BAN QUẢN LÝ DI TÍCH THÁP BÀ NHA TRANG DÙNG QUYỀN GÌ CẤM NGƯỜI CHĂM KỂ VỀ VĂN HOÁ MÌNH TRÊN THÁP?

0
8
Có lẽ nhiều nhiều người Chăm khác đã bị cấm như thế, nhưng tiếng nói ấy chưa được quan tâm. Và hôm nay, mình chỉ là một nạn nhận bị tước đi cái quyền kể về văn hoá của mình trên di sản tổ tiên, nó cũng là một minh chứng để biết về thực trạng ứng xử với quyền người dân tộc thiểu số như thế nào trên đất nước Việt Nam này.

Wa Praong

Hôm nay mình thật bất ngờ và bức xúc khi bị nhân viên người Kinh (tên Sơn) trông coi tháp Chàm CẤM mình kể về văn hoá Chăm trên đền tháp của tổ tiên mình.

Mỗi dịp đến Nha Trang, dù bất kể như thế nào mình cũng phải đến thăm thần linh Chăm – Po Ina Nagar. Hôm nay, mình cùng với một người bạn lên tháp, sau khi thực hiện nghi thức tâm linh cá nhân xong hai đứa ra bên ngoài đền kể về Tháp, về văn hoá Chăm. Đang nói chuyện giữa chừng thì chị bảo vệ đến bảo không được thuyết minh và kể gì bala bala trên đền tháp. Lúc đầu mình nói mình là người Chăm, mình chỉ kể văn hoá Chăm cho bạn mình nghe thôi. Thế nhưng chị vẫn bảo là kể gì thì phải theo quy định trên tháp. Thế là mình nổi điên lên!

Thật sự khi bạn là người BẢN ĐỊA, một người Chăm kể về văn hoá của mình trên tháp Chăm thì bị nhân viên người Kinh cấm thì than ôi nó đau đớn vô cùng. 

Họ dùng tháp Chăm để kinh doanh thu tiền, trong khi người Chăm, đặc biệt là chức sắc Chăm, người đang thờ phượng và thực hiện các nghi lễ liên quan đến không gian linh thiêng ấy vẫn sống kham khổ, không được hưởng lợi ích nào trên di tích tổ tiên mình, ngân sách thu được từ các di tích Chăm ấy cũng chưa bao giờ được công bố và sử dụng chi tiêu như thế nào cộng đồng Chăm cũng hay, rồi họ dám ngang nhiên, tự cho mình là đại diện pháp luật cấm người Chăm kể về văn hoá của mình trên Tháp tổ tiên mình.

Đứng trước hoàn cảnh bất công và độc tài ấy, mình không thể kìm được bức xúc. Sau khi thấy mình đang tranh luận với chị bảo vệ, nhân viên tên Sơn, không biết anh ta học luật gì, và lý luận theo giống gì cứ khăng khăng là theo quy định pháp luật này nọ rằng: đây là di tích được nhà nước công nhận, kể gì về tháp phải theo quy định của nhà nước, chứ anh không được quyền kể bậy, sai, và phải dựa theo tài liệu của các nhà nghiên cứu. 

Không biết nhân viên tên Sơn đã dựa vào công văn hay chỉ thị nào mà dám phát ngôn theo kiểu độc tài như thế! Nếu có một văn bản hành chính nào có quy định như vậy thì tôi rất quan ngại về vấn đề tự do ngôn luận, văn bản ấy đang biến người Chăm thành kẻ câm trong việc quảng bá di sản tổ tiên mình đến với bạn bè trong và ngoài nước. Văn bản ấy, vô tình tước đi quyền tham gia và thụ hưởng văn hoá của người Chăm trên di sản tổ tiên mình.

Cũng xin hỏi nhân viên tên Sơn trên tháp Po Ina Nagar rằng, văn hoá và lịch sử Chăm nó rộng và rất bao la, anh dựa vào nghiên cứu nào để làm chuẩn và cấm người Chăm kể về văn hoá mình trên tháp.

Tôi là một người Chăm, tôi không cần dựa vào cái khung nghiên cứu của bọn anh, tôi kể về văn hoá Chăm từ tri thức của chính cộng đồng mình, cớ sao lại cấm?

Nên nhớ rằng, trên không gian linh thiêng ấy ngoài việc không nên có những hành động ứng xử, cách thực hành xúc phạm thần linh đi ngược với quan niệm truyền thống người Chăm ra thì họ có quyền kể về bất cứ gì liên quan đến tổ tiên của họ. Họ tự chịu trách nhiệm với chính phát ngôn của mình, chứ không phải anh lạm dụng cái quyền gì đó muốn cấm ai thì cấm. Không phải không gian linh thiêng của người Chăm mà buộc họ kể theo cách tri nhận của người ngoài cuộc các anh.

Có lẽ nhiều nhiều người Chăm khác đã bị cấm như thế, nhưng tiếng nói ấy chưa được quan tâm. Và hôm nay, mình chỉ là một nạn nhận bị tước đi cái quyền kể về văn hoá của mình trên di sản tổ tiên, nó cũng là một minh chứng để biết về thực trạng ứng xử với quyền người dân tộc thiểu số như thế nào trên đất nước Việt Nam này.

Đau đớn thay!

Sohaniim.

Nha Trang.

https://www.facebook.com/wa.praong/posts/pfbid02GiochYKvD2FqLKa5DyTw3D2jZ8HRCqL5UTVbph5EwPXChJVvD9kKaXokpjdRMjMEl