Nhà cầm quyền CSVN ở tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành lệnh truy nã nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền và môi trường Bạch Hồng Quyền.
Đài Á Châu Tự Do hôm Thứ Sáu 5 tháng 5 dẫn lời nhà hoạt động Thảo Teresa cho biết, truyền thông Hà Tĩnh đang nói về cái gọi là “Lệnh 245” để bắt giữ nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền. Theo bà Thảo Teresa, lệnh này có hiệu lực từ ngày 19 tháng 4.
Ông Bạch Hồng Quyền đã biết về lệnh này và đã chuẩn bị tinh thần để ở tù, vì ông sẽ không chấp nhận chọn lựa khác là bỏ trốn ra nước ngoài để sống lưu vong. Tuy nhiên, ông chưa biết việc bắt giữ ông sẽ được nhà cầm quyền cộng sản thực thi ra sao.
Bạch Hồng Quyền là thành viên của phong trào Con Đường Việt Nam, và cũng là một trong những blogger đưa tin về thảm họa môi trường do Formosa gây ra tại bờ biển miền Trung hồi năm ngoái. Nhiều nhà hoạt động đã bị nhà cầm quyền cộng sản đe dọa và tấn công vì đưa tin về thảm họa ô nhiễm môi trường này.
Chính quyền CSVN đang đẩy mạnh việc bóp nghẹt phong trào dân chủ trong nước. Mới hồi đầu tuần, một nhóm côn đồ được cho là do công an địa phương điều khiển, đã đột nhập phi pháp vào một căn chung cư ở Sài Gòn, hành hung nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh đến từ Hà Nội cùng với hai người bạn của bà. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn hồi đầu năm nay, nhà cầm quyền cộng sản lần lượt bắt giữ các nhà báo công dân và nhà hoạt động Nguyễn Văn Hóa, Trần Thị Nga và Nguyễn Văn Oai.
Vào ngày 06 tháng 5 năm 2017, bà Vũ Minh Khánh đã đi gửi đồ tiếp tế cho chồng là luật sư Nguyễn Văn Đài, người đang bị tạm giam B14 đến nay đã tròn 16 tháng nhưng vẫn chưa xét xử.
Bà Vũ Minh Khánh cho biết: “Hôm nay ngày 06 tháng 5, đúng ngày sinh nhật của chồng tôi. Tôi đi gửi đồ ăn cho chồng tôi theo lịch của trại giam mỗi tháng 2 lần. Nhưng hôm nay, tôi nghe thông tin là chồng tôi ko nhận đồ ăn. Tôi ngỡ ngàng, đau đớn. Tôi đòi gặp giám thị hoặc quản giáo trại giam, nhưng họ không cho tôi gặp. Tôi không biết sức khoẻ của chồng tôi hiện nay ra sao. Tính từ ngày 16/4 thì hôm nay là lần gửi đồ ăn đầu tiên cho chồng tôi. Và chồng tôi đã từ chối nhận đồ ăn. Hành động này của chồng tôi có thể muốn gửi thông điệp cho mọi người là: 1/chồng tôi đang gặp áp lực 2/ Đang tuyệt thực 3/Phản đối giam giữ người quá thời hạn.”
Bà Khánh cho biết thêm: “Tôi được gặp chồng tôi 2 lần từ khi chồng tôi bị bắt. Lần gặp thứ 2 vào ngày 17/01/2017. Đến nay đã 3 tháng 20 ngày tôi chưa được gặp lại chồng tôi. Lần gặp ngày 17/1, sức khoẻ chồng tôi không tốt, bị đau khắp người mà không được chữa bệnh. Chồng tôi bị gặp nhiều áp lực từ phía trại giam.”
Luật sư Nguyễn Văn Đài bị nhà cầm quyền Tp Hà Nội bắt ngày 16/12/2015 với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88, vì trước đó đã có buổi nói chuyện với người dân huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An về pháp luật và nhân quyền. Ông bị bắt đến nay đã tròn 16 tháng tạm giam. Theo Luật tố tụng hình sự thì đã kết thúc thời gian điều tra, được gặp gia đình và luật sư. Nhưng đến bây giờ, ông vẫn đang bị biệt giam, và chưa được gặp luật sư bào chữa.
“Để phục vụ xây dựng tuyến đường sắt trên cao và tuyến đường thuộc dự án đường vành đai 2, Hà Nội đã chặt hạ, di chuyển hàng loạt cây xanh, trong đó có hàng trăm cây xà cừ cổ thụ.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại vườn ươm Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội) có hàng trăm cây xà cừ được di chuyển từ các con đường ở Hà Nội như đường Bưởi, Nguyễn Trãi, Trần Phú (Hà Đông), đường Láng về đây. Trong đó có nhiều cây xà cừ lớn không còn dấu hiệu sự sống, vỏ bong tróc, gốc cây trơ trọi.
… hàng chục cây xà cừ thân lớn, đường kính từ 40 – 70cm không còn sự sống
… Những cây chết sẽ được công ty báo cáo lên Sở Xây dựng, Sở Tài chính sẽ thu hồi và bán đấu giá…”
(Dân Việt) Sau khi được di chuyển về vườn ươm, mặc dù dùng mọi biện pháp chăm sóc từ truyền thống đến hiện đại nhưng nhiều cây xà cừ vẫn héo khô, vỏ bong tróc.
Để phục vụ xây dựng tuyến đường sắt trên cao và tuyến đường thuộc dự án đường vành đai 2, Hà Nội đã chặt hạ, di chuyển hàng loạt cây xanh, trong đó có hàng trăm cây xà cừ cổ thụ.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại vườn ươm Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội) có hàng trăm cây xà cừ được di chuyển từ các con đường ở Hà Nội như đường Bưởi, Nguyễn Trãi, Trần Phú (Hà Đông), đường Láng về đây. Trong đó có nhiều cây xà cừ lớn không còn dấu hiệu sự sống, vỏ bong tróc, gốc cây trơ trọi.
Vườn ươm Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội) rộng gần 7ha, là nơi tập kết các loại cây bóng mát trên các tuyến đường của Hà Nội, những cây loài cây này được di chuyển, đánh hạ để phục vụ các công trình của thành phố
Theo ghi nhận của phóng viên, có hàng trăm cây xà cừ cổ thụ đang được bảo vệ, chăm sóc. Tuy nhiên, nhiều “lão” xà cừ có dầu hiệu không còn sự sống
Ông Nguyễn Đức Mạnh, trưởng phòng kế hoạch Công ty TNHH MTV cây xanh Hà Nội cho biết, vườn ươm Yên Sở rộng gần 7ha, chỉ là vườn ươm tạm, là nơi trung chuyển các loại cây bóng mát và tập hợp các loại cây rải rác khắp các tuyến đường của TP Hà Nội. Sau khi được di chuyển về vườn ươm, các cây được bảo vệ và chăm sóc cẩn thận.
Tất cả các cây khi được chuyển về đây đều có cọc chống dựng, đảm bảo cây không bị đổ trong mùa mưa bão nhưng chưa đến mùa mưa bão nhiều cây đã khô héo
Tuy nhiên, tỷ lệ đâm trồi, nẩy lộc chỉ khoảng 60 – 70% vì đường kính các cây xà cừ rất lớn mà đánh chuyển từ trong đô thị, không phải là nơi lý tưởng nhất để đánh chuyển cây. Chính vì vậy khi về vườn ươm, tỷ lệ chết không thể tránh khỏi, ông Mạnh lý giải.
Mặc dù được chăm sóc bằng cả hai phương pháp – truyền thống và hiện đại nhưng hàng chục cây xà cừ thân lớn, đường kính từ 40 – 70cm không còn sự sống
Theo ông mạnh, để đảm bảo các cây sống sót cao, công ty áp dụng mọi biện pháp từ truyền thống đến hiện đại. Phương pháp truyền thống – khi thực hiện đánh cây, toàn bộ thân cây được bọc và thực hiện cắt sửa (cắt đến cổ cây). Trong quá trình đánh chuyển, toàn bộ bộ dễ được cắt rất ngọt, đảm bảo không bị trầy xước, không bị thối rễ. Trước khi trồng, bộ rễ được sửa lại một lần nữa, vỏ cây nào mỏng được quấn bao tải, quấn rơm.
Phương pháp hiện đại là dùng các loại thuốc kính thích ra rễ, các loại thuốc chế phẩm vi sinh tốt nhất.
Vỏ bong tróc…
…thân cây héo khô
Những cây chết sẽ được công ty báo cáo lên Sở Xây dựng, Sở Tài chính sẽ thu hồi và bán đấu giá
Không chỉ xà cừ khô héo mà nhiều loại cây khác cũng không còn sự sống sau khi được di chuyển từ đường phố về vươm ươm
Những cây sống sót sẽ được trồng một địa điểm thích hợp ở đô thị
BBC hôm Thứ Bảy 6 tháng 5 trích dẫn những nguồn tin khả tín cho biết, một ngân hàng ở thành phố Sài Gòn vừa sa thải hai giám đốc, vì đã ra lệnh cho nhân viên gỡ bỏ tất cả hình ảnh chụp bí thư thành ủy Đinh La Thăng tới thăm ngân hàng.
Ông Thăng vừa bị ủy ban kiểm tra trung ương đảng cộng sản đề nghị kỷ luật do liên quan tới vai trò của ông trong thời gian lãnh đạo Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam PVN. Theo BBC, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, tức SHB, hôm 5 tháng 5 có văn bản sa thải bà Lê Thị Minh Thảo, giám đốc Trung Tâm Marketing Và Phát Triển Thương Hiệu SHB, và bà Nguyễn Thị Hà, phó giám đốc Ban Phát Triển Thương Hiệu cũng thuộc trung tâm này. Lý do hai bà Thảo và Hà bị sa thải là họ đã “vi phạm nội quy lao động, làm sai chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao gây thiệt hại nghiêm trọng”.
Theo các nguồn tin của BBC thì hai bà Thảo và Hà đã ban hành một lệnh cho nhân viên trong toàn hệ thống ngân hàng SHB phải cấp tốc gỡ bỏ mọi hình ảnh về bí thư Thăng. Theo Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà, chủ tịch hội đồng quản trị của ngân hàng SHB là ông Đỗ Quang Hiển, vốn có quan hệ thân thiết với bí thư Thăng. Chính ông Hiển đã sa thải hai nữ giám đốc vừa kể. Được biết từ khi ông Thăng đến Sài Gòn nhậm chức, ngân hàng SHB trở thành một trong những ngân hàng cung cấp khoản vay cho nhiều dự án BOT nhất, và hưởng lợi rất lớn từ đây.
Getty ImagesVai trò của TBT Nguyễn Phú Trọng ngày càng nổi bật trong các vụ ‘chống tham nhũng’
Nếu lãnh đạo và quản lý đúng, phù hợp quy luật khách quan, thì mới có nền kinh tế thị trường trong Chủ nghĩa Xã hội, một cựu phó trưởng ban Tuyên giáo TW Đảng CSVN nói khi Hội nghị Trung ương 5 nhóm họp.
“Sự lãnh đạo và quản lý chưa thể là một đặc điểm của nền kinh tế. Đặc điểm của nền kinh tế sẽ hình thành trong thực tế một cách khách quan, nó không phải là sự lãnh đạo và quản lý của ai, mà là kết quả của sự lãnh đạo và quản lý ấy thế nào,” Tiến sỹ Vũ Ngọc Hoàng viết trong bài Cần hiểu đúng để không làm sai” trên VietnamNet hôm 05/5/2017.
Theo nhà lý luận này của Đảng CSVN thì chính sách của nhà nước phải phù hợp với kinh tế thị trường, dựa vào các quy luật của thị trường để điều tiết chính nó, ông viết tiếp:
“Nhà nước không kinh doanh, không để các cơ quan hành chính đi kinh doanh, các cơ quan chuyên chính càng phải thế.
“Việc chính của nhà nước là tạo điều kiện cho mọi chủ thể trong xã hội được kinh doanh thuận lợi, bình đẳng thật sư, không bị thị trường ngầm, không có buôn gian bán lậu, càng không để cho cán bộ của nhà nước tham gia hoạt động trong và cho các “nhóm lợi ích”.
Theo ông Vũ Ngọc Hoàng, Đại hội XII của Đảng CSVN đã khẳng định sự cần thiết của một nền ‘kinh tế thị trường đầy đủ’, ông nhận định:
“Đó là quan điểm đúng đắn nhằm bảo đảm cho kinh tế thị trường không bị biến dạng bởi sự chủ quan duy ý chí. Tiếp đến, nếu phân loại sâu hơn thì, kinh tế thị trường trong CNXH sẽ là một nền kinh tế thị trường xã hội.”
“Trong đó, có vai trò đáng kể của nhà nước đối với việc điều tiết nền kinh tế vì mục tiêu xã hội. Nhà nước điều tiết một cách khoa học chứ không phải can thiệp thô bạo vào thị trường, càng không làm thay hoặc chống lại thị trường.”
FB Pham Quy ThoĐổi mới thể chế kinh tế sang kinh tế thị trường là một cam kết mạnh mẽ của Việt Nam, theo PGS. TS Phạm Quý Thọ từ Bộ Kế ho & Đầu tư.
Bình luận với BBC hôm thứ Sáu, một nhà quan sát không muốn tiết lộ danh tính từ Hội khoa học kinh tế cho rằng bài viết của tác giả Vũ Ngọc Hoàng đã: “nêu ra được một số điểm đáng lưu ý, như nhà nước không nên kinh doanh, và không để các cơ quan hành chính, công quyền và lực lượng vũ trang làm kinh tế, doanh nghiệp.
“Ông Hoàng cũng đã ‘khéo léo’ nhấn mạnh Việt Nam cần đến một ‘nền kinh tế thị trường đầy đủ’ trong lúc nhà nước cần điều tiết ‘khoa học’ chứ không nên can thiệp thô bạo, tuy nhiên ông vẫn chưa dám nói mạnh, nói trực diện về đâu là lực cản, là ‘thủ phạm’ của cản trở đổi mới, cải tổ, mà vẫn phải mượn các lời lẽ, trích dẫn kinh điển của chủ nghĩa Marx vì có lẽ là để thận trọng,” vẫn ý kiến này bình phẩm.
Ai cấp tiến, ai bảo thủ?
Trong Tọa đàm Trực tuyến của BBC Việt ngữ trên Facebook Live và YouTube tuần này về Hội nghị Trung ương 5 nhóm họp, một số ý kiến bàn về kinh tế và đường lối của Đảng trong lĩnh vực này đã được chia sẻ và bàn bạc.
Từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, PGS. TS. Phạm Quý Thọ nêu quan điểm khá thẳng thắn về đường lối đã được cam kết của cải tổ kinh tế Việt Nam và đâu, cũng như ai là lực cản, ông nói:
“Chúng ta (Việt Nam) đã cam kết chuyển sang hay là đổi mới thể chế kinh tế sang kinh tế thị trường, đấy là một cam kết rất mạnh mẽ và cứu Việt Nam khỏi khủng hoảng trong những năm 1980 và 1990, điều đó tuy là cam kết rồi, nhưng phải hành động như thế nào, đó là những cái mà chúng ta thấy luôn luôn không có một đường lối một cách nhất quán và cụ thể.
“Tôi lấy thí dụ, như Tiến sỹ Nguyễn Quang A (khách mời cùng tại Bàn tròn của BBC) nói về kinh tế tư nhân, đáng lẽ chúng ta phải làm cái này sớm hơn, thí dụ như chúng ta chuyển sang kinh tế thị trường thì chúng ta phải tôn trọng những nguyên tắc của kinh tế thị trường, trong đó có kinh tế tư nhân, trong đó có sở hữu tư nhân.
“Cũng như chúng ta chỉ nói về kinh tế tư nhân mà không nói gì về sở hữu tư nhân một cách mạnh mẽ, được xác lập một cách đảm bảo lâu dài cũng như các hợp đồng có tính chất tự nguyện của các công ty tư nhân và một cách kiểm soát chủ nghĩa cơ hội, thì không thể tiến được.
AFPViệt Nam đang đứng trước nguy cơ cả khủng hoảng kinh tế lẫn xã hội và chính trị, theo ông Nguyễn Quang Dy
“Như vậy những người theo cam kết ban đầu của chúng ta (Việt Nam) về chuyển đổi (sang) kinh tế thị trường một cách chi tiết, cụ thể và có đường lối rõ ràng, thì đấy là những người cấp tiến, thế còn những người chống lại hoặc tìm cách này, cách kia với lý do để ổn định xã hội, ổn định này, ổn định kia, dưới chiêu bài này, chiêu bài kia, thì đều là những cái có tính chất giáo điều, mà không phù hợp với quá trình đổi mới này,” chuyên gia về chính sách công từ Học viện Chính sách & Phát triển nói với Bàn tròn.
Ném chuột sợ vỡ bình?
Trong một bài viết tuần này được đặc trên trang điểm báo của Viet-studies, chuyên mục kinh tế, một nhà quan sát chính trị-xã hội Việt Nam, ông Nguyễn Quang Dy nêu quan điểm:
“Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước 3 nguy cơ có thể cản đường đổi mới: Thứ nhất, đồng tiền Việt Nam có thể bị mất giá từ 4% đến 5% trong năm 2017. Thứ hai, tăng trưởng thương mại và đầu tư toàn cầu tiếp tục sụt giảm, ảnh hưởng đến thương mại và thu hút FDI của Việt Nam. Thứ ba, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế với các FTA mới đang gặp nhiều khó khăn, có thể làm suy giảm động lực cải cách thể chế của Việt Nam.
“Tăng trưởng thực sự của Việt Nam hiện nay chỉ bằng 5% (theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh). Thảm hoạ môi trường biển do nhà máy Formosa Vũng Áng gây ra từ tháng 4/2016 đến nay làm cho hàng trăm ngàn ngư dân phá sản. Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của cả nước, bị hạn hán và ngập mặn nặng nề, làm sản xuất lúa gạo bị tổn hại nghiêm trọng. Về chăn nuôi, giá heo giảm xuống mức kỷ lục hiện nay, đang làm nông dân điêu đứng.”
AFP/GettyTBT Trọng từ nói về đánh tham nhũng rằng ‘đánh chuột’ cũng phải lo không vỡ bình quý
Tác giả cũng đề cập tới một khủng hoảng kép ở Việt Nam mà ông coi là ‘nguy cơ’, đồng thời chia sẻ quan điểm làm thế nào để chống tham nhũng hiệu quả bên cạnh bài toán về sở hữu, mà ông nhấn mạnh nhu cầu cần phải ‘tư hữu hóa đất đai’ và ‘tài sản công’, ông Nguyễn Quang Dy viết trong phần kết của bài viết:
“Việt Nam đang đứng trước nguy cơ cả khủng hoảng kinh tế lẫn xã hội và chính trị. Không phải chỉ có dân chúng mất niềm tin, doanh nghiệp hoang mang, mà cả cán bộ cao cấp cũng nhấp nhổm chuồn ra nước ngoài (mỗi khi bị truy cứu trách nhiệm). Hội nghị TW5 sẽ mở màn cho một đợt thanh trừng mới, đẩy tranh giành quyền lực lên một tầm cao mới. Nhưng nếu không cải cách thể chế (chính trị) thì không thể tránh được khủng hoảng chính trị.
“Muốn chống tham nhũng, trước hết phải kiểm soát quyền lực (bằng tam quyền phân lập). Thứ hai là phải tư hữu hoá đất đai và tài sản công. “Đánh chuột sợ vỡ bình” là một nghịch lý chết người do thể chế hiện nay đang làm hệ thống phân liệt. Bắt xong sâu này sẽ có sâu khác, nếu cái lồng ấp sâu vẫn còn nguyên. Diệt xong hổ này sẽ có hổ khác nếu nguyên nhân sinh ra và nuôi dưỡng hổ báo vẫn còn.
“Đã đến lúc phải dũng cảm thay đổi thể chế (thậm chí phải thay bình mới) thì may ra mới giải được nghiệp chướng hiện nay để thoát hiểm. Xét cho cùng, nguy cơ của dân tộc Việt Nam không phải chỉ là “thù trong” mà còn là “giặc ngoài”. Vì vậy, nếu không sớm dẹp được “thù trong”, thì làm sao có thể chống được “giặc ngoài”, tác giả bài viết có tựa đề ‘Đấu đá giữa kỳ & vận mệnh quốc gia’ kết luận.
Dám làm hay không?
Hội nghi Trung ương 5 khóa 12 của BCHTƯ đảng CSVN đang nhóm họp có hai nội dung chính là bàn về đường lối kinh tế và vấn đề tổ chức của Đảng, theo truyền thông chính thống Việt Nam, trả lời Bàn tròn thứ Năm của BBC về việc liệu ban lãnh đạo cao cấp của Đảng và nhà nước Việt Nam có dám đẩy mạnh tới cùng các cải tổ và đặc biệt là chống tham nhũng một cách căn cơ, triệt để và công tâm hay không, Tiến sỹ Nguyễn Quang A đáp:
“Trong lúc xã hội đang rất ngổn ngang, Việt Nam đang gặp những vấn đề rất đau đầu, lẽ ra giới lãnh đạo cần phải đoàn kết lại, để đưa ra những chính sách thật là phù hợp với Việt Nam để đẩy sự nền kinh tế và sự phát triển xã hội lên.
Trong lúc xã hội đang rất ngổn ngang, Việt Nam đang gặp những vấn đề rất đau đầu, lẽ ra giới lãnh đạo cần phải đoàn kết lại, TS Nguyễn Quang A nói với BBC.
“Rất đáng tiếc tôi có thể nói rằng chuyện mà người ta làm, tôi nhắc lại đây là cuộc đấu tranh giữa các phe phái trong nội bộ đảng với nhau, việc chính thì không làm, mà đi làm những việc nội bộ và thực sự đó là một điều rất đáng tiếc.
“Có dám làm hay không? Ở đây có hai ý, tức là thanh trừng lẫn nhau, thì tôi nghĩ chắc chắn là ông Nguyễn Phú Trọng rất kiên quyết để làm việc đó, vấn đề là ông ấy có thể làm được hay không là tùy vào tương quan lực lượng giữa phe của ông ấy và phe nghịch với ông ấy.
“Còn chuyện có dám làm hay không về vấn đề đổi mới đường lối kinh tế, xã hội, chính trị, thì tôi có thể nói rằng chắc chắn là không, chừng nào mà ông Nguyễn Phú Trọng còn nắm chức Tổng Bí thư.
“Bởi vì ông ấy là người kiên quyết nhất giữ đường lối kinh tế, xã hội rất là bảo thủ từ trước đến nay, và chừng nào ông còn ở đó, và nếu ông ấy thành công trong việc ‘thanh trừng’ ông (Đinh La) Thăng và một vài người nữa thuộc phe của ông (Nguyễn Tấn) Dũng cũ, thì nó càng củng cố sức mạnh của ông ấy,
“Và như thế càng không có một sự thay đổi gì trong đường lối và chính sách cả, đấy là về cái có dám hay không dám là như vậy,” Tiến sỹ Quang A nói với BBC Tiếng Việt.
Getty ImagesGia đình Nguyễn Hữu Tấn bác cáo buộc trong nhà ông có lá cờ Việt Nam Cộng Hòa
Cha của người bị cho là “tự sát tại trại giam” ở tỉnh Vĩnh Long nói với BBC rằng gia đình “quyết định để thi hài đến ngày 8/5” và “nếu công an không minh oan sẽ đưa thi hài đi khắp cửa công ở tỉnh này”.
Ông Nguyễn Hữu Tấn, 38 tuổi, bị công an tỉnh Vĩnh Long “bắt khẩn cấp” ngày 2/5 để điều tra hành vi “tán phát tài liệu chống phá nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
Nhưng sáng 3/5, trong lúc điều tra viên rời phòng hỏi cung, nghi phạm đã lấy từ túi điều tra viên con dao rọc giấy “rồi cắt liên tiếp vào cổ để tự sát”, theo tuyên bố của giới chức Vĩnh Long.
UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức họp báo chiều 4/5 để giải thích vụ việc.
Theo báo Zing, hôm 4/5, Đại tá Phạm Văn Ngân, Phó giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Long, xác nhận nghi phạm Nguyễn Hữu Tấn (38 tuổi, ngụ phường Thành Phước, thị xã Bình Minh, Vĩnh Long) đã dùng dao rọc giấy để tự sát trong Trại tạm giam Công an tỉnh Vĩnh Long.
Tin cho biết vụ bắt giữ xuất phát từ việc xuất hiện nhiều lá cờ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trong ngày 30/4 tại một số cột điện ở thị xã Bình Minh và huyện Tam Bình của tỉnh Vĩnh Long.
Hôm 5/5, trả lời BBC qua điện thoại từ Vĩnh Long, ông Nguyễn Hữu Quang, cha của Nguyễn Hữu Tấn nói: “Tôi dành quyền quyết định hậu sự cho Huỳnh Thị Muội, vợ của Tấn.”
“Con dâu tôi nói với Đại tá Phạm Văn Ngân rằng gia đình chưa chôn cất con trai tôi.”
“Và nếu đến ngày 8/5 mà công an vẫn chưa minh oan cho Tấn thì gia đình sẽ dùng phương tiện đẩy thi hài đến các cửa công ở Vĩnh Long.”
“Con dâu tôi nói rằng nỗi đau này quá lớn, vì chồng nó là lao động chính trong nhà, hai vợ chồng mỗi ngày bán hủ tíu chay chỉ kiếm được 200, 300.000 đồng nuôi cả gia đình.”
“Tấn mất đi để lại con trai mới 9 tuổi.”
“Nhưng ông Ngân khuyên con dâu tôi rằng gia đình nên chôn sớm, không thì môi trường hôi thối.”
“Hiện tại, người ta viếng con tôi đến đám ma thì bình thường nhưng khi đi ra thì bị người của chính quyền xét hỏi.”
‘Mối hận ngàn thu’
Ông Quang cũng cho hay: “Về cáo buộc trong nhà tôi có cờ vàng Việt Nam Cộng Hòa là hoàn toàn không đúng.”
“Công an đã xét nhà nhưng có tìm được vật chứng đâu?”
“Nhà tôi chỉ có mấy miếng vải vàng bọc hộp nước yến thôi.”
Ông cũng xác nhận với BBC rằng gia đình đã “gửi đơn kêu cứu đến các tổ chức nhân quyền quốc tế”.
“Tôi không đời nào tin con trai mình tự sát vì vết thương ở cổ của nó quá sâu, nó không thể tự làm việc ấy.”
Cùng thời điểm, Giáo Hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy phát đi lá thư gửi Ủy Hội Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Quốc Hội và Chính phủ Hoa Kỳ, Nghị Viện châu Âu và các quốc gia Liên minh châu Âu…
Thư viết: “Dùng nhục hình bức cung là chuyện thường ngày xảy ra tại Việt Nam, tính đến nay trên cả nước có bao nhiêu trường hợp tự tử trong đồn công an, và cuối cùng mọi chuyện cũng đâu vào đó, những người bức cung vẫn an nhiên tự tại, và nạn nhân vẫn mãi mãi ôm mối hận ngàn thu.”
“Chuyện cờ vàng là một cách dựng chuyện để bắt ông Tấn, vì khi mọi việc đã xảy ra thì cờ vàng chỉ là một miếng vải màu vàng dùng để trang hoàng trong những hộp nước yến chứ công an không tìm ra được lá cờ nào của Việt Nam Cộng Hòa.”
“Dựng chuyện bắt người, dùng nhục hình bức cung dẫn đến cái chết thương tâm một con người, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo là một việc làm hết sức khó hiểu trong một cái chết đầy bí ẩn, chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền phải làm sáng tỏ vấn đề, trả lại công bằng cho nạn nhân.”
Hơn nửa năm sau khi tờ Wall Street Journal (WSJ) đăng loạt bài điều tra về kho nhôm lớn nhất thế giới của 1 tỷ phú Trung Quốc được chuyển tới Bà Rịa-Vũng Tàu từ Mexico, chính phủ Việt Nam đã quyết định điều tra nghi vấn này.
Hôm 3/5, đồng loạt các báo mạng trong nước đăng tin một đoàn kiểm tra của 3 bộ – Công thương, Tài chính và Kế hoạch & Đầu tư – sẽ tiến hành kiểm tra tại Công ty Nhôm Toàn cầu Việt Nam có trụ sở tại thành phố cảng phía nam trong tháng này. Theo chỉ đạo của phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, nhiệm vụ của đoàn kiểm tra là tìm hiểu việc vận chuyển nhôm có nguồn gốc Trung Quốc vào Việt Nam.
“…hiện nay ở một số nước, người ta đang quan tâm đến việc liệu Việt Nam sẽ là một nơi để xuất khẩu hộ Trung Quốc và nhôm Trung Quốc sang Việt Nam sẽ đội lốt nhôm Việt Nam để được hưởng các ưu đãi thuế mà các hàng hóa Việt Nam được hưởng.”
Công ty TNHH Nhôm Toàn cầu Việt Nam là một dự án do 2 người Trung Quốc quốc tịch Úc góp vốn làm chủ đầu tư, ông Jacky Cheung và ông Wang Ton. Theo Dân Trí, công ty này đang gấp rút được xây dựng với mục tiêu đầu tư nhà máy sản xuất nhôm định hình.
Theo điều tra của WSJ vào năm ngoái, kho nhôm của Mexico đang nằm phủ bạt ở Bà Rịa-Vũng Tàu được cho là có liên quan đến người giàu nhất Trung Quốc, ông Lưu Trung Thiên (Liu Zhongtian).
Bình luận với VOA Việt Ngữ về động thái này của chính phủ Việt Nam, tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh nói “việc kiểm tra này là cần thiết để tránh bị đối mặt với các kiện cáo khác đối với Việt Nam.”
Nhà tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Lưu Trung Thiên (Liu Zhongtian) được cho là có liên quan đến kho nhôm lớn nhất thế giới được đưa từ Mexico tới Việt Nam.
Ông Doanh giải thích rằng “bởi vì hiện nay ở một số nước, người ta đang quan tâm đến việc liệu Việt Nam sẽ là một nơi để xuất khẩu hộ Trung Quốc và nhôm Trung Quốc sang Việt Nam sẽ đội lốt nhôm Việt Nam để được hưởng các ưu đãi thuế mà các hàng hóa Việt Nam được hưởng. Nếu như điều ấy mà thành sự thật thì sẽ rất tai hại bởi vì người ta sẽ có sự nghi ngờ và việc kiểm soát các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ trở nên rất ngặt nghèo.”
Theo tổ chức GTIS chuyên theo dõi các hoạt động thương mại toàn cầu, Việt Nam là đích đến của 91% lượng xuất khẩu phôi nhôm. Công ty này cho rằng đây là một tuyến thương mại nhôm không phổ biến trong những năm gần đây.
“Nếu nhôm Trung Quốc đội lốt nhôm Việt Nam thí đấy là một tín hiệu hết sức xấu và nguy hiểm.”
Loạt phóng sự điều tra của WSJ năm ngoái cho biết hành trình của kho nhôm từ Mexico sang Việt Nam tình cờ trùng với thời điểm nhôm xuất vào Việt Nam từ Trung Quốc tăng đột biến qua các cảng có mối quan hệ mật thiết với nhà tỷ phú họ Lưu, chủ tịch tập đoàn nhôm khổng lồ China Zhongwang. Nhà tỷ phú này bị các nhà quản lý thương mại nhôm cáo buộc có hành vi xuất khẩu nhôm sang các nước thứ 3 như Mexico hay Việt Nam để tái xuất sang Mỹ hay các thị trường bị áp thuế.
Mỹ áp thuế đối với các mặt hàng nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc tới hơn 370% trong khi nhôm Việt Nam xuất vào Mỹ chỉ phại chịu thuế 5%. Việc áp thuế cao lên các mặt hàng nhôm của Trung Quốc được áp dụng vào năm 2010 sau khi các cơ quan chức năng Mỹ nghi ngờ về dọc dịch chuyển nhôm bất thường. Năm 2009, lượng nhôm Trung Quốc xuất sang Mỹ tăng đột biến lên mức 192.000 tấn, gấp đôi so với 1 năm trước đó. Theo số liệu của GTIS, giá nhôm nhập khẩu tại Mỹ giảm tới 30% vào thời điểm đó.
Theo điều tra của WSJ, công ty TNHH China Zhongwang được cho chủ sở hữu của kho nhôm 500.000 tấn đang được phủ bạt ở Bà Rịa-Vũng Tàu.
Cựu viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương Lê Đăng Doanh nói quyết định điều tra của 3 bộ cho thấy Việt Nam “ nhận thức đầy đủ nguy cơ đó và có biện pháp kiên quyết để ngăn chặn.” Ông nhận định rằng “nếu nhôm Trung Quốc đội lốt nhôm Việt Nam thí đấy là một tín hiệu hết sức xấu và nguy hiểm. Có thể dùng khái niệm “con sâu bỏ dầu nồi canh”. Đây có thể là một sản phẩm của 1 doanh nghiệp nào đấy, nếu như gian lận, thì có thể làm hại đến cả nền kinh tế. Và điều ấy thì không thể nào chấp nhận.”
Công ty Nhôm Toàn cầu Việt Nam có nhà máy sản xuất nhôm lớn nhất Việt Nam và một trong những nhà máy lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á – theo giới thiệu trên trang web chủ của công ty này. Đây là công ty được cho rằng duy nhất ở Việt Nam có khả năng quản lý kho hàng khổng lồ như vậy, theo người sáng lập Habor Aluminum Intelligence LLC, tổ chức chuyên nghiên cứu thị trường nhôm toàn cầu trong đó có Việt Nam, nói với WSJ.
Theo WSJ, tỷ phú Lưu – với tài sản được Forbes định giá 3.2 tỷ đô la, và tập đoàn China Zhongwang đã phủ nhận mọi cáo buộc liên quan đến kho nhôm 500.000 tấn biến mất bí ẩn ở Mexico rồi sau đó xuất hiện ở Việt Nam.
Gia đình 3 nạn nhân trong vụ xả súng hàng loạt ở San Bernardino (bang California) hồi tháng 12/2015 đâm đơn kiện Facebook, Google và Twitter, tố cáo ba đại công ty này để cho Nhà nước Hồi giáo ‘phát triển’ trên truyền thông xã hội.
Trong 32 trang đơn kiện gửi tới Tòa Khu vực ở Los Angeles ngày 3/4, người thân của các nạn nhân Sierra Clayborn, Tín Nguyễn, và Nicholas Thalasinos nêu rõ không có Facebook, Google và Twitter thì đã không thể có sự phát triển bùng nổ của IS trong vài năm qua trở thành một nhóm khủng bố đáng sợ nhất trên thế giới.
Các đương đơn nói qua việc để cho các phần tử Nhà nước Hồi giáo lan tải tuyên truyền tự do trên truyền thông xã hội, ba công ty này đã cung cấp ‘hỗ trợ vật chất’ cho Nhà nước Hồi giáo và tạo điều kiện dẫn tới các cuộc tấn công như vụ ở San Bernardino.
Ba đại công ty công nghệ bị kiện chưa phản hồi về vụ việc.
Syed Rizwan Farook cùng vợ Tashfeen Malik đã xả súng vào một buổi liên hoan tại sở của các đồng nghiệp của Farook tại San Bernardino hôm 2/12/2015, khiến 14 người thiệt mạng và 22 người bị thương. Trong số nạn nhân thiệt mạng có cô Tín Nguyễn, gốc Việt.
Trong những năm gần đây có một số vụ kiện tìm cách bắt các công ty truyền thông xã hội chịu trách nhiệm liên can trong các vụ tấn công của khủng bố, nhưng chưa vụ kiện nào đi xa hơn các giai đoạn sơ khởi.
Ngoại trưởng Mỹ ngày 4/5 chủ trì cuộc họp đặc biệt với Ngoại trưởng các nước ASEAN tại thủ đô Washington, củng cố Đối tác Chiến lược và đánh dấu 40 năm thiết lập quan hệ đôi bên, theo thông cáo báo chí từ Bộ Ngoại giao Mỹ.
Tại cuộc họp, ông Rex Tillerson đã nhấn mạnh rằng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Tổng thống Trump và rằng ASEAN là đối tác quan trọng, thông cáo nói.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Heather Nauert, cho biết Ngoại trưởng 10 nước Đông Nam Á hoan nghênh cam kết của Mỹ đối với ASEAN.
Một ngày trước, trong cuộc Đối thoại Mỹ-ASEAN hôm 3/5, các giới chức cấp cao của Mỹ, 10 nước ASEAN, và Thư ký ASEAN đã thảo luận hợp tác trong các vấn đề chính trị, an ninh, kinh tế và nhấn mạnh cam kết chung về thăng tiến hòa bình, an ninh, thịnh vượng khu vực.
Tại cuộc họp giữa Ngoại trưởng Mỹ và ASEAN hôm nay, các bên thảo luận về căng thẳng bán đảo Triều Tiên do các vụ thử nghiệm hạt nhân và phóng phi đạn của Bắc Triều Tiên và mối đe dọa lớn từ hoạt động này đối với ổn định khu vực. Các Ngoại trưởng cũng thừa nhận cần phải thực thi đầy đủ tất cả các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, thông cáo viết.
Bộ Ngoại giao Mỹ nói Ngoại trưởng Tillerson và giới chức tương nhiệm từ 10 nước ASEAN cũng tái khẳng định tuân thủ trật tự dựa trên luật lệ ở Châu Á Thái Bình Dương và các nguyên tắc chung đã nêu rõ trong Thông cáo chung của Thượng đỉnh Đặc biệt giữa Lãnh đạo Mỹ-ASEAN 2016, bao gồm giải pháp ôn hòa cho tranh chấp, tôn trọng đầy đủ các tiến trình pháp lý và ngoại giao, và tuân thủ luật quốc tế.
Vẫn theo người phát ngôn Nauert, Ngoại trưởng Tillerson cũng lưu ý những quan ngại chung của các nước trong khu vực về các hoạt động quân sự hóa và bồi đắp đất ở Biển Đông.
Thông cáo từ Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thêm rằng tại cuộc họp đặc biệt này, Ngoại trưởng Mỹ-ASEAN đã nhấn mạnh rằng các nước Đông Nam Á và Trung Quốc cần phải bảo đảm thực thi trọn vẹn, hiệu quả Tuyên bố Ứng xử Các bên ở Biển Đông và đề cập tới các nỗ lực hướng tới việc sớm chung quyết một Bộ Quy tắc Ứng xử ý nghĩa.
Ngoài vấn đề Bắc Triều Tiên và Biển Đông, Mỹ-ASEAN cũng bàn về đối tác kinh tế, thương mại, đầu tư.
Thông cáo từ Bộ Ngoại giao nói Ngoại trưởng Tillerson trong cuộc gặp cũng bày tỏ ý định đại diện Mỹ tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN, Thượng đỉnh cấp Bộ trưởng Đông Á, và các cuộc họp cấp Bộ trưởng giữa Mỹ với ASEAN vào tháng 8 tới đây tại Philippines.
Đặc phái viên nhân quyền của Liên Hiệp Quốc khi đến công tác tại Hoa Lục bị các nhân viên an ninh theo dõi; và một số đại diện xã hội dân sự độc lập mà vị này gặp cũng bị đe dọa và đối diện trả thù.
Hãng thông tấn AP loan tin dẫn lời của đặc phái viên Philip Alston cho biết hành xử của nhà cầm quyền Trung Quốc trái với yêu cầu để cho các chuyên gia Liên Hiệp Quốc được quyền tự do đánh giá tình hình và bảo mật nguồn tin.
Hãng thông tấn AP loan tin rằng hiện ông này đã trình bày cụ thể sự việc trong bản báo cáo về chuyến đi Trung Quốc của ông hồi tháng 8 năm ngoái và đã gửi cho hãng thông tấn AP ngày 5 tháng 3. Bản báo cáo này sẽ được gửi cho Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc vào tháng Sáu.
Tin cho biết thêm trong báo cáo, ông Alston đã đề cập đến việc chính phủ Bắc Kinh cảnh cáo ông không được gặp gỡ trực tiếp các tổ chức dân sự và tra hỏi chi tiết về các cuộc gặp mặt riêng tư.