Home Blog Page 1505

HUYỆN QUỲNH LƯU TỔ CHỨC CHO HỌC SINH BIỂU TÌNH GÂY CHIA RẼ TÔN GIÁO

#GNsP – Sáng nay, ngày 6/5/2017 tại địa bàn xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, đã diễn ra một cuộc biểu tình rầm rộ chống linh mục Đặng Hữu Nam. Cuộc biểu tình này gồm một số trẻ em từ các trường học, tay cầm cờ đỏ sao vàng, gậy gộc, em đi, em chạy và hô to: “bác hồ muôn năm, bác hồ muốn nằm”! Và hô nhiều khẩu hiệu có dấu hiệu chia rẽ lương – giáo.

Cũng cần biết, cuộc biểu tình này đã được chính quyền huyện Quỳnh Lưu, phòng giáo dục huyện Quỳnh Lưu và các trường học trên địa bàn cũng như các chính quyền địa phương thống nhất tổ chức với lực lượng tiên phong là cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, dân quân tự vệ.
Điều đặc biệt là tại trụ sở xã Sơn Hải – quê hương của phó chủ tịch huyện Quỳnh Lưu – ông Hồ Ngọc Dũng trước đó hai ngày đã về chỉ đạo cuộc đấu tố Linh mục Đặng Hữu Nam, trong clip được đăng tải trên Facebook chúng ta cũng nghe thấy được sự chỉ đạo, hướng dẫn:
“biểu tình bên giáo, họ đã biểu tình ta, ta biểu tình họ”!

Theo thông tin nhận được thì hôm nay và ngày mai (chúa nhật 7/5/2017) tại địa bàn xã Quỳnh Nghĩa và trường cấp hai Quỳnh Bảng sẽ có các cuộc biểu tình lớn hơn gồm các học sinh của trường cấp ba Quỳnh Lưu 3 và các trường cơ sở trên địa bàn!

Đây là một cuộc biểu tình chống một chức sắc tôn giáo và thể hiện chiêu trò chia rẽ tôn giáo đáng bị lên án.

Ctv. GNsP

– Ảnh FB Hoàng Bình

Nghệ An ‘đấu tố’ Linh mục Đặng Hữu Nam

1

VOA

Truyền thông địa phương ngày 6/5 đưa tin một cuộc biểu tình phản đối Linh mục Đặng Hữu Nam đã diễn ra ở Nghệ An vì “hành động trái pháp luật, bóp méo chiến thắng lịch sử 30/4/1975” và “rao giảng nói xấu Đảng Cộng Sản Việt Nam” của vị linh mục Công Giáo.

Theo baonghean.com, cuộc biểu tình có đến hơn 2.000 người dân xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, bao gồm phụ nữ, cựu chiến binh, đoàn thanh niên… tham gia, để phản đối việc Lm. Đặng Hữu Nam rao giảng với giáo dân rằng “Ngày 30/4 là ngày mà dân tộc Việt Nam mất đi tự do, ngày mà người dân không có quyền làm người, ngày đã làm cho đất nước tang thương, ngày đã đưa đất nước trở thành lạc hậu, nghèo đói, ngày mà Việt Nam mất đi cơ hội phát triển, ngày đã tạo nên bất công trên mọi miền đất nước…”

Trong đoạn video đăng trên YouTube, bà Phạm Thị Hải Yến, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Quỳnh Lưu, kêu gọi thông qua Nghị quyết đề nghị Đảng và Nhà nước khởi tố Lm Đặng Hữu Nam.

Bà cho biết nội dung của Nghị quyết: “Một, yêu cầu Lm. Đặng Hữu Nam chấp hành nghiêm pháp luật, không có những lời nói kích động bà con giáo dân, làm những việc vi phạm pháp luật để bọn xấu lợi dụng, lôi kéo, gây mất an ninh, trật tự và an toàn xã hội. Hai, dừng ngay mọi hành động nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện tốt chức phận của mình đối với những con chiên của Chúa, động viên bà con đoàn kết, yên tâm làm ăn, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, có lời xin lỗi trước nhân dân những phát ngôn xuyên tạc lịch sử, ý nghĩa và phủ nhận thành quả cách mạng mà biết bao thế hệ người dân đã đổ công sức, máu và nước mắt để có được chiến thắng ngày 30/4/1975. Ba, chúng tôi đề nghị chính quyền, cơ quan chức năng các cấp ngăn chặn kịp thời mọi hoạt động phản động, lời nói gây mất đoàn kết, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân của Lm. Nam, có biện pháp xử lý Đặng Hữu Nam trước pháp luật”.

Những lời thóa mạ, lên án, bôi nhọ của họ chỉ làm cho họ mất uy tín mà thôi, chứ không làm cho những người hoạt động như các cha ở Nghệ An, Hà Tĩnh bị mất uy tín. Bởi vì người dân mới là người biết rõ nhất các cha hoạt động vì ai.

Bình luận về sự kiện này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động cho xã hội dân sự tại Việt Nam, nói với Đài VOA:

“Những lời thóa mạ, lên án, bôi nhọ của họ chỉ làm cho họ mất uy tín mà thôi, chứ không làm cho những người hoạt động như các cha ở Nghệ An, Hà Tĩnh bị mất uy tín. Bởi vì người dân mới là người biết rõ nhất các cha hoạt động vì ai”.

Theo ông, cuộc biểu tình có hai tác động “không hay”. Thứ nhất, nó gây ra sự chia rẽ tôn giáo và phụ họa cho những vu cáo đối với Lm. Đặng Hữu Nam. Thứ hai, về khía cạnh tôn trọng quyền biểu tình, ông cho rằng “Nếu những cuộc biểu tình như thế xảy ra mà chính quyền không can thiệp gì cả, thì chả có lý gì mà những cuộc biểu tình khác xảy ra mà chính quyền lại đi can thiệp, ngăn cản”.

Lm Đặng Hữu Nam và Lm. Nguyễn Đình Thục hiện đang giúp cho nhiều người dân đòi quyền lợi sau vụ ô nhiễm môi trường do Công ty Formosa gây ra ở các tỉnh miền Trung

Một ngày trước khi diễn ra cuộc biểu tình mà nhiều người gọi là một cuộc “đấu tố”, Lm. Nguyễn Đình Thục nói với VOA:

“Những ngày này họ đang mọi cách tấn công cha Nam, em và bà con. Họ dùng rất nhiều thủ đoạn bỉ ổi. Họ gây chia rẽ, tuyên truyền, gây khó khăn, dọa dẫm những người đi chợ búa hay các em học sinh đến trường lớp…”

Hồng Ngọc phản đối hành động "đấu tố" bằng cách tham gia vào trang mạng Facebook "Một Ngày Là Cha Nam".

Hồng Ngọc phản đối hành động “đấu tố” bằng cách tham gia vào trang mạng Facebook “Một Ngày Là Cha Nam”.

Phản ứng về cuộc “đấu tố”, trong một đoạn video đăng trên mạng xã hội trong một buổi giảng lễ trước khi diễn ra biểu tình, Lm. Đặng Hữu Nam thông báo cho giáo dân về cuộc biểu tình sắp diễn ra và khen ngợi chính quyền đã thực hiện điều 25 của Hiến pháp Việt Nam, cho phép tự do biểu tình.

Ngay sau khi xảy ra cuộc biểu tình, nhiều người đã lên tiếng phản đối hoạt động “đấu tố” tại Nghệ An đối với các linh mục Công Giáo. Một trang web trên Facebook mang tên “Một Ngày Là Cha Nam” đã được thành lập với hình ảnh người dân cầm biểu ngữ “Tôi là cha Nam”, “Nếu chính quyền VN kết tội cha Thục và cha Nam, tôi xin gánh án thay ở tù hoặc biểu tình”.

Nhà cầm quyền vu khống và có thể dùng mọi xuyên tạc đối với một linh mục.

Hồng Ngọc, một thành viên tham gia trang “Một Ngày Là Cha Nam”, nói cuộc “đấu tố” cho thấy nhà cầm quyền “vu khống và có thể dùng mọi xuyên tạc đối với một linh mục”. Cô Ngọc cho rằng điều này vi phạm quyền con người.

Song song với hoạt động biểu tình, các cơ quan truyền thông của Nghệ An còn tung ra hàng loạt bài đả kích Lm Đặng Hữu Nam và Lm. Nguyễn Đình Thục.

Kể từ khi xảy ra thảm họa môi trường được xem là lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, nhiều cuộc biểu tình đòi quyền lợi cho các nạn nhân Formosa đã diễn ra tại địa phương và trên khắp các tỉnh thành, thậm chí lan sang các nước khác.

TS. Nguyễn Quang A đánh giá các cuộc biểu tình trên là “rất có ý nghĩa” và “rất có tác dụng” không chỉ trong việc thúc ép chính quyền phải tăng cường kiểm soát chặt chẽ hơn đối với Formosa, mà còn với tất cả các doanh nghiệp khác đầu tư vào Việt Nam.

Ông nói: “Cha Nam và cha Thục đã hoạt động rất có trách nhiệm, giúp giáo dân hiểu được vấn đề và cất lên tiếng nói của mình”.

Trước đó, trên mạng xã hội Facebook lan truyền một lá thư của tỉnh Nghệ An gửi cho Giám mục Giáo phận Vinh và Lm. Đặng Hữu Nam vào ngày 26/4, yêu cầu không cho phép Lm. Nguyễn Duy Tân, một linh mục hay “nói thẳng” những tiêu cực của chính quyền, được phép giảng lễ tại Nghệ An trong và sau dịp 30/4.

VOA không liên lạc được với chính quyền tỉnh Nghệ An để xác minh tính xác thực của lá thư đó.

Vũ Thạch: Tập thể cán bộ học được gì qua vụ Đinh La Thăng?

1

 

Lãnh đạo đảng vừa cho xuất hiện trên báo đài, tin ông Đinh La Thăng đã bị loại ra khỏi Bộ Chính Trị Đảng CSVN (BCT) với số phiếu trên 90%. Và khi đã mất ghế BCT thì gần như đương nhiên ông cũng mất luôn ghế Bí thư thành ủy HCM.

Cả 2 điều trên, đặc biệt số phiếu từ một cuộc họp kín, chẳng làm ai ngạc nhiên. Nhưng những điều khiến tập thể cán bộ đang có chức quyền bức xúc là:

– Không lẽ trong các lần bổ nhiệm trước, đặc biệt lần bổ nhiệm ông Thăng vào Bộ Chính trị và vào ghế Bí thư Thành ủy HCM đầu năm 2016, lãnh đạo đảng và Ban Tổ chức Trung ương không biết gì về con số thua lỗ, thất thoát của PVN?

– Đã có nhiều vụ thua lỗ còn lớn hơn tại PVN rất nhiều và có những người đáng phải chịu trách nhiệm còn lớn hơn ông Thăng rất nhiều lại không bị lôi ra kỷ luật. Đáng kể nhất là người chịu trách nhiệm sự sụp đổ của toàn khối tập đoàn kinh tế và tổng công ty, đã đốt sạch ngân khố quốc gia và còn cõng thêm hàng trăm tỉ vay nợ quốc tế. Tại sao không lôi những người đó ra?

– Quan trọng hơn nữa, ai cũng biết trong hệ thống cơ chế hiện nay, những vụ đầu tư trị giá hàng trăm triệu đến tỉ USD chưa bao giờ là quyết định của cá nhân thủ tướng, hay cá nhân 1 bộ trưởng, chứ đừng nói gì đến 1 bí thư đảng ủy công ty như ông Thăng lúc đó. Cụ thể như những dự án lọc dầu Dung Quất, dự án Bô-xít Tây nguyên, v.v… luôn được công bố là chủ trương lớn của đảng, tức của BCT. Đặc biệt vụ thua lỗ đầu tư tại Venezuela được quàng lên đầu một mình ông Thăng, trong khi Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh và các lãnh tụ VN khác đều công khai thúc giục gia tăng quan hệ đầu tư với Venezuela vào thời gian đó.

– Và sau hết, tại sao ông Nguyễn Phú Trọng trong suốt hơn 5 năm qua luôn chận các yêu cầu xử phạt nội bộ với các lý do “đánh chuột sợ vỡ bình quí”, không thể để cảnh”ta đánh ta”, v.v. nhưng nay lại bất cần bình quí và đánh luôn một ủy viên BCT đương nhiệm?

Với những dấu hỏi cực lớn đó, khó ai tin các lý do kỷ luật ông Thăng mà lãnh đạo đảng vừa công bố. Chắc chắn đó chỉ là cái cớ chứ không phải lý do.

Chỉ có một lời giải có thể thỏa mãn được tất cả các câu hỏi trên. Đó là cuộc tranh quyền quyết liệt trước đại hội đảng giữa nhiệm kỳ sắp tới. Đặc biệt trong lần này nó còn là nhu cầu mang tính sống còn của ông Trọng. Có xác suất cao ông Trọng sẽ bước xuống khỏi ghế Tổng Bí Thư và vì thế đây là cơ hội chót để ông phải tận diệt những kẻ có tiềm năng trả thù khi ông không còn chức quyền.

Tóm lại, ông Trọng mới là cái bình quí nhất bên trong cái bình quí của đảng. Ông sẽ bảo vệ cái bình bản thân đó bằng mọi giá, kể cả cái giá có thể làm nứt cái bình bao bên ngoài.

Ông Trọng cũng đã khá thận trọng và theo sát cách “đả hổ đập ruồi” của Tập Cận Bình – Vương Kỳ Sơn, tức loại trừ dần những Từ Tài Hậu, Bạch Hy Lai, Chu Vĩnh Khang,… để nhích dần đến cái đích Giang Trạch Dân. Cụ thể, ông Trọng đã loại trừ dần những Trịnh Xuân Thanh, Vũ Huy Hoàng, và nay Đinh La Thăng, để nhích dần đến Đồng chí X.

Nhưng đó là chuyện giữa các lãnh tụ tối cao với nhau. Còn tập thể cán bộ bên dưới, trong giai đoạn “trâu bò húc nhau” này họ cần học gì qua vụ việc Đinh La Thăng bị tế thần?

Có lẽ 3 bài học sau đây hệ trọng nhất:

– Trước hết, trong thể chế XHCN – tức thể chế của phe phái đang mạnh nhất chứ không dựa trên nền tảng luật pháp nào – mọi hành động công thẳng (như các vụ “chém tướng” tóe lửa của ông Đinh La Thăng) đều chỉ tạo kẻ thù. Và mọi kẻ thù sẽ chờ cơ hội phục hận khi gió đổi hướng. Do đó, đừng DẠI DỘT cải tạo một thể chế độc tài như CHXHCNVN. Vụ ông Thăng chỉ là một trong vô số dẫn chứng cho cái gọi là “lỗi hệ thống” mà ông Nguyễn Văn An đã chỉ ra từ lâu.

– Kế đến, không bao giờ có chuyện “cùng ăn cùng chịu” trong nội bộ đảng. Tất cả những bằng khen, huân chương, bài báo ca tụng, v.v… đều chỉ là giấy vụn khi bị trở mặt. Ngược lại, phải giữ kỹ các sổ sách “ngầm”, cất kỹ các hình chụp “ít ai biết”, thu âm kỹ các lệnh miệng, và ghi kỹ chi tiết cá nhân của các “cậu trung gian” cho cấp trên.

– Và sau hết, phải như Trịnh Xuân Thanh. Không để quá trễ như Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng. Nghĩa là liên tục nghe ngóng. Ngay khi có chỉ dấu gió đổi chiều là đi “chữa bệnh” ngay.

Nhưng tất cả các đòn phép phòng thủ nêu trên đều chỉ để có những ngày cuối đời lặng lẽ, những ngày mà mỗi cựu cán bộ đều phải nhìn lại cuộc đời tiếp tay làm tàn lụi đất nước và tương lai con cháu của mình. Rồi họ cũng lần lượt ra đi trong sự khinh bỉ, từ trong gia đình ra đến xã hội, như những Tố Hữu lớn, Tố Hữu nhỏ.

Có nên chăng, mỗi cán bộ chúng ta tận dụng những tháng ngày còn lại để làm chút gì lợi ích cho con cháu, để tạo dựng lại chút danh dự cho chính mình, và để có thể mỉm cười hài lòng về giá trị đời mình trước lúc nhắm mắt. Cụ thể như:

– Ở mức tối thiểu, hãy dám rời bỏ những việc làm ác đức ngay lúc này. Tài sản tích lũy đã quá nhiều, khó có thể xài hết trong cả chục đời người. Vậy tích lũy thêm nữa để làm gì?

– Cao hơn nữa, hãy khéo léo đẩy ra ánh sáng những ý đồ nguy hiểm cho đất nước và dân tộc, nhất là những ký kết bán nước từng phần, những dự án tàn phá môi sinh và con người.

– Cao nhất, hãy ngầm giúp đỡ những người đang gắng sức tạo đổi thay tích cực cho đất nước.

Xin đừng để đến khi chính mình rơi vào tình cảnh như ông Đinh La Thăng mới bắt đầu suy nghĩ lại.

Nguồn: FB Đinh Ngọc Thu

Chính quyền là gì?

1
Nga Thi Bich Nguyen

Mấy nay có nhiều bạn chưa nhận thức được nên nói rằng, “Mở miệng ra là chửi chính quyền, chửi công an mà khi có chuyện lại gào lên bắt công an với chính quyền phải xử lý là sao?”

Tôi giải thích cho các bạn thế này:

1. Chính quyền là gì? Chính quyền là bộ máy nhà nước do người dân lựa chọn bầu ra để thay mặt mình vận hành đất nước. Ở Việt Nam, chính quyền là do đảng cử đảng bầu, lá phiếu của người dân chỉ là bình phong chứ thực chất không có giá trị. Và chính quyền kể cả đảng dù không được bầu thì cũng đang nhận tiền lương từ những đồng tiền do người dân chúng ta đóng thuế nuôi họ.

2. Do đó, khi chính quyền làm sai bất cứ điều gì thì chính quyền phải chịu trách nhiệm giải trình một cách minh bạch, có trách nhiệm thông tin, có trách nhiệm chịu trách nhiệm trước pháp luật theo đúng luật đã ban hành. Không được dùng quyền uy, vũ lực, tiền bạc để phủi trách nhiệm. Và chính quyền phải chịu sự chỉ trích, chửi bới, đấu tranh của người dân khi chính quyền làm sai dù nhỏ hay lớn. Ăn lương của dân thì phải chịu.

3. Bởi chính quyền có trách nhiệm vận hành xã hội, trong đó có việc phải bảo đảm được an toàn trạt tự xã hội, nên khi có vấn đề gì chính quyền mà cụ thể là cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát phải thực hiện trách nhiệm của mình theo đúng luật định. Nên chửi chính quyền, chửi công an khi làm sai là một việc mà bất kỳ người dân nào cũng cần nên làm để bộ máy chính quyền tốt hơn. Còn nó không tốt hơn thì phải dẹp nó để bầu chính quyền mới. Việc chửi họ nhưng vẫn bắt họ phải thực thi trách nhiệm là điều đương nhiên. Ngửa tay ăn tiền lương từ thuế của dân thì phải làm nhiệm vụ thôi.

4. Khi nói “Mở miệng ra là chửi chính quyền, chửi công an mà khi có chuyện lại gào lên bắt công an với chính quyền phải xử lý là sao?” là chưa hiểu gì về nhà nước, cách vận hành và vai trò trách nhiệm của chính quyền cũng như người dân. Các bạn hãy học trước khi nói kẻo bị mắng ngu thì mình chẳng bênh được!

Ông Obama nhận giải thưởng Gương Can đảm John F. Kennedy

0

VOA

Hôm Chủ Nhật, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói ông “đặt hết cả niềm hy vọng” vào các vị dân cử trong Quốc hội sẽ sẵn sàng “nhìn vào những sự việc xảy ra và nói sự thật, ngay cả khi sự thật này mâu thuẫn với lập trường của các đảng chính trị”.

Tổng thống Mỹ gốc Phi đầu tiên đưa ra nhận xét vừa kể hôm Chủ nhật ở Boston, khi ông được trao Giải thưởng Gương Can đảm John F. Kennedy.

Ông Obama nhận giải thưởng chỉ vài ngày sau khi Hạ viện phê chuẩn một dự luật có thể thay thế Đạo luật Chăm sóc Y tế Giá Phải chăng, còn được gọi là Obamacare theo tên ông, thành tựu lập pháp mang đậm dấu ấn của ông.

Nhà cựu lãnh đạo Mỹ ca ngợi những nhà lập pháp của đảng Dân chủ, mà ông mô tả là “đã hành động với lòng dũng cảm” khi bỏ phiếu cho đạo luật Obamacare hồi năm 2010, nhiều người trong số này đã bị mất ghế trong Quốc hội trước sự chống đối mãnh liệt của đảng Cộng hòa.

Ông Obama nói:

“Tôi hy vọng rằng các thành viên đang phục vụ ở Quốc hội bây giờ nên nhớ rằng trên thực tế, không cần phải can đảm lắm để giúp những người đã nắm quyền hành trong tay, đã có vị thế vững vàng và nhiều ảnh hưởng. Ngược lại, bênh vực thành phần dễ bị tổn thương, những người ốm đau và yếu đuối, những người không tiếp cận được các hành lang quyền lực, mới đòi hỏi lòng can đảm.”

Ông Obama không đề cập tới người kế nhiệm, Tổng thống Donald Trump, hoặc nêu ra bất kỳ mối liên quan trực tiếp nào tới nỗ lực của ông Trump nhằm hủy bỏ và thay thế Obamacare, ngoài việc nói rằng “cuộc tranh luận lớn vẫn chưa ngã ngũ.”

Giải thưởng này được đặt tên theo cuốn sách của ông John F. Kennedy, tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ, trong đó nêu gương của 8 thượng nghị sĩ Mỹ, những người đã mang cả sự nghiệp của mình của mình ra đánh cuộc, bằng cách bảo vệ các nguyên tắc đạo đức và theo đuổi những lập trường không được đa số ủng hộ.

Trong số những người được trao giải trước đây có hai cựu tổng thống, là Tổng thống George H.W. Bush và Tổng thống Gerald Ford, cựu Tổng Thư ký LHQ Kofi Annan và cựu Tổng thống Ukraina Viktor Yuschenko.

Hàng ngàn người sơ tán ở Hy Lạp vì bom từ WWII

0

VOA

Hôm Chủ nhật, 12/2, hơn 70.000 người Hy Lạp đã sơ tán khỏi nhà ở thành phố lớn thứ hai của đất nước là Thessaloniki để các chuyên gia gỡ một quả bom thời Chiến tranh Thế giới lần thứ 2.

Quả bom chứa khoảng 250 kg thuốc nổ được phát hiện nằm dưới mặt đất 5 mét khi người ta đào đất tại một trạm xăng hồi tuần trước.

Cảnh sát đã tới từng nhà để nhắc những người dân sống trong vòng bán kính hai kilomet rời khỏi nhà của họ. Hầu hết khu vực bị ảnh hưởng là ở vùng ngoại ô phía tây Kordelio.

Nhiều người đã đi bằng xe hơi của họ, một số người khác đã đưa đi bằng xe buýt tới các trường học và các cơ sở thể thao ở những nơi khác trong thành phố, tại đó họ có đồ ăn và nơi tá túc.

Những tị nạn và di dân sống trong một nhà máy bỏ hoang gần đó cũng đã được sơ tán và đưa đi thăm bảo tàng ở Thessaloniki.

Chính quyền địa phương cho biết việc gỡ bom có thể kéo dài cả ngày, nhưng quân đội hàm ý có thể mất nhiều thời gian để gỡ bom và sau đó chuyển nó đến một trường bắn gần đó.

Theo truyền thông Hy Lạp, quả bom do máy bay Anh thả xuống trong các cuộc không kích vào ga xe lửa và cảng gần thành phố vào năm 1943.

Bom Thế chiến II buộc 50.000 người Đức di tản

0

VOA

Hơn 50.000 cư dân thành phố Hanover ở tây bắc nước Đức được yêu cầu rời khỏi nhà để các cơ quan chức năng chuẩn bị tiến hành một chiến dịch quy mô lớn để tháo gỡ bom để lại từ thời thế chiến thứ hai.

Các giới chức thành phố cho biết hai quả bom đã được tìm thấy tại một công trường xây dựng, và ba quả bom khác đã được phát hiện ở gần đó.

Hơn 70 năm sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều quả bom chưa nổ thường xuyên được phát hiện ở nước Đức. Đây là di sản của các chiến dịch không kích dữ dội do lực lượng Đồng minh thực hiện, chống lại Đức quốc xã.

Phát thanh viên đài Deutsche Welle của Đức chỉ ra rằng chỉ riêng ngày 9/10/1943 có đến 261.000 quả bom được thả xuống thành phố Hanover, và nhiều quả bom trong số đó vẫn chưa nổ. Nhà chức trách lo ngại các quả bom này đang trở nên nguy hiểm hơn khi vật liệu tan rã với thời gian.

Vụ di tản lớn nhất diễn ra vào mùa Giáng sinh năm ngoái, khi 54.000 người phải ra khỏi nhà ở thành phố Augsburg phía nam nước Đức, để tháo gỡ một quả bom chưa nổ của Anh.

Viên chức Việt Nam nhận hối lộ từ lâm tặc

RFA

Một cơ quan giám sát môi trường cáo buộc chính phủ Việt Nam và các quan chức quân đội nhận hối hộ để cho qua các vụ buôn lậu gỗ từ Campuchia về Việt Nam.

Báo cáo của Cơ quan điều tra Môi trường Anh EIA cho biết số tiền hối lộ các quan chức cả hai phía Việt Nam và Campuchia lên đến hàng triệu Mỹ kim. Trong đó, bên Việt Nam chịu trách nhiệm hạn ngạch nhập khẩu gỗ (còn gọi là quota) và phía Campuchia đảm nhận việc mở các khu vực khai thác và đường dây buôn lậu.

Hãng thông tấn AP ngày 8/5 cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam từ chối trả lời AP về cáo buộc này. Trong khi đó Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Campuchia khẳng định rằng việc buôn lậu gỗ đã dừng lại từ năm 2016, và nếu có tái diễn thì được thực hiện một cách bí mật.

Tin cho biết thêm rằng Việt Nam và Liên minh Châu Âu dự tính sẽ ký thỏa thuận nhằm đảm bảo chỉ có gỗ hợp pháp được xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

Campuchia đã ra lệnh cấm xuất khẩu gỗ tròn và kể từ đầu năm 2016 đã đóng cửa biên giới xuất khẩu gỗ sang Việt Nam. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê hiện tại khoảng 300.000 mét khối gỗ tròn đã được vận chuyển ra khỏi Campuchia và được đưa qua Việt Nam theo con đường hạn ngạch.

Indonesia giải tán nhóm Hồi Giáo cực đoan

RFA

Một tổ chức Hồi giáo có khuynh hướng cực đoan tên là Hizb ut-Tahrir (gọi tắt là HTI) có thể bị giải tán ở Indonesia.

Ông Bộ trưởng An ninh Indonesia Wiranto nói như vậy trong ngày 8 tháng 5 và giải thích rằng những hoạt động của HTI đe dọa an ninh quốc gia cũng như sự thống nhất của dân tộc Indonesia.

Ông Wiranto nói là sẽ dùng những biện pháp pháp lý, đưa HTI ra tòa để giải tán tổ chức này.

Tổ chức HTI hoạt động từ hàng chục năm qua ở Indonesia, quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới, tổ chức này kêu gọi thực thi các giáo luật khắt khe của Hồi giáo tại Indonesia, cũng như thành lập một thể chế kiểu nhà nước Hồi giáo thời trung cổ, còn gọi là caliphate.

Vừa qua HTI đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình rộng lớn chống cựu thị trưởng Jakarta là ông Purnam, với lý do ông này báng bổ kinh thánh Koran. Kết quả là ông Purnama đã thất cử và vị trí đô trưởng Jakarta về tay 1 người Hồi giáo.

‘Chúng tôi không dùng bạo lực đáp trả bạo lực!’

RFA

Những ngày qua, dư luận hầu như tập trung vào một đoạn video clip được truyền đi trên mạng xã hội về vụ việc một nhóm người hành hung ba người phụ nữ trong khi đang ở trong nhà trọ. Vấn đề được mọi người quan tâm nhiều nhất là bạo lực đang dần trở thành công cụ hành xử công khai trong xã hội.

Phẫn nộ

Rất nhiều bàn tán, kể cả những tranh cãi xung quanh sự việc. Rất nhiều lý do được dư luận đặt ra đối với sự việc này.

Nhưng phản ứng được quan tâm nhiều nhất, cũng như là lý do dẫn đến sự phẫn nộ nhiều nhất là nhận xét về một hành động “dùng bạo lực để hành xử với phụ nữ.”

Việc này làm cho cư dân mạng nhắc đến câu chuyện của mẹ con chị Hoàng Mỹ Uyên bị đánh đập khi đi biểu tình ngày 8 tháng 5 năm 2016.

Lý do thứ hai không nằm ngoài cơn bão giận dữ của mọi người, chính vì một trong ba người phụ nữ bị đánh đập rất dã man trong video đó là chị Lê Mỹ Hạnh, nhà hoạt động tích cực cho công cuộc xây dựng dân chủ, bảo vệ môi trường môi sinh, từng tham gia nhiều cuộc biểu tình đòi chống Formosa. Và một người ra tay hành hung nói rõ đối tượng bị đánh là ‘phản động’.

Thông điệp từ chính quyền

Dương Đại Triều Lâm, một nhà hoạt động, từ Sài Gòn cho biết sự khác biệt của lần này, một video clip được cho là do chính nhóm người đã ra tay hành hung ghi hình lại và đưa lên mạng xã hội, là khởi nguồn từ chính thông điệp của chính quyền đang gửi đến cho các nhà đấu tranh.

Theo nhận định của cá nhân mình, là họ báo đi một thông điệp rằng chúng tôi sẽ sử dụng bạo lực với những người hoạt động dân sự.
– Dương Đại Triều Lâm

“Theo nhận định của cá nhân mình, là họ báo đi một thông điệp rằng chúng tôi sẽ sử dụng bạo lực với những người hoạt động dân sự. Chúng tôi sẽ không sử dụng pháp luật để bảo vệ những người này. Chúng tôi sẽ sử dụng bạo lực để đàn áp những cuộc biểu tình.”

Không phải riêng chị Lê Mỹ Hạnh, mà những nhà đấu tranh dân chủ và những người tham gia biểu tình, tuần hành đã rất nhiều lần gặp trường hợp bị côn đồ đánh đập. Sự việc thường xảy ra ngay trong thời gian biểu tình hoặc bất cứ lúc nào ngoài đường phố.

“Việc biểu tình phản đối Formosa, yêu cầu đóng cửa là một việc làm không hề sai trên cả mặt pháp luật, hiến pháp, và cả đạo đức, rồi mặt yêu cầu chính đáng của người dân. Nhưng người ta không thể dẹp được nó bằng cách nào được, bằng cách cho quân đội mang các bộ đồng phục đi đàn áp.

Theo mình đây là một thông điệp. Thông điệp sẵn sàng đàn áp để bịt miệng người dân và những người hoạt động xã hội.”

Trường hợp nhà đấu tranh Đỗ Thanh Vân và Nguyễn Viết Dũng hôm 14 tháng 3 sau khi đi tưởng niệm vụ Thảm sát Gạc Ma ở Hà Nội; vụ chị Nguyễn Hương khi đi làm từ thiện ở Dak Nong, Quảng Trị ngày 22 tháng tư; vụ anh Trương Văn Dũng hôm 30 tháng tư khi quay video người dân giương biểu ngữ phản đối Formosa; vụ anh Nguyễn Peng mới hôm 1 tháng 5 ở Sài Gòn… là những ví dụ.

160711045232_la_viet_dung_640x360_facebooklavietdung_nocredit.jpg
Nhà đấu tranh Lã Việt Dũng từng bị an ninh giả danh côn đồ đánh trong chiếc áo của đội bóng No U. AFP photo

Nguyễn Peng cho biết có lẽ đây là đỉnh điểm của tệ nạn bạo hành, bạo lực ở Việt Nam. Nói về lý do đã xảy ra vụ tấn công với ba người phụ nữ trong video clip vừa qua, anh cho biết:

“Tất cả những bạn trẻ, người đấu tranh dân chủ đã nhân rộng ra quá nhiều, họ không thể nào biết được hay theo dõi nhiều, nên họ dùng hành động đánh phủ đầu. Em cũng từng là một nạn nhân.”

Hồi xưa em có nghe những người đánh lén. Bây giờ họ khẳng định họ đánh, quay clip lại rồi đưa lên mạng, tức là họ phản kháng rất mạnh mẽ với dân đấu tranh, làm cho người đấu tranh hoang mang đi.”

Điều lo lắng Nguyễn Peng nghĩ đến là những người trẻ vừa cất lên tiếng nói sẽ bị hoang mang, chùn bước trước viễn cảnh nhức nhối của con đường họ vừa bước vào.

Công khai bạo lực

Đoạn video clips bạo lực được đưa lên Facebook Phan Hùng có cả những lời khẳng định lý do hành hung chị Lê Mỹ Hạnh và hai người phụ nữ khác: “Màn chào mừng thành viên cờ vàng 3 sọc đỏ Lê Mỹ Hạnh tại đất Sài Gòn! Còn thằng 3 que nào muốn xuyên tạc, kích động, lăng mạ lãnh tụ, bạo loạn lật đổ nữa thì cứ lên tiếng.” (Facebook có tên Phan Hùng)

Theo mình đây là một thông điệp. Thông điệp sẵn sàng đàn áp để bịt miệng người dân và những người hoạt động xã hội.
– Chị Lê Mỹ Hạnh

Không những thế, khi dư luận phản ứng thì người lấy tên Phan Hùng đăng trên Facebook video cảnh đấm đá nạn nhân, trực tiếp đối diện thách thức với dư luận.

Nói về sự ngang nhiên thách thức dư luận của người này, Dương Đại Triều Lâm cho biết anh nghĩ rằng đây là một chiêu thức của nhà cầm quyền, khi không còn cách nào khác để ngăn chặn những lần lên tiếng của người dân. Anh gọi đây là “Dùng bạo lực để dập tắt đấu tranh”

“Theo nhận định của mình, sau hơn 1 năm qua, lực lượng chức năng đã rất mệt mỏi với những cuộc biểu tình với những quy mô khác nhau, lớn nhỏ khác nhau. Từ tập trung ở trung tâm thành phố đến các điểm chơi ở các tỉnh lẻ bên ngoài. Họ rất mệt mỏi với phương pháp biểu tình “hit and run”.

Điều này làm cho chính quyền rất mệt mỏi vì không biết dàn quân ở đâu để ngăn chặn những cuộc biểu tình quy mô nhỏ như vậy. Họ sử dụng bạo lực lần này và giữ lại hình ảnh của hung thủ đưa các clip đó”

Không dùng bạo lực chống trả

Trải qua ít ngày, vụ tấn công thật sự gây sốc cho rất nhiều người. Sự phẫn nộ của cộng đồng mạng xã hội không đề cập đến lý do chính trị hay lý do cá nhân nào khác. Mà thay vào đó, là sự bất bình trước tình trạng bạo lực, bạo hành vô pháp được công khai thực hiện trong xã hội.

000_Hkg9055048-400.jpg
Công an mặc thường phục làm hàng rào ngăn chặn người dân đến tòa án Hà Nội trong ngày xử luật sư Lê Quốc Quân, 2/10/2013. AFP photo

Không thiếu những đề nghị được đưa ra trên mạng xã hội như: “Hãy đến nhà của Phan Hùng xử theo luật giang hồ”, hoặc “Nợ máu phải trả bằng máu”…

Nhưng đối với các nhà hoạt động, họ có suy nghĩ khác.

Trên trang cá nhân của mình, Nguyễn Peng đưa ra lời kêu gọi: “Chúng ta hãy lên tiếng nói không với bạo hành của chính quyền Việt Nam đối với những nhà hoạt động bất đồng chính kiến về XHDS tại Việt Nam”.

Giải thích thêm về ý kiến của mình, anh nói:

“Em nghĩ không nên dùng bạo lực để phản kháng lại. Luật pháp. Việt Nam có một luật pháp nhất định trong khuôn khổ của Việt Nam. Nếu mình cảm thấy không được ở Việt Nam thì mình yêu cầu các toà quốc tế hoặc các bên như Liên Hiệp Quốc can thiệp cho mình chứ mình không nên dùng bạo lực để tấn công bạo lực.”

Peng nói rằng cũng như chiến tranh, thì người lính phía bên nào cũng phải chịu tổn thương và mất mát.

Nhà hoạt động Dương Đại Triều Lâm cũng thế. Anh không ủng hộ dùng phương cách bạo lực để phản kháng lại bạo lực.

“Nếu chúng ta sử dụng bạo lực để đánh trả bạo lực thì chúng ta sẽ rơi vào cái bẫy. Chúng ta sẽ đối đầu với thế mạnh nhất của họ là sử dụng bạo lực để đàn áp. Chúng ta phải bắt buộc nhà cầm quyền phải thực hiện các biện pháp bảo vệ pháp luật, khởi tố vụ án, đưa hung thủ ra trước ánh sáng. Công lý phải được thực thi. Phải bảo vệ nạn nhân, quyền chỗ ở, xâm phạm thân thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, những điều đã được pháp luật công nhận.”

Nhấn mạnh thêm, Dương Đại Triều Lâm cho biết người dân hoàn toàn không có lợi nếu dùng bạo lực đáp trả, vì chính quyền có những công cụ đàn áp, có đầy đủ công an, quân đội.

“Còn chúng ta thì ngoài lòng yêu nước và tinh thần mong cho Việt Nam dân chủ thì chúng ta không có những vũ khí để chống lại những cái đó.”

Trên trang cá nhân của mình, Dương Lâm có đưa ra ý kiến tương tự :

Nếu mình cảm thấy không được ở Việt Nam thì mình yêu cầu các toà quốc tế hoặc các bên như Liên Hiệp Quốc can thiệp cho mình chứ mình không nên dùng bạo lực để tấn công bạo lực.
– Nguyễn Peng

– Các tổ chức XHDS ra tuyên bố sẽ kêu gọi tổng biểu tình trên toàn quốc phản đối bạo lực nếu cơ quan chức năng Tp HCM không xử lý vụ việc.

– Nhiều luật sư có uy tín đã lên tiếng và đang thực hiện các bước pháp lý cần thiết để đưa vụ việc ra ánh sáng, thực thi công lý.

– Cộng đồng mạng xã hội tiếp tục bức xúc, căm phẫn và lên án mạnh mẽ sự việc. Đồng thời truy tìm và chia sẽ thông tin về những kẻ gây ra sự việc.

– Báo chí lề dân lập tức vào cuộc ngay sau sự việc xảy ra với đầy đủ các dữ kiện cần thiết cung cấp cho bạn đọc. Báo chí thuộc quản lý nhà nước bắt đầu đưa tin.

Khớp với những lời đề nghị vừa nêu, một ngày sau khi đoạn video clip được truyền đi, người phát ngôn của Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã lên tiếng, và truyền thông trong nước cũng chính thức đưa tin.

Cụ thể là mạng Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 3 tháng 5, dẫn lời trung tá Trần Văn Hiếu trưởng công an quận 2, nơi xảy ra vụ hành hung, cho biết đang điều tra làm rõ việc này.

Tin mới nhất cũng do cộng đồng mạng đưa ra vào tối ngày 3 tháng 5, Phan Sơn Hùng, người trực tiếp quay và đăng tải lên trang facebook cá nhân đoạn clip một nhóm người đột nhập nhà riêng, xịt hơi cay và hành hung dã man 3 người phụ nữ tại quận 2 chiều 2/5 đã bị bắt giữ trong đêm 3/5.

Chưa biết người bị bắt giữ sẽ bị kết tội như thế nào và quyền lợi của nạn nhân sẽ được bảo vệ ra sao. Chỉ biết rằng, khi được hỏi về liệu bài học mà tiên sinh Nguyễn Trãi đưa ra trong Bình Ngô Đại Cáo “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn; lấy chí nhân thay cường bạo” có còn thích hợp trong xã hội ngày nay hay không? Các bạn trẻ vẫn cho rằng “chí nhân lúc nào cũng thắng bạo lực, bạo tàn”.