Thủy thủ Việt trên USS Fitzgerald từng nguyện ‘suốt đời làm lính’

    0
    928
    Lần họp mặt cuối cùng của Huỳnh Trương Ngọc Tân với gia đình tại San Diego vào tháng 4/2016 trước khi anh được điều sang Nhật Bản và lên tàu USS Fitzgerald. (Bà Lily Trương bên trái, Tân bên phải, giữa là các em). (Hình gia đình cung cấp)
       

    Chỉ vài tuần trước khi xảy ra vụ tai nạn của tàu khu trục Mỹ USS Fitzgerald, anh Huỳnh Trương Ngọc Tân, 1 trong số 7 thủy thủ thiệt mạng, báo với mẹ rằng anh không về thăm nhà mùa hè này được, vì tình hình căng thẳng có thể dẫn đến chiến tranh với Bắc Triều Tiên.

    Lo lắng, mẹ anh Tân, bà Lily Trương, hỏi: “Vậy con có sợ không?”

    “Không, con không sợ. Mình phải đánh chứ. Đã đi [lính] rồi, tại sao phải sợ?” bà Lily Trương thuật lại lời của con trai với VOA vào ngày 20/6 trong tiếng nấc nghẹn.

    ‘Nó nói nó không về được’

    Tàu khu trục USS Fitzgerald của hải quân Mỹ và tàu hàng mang cờ Philippines, ACX Crystal, đâm vào nhau vào sáng sớm 17/6 ở ngoài khơi bờ biển Nhật Bản.

    Vụ tai nạn khiến cho 7 thủy thủ trên tàu hải quân Mỹ thiệt mạng.

    “Lúc nghe nói nó mất tích, tôi cũng cầu nguyện. Tôi nói thôi, hy vọng cho nó mắc kẹt trong chiếc tàu, bị thương cũng được, què tay, què chân gì cũng được. Còn hơi thở nó về với mình, mình lo cho nó cũng được, không sao.” Bà Lily Trương nói với VOA.

    Là chiến tranh. Tôi nghĩ là chiến tranh thôi. Tôi cũng cầu nguyện, trông cho cháu tai qua nạn khỏi. Tôi cầu nguyện cho nó. Rồi dần dần thời gian qua đi, tôi cũng quên chuyện đó đi. Đâu ngờ, sinh nhật của cháu là ngày cháu ra đi vĩnh viễn đâu.

    “Sau 9 giờ tối, ngày 17/6, đọc tin tức thấy tìm được 7 xác, chết hết rồi. Lúc đó là không còn gì hết. Sốc quá sốc!” vẫn lời bà Trương với VOA.

    Anh Huỳnh Trương Ngọc Tân gia nhập hải quân Hoa Kỳ tháng 4/2014. Sau khi hoàn thành huấn luyện, anh được điều sang San Diego một thời gian trước khi sang Nhật vào tháng 4 năm ngoái.

    Đại gia đình lúc còn ở Đà Nẵng, Việt Nam. (Tân là người được ẵm bên góc trái). (Hình do gia đình cung cấp)

    Đại gia đình lúc còn ở Đà Nẵng, Việt Nam. (Tân là người được ẵm bên góc trái). (Hình do gia đình cung cấp)

    Huỳnh Trương Ngọc Tân giữ vai trò kỹ thuật viên tầm soát vật thể ngầm trên tàu khu trục USS Fitzgerald.

    Trước khi gặp nạn, tàu Fitzgerald hoạt động trên vùng biển Nhật Bản để theo dõi bán đảo Triều Tiên sau khi xảy ra một loạt các vụ phóng tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng.

    Trong lần nói chuyện cuối cùng qua điện thoại, anh Tân cho mẹ biết do tình hình căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên, anh không thể nghỉ phép về thăm gia đình vào mùa hè này như đã định.

    Bà Trương kể: “Nó nói nó về không được, tại vì chiến tranh với Triều Tiên. Không biết khi nào con về. Tôi mới hỏi ‘Con ở dưới tàu như vậy thì bao lâu con mới vô bờ? Nó nói ‘Trong tình trạng này chắc dài lắm, mấy tháng mới vô bờ được, tại vì đang huấn luyện, tập luyện chờ chiến tranh’ nên nó nói nó về không được.”

    Nguyện suốt đời làm lính

    Trong cuộc trò chuyện lần cuối đó, anh Tân còn kể cho mẹ nghe cuộc sống cực khổ của người lính trong thời gian huấn luyện căng thẳng để chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh như thế nào, thậm chí mỗi đêm họ chỉ ngủ từ 2 – 4 tiếng.

    “Rất cực khổ, nhưng mà nó nói nó rất thích lính. Nó nói ‘Con nghĩ 80% là con làm lính suốt đời luôn. Con không muốn về.’” Bà Trương kể lại lời con trai.

    “Giấc mơ lính” của Huỳnh Trương Ngọc Tân đã có từ thủa bé, sau một thời gian mơ làm cảnh sát khi mới lên 7 tuổi. Bà Lily Trương rất ủng hộ ước mơ của con trai, dù là làm cảnh sát hay đi lính, thì với bà đều là những công việc phục vụ cho đất nước.

    Ngày con đăng ký nhập ngũ, bà Trương đồng hành với con đến địa điểm ghi danh vào lục quân, nhưng do “duyên số” đẩy đưa, người nhận ghi danh vào lục quân đi ăn trưa, nên Tân quyết định đi sang bên cạnh, ghi danh vào hải quân.

    Huỳnh Trương Ngọc Tân ngày tốt nghiệp khóa huấn luyện hải quân tại Chicago, chuẩn bị sang lên đường đến San Diego. (Hình do gia đình cung cấp)

    Huỳnh Trương Ngọc Tân ngày tốt nghiệp khóa huấn luyện hải quân tại Chicago, chuẩn bị sang lên đường đến San Diego. (Hình do gia đình cung cấp)

    “Hồi tháng 5, ngày Mother’s Day, tôi và con em nó ngủ thấy cùng một giấc chiêm bao là thấy nó chết”, bà kể với VOA.

    “Là chiến tranh. Tôi nghĩ là chiến tranh thôi. Tôi cũng cầu nguyện, trông cho cháu tai qua nạn khỏi. Tôi cầu nguyện cho nó. Rồi dần dần thời gian qua đi, tôi cũng quên chuyện đó đi. Đâu ngờ, sinh nhật của cháu là ngày cháu ra đi vĩnh viễn đâu.” Bà Trương nói.

    “Giống như hai cái chân mà mất đi một cái vậy, cảm giác không còn mạnh dạn nữa,” bà Trương nói về nỗi đau mất con.

    Tại sao phải sợ?

    Trong ký ức của mẹ và các em, Huỳnh Trương Ngọc Tân là một người rất gánh vác và chăm lo cho người khác.

    Gia đình bà Trương sang Mỹ năm 1994 và định cư ở California. Khi Tân vào lính, gia đình đã chuyển sang Connecticut và hiện đang ở Oklahoma.

    Tân là con trai lớn trong số 4 đứa con của bà Trương.

    Từ ngày con đi lính, bà Trương cũng thường xuyên theo dõi tin tức thời sự. Tình hình căng thẳng ở khu vực bán đảo Triều Tiên khiến bà càng thêm lo lắng.

    “Lo lắm. Tôi có hỏi nó rằng ‘Con, chiến tranh sắp tới như vậy con có sợ không?’ Đó là lúc tôi đã chiêm bao thấy rồi. Tôi và em gái nó đều hỏi, nhưng nó nói ‘Không, con không sợ. Con đợi ngày đó. Mình phải đánh với họ. Tại sao phải sợ. Mình đã đi rồi tại sao lại sợ?’ Dù có sợ bao nhiêu, nằm ngủ chiêm bao thấy nó như vậy, nhưng với lời nói đó, tôi không còn sợ gì nữa. Tôi cứ nghĩ rằng ‘Kiên cường lên, rồi sẽ được’. Tôi đâu ngờ rằng chưa tới chiến tranh mà cháu đã ra đi. Phải chi mà chiến tranh và nó hy sinh thì mình cam lòng. Đằng này chỉ là tai nạn mà cháu ra đi, tôi cảm thấy tiếc nuối rất nhiều. Chưa làm được gì cho nước nhà mà đã như vậy.”

    Ngày 19/6, Thống đốc bang Connecticut, Dannel P. Malloy, hạ lệnh treo cờ rủ trên toàn tiểu bang cho tới khi diễn ra lễ an táng hoặc tưởng niệm Huỳnh Trương Ngọc Tân.

    USS Fitzgerald là tàu khu trục tên lửa dẫn đường Arleigh Burke, được hải quân Hoa Kỳ đưa vào hoạt động vào năm 1995 và có trụ sở tại San Diego, California.

    USS Fitzgerald được đưa đến cảng Yokosuka, Nhật Bản, vào năm 2004 trong một phần kế hoạch triển khai nhằm đối phó với các mối đe dọa tên lửa đạn đạo trên toàn thế giới.

    Hiện nguyên nhân gây ra vụ tai nạn tàu USS Fitzgerald vẫn đang được điều tra.

    Advertisement
       

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here