỏ.82 Mai Khôi khẳng định Facebook không hề tiến hành điều tra sự thật về những yêu cầu này mà chỉ xoá tài khoản mỗi khi họ nhận được các báo cáo như vậy.83

    3. HACK TÀI KHOẢN

  2. Không chỉ xóa bài đăng trên mạng xã hội và báo xấu tài khoản, có nhiều bằng chứng cho thấy Việt Nam sử dụng hoặc hợp tác với những nhóm tin tặc để phá hoại các trang web và xâm nhập vào tài khoản của những người bất đồng chính kiến.84 Tổ chức Ân xá Quốc tế đã tiến hành nghiên cứu toàn diện về một trong những nhóm tin tặc này- Ocean Lotus. Qua đó, Ocean Lotus được chứng minh là có quy trình hoạt động sâu rộng và nghiêm trọng nhắm vào các nhà hoạt động chính trị và bảo vệ nhân quyền Việt Nam.85 Những cá nhân khác được phỏng vấn tại báo cáo

77 Le Pham, phỏng vấn với các tác giả, 16/02/2021.

78 Rebecca Ratcliffe, Facebook and YouTube Accused of Complicity in Vietnam Repression (Facebook và Youtube bị cáo buộc tội đồng lõa với đàn áp ở Việt Nam), The Guardian, 20/11/2020, https://www.theguardian.com/world/2020/dec/01/facebook-youtube-google-accused-complicity-vietnam-repression (Truy cập vào 27/04/2021).

79 Như trên.
80 Đỗ Nguyễn Mai Khôi, phỏng vấn với các tác giả, 28/03/2021. 81 Như trên.
82 Như trên.
83 Như trên.
84 Trịnh Hữu Long, phỏng vấn với các tác giả, 16/02/2021.

85 Tổ chức Ân xá Quốc tế, Vietnamese Activists Targeted by Notorious Hacking Group (Các nhà hoạt động Việt Nam bị Nhóm hacker khét tiếng nhắm tới), 24/02/2021, https://www.amnesty.org/en/latest/news/2021/02/viet-nam-hacking-group- targets-activist (Truy cập vào 24/04/2021).

page12image3029232480 page12image3029232784page12image3029233088 page12image3029233392page12image3029233760

12

này cũng đồng ý về tình trạng nói trên.86 Một số thuật lại rằng chính phủ sử dụng các nhóm hacker để gửi các tập tin đính kèm phần mềm độc hại thông qua email và từ đó giành quyền kiểm soát tài khoản cá nhân.87 Mặc dù các báo cáo hiện có không chứng minh được mối liên hệ trực tiếp giữa Ocean Lotus và chính phủ Việt Nam, một số nhà quan sát khẳng định nhóm gián điệp mạng này có hoạt động “phù hợp với lợi ích của Chính phủ Việt Nam.”88

4. TẠO MÔI TRƯỜNG TỰ KIỂM DUYỆT

  1. Chính quyền Việt Nam đã cực kỳ thành công trong việc đàn áp tự do ngôn luận đến mức độ đại đa số những nhà hoạt động hiện nay phải thường xuyên tự kiểm duyệt phát ngôn của mình. Tư duy tự kiểm duyệt này bắt nguồn từ nỗi sợ hãi bao trùm về khả năng bị tấn công cả về mặt vũ lực lên thân thể lẫn các ngón đòn gây thiệt hại kinh tế của chính quyền. Cá nhân tham gia vào các ngôn luận không vừa tai chính quyền có thể bị sách nhiễu, giam giữ và bỏ tù; hơn nữa, đối với thế hệ trẻ, “đồng tiền đi liền khúc ruột”—để duy trì mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp, họ phải tuân lệnh các cơ quan chức năng và ngậm miệng.89 Kết quả là, “mọi người sợ hãi khi lên tiếng.”90 Họ nhận thức sâu sắc được rằng mọi động tĩnh trên mạng xã hội của họ sẽ đến tai chính phủ dù sớm hay muộn.91
  2. Có một số chủ đề mà nhiều người “biết” là “vùng cấm”: chỉ trích đất nước, chính phủ hoặc Đảng Cộng sản;92 chỉ trích các quan chức nhà nước, đặc biệt là lãnh đạo cấp cao như Ủy viên Bộ Chính trị;93 chỉ trích lực lượng công an;94 chỉ trích lực lượng quân đội;95 những vấn đề được coi là “bí mật nhà nước”;96 bất cứ điều gì có thể “phá hoại sự thống nhất của Nhà nước,” chẳng hạn như

86 Phạm Lê Vương Các, phỏng vấn với các tác giả, 06/04/2021; Trịnh Hữu Long, phỏng vấn với các tác giả, 16/02/2021. 87 Đỗ Nguyễn Mai Khôi, phỏng vấn với các tác giả, 28/03/2021.

88 Michael Caster, phỏng vấn với các tác giả, 25/2/2021. Xem thêm Nick Carr, “Cyber Espionage is Alive and Well: APT32 and the Threat to Global Corporations,” (“Gián điệp mạng vẫn còn sống và sống khỏe: APT32 và mối đe dọa các tập đoàn quốc tế,”) Threat Research Blog, 14/05/2013, https://www.fireeye.com/blog/threat-research/2017/05/cyber- espionage-apt32.html (Truy cập vào 17/06/2021).

89 Trịnh Hữu Long, phỏng vấn với các tác giả, 16/02/2021.
90 Như trên.
91 Chuyên gia được ẩn danh tính số 2, phỏng vấn với các tác giả, 16/03/2021.

92 Đỗ Nguyễn Mai Khôi, phỏng vấn với các tác giả, 28/03/2021; Trịnh Hữu Long, phỏng vấn với các tác giả, 16/02/2021; Chuyên gia được ẩn danh tính số 1, phỏng vấn với các tác giả, 02/03/2021; Chuyên gia được ẩn danh tính số 2, phỏng vấn với các tác giả, 16/03/2021; Nguyễn Lâm, phỏng vấn với các tác giả, 26/03/2021; Phạm Lê Vương Các, phỏng vấn với các tác giả, 06/04/2021.

93 Trịnh Hữu Long, phỏng vấn với các tác giả, 16/02/2021 và 02/03/2021; Đỗ Nguyễn Mai Khôi, phỏng vấn với các tác giả, 28/03/2021; Phạm Lê Vương Các, phỏng vấn với các tác giả, 06/04/2021.

94 Trịnh Hữu Long, phỏng vấn với các tác giả, 16/02/2021.
95 Như trên.
96 Chuyên gia được ẩn danh tính số 1, phỏng vấn với các tác giả, 02/03/2021.

page13image3032473792 page13image3032474096page13image3032474400 page13image3032474704

13

ủng hộ hoặc tỏ ra thông cảm với các dân tộc thiểu số và tôn giáo;97 vấn đề nhân quyền;98 tham nhũng trong thể chế Nhà nước;99 và những rào cản về quyền tự do.100

33. Tuy nhiên, do chính quyền áp dụng không nhất quán các hạn chế về quyền tự do ngôn luận, một số nhà bình luận cho rằng rất khó biết chính xác ý kiến nào sẽ khiến họ gặp rắc rối.101 Sự không chắc chắn này dẫn đến hành vi tự kiểm duyệt. Hai nhà hoạt động đã nói với chúng tôi về việc khi các bài bình luận trên Facebook của họ bị từ chối đăng tải vì vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng mà không có giải thích thêm, thì “chúng tôi chỉ biết dừng lại.”102 Lê Quốc Quân cho rằng Luật An ninh mạng đã làm trầm trọng thêm tình trạng mơ hồ này.103 Phạm Lê Vương Các cho biết: “Mỗi người chúng tôi phải tự xác định xem đâu là ranh giới để dừng lại,” và “Chúng tôi thực hiện tự kiểm duyệt như bất kỳ ai, và đó là lý do duy nhất tôi có thể tồn tại trong 10 năm nay.”104

C. ĐE DỌA TỪ LỰC LƯỢNG HÀNH PHÁP

34. Khi chính phủ Việt Nam phát hiện ra các bài đăng trực tuyến hoặc các hình thức thể hiện khác mà họ muốn trấn áp, công an sẽ gửi “giấy mời” cho người đưa ra phát ngôn này lên làm việc nhằm mục đích thảo luận về nội dung đó.105 Hình thức cưỡng chế này được sử dụng để bịt miệng những người bất đồng chính kiến trước khi các khởi tố hình sự chính thức được đưa ra. Tại các buổi làm việc ở trụ sở công an, lực lượng công an sẽ gây áp lực, buộc những người phát ngôn không được tiếp tục hoạt động và thu thập thông tin liên quan đến phát ngôn trực tuyến của họ. Nguyễn Văn Hải, một nhà báo và là một cựu tù nhân chính trị tại Việt Nam, cho biết anh đã bị “mời” đến đồn công an và bị giữ lại nhiều lần để không cho anh tham gia các cuộc biểu tình.106 “Thông thường, với trường hợp những cá nhân hoạt động như tôi, công an phường sẽ đến nhà và gửi ‘giấy mời’. Nếu mình không đi, họ sẽ gửi thêm ‘giấy mời’. Sau một vài lần, nếu vẫn từ chối, họ cử mật vụ mặc thường phục đợi mình ra khỏi nhà rồi bắt cóc luôn. Chuyện này đã xảy ra nhiều lần rồi.”107 Trịnh Bá Phương, hiện đang ngồi tù ở Việt Nam và bị kết án theo Điều 117, ban đầu cũng bị “mời” nhiều lần đến đồn công an địa phương để thảo luận về các bài đăng trên

97 Chuyên gia được ẩn danh tính số 1, phỏng vấn với các tác giả, 02/03/2021; Nguyễn Lâm, phỏng vấn với các tác giả, 26/03/2021.

98 Đỗ Nguyễn Mai Khôi, phỏng vấn với các tác giả, 28/03/2021; Chuyên gia được ẩn danh tính số 2, phỏng vấn với các tác giả, 16/03/2021.

99 Đỗ Nguyễn Mai Khôi, phỏng vấn với các tác giả, 28/03/2021. 100 Michael Caster, phỏng vấn với các tác giả, 25/02/2021.
101 Le Pham, phỏng vấn với các tác giả, 16/02/2021.
102 Nguyen Lam, phỏng vấn với các tác giả, 26/03/2021.

103 Lê Quốc Quân, phỏng vấn với các tác giả, 02/04/2021.

104 Phạm Lê Vương Các, phỏng vấn với các tác giả, 06/04/2021.

105 Phạm Lê Vương Các, phỏng vấn với các tác giả, 06/04/2021; Đỗ Thị Thu, phỏng vấn với các tác giả, 05/04/2021; Đinh Thị Thu Hiền, phỏng vấn với các tác giả, 05/04/2021 (thuật lại những gì em gái, Thu Thủy, đã trải qua); Nguyễn Văn Hải, phỏng vấn với các tác giả, 07/04/2021.

106 Nguyễn Văn Hải, phỏng vấn với các tác giả, 07/04/2021. 107 Như trên.

page14image3034881600

14

Facebook của anh.108 Đinh Thị Thu Thủy, một nhà hoạt động Việt Nam khác, bị công an địa phương “liên tục quấy rối”. Để ngăn chặn hoạt động của cô ấy, “họ đã cố gắng thuyết phục cô, [đã] quấy rối cô ấy [bằng] nhiều cách khác nhau,” và “mời” cô ấy đến đồn công an nhiều lần.109 Cuối cùng cô bị bắt, và bị kết án, và phải thi hành án tù.110

A. TỪ CHỐI QUYỀN ĐƯỢC ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

  1. Khi bắt một người, chính quyền Việt Nam thường từ chối hoặc trì hoãn đáng kể việc người này được tiếp xúc với luật sư.111 Một chuyên gia giải thích rằng các trường hợp tạm giam trước khi xét xử theo Điều 117 thường kéo dài trong vài tháng, và trong thời gian này, những người bị giam giữ không có quyền gặp luật sư.112 Công an Việt Nam có thể tạm giam người trong thời hạn không giới hạn trong khi tiến hành điều tra những tội phạm mà họ gán cho là tội xâm phạm an ninh quốc gia và “đặc biệt nghiêm trọng.”113 Có một số trường hợp các nhà hoạt động đã bị tạm giam hơn 02 năm trước khi phiên tòa xét xử họ bắt đầu.114 Nếu một tội phạm liên quan đến an ninh quốc gia không đạt đến ngưỡng nghiêm trọng, theo quyết định của Viện Kiểm sát, các cá nhân liên quan vẫn có thể bị tạm giam đến 16 tháng—với thời hạn giam giữ một lần riêng biệt là 04 tháng, có thể được gia hạn ba lần. Trong thời gian tạm giam trước khi xét xử, bị cáo thường bị từ chối quyền tiếp xúc với luật sư.115 Trên thực tế, cả nhà hoạt động bị giam giữ và luật sư của họ đều không được phép đọc hồ sơ điều tra của cơ quan công an hoặc xem xét các cáo buộc chính thức cho đến khi cuộc điều tra hoàn tất.116 Phiên tòa xét xử có thể diễn ra sớm nhất là 02 tuần sau khi cuộc điều tra được kết thúc, hầu như không đủ thời gian để chuẩn bị một phương án bào chữa hiệu quả.
  2. Nhiều người tham gia phỏng vấn trong báo cáo này xác nhận rằng họ hoặc các thành viên trong gia đình và bạn bè của họ không thể gặp luật sư hoặc chuẩn bị phương án bào chữa trước những cáo buộc từ phía chính quyền.117 Đinh Thị Thu Thủy chỉ được gặp luật sư sau khi bị tạm giam

108 Đỗ Thị Thu, phỏng vấn với các tác giả, 05/04/2021.

109 Đinh Thị Thu Hiền, phỏng vấn với các tác giả, 05/04/2021.

110 Xem Đinh Thị Thu Thủy, Dự án 88, https://the88project.org/profile/481/dinh-thi-thu-thuy/ (Truy cập vào 24/04/2021).

111 Đỗ Thị Thu, phỏng vấn với các tác giả, 05/04/2021.

112 Chuyên gia được ẩn danh tính số 1, phỏng vấn với các tác giả, 02/03/2021.

113 Bộ luật Tố tụng Hình sự số 101/2015/QH13, Điều 173, Khoản 5, (27/11/2015), https://vanbanphapluat.co/law-no-101- 2015-qh13-criminal-procedure-code.

114 Xem Nguyễn Văn Đài, Dự án 88 (Cập nhật lần cuối vào 20/02/2020), https://the88project.org/profile/48/nguyen-van- dai/. Xem Lê Thu Hà, Dự án 88 (Cập nhật lần cuối vào 20/02/2020), https://the88project.org/profile/4/le-thu-ha/.

115 Phạm Lê Vương Các, phỏng vấn với các tác giả, 06/04/2021.
116 Chuyên gia được ẩn danh tính số 1, phỏng vấn với các tác giả, 02/03/2021.

117 Phạm Lê Vương Các, phỏng vấn với các tác giả, 06/04/2021; Đỗ Thị Thu, phỏng vấn với các tác giả, 05/04/2021; Đinh Thị Thu Hiền, phỏng vấn với các tác giả, 05/04/2021; Lê Quốc Quân, phỏng vấn với các tác giả, 02/04/2021; Đỗ Nguyễn Mai Khôi, phỏng vấn với các tác giả, 28/03/2021; Le Pham, phỏng vấn với các tác giả, 16/02/2021.

page15image3037926528page15image3037926832

VI. CƠ QUAN CHỨC NĂNG TRUY TỐ VÀ KẾT ÁN CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG MÀ KHÔNG TUÂN THỦ CHUẨN MỰC TỐ TỐ TỤNG

page15image3037940384 page15image3037941600page15image3037942032 page15image3037942336 page15image3037942640 page15image3037942944page15image3037943248

15

12 tháng.118 Một giảng viên luật tại Việt Nam cho biết thêm: “Tôi không nghĩ luật sư có thể làm bất cứ điều gì để bảo vệ các nhà hoạt động. Đối với tất cả các trường hợp liên quan đến các nhà hoạt động, luật sư thậm chí không được phép có mặt bên cạnh thân chủ cho đến khi phiên tòa thực sự diễn ra. [Và] đối với bất kỳ lập luận pháp lý nào mà luật sư có thể đưa ra, thẩm phán vẫn là một đảng viên Đảng Cộng sản và phải quyết định vụ việc theo đúng chính sách của Đảng. Trong các vụ án quan trọng, có cái gọi là ‘họp liên ngành tư pháp’, nơi tòa án, viện kiểm sát và cơ quan công an ngồi lại với nhau và quyết định kết quả thích hợp của phiên tòa trước khi nó xảy ra.”119 Quyền có luật sư, mặc dù về mặt lý thuyết được bảo đảm trong Hiến pháp Việt Nam, nhưng cuối cùng thì vẫn bị vi phạm thường xuyên và có hệ thống tại Việt Nam.

  1. Các nhà hoạt động Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với việc giam giữ tùy tiện và không được thông báo về tội danh áp đặt cho họ. Năm 2019, 41 cá nhân đã bị bắt chỉ vì các hoạt động vận động chính trị ôn hòa, và 61 cá nhân khác bị xét xử vì tham gia ủng hộ dân chủ và tự do ngôn luận (các trường hợp này đều bị coi là tội phạm “an ninh quốc gia”);120 năm 2020, trong đại dịch COVID-19, 35 cá nhân đã bị bắt vì các hoạt động vận động chính trị ôn hòa và 27 cá nhân bị xét xử vì các tội phạm an ninh quốc gia.121 Vào năm 2020, cứ 05 vụ việc được ghi nhận bởi Dự án 88 thì có một vụ liên quan đến việc bắt bớ và giam giữ tùy tiện,122 và 34% những người bị bắt trong năm đó bị giam giữ dài hạn và không được tiếp xúc với bên ngoài.123
  2. Khởi tố hình sự tại Việt Nam còn “nhắm vào con người, chứ không dựa trên hành vi.”124 Không ai biết chính xác khi nào hoặc tại sao công an quyết định khởi tố họ vào thời điểm bị khởi tố.125 Trịnh Bá Phương bị bắt sau khi đăng tải bình luận trên Facebook về vụ đột kích làng Đồng Tâm liên quan đến ba người dân làng bị công an giết chết. Sau khi bị bắt, công an nói với với vợ của Phương rằng mặc dù anh có quá trình hoạt động chính trị lâu dài, nhưng lẽ ra anh đã không bị bắt nếu như không lên tiếng về vụ Đồng Tâm. Tuy vậy, sự kiện Đồng Tâm đã thay đổi mọi thứ vì mức độ chú ý của quốc tế đối với vụ đột kích. Vì “Sự kiện Đồng Tâm quá lớn”, Việt Nam không thể bỏ qua hoạt động của anh Phương và xem đó là không làm tổn hại đến “uy tín của lãnh đạo.”126 Các công dân Việt Nam bình thường luôn phải thường trực mối lo ngại không biết

118 Đinh Thị Thu Thủy, phỏng vấn với các tác giả, 05/04/2021. 119 Le Pham, phỏng vấn với các tác giả, 16/02/2021.

120 Dự án 88, Báo cáo 2019 về Tù nhân Chính trị và các nhà hoạt động có nguy cơ ở Việt Nam, https://the88project.org/wp-content/uploads/2020/06/PDF-2019-annual-report.pdf.

121 Dự án 88, Báo cáo Nhân quyền Việt Nam 2020: báo cáo của chúng tôi về các tù nhân chính trị và các nhà hoạt động đang gặp nguy hiểm, https://the88project.org/wp-content/uploads/2021/04/HR-Report-20_final.pdf.

122 Bản đồ vi phạm nhân quyền, Dự án 88, https://the88project.org/map/.r. 123 Cơ sở dữ liệu, Dự án 88, https://the88project.org/database/.
124 Lê Quốc Quân, phỏng vấn với các tác giả, 02/04/2021.
125 Như trên.

126 Đỗ Thị Thu, phỏng vấn với các tác giả, 05/04/2021.
16

page16image3038822304page16image3038822704

B. GIAM GIỮ TÙY TIỆN VÀ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ MỘT CÁCH BẤT THƯỜNG

page16image3038833648 page16image3038833952page16image3038834256 page16image3038834560 page16image3038834864page16image3038835296

khi nào và bằng cách nào họ có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận mà không bị bắt giữ tùy tiện.

VII. THAO TÚNG BÊN THỨ BA VÀ LẠM DỤNG QUY TRÌNH

  1. Như đã đề cập ở trên, Việt Nam tiếp tục gia tăng nỗ lực kiểm soát phát ngôn trực tuyến, đặc biệt là trong hệ thống mạng truyền thông xã hội. Sự thất bại của các tập đoàn truyền thông xã hội, chẳng hạn như Facebook, trong việc chống lại sự đàn áp tự do ngôn luận của Việt Nam một cách hiệu quả, đã là chủ đề của nhiều báo cáo.127 Trên thực tế, những người được phỏng vấn bày tỏ sự thất vọng và gọi điều mà các doanh nghiệp đang làm là đồng lõa với chính quyền Việt Nam.128 Như các nhà hoạt động đã mô tả, khi họ cố gắng đăng nội dung lên Facebook, các bài đăng của họ ngay lập tức bị chặn vì “vi phạm Tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook.”129 Một số bài đăng bị xóa vài giờ sau đó và các tài khoản quảng cáo của người dùng thông qua Facebook cũng bị tạm ngưng.130 Các bài đăng trên Facebook thường biến mất mà không cần thông báo hoặc giải thích.131 Sau cuộc đột kích làng Đồng Tâm, nhiều nhà hoạt động đã cố gắng phổ biến tin tức về vụ việc qua Facebook, nhưng các bài đăng của họ bị xóa, còn tài khoản thì bị khóa.132
  2. Bất chấp một số tuyên bố công khai khác, Facebook đã trao quyền quyết định thế nào là phát ngôn không chuẩn mực cho chính quyền Việt Nam—đồng nghĩa với mọi ý kiến bất đồng chính kiến hay chỉ trích tính chính danh của chính phủ.133 Đỗ Nguyễn Mai Khôi, trước đây là một ca

127 BBC News, Vietnam: Facebook and Google ‘Complicit’ in Censorship (Việt Nam: Facebook và Google “đồng lõa” trong kiểm duyệt), 01/12/2020, https://www.bbc.com/news/world-asia-55140857 (Truy cập vào 14/05/2021); Ân xá Quốc tế, Viet Nam: Tech Giants Complicit in Industrial-Scale Repression (Việt Nam: Các gã khổng lồ công nghệ đồng lõa trong việc đàn áp quy mô công nghiệp), 01/12/2020, https://www.amnesty.org/en/latest/news/2020/12/viet-nam-tech-giants- complicit (Truy cập vào 07/05/2021); James Pearson, Exclusive: Facebook Agreed to Censor Posts After Vietnam Slowed Traffic (Vấn đề Độc quyền: Facebook đồng ý kiểm duyệt bài đăng sau khi Việt Nam bóp lưu lượng truy cập), Reuters, 21/04/2020, https://www.reuters.com/article/us-vietnam-facebook-exclusive/exclusive-facebook-agreed-to-censor-posts- after-vietnam-slowed-traffic-sources-idUSKCN2232JX (Truy cập vào 07/05/2021); David S. Cloud và Shashank Bengali, Facebook Touts Free Speech. In Vietnam, It’s Aiding in Censorship (Facebook chào hàng tự do ngôn luận- Hỗ trợ kiểm duyệt tại Việt Nam), LA Times, 22/10/2020, https://www.latimes.com/world-nation/story/2020-10-22/facebook- censorship-suppress-dissent-vietnam (Truy cập vào 07/05/2021).

128 Đỗ Nguyễn Mai Khôi, phỏng vấn với các tác giả, 28/03/2021; Đỗ Thị Thu, phỏng vấn với các tác giả, 05/04/2021; Nguyễn Văn Hải, phỏng vấn với các tác giả, 07/04/2021; Le Pham, phỏng vấn với các tác giả, 16/02/2021.

129 Nguyễn Lâm, phỏng vấn với các tác giả, 26/03/2021.
130 Như trên.
131 Nguyễn Văn Hải, phỏng vấn với các tác giả, 07/04/2021. 132 Như trên.

133 Facebook công khai thừa nhận rằng họ kiểm duyệt nội dung theo yêu cầu của các quan chức chính phủ Việt Nam. Xem Facebook Transparency Center, Vietnam: Content Restrictions Based on Local Law (Trung tâm Minh bạch của Facebook, Việt Nam: Hạn chế Nội dung Dựa trên Luật Địa phương), https://transparency.fb.com/data/content- restrictions/country/VN (Truy cập vào 22/07/2021) (“Chúng tôi đã hạn chế quyền truy cập vào 2.205 mục tại Việt Nam theo báo cáo của Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông (ABEI) và Bộ Công an (MPS). Trong số này, có 2.189 nội dung bị cho là vi phạm Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, bao gồm cả nội dung phản đối

page17image3036387168page17image3036387536

A. KIỂM SOÁT TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI, SỰ LÀM NGƠ VÀ ĐỒNG LÕA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ MẠNG XÃ HỘI

page17image3036402160 page17image3036402464page17image3036402896 page17image3036403200 page17image3036403504page17image3036403808 page17image3036404112page17image3036404416 page17image3036404720 page17image3036405024 page17image3036405584

17

sĩ nổi tiếng ở Việt Nam, khi trả lời phỏng vấn cho báo cáo này, cho biết đã từng cố gắng tiếp cận và đối thoại với Facebook về chính sách mang tính phục tùng chính quyền Việt Nam và những tác hại mà chính sách này đang gây ra. Tuy nhiên, cô chỉ nhận được sự thờ ơ và dửng dưng từ phía doanh nghiệp này.134 Nhiều báo cáo chỉ ra rằng Facebook thường xuyên tuân thủ các yêu cầu của chính phủ về việc kiểm duyệt các bài đăng mà chính phủ cho là “chống phá Nhà nước.”135Điều này lại đi ngược với tuyên bố công khai của Giám đốc Vận hành Sheryl Sandberg rằng Facebook sẽ không đồng lõa với việc hạn chế ngôn luận tại Việt Nam.136

B. HẬU QUẢ XẤU KHI KHÔNG TUÂN THỦ HẠN CHẾ NGÔN LUẬN

41. Các cá nhân tham gia vào việc biểu đạt ngôn luận mà Nhà nước cho là không phù hợp có thể phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng. Những người được phỏng vấn cho biết họ bị tổn hại đến sinh kế. Vì tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc liên quan đến Biển Đông, Trịnh Hữu Long đã bị đuổi việc và bị chủ nhà đuổi ra khỏi nhà theo yêu cầu của cán bộ công an.137 Họ cũng có thể bị tổn thương về thể chất; ví dụ, những người biểu tình thường xuyên bị công an đánh đập.138Tại một cuộc biểu tình lớn, Thu Thủy đã mô tả cách công an vung gậy vào đám đông.139 Đối với những người bị bắt, tình trạng tra tấn trở nên phổ biến và có thể còn xảy ra nhiều hơn hơn nếu người bị bắt kháng cự hoặc từ chối hợp tác trong các cuộc điều tra của Nhà nước.140 Họ còn bị sang chấn tâm lý. Phạm Lê Vương Các kể lại chứng ảo giác hoang tưởng mà anh mắc phải khi bắt đầu hoạt động của mình.141 Khi Các nghe thấy tiếng chó sủa vào nửa đêm, anh thường sợ đó là công an đang đến bắt mình.142 Nỗi sợ hãi của anh không phải là không có cơ sở- anh đã nhiều lần nhận được cảnh báo của công an rằng “những điều tồi tệ” sẽ xảy ra với anh, chẳng hạn như “tai nạn giao thông,” nếu anh còn tiếp tục hoạt động.143 Bây giờ, mỗi khi anh đi ra ngoài, anh thường thấy công an mặc thường phục, những người theo dõi anh từ sáng đến tối. “Mình không

Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam.”). Xem thêm, Rubio Presses Facebook, Twitter on Upholding American Values When Dealing With Authoritarian Government (Rubio gây sức ép lên Facebook, Twitter về việc đề cao các giá trị của Mỹ khi đối phó với các chính phủ độc tài), 05/09/2018, https://www.rubio.senate.gov/public/index.cfm/2018/9/video-rubio- presses-google-twitter-on-upholding-american-values-when-dealing-with-authoritarian-governments; Hội thảo Toàn cầu Salzburg, Designs on the Future: How Should Online Speech be Governed? (Kiến thiết cho Tương lai: Nên quản lý ngôn luận trực tuyến như thế nào?) YouTube, 27/05/2021, https://www.youtube.com/watch?v=qFdXmGypKfQ&list=PLDHdHq7oPbv6JiWLb2LHnaeDy5i61b2xn (Xem từ phút 29:50).

134 Đỗ Nguyễn Mai Khôi, phỏng vấn với các tác giá, 28/03/2021. 135 Như trên.

136 Rubio Presses Facebook, Twitter on Upholding American Values When Dealing With Authoritarian Government (Rubio gây sức ép lên Facebook, Twitter về việc đề cao các giá trị của Mỹ khi đối phó với các chính phủ độc tài), 05/09/2018,https://www.rubio.senate.gov/public/index.cfm/2018/9/video-rubio-presses-google-twitter-on-upholding-american-values- when-dealing-with-authoritarian-governments.

137 Trịnh Hữu Long, phỏng vấn với các tác giả, 16/02/2021.
138 Nguyễn Văn Hải, phỏng vấn với các tác giả, 07/04/2021.
139 Đinh Thị Thu Hiền, phỏng vấn với các tác giả, 05/04/2021. 140 Phạm Lê Vương Các, phỏng vấn với các tác giả, 06/04/2021. 141 Như trên.
142 Như trên.
143 Như trên.

page18image3035513264 page18image3035513632page18image3035513936page18image3035514240page18image3035514608 page18image3035515040

18

bao giờ biết liệu họ có bắt mình, giết mình, tấn công mình hay không. Chỉ đơn giản là không biết được.”144 Các nhà hoạt động có thể bị hạn chế quyền tự do cơ bản, và đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng từ việc đó.145

  1. Điều kiện trong trại tạm giam và nhà tù thì “khủng khiếp”—đặc biệt đối với những người bị giam giữ bị buộc tội liên quan “an ninh quốc gia”, những người mà thời gian bị giam giữ được thiết kế để “bẻ gãy ý chí” họ.146 Dự án 88 đã phát hiện ra rằng các tù nhân chính trị thường xuyên phải chịu điều kiện giam giữ khắc nghiệt, bị ngược đãi về thể chất hoặc tâm lý, đối mặt với bạo lực, tra tấn, từ chối điều trị y tế đầy đủ và biệt giam.147 Các cuộc phỏng vấn của GHRC với các nhà hoạt động có kinh nghiệm trực tiếp với hệ thống tư pháp hình sự ở Việt Nam đã xác nhận điều này.148
  2. Những phạm nhân cố gắng thực hiện các quyền của mình trong trại tạm giam sẽ bị ngược đãi và tra tấn. Khi Nguyễn Văn Hải thực hiện quyền im lặng, anh ta bị biệt giam.149 Khi chồng của Đỗ Thị Thu thực hiện quyền im lặng của mình, anh ta bị chuyển vào cơ sở tâm thần, mặc dù anh không có tiền sử bệnh tâm thần.150 Em gái của người được phỏng vấn Đinh Thị Thu Hiền, chị Thu Thủy, hiện đang bị giam ở Việt Nam. Thu Thủy yêu cầu rằng cô phải được nhận đồ dùng từ gia đình, như thức ăn và nước uống giống như các tù nhân khác, và rằng cô phải được cho phép liên lạc với các thành viên trong gia đình. Thay vào đó, cô bị biệt giam.151
  3. Một người được phỏng vấn khác, Nguyễn Văn Hải, nói rằng những cá nhân ở Việt Nam nếu cố gắng phát ngôn có tính chính trị, bị chính phủ coi là không phù hợp sẽ phải trả một giá rất đắt: “tù đày cùng với máu của chính họ.” 152 Hơn nữa, nếu họ tìm kiếm sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, chẳng hạn như các cơ chế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, họ có thể phải đối mặt với hành

144 Như trên.

145 Vào tháng 5 năm 2020, Tổ chức Ân xá Quốc tế báo cáo rằng hai nhà bán sách độc lập đã bị công an ở Thành phố Hồ Chí Minh giam giữ và tra tấn. Vietnam: Independent Book Sellers Tortured by Police (Việt Nam: Những Người Bán Sách Độc Lập Bị Cảnh Sát Tra Tấn), Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế (14/05/2020), https://www.amnesty.org/en/documents/asa41/2325/2020/en/. Vào 07/2020, một blogger đã bị đánh khi bị giam trong bệnh viện tâm thần, và nhà báo Phạm Đoan Trang báo cáo rằng bị công an quấy rối dữ dội. Vietnam, Freedom House (2020),https://freedomhouse.org/country/vietnam/freedom-net/2020. Vào năm 2017, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã công bố một báo cáo ghi lại 36 vụ việc trong đó các nhà hoạt động nhân quyền và blogger bị đánh đập và đe dọa trước sự chứng kiến của cảnh sát. Ví dụ, vào năm 2016, Trần Thị Hồng và Trương Minh Tam bị tạm giữ để thẩm vấn và sau đó bị đánh trong đồn cảnh sát. No Country for Human Rights Activists (Không chốn dung thân cho các nhà hoạt động nhân quyền), Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (18/06/2017), https://www.hrw.org/report/2017/06/19/no-country-human-rights- activists/assaults-bloggers-and-democracy-campaigners.

146 Chuyên gia được ẩn danh tính số 1, phỏng vấn với các tác giả, 02/03/2021.
147 Cơ sở dữ liệu, Dự án 88, https://the88project.org/database/. Dự án 88, Tra tấn và đối xử vô nhân đạo đối với tù nhân

chính trị ở Việt Nam 2018-2020, https://the88project.org/wp-content/uploads/2020/11/Torture-Report_final.pdf.
148 Nguyễn Văn Hải, phỏng vấn với các tác giả, 07/04/2021; Đỗ Thị Thu, phỏng vấn với các tác giả, 05/04/2021; Đinh Thị

Thu Hiền, phỏng vấn với các tác giả, 05/04/2021.
149 Nguyễn Văn Hải, phỏng vấn với các tác giả, 07/04/2021. 150 Đỗ Thị Thu, phỏng vấn với các tác giả, 05/04/2021.
151 Đinh Thị Thu Hiền, phỏng vấn với các tác giả, 05/04/2021. 152 Nguyễn Văn Hải, phỏng vấn với các tác giả, 07/04/2021.

page19image3038711744 page19image3038712048 page19image3038712352page19image3038712656 page19image3038712960 page19image3038713264page19image3038713632

19

động đe dọa và trả đũa nghiêm trọng.153 Một số nhà hoạt động đã cố xoay sở để được trả tự do thông qua áp lực và vận động quốc tế, song sau đó lại đối mặt với các lệnh cấm đi lại, ngăn rời khỏi đất nước hoặc cấm quay trở lại đất nước. Nếu có thể quay trở về đất nước, họ sẽ bị giám sát chặt chẽ.154

45. Các đòn trả đũa của chính quyền Việt Nam còn ảnh hưởng sâu sắc đến gia đình và con cái của những người bị nhắm đến vì phát biểu của họ. Người được phỏng vấn Đỗ Thị Thu sinh con chỉ vài ngày trước khi chồng, em chồng và mẹ chồng bị bắt.155 Ngoài nỗi sợ hãi vô bờ cho an nguy của người chồng bị bỏ tù và các thành viên khác trong gia đình, cô còn phải tự mình chăm sóc một đứa trẻ sơ sinh. Chị Đinh Thị Thu Hiền cho chúng tôi biết, cháu trai chị, sau khi em gái chị bị bắt và bị tạm giam, đã linh tính nhận thức được những rủi ro mà mẹ cháu phải đối mặt trong tù vì đã thực hiện quyền tự do ngôn luận.156 Trong tháng đầu tiên, cháu trai của chị bị “trầm cảm nghiêm trọng: không chịu ăn; không ngủ; và cứ ngồi một mình.”157 Những tác hại nghiêm trọng này là kết quả trực tiếp của việc Việt Nam vi phạm các nghĩa vụ quốc tế về quyền con người.

VIII. KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

  1. Báo cáo này được nghiên cứu và thực hiện dựa trên mười hai cuộc phỏng vấn các nhà hoạt động và gia đình của họ cũng như dữ liệu do Dự án 88 thu thập trong bốn năm qua. Bằng chứng tổng hợp trong báo cáo cho thấy một nỗ lực có hệ thống nhằm ngăn chặn quyền tự do ngôn luận và biểu đạt của Việt Nam. Nhà nước sử dụng nhiều phương tiện giám sát và đàn áp—bao gồm kiểm duyệt phương tiện truyền thông, sử dụng bạo lực và sách nhiễu từ cảnh sát, từ chối các nhà hoạt động quyền tiếp cận luật sư, giam giữ các tù nhân chính trị trong điều kiện giam giữ vô nhân đạo, thực hiện các phiên tòa bỏ túi và kết án những người công khai chỉ trích chính quyền bằng các bản án quá nặng nề. Không gian mạng là một mục tiêu cụ thể cho việc Nhà nước đàn áp tự do ngôn luận. Việt Nam tích cực giám sát và gỡ bỏ các trang web, khóa tài khoản mạng xã hội và kiểm duyệt các bài đăng trên mạng xã hội của công dân. Khung pháp lý trong nước, bao gồm Luật An ninh mạng và các quy định trong Bộ luật Hình sự, cho phép Nhà nước ngăn chặn quyền tự do ngôn luận. Các luật này còn cho phép chính phủ toàn quyền phân biệt đối xử những công dân bày tỏ sự chỉ trích đối với Nhà nước. Do những hành động vi phạm luật pháp quốc tế của chính phủ Việt Nam, công dân giờ đây vô cùng e dè khi thực hiện quyền tự do ngôn luận cơ bản của mình.
  2. Các tác giả của báo cáo này kêu gọi Việt Nam đảm bảo quyền tự do ngôn luận bằng cách thực hiện (bất kỳ hoặc toàn bộ) các hành động sau:

a. Tiến hành trả tự do vô điều kiện cho tất cả các tù nhân chính trị, vì việc giam giữ họ trực tiếp đi ngược lại các cam kết quốc tế của Việt Nam.

153 Chuyên gia được ẩn danh tính số 1, phỏng vấn với các tác giả, 02/03/2021. 154 Như trên.
155 Đỗ Thị Thu, phỏng vấn với các tác giả, 05/04/2021.
156 Đinh Thị Thu Hiền, phỏng vấn với các tác giả, 05/04/2021.

157 Như trên.

page20image3041395728

20

  1. Sửa đổi các quy định của Bộ luật Hình sự 2015—cụ thể là các Điều 109, 116, 117, 118, 318 và 331—để đảm bảo rằng các quy định này tuân thủ luật pháp quốc tế. Các bản sửa đổi nên giảm bớt sự mơ hồ và tính nghiêm trọng vốn có trong các điều luật này. Việt Nam phải sửa đổi để giới hạn lại các quy định nói trên, làm sao cho người dân bình thường cũng có thể hiểu biết rõ ràng và nhất quán về các hoạt động cụ thể bị pháp luật cấm. Hơn nữa, Việt Nam cũng phải giới hạn các quy định này, sao cho các quy định pháp luật đó không cấm các hoạt động được bảo vệ theo pháp luật quốc tế.
  2. Bãi bỏ Luật An ninh mạng, văn bản luật đã cho phép chính phủ Việt Nam có quyền hạn không giới hạn để hạn chế phát ngôn trên các diễn đàn trực tuyến.
  3. Ủng hộ các Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên Hiệp Quốc về Kinh doanh và Nhân quyền, yêu cầu các công ty công nghệ và truyền thông xã hội tuân thủ các nguyên tắc này để đảm bảo tôn trọng quyền tự do ngôn luận, ngay cả khi việc biểu đạt ngôn luận bị cho là vi phạm quy định của các văn bản luật địa phương không tuân thủ bộ nguyên tắc này, như Luật An ninh mạng và một số quy định của Bộ luật Hình sự. Để phù hợp với Nguyên tắc Hướng dẫn, tất cả các công ty truyền thông xã hội nên từ chối yêu cầu của bất kỳ chính phủ nào – bao gồm cả chính phủ Việt Nam – trong việc sử dụng nền tảng của họ để ngăn chặn phát ngôn và kiểm duyệt các biểu đạt ngôn luận chính đáng.
  4. Đảm bảo rằng công dân có quyền truy cập vào các trang web thúc đẩy nhân quyền và tự do ngôn luận. Truy cập vào các trang web này là điều cần thiết để bảo vệ các giá trị của quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là đảm bảo công dân có thêm hiểu biết và được tiếp cận với môi trường tư tưởng tự do.
  5. Giải tán bất kỳ đội quân mạng nào có nhiệm vụ báo cáo vi phạm các bài đăng trên mạng xã hội và ngăn chặn tự do ngôn luận thông qua việc lạm dụng hệ thống tiêu chuẩn cộng đồng.
  6. Từ bỏ hành vi quấy rối và các thủ đoạn điều tra phi pháp và không chính thống khác, bao gồm việc sử dụng ‘giấy mời,’ chiến thuật giám sát, bắt cóc, tra tấn, bạo lực thể xác và buộc trục xuất do cơ quan hành pháp thực hiện. Ngoài việc vi phạm luật pháp quốc tế một cách rõ ràng, những hành động này còn tạo ra một bầu không khí sợ hãi, góp phần làm nhụt chí những ngôn luận chính danh theo luật pháp quốc tế.
  7. Đưa việc đối xử với tù nhân và các điều kiện trong nhà tù đến tiêu chuẩn phù hợp với luật pháp quốc tế. Việt Nam phải ngừng bắt các tù nhân chính trị phải chịu đựng tra tấn thể chất hoặc tâm lý, ngừng từ chối điều trị y tế đầy đủ, chấm dứt thuyên chuyển giữa các nhà tù, biệt giam và chấm dứt việc từ chối quyền giao tiếp với các thành viên trong gia đình.
  8. Bảo đảm cho các bị cáo bị cáo buộc vi phạm an ninh quốc gia quyền được có luật sư, quyền này phải được đi cùng bị cáo từ thời điểm bị bắt, và quyền được tiếp cận với bất kỳ và tất cả các bằng chứng sẽ được sử dụng để chống lại họ tại phiên tòa. Các bị cáo được cho là vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội theo tiêu chuẩn pháp luật pháp quốc tế và được đảm bảo quyền được xét xử công bằng. Phiên tòa cần được chủ tọa bởi một cơ quan tư pháp độc lập, không bị ảnh hưởng chính trị. Việc then chốt để đảm bảo thực hiện các quyền này là luật sư có thể đưa ra một phương án bào chữa hiệu quả hợp lý và việc đòi hỏi quyền tiếp cận với luật sư và bằng chứng.

21

PHỤ LỤC 1: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA BÁO CÁO NÀY

Nghiên cứu được thực hiện qua các giai đoạn sau: nghiên cứu tại bàn (desk research – nghiên cứu với tư liệu sẵn có), phỏng vấn, xem xét sơ bộ các tài liệu của cơ quan tư pháp, và phân tích “Cơ sở dữ liệu về các nhà hoạt động bị bức hại ở Việt Nam” của Dự án 88 (“Cơ sở dữ liệu”).

Nghiên cứu tại bàn (nghiên cứu tư liệu sẵn có)

Các sinh viên nghiên cứu đã xem xét các công ước nhân quyền liên quan và đánh giá việc Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ trong công ước.

Phỏng vấn

GHRC đã phỏng vấn các nhà hoạt động và các thành viên gia đình của họ, những người vận động chính sách và pháp luật và một chuyên gia về nhân quyền. Dự án 88, dựa trên kiến thức sâu rộng của mình về các vấn đề tự do ngôn luận ở Việt Nam, đã giới thiệu những người được phỏng vấn cho GHRC với kinh nghiệm được coi là đại diện cho các nhà hoạt động và đấu tranh nhân quyền Việt Nam; những người được phỏng vấn này thường giới thiệu thêm những người khác, những người mà GHRC sau đó đã phỏng vấn. Tất cả các cuộc phỏng vấn đều được thực hiện bằng các nền tảng trò chuyện video trực tuyến. Mỗi cuộc phỏng vấn được tham dự bởi hai sinh viên, và hầu hết các cuộc phỏng vấn đều có sự hiện diện của một giảng viên. Một thông dịch viên có mặt khi cần thiết hoặc do người được phỏng vấn yêu cầu, và cùng một thông dịch viên được sử dụng cho mọi cuộc phỏng vấn. Các ghi chú đã được thực hiện trong các cuộc phỏng vấn được lưu trong hồ sơ của nhóm nghiên cứu.

Xem xét sơ bộ các tài liệu của Tòa án

Dự án 88 đã thu thập được các tài liệu chính thức của tòa án và biên bản xét xử vụ án Phan Kim Khánh, người bị truy tố vì vi phạm một số điều luật. Các tài liệu này được phiên dịch bởi người phiên dịch mà GHRC đã sử dụng cho các cuộc phỏng vấn như đã trình bày ở trên.

Cơ sở dữ liệu

Kể từ năm 2018, Cơ sở dữ liệu của Dự án 88 đã theo dõi tình hình của các tù nhân chính trị hiện tại và các nhà hoạt động có nguy cơ ở Việt Nam. Tù nhân chính trị được định nghĩa là những người đã bị bỏ tù hoặc bị hạn chế quyền tự do bằng cách này hoặc cách khác vì hoạt động hoặc niềm tin chính trị hoặc tôn giáo của họ, vi phạm quyền tự do ngôn luận và biểu đạt của họ. Ở Việt Nam, những người này đặc biệt bao gồm các cá nhân đã có chỉ trích đối với chính phủ hoặc Đảng Cộng sản hoặc tham gia vào các hình thức hoạt động chính trị và xã hội khác mà Nhà nước cho là đe dọa “an ninh quốc gia.”

Các nhà hoạt động có nguy cơ bao gồm những người đã ra tù nhưng vẫn bị chính phủ giám sát, hoặc những người đã bị kết án quản chế hoặc tù treo. Các nhà hoạt động có nguy cơ cũng bao gồm những người mà Dự án 88 đích thân phân loại—trái ngược là những người tự nhận—là những người tham gia vào ngôn luận hoặc các hoạt động biểu đạt khác với mục tiêu mang lại thay đổi xã hội hoặc chính trị và họ cũng là những người bị chính quyền “quấy rối”—bao gồm chịu hành hung về thể xác, thẩm vấn, phạt hành chính, buộc trục xuất hoặc từ chối hộ chiếu. Các hoạt động này của chính phủ cản trở khả năng tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin và ý tưởng của người Việt Nam, và đi ngược lại quyền tự do quan điểm và biểu đạt của họ. Dự án 88 chỉ bao gồm các tù nhân chính trị và các nhà hoạt động có nguy cơ, những người mà Dự án 88 có thể xác minh một cách độc lập thông qua các tiêu chí phân loại như đã nêu, nên số lượng thực tế các tù nhân chính trị và các nhà hoạt động có nguy cơ “có thể cao hơn nhiều” so với số liệu được báo cáo trong cơ sở dữ liệu.

22

PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Nguồn: Bộ luật Hình sự Việt Nam (2015), https://www.wipo.int/edocs/lexdocs/laws/en/vn/vn086en.pdf.

Điều 109. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm;
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 116. Tội phá hoại chính sách đoàn kết

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với các tổ chức chính trị – xã hội;

b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị – xã hội;
d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Điều 117. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;

c) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý. 2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 118. Tội phá rối an ninh

1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 112 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.

page23image3043272848

23

Điều 331. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

24

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here